Phía sau nghi can X - cuốn tiểu thuyết trinh thám không phải để trinh thám. Phía sau nghi can X cuốn tiểu thuyết nổi tiếng giúp tác giả Higashino Keigo nhận được giải Naoki lần thứ 134. Cuốn tiểu thuyết đã được dựng thành phim vào năm 2008, gây được tiếng vang rất lớn tại Nhật Bản và các nước khác như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Trước khi mở trang đầu tiên của cuốn tiểu thuyết, có lẽ ta cần có sự chuẩn bị sẵn để không bị đánh lừa bằng nhịp điệu chậm rãi, sự vắng bóng những pha hành động gay cấn, hay tình huống kịch tính mà cho rằng nó nhàm chán hay kém hấp dẫn. Và nếu người đọc vẫn đi tìm một cuốn tiểu thuyết trinh thám với mô típ thường thấy là tạo lập vụ án rồi phá án, tình tiết chủ yếu xoay quanh thủ phạm - nạn nhân - thám tử, nhịp điệu dồn dập bí ẩn, cái kết rõ ràng đầy đủ thỏa mãn sự tò mò, cảm giác hả hê khi hung thủ được tìm ra thì Phía sau nghi can X không phải là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên nếu như ta muốn đến với một tác phẩm trinh thám theo lối mới, nói như giáo sư Lê Huy Bắc thì đây là một cuốn tiểu thuyết theo mô típ giả trinh thám, khi đích đến của nó không nhằm để phá án mà là khám phá thế giới nội tâm bí ẩn và phức tạp không kém những vụ án hóc búa bên trong con người, đồng thời qua đó thể nghiệm được bi kịch cô đơn phổ biến của con người trong thế giới hiện đại thì đây chắc chắn là một tác phẩm đầy hứa hẹn. Phía sau nghi can X kể về những con người bình thường trong xã hội Nhật Bản hiện đại. Họ bị cuốn vào một vụ án mạng bất đắc dĩ. Trong đó, Ishigami là nhân vật then chốt của vụ án ấy, mặc dù gần như trong toàn bộ diễn biến truyện, cảnh sát hoàn toàn không nhận ra điều đó. Vào một lần tình cờ, anh đã vô tình phát hiện ra vụ án về cái chết của Togashi - chồng cũ của Yasuko. Với tình yêu dành cho cô, anh đã quyết định ra tay giúp Yasuko và con gái của cô thu dọn xác Togashi. Không chỉ vậy, bằng bộ óc thiên tài, Ishigami đã vạch ra một kế hoạch hoàn hảo để mẹ con Yasuko có đầy đủ bằng chứng ngoại phạm đối phó với việc điều tra của cảnh sát. Dù kế hoạch bị bại lộ trước người bạn cũ là thiên tài vật lí Yugawa, nhưng Ishigami vẫn còn con át chủ bài để giành chiến thắng trên đường đua cân não. Thế nhưng cuối cùng sự thật vẫn bị phơi bày, và nó không đem lại hạnh phúc cho bất cứ ai. Keigo đã xây dựng Ishigami không chỉ với vai trò là đồng phạm của vụ án, mà ngược lại vụ án chỉ là yếu tố phụ để qua đó, những cánh cửa bí ẩn trong tâm hồn của anh dần dần được hé mở, bộc lộ một bản thể cô đơn đến tột cùng. Đọc tiếp: Hình tượng nhân vật cô đơn trong Phía sau nghi can X phần 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Nguồn gốc nỗi cô đơn của loài người và nguồn gốc nỗi cô đơn của con người Nhật Bản. Đầu tiên, xuất phát từ quan niệm của di truyền học, người ta cho rằng tâm thức cô đơn của con người có mầm mống từ thời xa xưa, khi tổ tiên của chúng ta là những loài linh trưởng luôn phải sống theo bầy đàn để thuận tiện cho việc kiếm ăn cũng như tự bảo vệ bản thân. Vì vậy khi bị tách ra khỏi bầy đàn, bộ não sẽ phát đi tín hiệu cảnh báo, khiến ta sợ hãi, lo lắng, bồn chồn, đó chính là biểu hiện của cảm giác cô đơn… Có ý kiến lại cho rằng nỗi cô đơn thật sự, nỗi cô đơn kinh niên của con người chỉ xuất hiện từ thế kỉ 19. Nó “là đứa con của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa duy vật”. Xã hội hiện đại với rất nhiều sự chia rẽ và phân cấp dẫn tới sự đề cao chủ nghĩa cá nhân, cái tôi riêng tư,... Cụ thể hơn, từ khi chủ nghĩa tư bản lên ngôi, những giá trị ngoại tại ngày càng được xem trọng, tình cảm và lí tưởng mất dần địa vị, con người bị lệ thuộc vào vật chất dù có tự nhận ra hay không nhận ra. Chủ nghĩa cá nhân tạo điều kiện cho con người đi sâu vào khám phá thế giới tâm thức sâu bên trong của chính mình, nhưng nói như Hoài Thanh là “càng đi sâu càng lạnh”. Lần đầu tiên nhân loại phát hiện ra, dù thân thể có kề bên nhau thì con người vẫn cứ cô đơn. Tâm hồn mỗi người là một hành tinh cô độc giữa thiên hà rộng lớn. Bài viết này nghiêng về ý kiến thứ hai. Không chỉ sự vận động chung của xã hội loài người dẫn tới cảm giác cô đơn. Mà ở Nhật Bản, cô đơn dường như biến thành đặc trưng lối sống, đặc trưng tâm thức của con người trên đất nước này. Lí giải cho điều đó, có thể nhìn từ nhiều khía cạnh. Xét về vị trí địa lí, toàn bộ diện tích Nhật Bản nằm tách biệt với phần đất liền khác của Châu Á, biến đất nước này trở thành một quốc đảo riêng rẽ, bao quanh bốn bề là đại dương mênh mông. Vị trí đặc biệt ấy tạo nên sự thiếu tính liên kết giữa Nhật Bản với thế giới, con người Nhật Bản cũng quen với sự khép kín trong nỗi cô đơn của chính mình. Bên cạnh đó, có rất nhiều giải thích cho ý chí và nghị lực phi thường của con người Nhật Bản, nhưng ở đây, ta quan tâm tới khía cạnh khác: một trong những kết quả tất yếu của sự chủ động, độc lập đó là lối sống trầm mặc, khép kín, thiên về nội tâm, bởi thế mà dễ cảm thấy cô đơn. Trước khi là một nhà văn, Higashino Keigo là một người Nhật Bản, và ông cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bằng hiểu biết sâu sắc, sự suy tư và chiêm nghiệm của chính mình, ông đã thành công thể hiện những con người mang nỗi cô đơn không nói thành lời trong Phía sau nghi can X, đặc biệt là thông qua nhân vật Ishigami. Đi ngược lại quan niệm thông thường về tiểu thuyết trinh thám xưa nay, cho rằng truyện trinh thám chỉ là thứ văn học để giải trí, bằng “giọng văn tỉnh táo và dung dị, Higashino Keigo đã đem đến cho độc giả hơn một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Mô tả tội ác không phải điều hấp dẫn nhất ở đây, mà là những giằng xé nội tâm thầm kín, những nhân vật bình dị và sự quan tâm sâu xa tới con người.” Bài viết này tập trung vào Ishigami - một trong những nhân vật trung tâm và cũng là nhân vật ẩn chứa nhiều bí mật nhất. Khi những bí mật dần dần được phơi bày, ta sẽ nhìn rõ được bức chân dung cô đơn tới tận cùng được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Đọc tiếp: Hình tượng nhân vật cô đơn trong Phía sau nghi can X phần 2
Bên cạnh những nhân vật huyền ảo “Nguyễn Huy Thiệp” còn xây dựng trong tác phẩm những nhân vật “hiện hữu như một con người bình thường nhưng cũng rất khác thường” (Sơn Hà), huyền thoại về Mẹ Cả không có thực những cũng không sao làm tan vỡ được giấc mơ về “Con gái thủy thần” của Chương.Trên hành trình ấy, Chương cũng chỉ toàn gặp những điều trái ngang, xấu xa và trụy lạc. Chương đang sống với mọi người, cũng quá xa lạ với xung quanh. Qua đó, ta còn thấy được thông điệp mà “Nguyễn Huy Thiệp” muốn gửi gắm trong tác phẩm rằng : “Nếu Chương cứ sống mãi với những ảo ảnh, xa rời thực thế thì khó có thể tìm thấy hạnh phúc của đời mình, hạnh phúc có thể ngay xung quanh chúng ta cho nên chúng ta cần phải gìn giữ và trân trọng nó” (Sơn Hà). Qua việc miêu tả hành động của nhân vật Chương tác giả đã gửi gắm trong tác phẩm của mình những quan điểm, bài học nhân sinh sâu sắc. Hình trình của Chương là cuộc hành trình đi tìm Mẹ Cả, đó cũng là một cuộc hành trình thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt, tù tùng của anh. Tác giả đãlên án những mặt trái của xã hội mà trước đó còn chưa được nói đến. Huyền thoại về Mẹ Cả tưởng thật nhưng thực chất cũng chỉ là một câu chuyện được bịa ra, nó khiến cho những con người mu muội, mộng tưởng như Chương cả đời tin mãi. Dù biết rằng Mẹ Cả không có thật nhưng anh vẫn mang trong tâm trí một niềm tin bất diệt, để rồi anh cứ đi hoài đi mãi, với những câu hỏi luôn thường trực trong lòng “Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi”. Hơn hết, bằng bút pháp huyền thoại “Nguyễn Huy Thiệp” đã khúc xạ trạng thái hoài nghi lo âu của con người trước thời đại. Cuộc đời của Chương là một cuộc đời cô độc, anh lạc lõng giữ mọi người. Tình yêu mà Chương dành cho Mẹ Cả là tình yêu đối với tự do với cái tuyệt đích, một thế giới kì ảo mà ta không thể giải thích được. Đối với anh, hành trình đi tìm Mẹ Cả thực chất là cuộc hành trình chạy trốn khỏi cuộc sống tù đọng “Tôi vụt qua ngõ như chạy”. “Tôi biết, nếu tôi dừng lại lúc này thì tôi sẽ không bao giờ đi nữa”. “Tôi sẽ quay lại công việc của mười năm trước, tôi sẽ cứ hết cho đến rốt đời...” “Tôi sẽ kéo mòn kiếp sống của tôi như thế”. Để tìm được cái tuyệt đích đó Chương đã phải đổi bằng một cuộc sống “yên bình” mà mọi người đều muốn có được. Kết thúc truyện là hình ảnh nhân vật Chương không ngừng nghĩ, đi về phía ngoài biển vẫn với một câu hỏi réo rắt: “Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì?”. Câu hỏi ấy chưa có được câu trả lời, nhưng có lẽ cuộc sống của anh như có một luồng ánh sáng mới. Bởi cho cùng Chương đi tìm Mẹ Cả chính là đang đi tìm cái bản nguyên chân thực của chính mình. KẾT LUẬN Tóm lại, “Con gái thủy thần” là một truyện ngắn đặc sắc của “Nguyễn Huy Thiệp”, tác phẩm không chỉ phán ảnh đơn thuần bức tranh đời sống mà hơn hết đo còn là nhũng quan niệm, suy tư của tác giả về cuộc đời. Có lẽ, cũng chính vì thế mà “Con gái thủy thần” luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học hiện đại nói riêng và văn học Vệt Nam nói chung. Đọc tiếp: Con người cô độc trong Con gái thủy thần phần 1
Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn, lạc lõng trong truyện ngắn “Con gái thuỷ thần” Như đã nói ở trên, tác phẩm ra đời trong sự chuyển biến của thời đại, khi ấy những giá trị của con người cũng được đề cao. Vấn đề nhân tính của con người được chú trọng: cao lớn hơn thân phận và nhỏ bé hơn tính cách. Bằng thủ pháp huyền thoại hoá Nguyễn Huy Thiệp đã dựng lên một “thế giới huyển ảo” đan xen giữa thực và mộng, lẫn lộn không tách biệt rạch ròi. Trên nền hiện thức ấy ta thấy xuất hiện một kiểu nhân vật mà văn học trước đó chưa được đề cập đến nhiều, đó là kiểu nhân vật cô độc, được biểu hiện rõ nét qua nhân vật Chương. Về hành động, Chương được giới thiệu là một thiếu niên trẻ sinh ra trong “gia đình làm ruộng, đào đá ong và làm thêm nghề lột giang đan mũ”. Trong tuổi thơ của anh luôn ám ánh một câu chuyện huyền thoại về mẹ Cả “Trận bão ấy, ở bãi Nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn cây muỗng đại thụ. Không biết ai nói trông thấy có đôi giao long quấn chặt lấy nhau vùng vẫy làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗng, có một đứa bé mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con của thủy thần để lại. Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả. Ai nuôi Mẹ Cả tôi không biết, nghe phong thanh ông từ đền Tía đón về nuôi. Lại đồn thím Mòng trên phố chợ đón về nuôi. Lại đồn các xơ trong nhà tu đón về, đặt tên là Gian na Đoàn Thị Phượng”. Và khi đã trưởng thành Chương vẫn luôn mang trong mình một ý chí đi tìm mẹ Cả. Có thể thấy cuộc hành trình đi tìm “mẹ Cả- Gianna Đoàn Thị Phượng” là một cuộc hành trình cô đơn. Sống trong xã hội nhưng lạ qúa xa rời hiện tại, mặc dù biết huyền thoại về mẹ Cả là một câu chuyện bịa đặt được bịa ra từ miệng của bố Đô Thi nhưng Chương vẫn luôn mù quáng tim rằng mẹ Cả có thật nên anh đã dành cả nửa đời người đi tìm mẹ Cả từ lúc còn là một cậu bé 14 tuổi cho đến khi trưởng thành, anh vẫn luôn cô độc trên cuộc hành trình đi tìm cái bản nguyên tuyệt đích ấy. Trên cái nền hiện thực ấy, “Nguyễn Huy Thiệp” còn xây dựng nên một thế giới nhân vật mang màu sắc huyền thoại, Mẹ Cả là một nhân vật có sự ra đời kì lạ, Mẹ Cả được sinh ra trong một trận bão lớn ven sông, ai nuôi Mẹ cũng rõ. Trong truyện ngắn Mẹ Cả còn được bắt gặp trong những lần “hóa thân” cứu giúp người dân làng, để sống hòa lẫn vào cuộc sống trần thế, hành động cứu người của Mẹ Cả “Đó là lần Mẹ Cả cứu cha con ông Hộ bị cát sập lấp: Mẹ Cả đang bơi trên sông, trông thấy, hóa phép thành con rái cá ra sức bới, cứu được hai người . Hay một lần khác, khi con thuyền trở người của phòng văn hóa huyện qua sông gặp sóng to gió lớn, thuyền chòng chành sắp úp thì, Mẹ Cả ngồi trên mặt trống đánh thùng thùng. Thế là sấm tan mưa tạnh. Mẹ Cả ôm trống lặn xuống đáy sông” .Trên hành trình đi tìm Mẹ Cả, Chương cũng đã nhiều lần bắt gặp người con gái ấy nhưng, nhưng đó chỉ là những mảnh ghép của Mẹ Cả, khiến anh không sao nhận ra và cũng không thể chạm tới được, đó là cô bé chừng 12 tuổi cầm đầu một đám trẻ con đi ăn trộm mía mà Chương bắt gặp khi đang đi gác ở ven sông, anh tức tối đuổi theo những con bé không hề sợ hãi mà còn đáp trả anh bằng giọng trêu đùa, giễu cợt “Quay về đi, không mất súng thì chết !”... “Mày không bắt được tao đâu, Bắt thế nào được Mẹ Cả !”. Hình ảnh Mẹ Cả lại một lần nữa hiện lên trước mắt Chương nhưng nó thật mơ hồ, kì ảo nó thoắt ẩn, thoắt hiện trông thật rợn, nhưng đối với anh nó lại rất đẹp “Tôi thoáng thấy tấm lưng trần dẻo dai loáng nước quẫy ở trước mặt, loang loáng dưới trăng, thật kinh dị, nhưng đẹp lắm”. Nhưng dần dần Mẹ Cả lại càng trở nên thực hơn, gần gũi hơn trong mắt Chương: từ cô giáo Phượng, sau đó là Gianna Đoàn Thị Phượng,... cuối cùng Mây. Đọc tiếp: Con người cô độc trong Con gái thủy thần phần 3
MỞ ĐẦU Nếu trước năm 1975 văn học Việt Nam mang đậm chất sử thi, lãng mạn thì đến sau 1975 dòng cảm hứng đó đã dần được thay bằng những cảm xúc đời tư, thế sự. Đặc biệt Đại hội VI với nghị quyết TW V của bộ chính trị đã “thổi một luồn sinh khí mới cho nền văn học” nước nhà. Các nhà văn không còn nói về những vấn đề quốc gia, đại sự, mà họ thường hướng ngòi bút của mình đến những vấn đề đời thường. Đồng thời,với xu thế hội nhập, phát triển, văn học Việt Nam đã được mở cửa với thế giới nên cũng xuất hiện những nguồn cảm hứng mới. Kéo theo đó đã xuất hiện những kiểu nhân vật như: nhân vật bi kịch, nhân vật cô đơn, lạc lõng,… làm cho nền văn học Việt Nam mang một diện mạo hoàn toàn mới. Trên nền hiện thực đó, con người cũng trở thành đối tượng được quan tâm. Các tác giả giai đoạn này cũng phản ánh chân thực, kịp thời, khám phá con người nhiều phương diện. Từ những chuyển đổi về quan niệm nghệ thuật về con người đã khiến cho các kiểu nhân vật trong văn xuôi cũng phong phú hơn, phổ biến trong giai đoạn này đó chính là con người cô đơn, lạc lõng giữa mênh mông cõi đời. Có rất nhiều tác giả viết về kiểu nhân vật này, tuy nhiên, trong bài viết này tôi sẽ tìm hiểu về kiểu nhân vật cô độc, lạc lõng trong truyện ngắn “Con gái thuỷ thần” của “Nguyễn Huy Thiệp” để khám phá về quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả. NỘI DUNG Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn “Con gái thuỷ thần” Vài nét về tác giả Nguyễn Huy Thiệp “Nguyễn Huy Thiệp” sinh ngày 29/04/1950, một cây bút nổi bật của nền văn học Việt Nam, ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm nổi bật như: “Chảy đi sông ơi”, “Những người thợ xẻ”, “Con gái thuỷ thần”,…..Khi đánh giá về Nguyễn Huy Thiệp, nhà phê bình La Khắc Hoà đã nhận định: “Nguyễn Minh Châu mở đường đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 với truyện ngắn Bức tranh”. “Còn Nguyễn Huy Thiệp là người đầu tiên tạo ra bước ngoặt quan trọng của đổi mới”. Qua đó ta thấy được vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi nói riêng. Sáng tác của ông trong giai đoạn này chảy theo sự chuyển biến của thời đại những sáng tác đã tập trung khắc hoạ rõ nét về đời sống, ông khám phá con người trên nhiều phương diện. Truyện ngắn Con gái thuỷ thần Truyện ngắn “Con gái thuỷ thần” được viết năm 1988, trong giai đoạn chuyển mình của xã hội từ “bao cấp” sang thời kì “đổi mới”. Truyện kể về hành trình của nhân vật Chương trên con đường đi tìm mẹ Cả. Kí ước về mẹ Cả “người con gái thuỷ thần” cứ thường trực trong tâm trí của anh. Trên cuộc hành trình ấy Chương đã gặp rất nhiều người là “hiện thân” của mẹ Cả, những cho đến cuối cùng “mẹ Cả hay Gianna Đoàn Thị Phượng” cũng chỉ là “huyền thoại”, cuộc hành trình của Chương đến cuối cùng vẫn dừng chân trước biển với câu hỏi réo rắt “Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì?”. Qua truyện ngắn “Con gái thuỷ thần” ta có thể thấy được sự đổi mới của văn học trên nhiều phương diện, về đề tài, các tiếp cận của tác giả,….Trong câu chuyện cũng xuất hiện nhiều kiểu nhân vật, mỗi kiểu nhân vật lại mang một màu sắc riêng biệt, khác nhau. Tuy nhiên, một kiểu nhân vật nổi bật, rõ nét nhất trong tác phẩm này đó là kiểu nhân vật cô đơn- được thể hiện qua nhân vật Chương. Thông qua nhân vật này tác giả đã gửi gắm những tâm tư, tình cảm cuả mình trước xã hội thời kì “đổi mới”. “Quan niệm nghệ thuật về con người” Trước hết, “quan niệm nghệ thuật về con người có thể hiểu là cách cắt nghĩa, lí giải, cảm nhận về con người của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua hệ thống phương tiện nghệ thuật”. Dù đối tượng trung tâm của văn học là con người, dù tác phẩm trực tiếp viết về con người hay viết về cây cối thì đằng sau đó luôn là hình bóng con người, câu chuyện hướng đến là cõi nhân sinh. “Về ý nghĩa của việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật sẽ giúp làm nổi bật tính chủ thể, vai trò chủ thể của nhà văn trong quá trình miêu tả nhân vật”. “Đồng thời, nó là một trong những tiêu chí để đánh giá tính nhân văn của một nền văn học”. “Bên cạnh đó, còn là một trong những tiêu chí để đánh giá sự đổi mới một nền văn học, giai đoạn văn học và là một trong những tiêu chí để đánh giá sự đóng góp của một nhà văn, vị trí của nhà văn”. “Mỗi giai đoạn văn học sẽ có những quan niệm khác về con người và mang đậm dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ”. Đọc tiếp: Con người cô độc trong Con gái thủy thần phần 2
Có lúc anh tin rằng “Có cơ đó là tên tôi cũng nên”, “những âm tiết này đánh thức dậy cái gì đó trong tôi, cái gì đó thoảng qua như ánh trăng chiếu lên một đồ vật”; “chưa có bằng chứng rõ ràng” nhưng “vẫn hy vọng bền bỉ”. Cùng với niềm hi vọng là cảm giác quen thuộc, là những tưởng tượng để lấp đầy quá khứ trống rỗng “cái quảng trường yên tĩnh này quả có nhắc nhở tôi một cái gì đó”, “tôi cố hình dung ra gian phòng này ngày xưa, khi chúng tôi từng dùng bữa ở đấy”, “Hồi nhỏ chắc tôi đã chơi trốn tìm ở đây với ông nội tôi hoặc bọn bạn cùng tuổi và giữa cái mê cung thần diệu ngát mùi cây râm và thông này, hẳn tôi đã trải qua những thời khắc đẹp nhất của đời mình”. Thế nhưng hy vọng rồi lại thất vọng, “chưa bao giờ tôi từng khoác tay một bà nội người Mỹ dạo chơi dọc bãi cỏ này. Thuở nhỏ, chưa bao giờ tôi từng chơi trong vườn mê cung ấy...Đáng tiếc”. Còn lại chỉ là sự chới với, hẫng hụt và bế tắc “Tôi cố nắm bắt dư âm những buổi tối xa xưa của chúng tôi, nhưng vô ích”, “tất cả đều đã bị niêm phong”, quá khứ dường như đã đóng kín. Những câu hỏi cứ bủa vây “Liệu có còn dấu vết gì của tôi trong cái căn hộ hoang vắng đó, căn phòng từ lâu không người ở, nơi chiều nay chuông điện thoại réo hoài vô vọng?”, “Liệu rồi, cuối cùng, tôi có nhận ra được một nơi tôi đã từng sống?”, “Những buổi tối xưa kia của chúng tôi trong căn phòng này thường như thế nào nhỉ?”...Mộng hay thực, tưởng tượng hay ký ức? Tất cả cứ đan xen, chắp vá như những mảnh ghép vỡ vụn được đặt cạnh nhau, để rồi“tôi không còn nhớ tối hôm ấy, tôi tên là Jimmy hay Pedro, họ Stern hay McEvoy”. Giữa đêm tối mịt mù, trong Guy cũng từng có những khoảng vụt lóe sáng của ký ức bật dậy - đó là buổi tối vui vẻ chơi bi-a cùng chúng bạn, là những tháng ngày hạnh phúc tại nhà mượn của người thợ may hay xa xôi hơn là chốn yên bình mang tên “Thập tự phương Nam”. Vậy là chiến tranh đã cắt lìa con người khỏi quá khứ, gốc gác của họ, xô đẩy và quăng quật họ rồi cấu trúc họ trong một cuộc đời mới. Vì chiến tranh mà những chàng trai, cô gái ấy đã không thể sống và yêu như lẽ ra họ phải thế. Họ bắt đầu những cuộc hôn nhân chóng vánh để kiếm tìm một lối thoát. Họ bẽ bàng từ giã cuộc đời vì ám ảnh về cái già và sự đổi thay. Họ trốn chạy để rồi mất trí hoặc ra đi mãi mãi. Hành trình Guy tìm về nhân dạng của mình là một nhu cầu bản năng để được biết mình là ai, để được thấy rõ mình trong quá khứ, cái quá khứ mà từ đó họ sinh ra, lớn lên là trở thành hiện tại, để họ biết vì sao họ sống chứ không phải tồn tại như một số 0 tròn trĩnh. Kể câu chuyện từ điểm nhìn của Guy Roland với cái nhìn thế giới xuyên qua tâm trạng và suy nghĩ nhân vật, Patrick Modiano đã làm rõ cái thân phận bi đát, đáng thương của con người thời hậu chiến - sự bơ vơ, chới với và cô độc nhưng cũng từ đó nhà văn giúp ta cảm nhận rõ niềm khao khát biết mình, hiểu mình của con người, dù con đường tìm ra chính mình đầy mịt mù và thử thách. Không dừng lại ở cái nhìn một chiều, Patrick đã đan xen giữa những lời dẫn dắt của nhân vật tôi là những lời kể chuyện của các nhân vật khác. Trước hết đó là những bức thư Jean - Pierre Bernardy gửi kèm theo hồ sơ thông tin về các nhân chứng mà Guy muốn tìm hiểu. Những dòng tin khách quan về tên, quốc tịch, nơi ở, số điện thoại, mối quan hệ,...nằm thẳng băng trên giấy với những gạch đầu dòng. Hóa ra cái quá khứ mà con người cố gắng tìm lại, trân trọng và ghi nhớ có lúc chỉ là những dòng ghi chép ngắn ngủi, vô tình. Một con người đã từng sống, từng yêu cuối cùng cũng chỉ còn lại vài gạch đầu dòng như thế, vinh dự hơn thì tồn tại trong những cuốn Bottin và niên giám rồi dần dần biến mất. Vậy con người thực sự là gì? Con người chỉ bé nhỏ, mong manh đến thế thôi sao? Không, quá khứ của Guy (Pedro) và những người bạn còn được kể qua những hồi ức nhập nhoạng của các nhân vật khác. Người đối tác giúp Pedro bán các đồ vật kiếm sống đã nhớ về anh với ý định trốn chạy sang Bồ Đào Nha và cầu chúc cho anh “cũng được bình yên và sung sướng như y trong buổi chiều tối mùa hè này với một đứa bé đang bước qua những vũng nắng cuối ngày trên vỉa hè”. Cô con gái nuôi của Denise thì nhớ mãi “một kỷ niệm rõ nét hơn các kỷ niệm khác” - ngày Chủ nhật cô cùng Denise và Guy đi ăn kem, chơi hội chợ rồi đi xe điện đụng để rồi thao thức “Họ sống ở đâu? Từ bấy đến nay, họ ra sao rồi?”. Hay người đàn bà làm ma nơ canh trong tiệm may đã gặp Denise, Pedro và nghĩ họ thật đẹp đôi. Điều thú vị là cùng một nội dung sự kiện nhưng được kể dưới góc nhìn của những người kể chuyện khác nhau. Chương XXI và XXXII đều kể về cuộc đi chơi của Denise, Predo và một đứa bé; chương XXVI và XXXVII cùng kể về cuộc gặp gỡ của Predo với một người môi giới. Nhờ thế, tác giả cho ta biết rằng những ký ức rời rạc của Guy cũng đúng, nó trùng khít với ký ức của một người khác. Và những - con - người - bị - quá - khứ - chối - bỏ có lẽ cũng tìm được chút an ủi, yêu thương khi chí ít họ vẫn sống trong trí nhớ của ai đó. Đấy là lí do vì sao người ta trăn trở tìm về quá khứ để trả lời mình là ai, mình sống như thế nào. Như vậy, bằng cách thay đổi linh hoạt và đan xen các điểm nhìn của những người kể chuyện khác nhau, tác phẩm đã mang đến những tiếng nói đối thoại về thân phận con người. Những nạn nhân đáng thương của lịch sử thì mang trong mình mặc cảm sự cô độc, bị bỏ rơi, lạc lõng, hoài nghi thế giới, hoài nghi chính mình “...phải chăng cuộc đời chúng ta cũng tan nhanh trong chiều tối như nỗi buồn trẻ thơ đó?”, “...tôi chẳng là gì cả, nhưng những làn sóng xuyên qua tôi, khi xa xăm, khi mạnh hơn và tất cả những dư vang tản mát bồng bềnh trong không trung ấy kết tinh lại và ấy là tôi”. Thế nhưng đâu đó vẫn có một niềm tin lạc quan rằng, họ không cô độc, họ vẫn sống trong ký ức của những người họ gặp gỡ. Và bao trùm lên tất thảy, cả những nỗi niềm bi quan và lạc quan, là khao khát mãnh liệt của con người về bản thể, khao khát định vị mình trong lịch sử, xác định mối quan hệ của mình với sự tàn phá của thời gian, để trả lời câu hỏi “Mình là ai? Tương lai của mình sẽ đi về đâu?”. Đó chẳng phải là nhu cầu bản năng và mục đích sống cuối cùng của con người hay sao? Đọc tiếp: Âm vang đối thoại về con người trong Phố những của hiệu u tối phần 1
Tác phẩm gồm 47 chương, phần lớn được kể qua lời của nhân vật “tôi” - Guy Roland nhưng đan xen ở đó là những chương mang hồ sơ thông tin về các nhân vật Guy gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm trí nhớ và những mảnh ký ức rời rạc của những người qua đường: cô con gái nuôi, người đàn bà làm ma nơ canh trong tiệm may, người đàn ông giúp Pedro bán đồ. Chính vì thế, câu chuyện không đơn giản là một cuốn nhật kí hành trình mà đan xen những đối thoại về thân phận con người. Guy Roland lần đầu xuất hiện trước mắt người đọc với một tự lời giới thiệu thật đặc biệt “Tôi chẳng là gì cả. Chỉ là một cái bóng nhạt màu, chiều hôm ấy, ở ngoại hiên một tiệm cà phê. Tôi đợi cho tạnh mưa, một cơn mưa rào bắt đầu đổ xuống từ lúc Hutte chia tay tôi”. Không phải là một cái tên cũng chẳng phải là một công việc, con người chỉ là một cái bóng mơ hồ. Như thế, ngay từ ấn tượng ban đầu, tôi đã “chào” chúng ta bằng một vẻ ngoài thần bí, khó xác định. Không phải “tôi” cố tình che giấu về mình, mà chính anh cũng chẳng biết gì hơn. Mang dáng dấp một câu chuyện trinh thám, câu chuyên hấp dẫn người đọc không phải vì tác giả cố tình giấu đi những chi tiết quan trọng như các câu chuyện trinh thám ta thường thấy mà vì ngay chính người kể chuyện - người dẫn dắt chúng ta đi vào câu chuyện cũng là một người hoàn toàn mơ hồ. Vì thế theo dõi hành trình đi tìm lại lai lịch bản thân của Guy, người đọc sẽ vui buồn, hồi hộp, rung động theo từng biến cố mà anh trải qua, cùng thở trong không khí của câu chuyện và cùng sống với những trạng huống của nhân vật. Kể câu chuyện từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong, Patrick đã mở ra trước mắt ta thế giới tâm hồn của những con người bị mất đi ký ức - những tổn thương, những mất mát và cả niềm khao khát mãnh liệt của họ. Mất đi ký ức rồi được trao cho một tấm thẻ căn cước, có một công việc, có thể nói ông Hutte và văn phòng thám tử chính là điểm tựa cho Guy trong quãng thời gian chơi vơi nhất. Nhưng rồi Hãng đóng cửa, ông chủ nghỉ hưu, điểm tựa biến mất. Khi cánh cửa văn phòng đóng lại, “cái tiếng “cách” kim khí ấy nhói vào tim tôi, đánh dấu chấm hết một giai đoạn dài của đời tôi” và khi ông Hutte bước ra khỏi tiệm cà phê không ngoảnh lại thì “tôi bỗng cảm thấy một cảm giác trống rỗng”. Đó là những cảm xúc rất thật của Guy khi anh biết rằng kể từ giây phút từ biệt đó anh phải bắt đầu lại từ con số 0 tròn trĩnh. Roland bắt đầu hành trình tìm về quá khứ với một cái tên và số điện thoại. “Hắn buông máy đột ngột và mồ hôi chảy dọc hai thái dương tôi. Trước đó, tôi đã uống một ly cognac để lấy can đảm. Tại sao một điều vặt vãnh như quay một số điện thoại lại gây cho tôi bao cực nhọc và lo sợ đến thế?”. Bởi lẽ, khi nhấc ống nghe lên và âm thanh hồi đáp phát ra từ bên kia cũng là lúc chiếc hộp bí mật về quá khứ của nhân vật tôi dần được hé mở. Để trả lời cho câu hỏi “Mình là ai?”, Guy Roland đã đi hỏi từng người, gặp những người Nga di trú với những cái tên xa lạ, từ nhân viên quán bar đến nghệ sĩ dương cầm, từ nhà phê bình ẩm thực đến người làm vườn, từ người thợ may đến người thợ chụp ảnh. Gặp mỗi một người Roland lại được trao cho những manh mối: những hộp bánh bích quy đựng những tấm ảnh cũ kỹ, một mẩu báo, một dòng tin, vài cái tên hay vài dòng địa chỉ. Đi theo những hướng dẫn ấy, Roland bước vào những cuộc gặp gỡ với những người mà anh không hề biết. Đã có lúc, anh rơi vào trạng thái “bối rối”, “chột dạ”,“tim đập thình thịch”, phải “nói hú họa”, “nói phịa” hay trêu đùa để có thể khai thác thông tin từ những con người xa lạ đó. Luôn có những hoài nghi về chính bản thân mình tồn tại trong con người Guy, anh không biết mình người nước nào, Nga hay Pháp, mình bao nhiêu tuổi và người đàn ông trong ảnh có phải là mình không. Bốn lần trong bốn cuộc gặp gỡ, Guy đã đặt những câu hỏi giống nhau cho người mình gặp “Ông không thấy anh ta giống tôi sao?”, “Ông không thấy anh ta giống tôi ư?”, “Bác không thấy anh ta giống tôi ư?”, “Bà nhận ra tôi chứ?” nhưng đáp lại những câu hỏi của anh chỉ là những câu trả lời “không biết”, “không quả quyết”, “không tự tin”. Những cuộc trò chuyện có thể cho Roland biết về những người xung quanh anh ta nhưng tuyệt nhiên về chính bản thân anh thông tin dường như quá ít ỏi. Ký ức của anh giống như những mảnh vụn bị đập vỡ ra trao cho mỗi người một mảnh, rồi đi khắp thế gian, anh cần mẫn đi thu nhặt và ghép lại để thành mình. Đọc tiếp: Âm vang đối thoại về con người trong Phố những của hiệu u tối phần 3
Nếu sống một lần là không đủ, nếu trải nghiệm một đời là chưa nhiều thì có cách nào khác mà con người có thể mở rộng phạm vi sống của mình hay không? Tôi nghĩ đến văn học. Vượt qua những giới hạn về không gian, thời gian, những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, góc nhìn, văn học đưa tới cho ta những đời sống khác nhau của những con người khác nhau dưới những khía cạnh khác nhau. Nhờ thế, ta có thể sống một đời phong phú hơn, giàu có hơn. Các nhà văn chưa bao giờ ngừng tìm tòi, khám phá, ngừng trăn trở và nghĩ suy về cuộc đời, từ thế giới bên ngoài kì vĩ, rộng lớn và đầy bí ẩn đến những nỗi niềm riêng tư, tâm sự cá nhân đầy ám ảnh. Xã hội cựa mình, lột xác sau những cuộc chiến tranh, con người là gì sau khói đạn binh lửa, người chiến thắng hay những nạn nhân cô độc? Đứng từ các phía khác nhau, nhà văn mang đến cho ta những cái nhìn khác nhau về những vấn đề tưởng chừng đã cũ. Đó là nghệ thuật của người kể chuyện. Ta sẽ thấy được âm vang đối thoại từ những người kể chuyện khác nhau qua tác phẩm “Phố những của hiệu u tối” của Patrick Madiano. Tác phẩm lấy bối cảnh nước Pháp thời kì chiếm đóng. Đó là thời kì đầy biến động, số phận của con người trở nên bé nhỏ và mong manh, nhiều người Pháp phải phản bội lại đất nước của mình, làm việc cho chính quyền Hitler và đưa nhiều người Do Thái vào trại tập trung. Nhà văn sinh năm 1945, thời điểm nước Pháp đã giành lại quyền tự chủ. Chính những tàn tích của một thời kì tăm tối mà ông đã chứng kiến ngày thơ ấu cùng người cha gốc Do Thái đã ảnh hưởng đến ông. Vì thế, ông trăn trở đặt ra câu hỏi: “Con người là gì giữa vòng xoáy khốc liệt của lịch sử?”. Các nhân vật trong tác phẩm của ông đi bộ trong lòng lịch sử của chính nơi họ sống, mang theo vết thương của quá khứ, tìm cách gọi tên và nhận dạng lại chính mình. Ông không miêu tả cảnh hãi hùng, tang thương của những cuộc bắn súng hay trận lửa thiêu, ông chỉ cần mẫn nhặt nhạnh và lắp ghép những cảm xúc rải rác, những kí ức vỡ vụn của những con người buộc phải đi qua thời đấy. “Phố những cửa hiệu u tối” là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Patrick Modiano. Ngay khi vừa ra đời năm 1978, tác phẩm đã đoạt giải Goncourt danh giá nhất nước Pháp, đến năm 2014, với tác phẩm này nhà văn đã đạt được giải Nobel Văn học. Tác phẩm không dài, kể về hành trình đi tìm lại mình của Guy Roland - nhân viên một hãng thám tử. Trước đây, vì một biến cố mà anh bị mất đi trí nhớ của mình, cái tên của anh hiện tại, công việc anh đang có là nhờ Hutte - ông chủ của anh xoay sở cho anh bởi sự đồng cảm của những con người cùng mất đi ký ức. Sau tám năm cùng làm việc, ông chủ nghỉ hưu, Hãng đóng cửa, Guy quyết định bắt đầu hành trình đi tìm lại nhân dạng đã mất. Lần theo những dấu vết về những con người, những tấm hình, những số điện thoại, những dòng địa chỉ, anh được biết anh có tên là Fimmy Pedro Stern, một người Hy Lạp, gốc Do Thái, sống ở Paris dưới tên vay mượn là Pedro McEvoy, làm việc cho phái bộ của Cộng Hòa Dominicaine. Anh cùng với những người bạn: Freddie, Gay Orlow, Denise Coudreuse và Dédé Wildmer đã đi Megrève để trốn khỏi Paris, nơi đang ngày càng trở nên ngột ngạt và nguy hiểm. Ở Megrève, Denise và Pedro quyết định đi Thụy Sĩ nhưng đã bị những người hướng dẫn lừa và bỏ rơi trên núi. Denise không rõ sống chết còn anh vì bị lạc trong rừng tuyết mà đã mất đi trí nhớ của mình. Sau khi nhớ lại, Guy Roland lên đường tìm Freddie nhưng anh được biết Freddie đã mất tích trong một tai nạn đắm tàu. Chỉ còn Jimmy Pedro Stern, cái tên cũ và dòng địa chỉ ở Roma, Phố Những Cửa Hiệu U Tối, nhà số 2 trong khu người Do Thái là những manh mối cuối cùng để tìm lại quá khứ của anh. Đó là cốt truyện ta hiểu được sau khi gấp cuốn sách lại nhưng đi theo dẫn dắt của người kể chuyện, ta hiểu điều quan trọng là những cảm xúc, suy nghĩ của con người trên hành trình tìm lại mình. Đến cuối cùng, Guy Roland vẫn chưa biết mình thực sự là ai, quá khứ cuả mình như thế nào. Hành trình tìm lại bản thân là một hành trình không có điểm dừng. Đọc tiếp: Âm vang đối thoại về con người trong Phố những của hiệu u tối phần 2
Quan niệm nghệ thuật về con người mang tính luân lí, đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm coi thơ văn là phương cách để nêu lên những bài học luân lí, đạo đức. Ông sớm nhìn nhận được mặt tiêu cực trong xã hội để viết những câu thơ đậm tính triết lí. Thứ nhất, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thường xuyên đề cập đến lối sống “dại” - “khôn” của con người, trong đó, ông đề cao những con người sống “dại”, lánh đục về trong. “Dại” và” khôn” đã trở thành hai lối sống. Trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, dại là tìm về với “khóm trúc hiên mai”, còn khôn là đến nơi lao xao thế tục. “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao” (Nhàn) Ông tự cho mình là “dại”, sống nơi rừng núi, còn người “khôn” thì đến chốn đua chen quan trường. Ai dại, ai khôn thì ắt đã rõ. Nguyễn Bỉnh Khiêm nào có dại! Trong bài “Dại khôn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng kẻ khôn chưa chắc đã ăn thua được với đời. “Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dạii khôn Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.” Ông khuyên “người khôn” không nên khinh “kẻ dại”. Kẻ khôn ngoan, gian xảo còn không bằng khác kẻ dại. Cùng với sự từng trải, người đọc phải ngẫm ngợi mới thấy được triết lí thâm trầm của Trạng Trình. Ông không coi “nhẹ đường danh lợi”, đối lập chốn bui trần với chốn thôn quê, con người chỉ được “rỗi nhàn hứng” khi trở về với chốn thôn dã, cao khiết. “Am Bạch Vân rỗi nhàn hứng Dặm hồng trần biếng ngại chen.” (Nhẹ đường danh lợi) Thứ hai, Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm con người ta thuần phác, thiện lương nhất, thảnh thơi nhất khi được trở về mảnh vườn quê, được vui thú điền viên. Còn danh lợi chỉ là phù vân. “Lẩn thẩn ngày qua tháng qua, Một phen xuâ n tới một phen già. Ái ưu vằng vặc trăng in nước, Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.” (Thú nhàn) Cũng bởi vậy, theo ông, an phận chưa bao giờ là đáng lên án. “ Trăng”, “nước”, “gió”, “hoa” là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca, biểu tượng cuộc sống thanh nhàn. Con người an phận sẽ sống những tháng ngày thảnh thơi. Đây không phải là cái nhìn yếm thế mà là cách ứng xử khôn khéo của tác giả trong thời buổi kim tiền ô trọc. Con người ta sống chan hòa với thiên nhiên quê nhà sẽ được bình tâm. “Giàu ba bữa khó hai niêu, An phận thời hơn hết mọi điều Khát uống trà mai hơi ngột ngột, Sốt kề hiên trúc gió hiu hiu.” (An phận thì hơn) Nên đối với ông, tiền bạc đâu đóng vai trò quan trọng như con người vốn hằng tưởng. Bởi thế, lối sống nhàn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn chính là cách để con người tích phúc đức cho mình, ông tin vào lối sống thuận theo tự nhiên sẽ giúp mỗi con người tìm đến cội nguồn hạnh phúc. “Trải gian nguy đã mấy phen, Thân nhàn phúc lại được về nhàn.” (Điền viên thú) Thứ ba, Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm con người trong thời buổi kim tiền ô trọc luôn sống giả tạo, chỉ vì tiền. Ông đau đớn trước lối sống giả tạo, ham đòi vật chất của con người, vì tiền mà đổi trắng thay đen. Sự thể nghiệm ấy được bộc lộ qua mấy câu thơ chua chát: “Thớt có tanh tao, ruồi đậu đến Gang không mật mỡ, kiến bò đi” (Thế tục) Lòng nguời thật giả lẫn lộn, thế gian sống với nhau chỉ vì chữ ‘tiền”, mà chà đạp lên những mối quan hệ thân thiết, như cha con, anh em, thầy trò, “giàu thì tìm đến, khó thì lui”. Thể hiện quan niệm về con người, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết những câu thơ đầy đau xót: “Thế gian biến cải vũng nên đồi, Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi. Còn bạc, còn vàng, còn đệ tử, Hết cơm, hết rượ u, hết ông tôi.” (Thế gian biến đổi) Thứ tư, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao lối sống biết nhẫn của con người. Khi biết nhẫn, tâm được thanh tịnh, không khác gì tiên. Đây có thể coi là quan niệm sống của chính ông, khi về già. “Tóc đã thưa, răng đã mòn Việc nhà đã phó mặc dâu conn Bàn cờ cuộc rượu vầy hoa trúc Bó củi cần câu trốn nước non.” Thứ năm, con người mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao là con người đạo đức và sống đúng chữ hiếu. Ông một mực lên án những gì trái với chuẩn mực của đạo hiếu: “Phận làm con phải tuân đạo hiếu” (Chức phận làm con). Ở đây, quan niệm nghệ thuật về con người phản ánh tư tưởng Nho giáo của tác giả. Thứ sáu, con người trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là người dân chịu hậu quả thảm khốc của chiến tranh. Cảnh tranh giành, chém giết lẫn nhau giữa các tập đoàn phong kiến đã khiến cho đời sống nhân dân điêu linh, khốn khổ: “Liệt hỏa viêm viêm phần ngọc thạch, Cô ưng ngạc ngạc bố loan hoàng.” (Lửa dữ cháy bừng bừng thiêu đốt cả ngọc đá, Một con chim ưng hung dữ khủng bố chim loan, chim hoàng.) (Cảm hứng thi) Tái hiện bối cảnh chiến tranh, tác giả đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc với con người, đặc biệt là với những người dân nghèo khổ. Quan niệm nghệ thuật về con người đấng bậc của Nguyễn Bỉnh Khiêm Con người nhận thức là con ngườii quân tử, còn thứ dân thì không hề có khả năng nhận thức. “Phép tắc của trời phải thuận theo mà không thể biết Ngôi vua đã lập thì không thể đổ” Đó cũng là quan điểm chung của Nho gia, không chỉ có thánh nhân mà hiền nhân, quân tử đến bách tính đều noi theo đạo của trời đất để hành sự, chỉ có điểm khác nhau là quân tử thì tự giác noi theo, còn trăm họ thì chỉ biết làm theo. Đây có thể coi là điểm hạn chế trong quan niệm về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm. III, Kết luận Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người trong một số sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn nằm chung trong các biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại. Điểm đáng chú ý trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thể hiện quan niệm đạo đức, luân lí. Điều đó phù hợp với bối cảnh thời đại ông, phù hợp với con người ông, có khí tiết thanh cao, lánh đục về trong. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phần 1
Mở đầu Khái lược về quan niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lí giải, cảm nhận về con người của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua một hệ thống các phương tiện nghệ thuật. Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người đóng vai trò rất quan trọng trong tác phẩm văn học. Trong khoảng mười thế kỉ văn học trung đại Việt Nam, quan niệm nghệ thuật về con người đã được phản ánh bằng một số biểu hiện rõ nét, thể hiện qua sáng tác của các tác giả tiêu biểu của văn học trung đại, trong đó có thể kể đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vài nét về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm được mệnh danh là Trạng Trình, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà giáo nổi tiếng ở thế kỉ XVI. Sống trong xã hội vô cùng rối ren, mâu thuẫn sâu sắc giữa các tập đoàn phong kiến, dẫn đến các cuộc xung đột triền miên, hao người tốn của, trăm họ đau thương, giặc Minh ngó, lăm le tràn qua biên giới, ngườ ta thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm kiên trì một tấm lòng son vằng vặc vì dân vì nước. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, người ta thấy “một xuất một xử, một hành một tàng” (GS. Bùi Văn Nguyên). Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện rõ cách xử thế và quan niệm về con người của ông. Nằm trong nguồn mạch phát triển của văn học trung đại, quan niệm nghệ thuật về con người trong một số bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có đều có những biểu hiện: con người vũ trụ; con người mang tính luân lí, đạo đức; con người đấng bậc. II, Nội dung 1, Quan niệm nghệ thuật về con người vũ trụ của Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu về sự vận động của thời thế, sự tồn tại của con người trong vũ trụ. Giống như triều đại Tần, Tấn, có hưng có vong, ông hiểu được quy luật hưng vong của vũ trụ để sống với tâm thế bình thản. “Đào nguyên vãng sự y nhiên tại, Tần Tấn hưng vong thị khước phi.” (Đào Nguyên lối cũ đón mời Hưng vong Tần Tấn mặc người đúng sai). (Vấn ngư giả) Bởi vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt con người trong vũ trụ để chiêm nghiệm cuộc đời. Tác giả quan niệm: con người đã là một phần của vũ trụ thì cứ như nhiên, bình thản sống. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phần 2
Kết luận Quan điểm nghệ thuật về con người, đặc biệt là con người nhỏ bé được nhắc đến nhiều từ thời kì trung đại như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… Đến văn học hiện đại, Bùi Hiển là một trong số các nhà văn viết nhiều về những con người bé nhỏ, thường là những anh trí thức tiểu tư sản nghèo đói, sống một cuộc đời bế tắc, quẩn quanh. Con người nhỏ bé trong sáng tác của ông là những người có cuộc đời trầm lặng, ngột ngạt và cam chịu, thỏa hiệp với tất cả. Xã hội với những bế tắc đã tạo ra một lớp người nhỏ bé như vậy: nhỏ bé cả về vật chất và nhỏ bé từ bên trong linh hồn. Bùi Hiển đã phát hiện và đưa vào trong văn học những hiện tượng ấy để phơi bày hiện thực xã hội và nhìn thẳng vào bản chất con người. Dưới góc nhìn so sánh, tác phẩm Chiếc áo khoác của Gogol và Cái đồng hồ của Bùi Hiển được nhìn nhận trên nhiều phương diện. Bùi Hiển chịu ảnh hưởng bởi sáng tác của Gogol, chính ông cũng coi việc đọc những nhà văn khác là nguồn cảm hứng để sáng tạo. Ở hai tác phẩm, ta đều bắt gặp hình ảnh người công chức tầng lớp dưới của xã hội. Họ sống cuộc đời nghèo khổ, ngột ngạt, tự biến mình thành những cái máy vô cảm. Bi kịch của họ, một phần nào đó, cũng chính là bi kịch chung của con người. Bi kịch vật chất, bi kịch tinh thần như có thể chôn vùi cuộc đời họ, chỉ còn những cái bóng lờ mờ như cố gắng để lại một dấu vết gì trên cuộc đời này. Sự nhỏ bé thấm sâu vào trong linh hồn khiến cuộc đời của họ mệt mỏi, ngột ngạt. Bài Seminar của người viết được lấy cảm hứng quan niệm con người nhỏ bé trong sáng tác của Bùi Hiển, cụ thể là tác phẩm Cái đồng hồ - một truyện ngắn còn tương đối mới mẻ, chưa có những nghiên cứu sâu sa. Bên cạnh đó, bản thân người viết nhận thấy sự kế thừa và những nét khác biệt trong sáng tác của Bùi Hiển so với sáng tác của Gogol. Dưới góc nhìn so sánh, chúng tôi muốn trình bày những đặc điểm nổi bật nhất của hai tác phẩm và hai tác giả, đồng thời thấy được nét riêng biệt của từng nhà văn. Đây là một đề tài chưa được tìm hiểu và nghiên cứu sâu rộng, vì vậy chúng tôi hi vọng bài báo cáo sẽ đóng góp một phần nhỏ nào đó vào quá trình tìm hiểu quan niệm về con người bé nhỏ, và mở rộng ra mối quan hệ giữa văn học Nga và văn học Việt Nam trong tiến trình vận động và phát triển. Văn chương đích thực, có giá trị chưa bao giờ là một cuộc sao chép nguyên mẫu. Để có thể tồn tại, văn chương luôn đòi hỏi người nghệ sĩ phải tìm ra những khác biệt, sáng tạo từ những gì có vẻ quen thuộc nhất. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người nhỏ bé trong Cái đồng hồ phần 1
Điểm khác biệt Có thể thấy, mặc dù cùng viết về những người trí thức ở tầng lớp dưới nhưng ở hai tác phẩm cũng lại có sự khác biệt về quan niệm về con người nhỏ bé. Bác Akaki Akakievich của Gogol sống ở đất nước Nga, chịu ảnh hưởng bởi phân cấp 14 bậc trong xã hội, không gia đình, hoàn toàn cô độc trong mối quan hệ với cuộc sống xung quanh; còn anh trí thức của Bùi Hiển lại thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản – hệ quả của ảnh hưởng phương Tây – những con người nghèo khổ, sống đời sống trầm lặng, thỏa hiệp, ngột ngạt và bế tắc cùng với vợ con, đồng nghiệp của mình. Đất nước khác nhau, lịch sử khác nhau và nền văn hóa khác nhau là lí do khiến cho nhân vật trong hai tác phẩm được hình thành và chịu hệ tư tưởng khác biệt bên cạnh những điểm giao thoa. Nhờ đó, ta lại càng thấy nổi bật lên sự gặp gỡ, sáng tạo, khác biệt của hai tác giả.Top of Form Người công chức trong Cái đồng hồ của Bùi Hiển có một điểm rất khác nhân vật Akaki Akakievich của Gogol ở chỗ anh ta được miêu tả trong mối quan hệ với gia đình, vợ con. Akaki không gia đình, không lấy vợ, sống cuộc sống một mình lầm lũi, đồng nghiệp thì luôn coi ông ta như một trò tiêu khiển mà làm ra những trò đùa cợt quá đáng. Người viên chức của Bùi Hiển không sống một cuộc sống thảm hại như Akaki, ít ra anh ta vẫn còn có những người thân bên cạnh, và mối quan hệ với đồng nghiệp không tồi tệ như bác Akaki. Anh ta ước mơ mua một chiếc đồng hồ không giống với bác Akaki ước mơ có một chiếc áo khoác mới. Bác Akaki muốn một chiếc áo khoác mới vì bác không muốn tiếp tục bị đồng nghiệp khinh rẻ, trêu chọc; còn người viên chức của Bùi Hiển muốn mua một chiếc đồng hồ đơn giản vì anh ta muốn có cái báo thức để đi làm đúng giờ, khỏi bị trách phạt. Tác giả chưa từng đề cập anh ta bị những người đồng nghiệp trêu đùa quá đáng, và cái ước mơ có đồng hồ của anh ta không hướng đến vật chất (để không đi muộn, không bị phạt). Cái đồng hồ không làm anh ta hay gia đình anh ta giàu có hơn, không nâng cấp địa vị xã hội, không có tác dụng bảo vệ như chiếc áo khoác đối với Akaki Akakievich. Nó đơn thuần chỉ là niềm vui của gia đình khi có một cái đồng hồ đã ao ước bấy lâu, và mọi thành viên đều cảm thấy hào hứng. Đồng tiền trong xã hội anh ta sống tuy quan trọng, nhưng chưa phải là thước đo để mọi người đối xử tàn nhẫn với nhau. Và một điểm khác, trong Chiếc áo khoác là một nhân vật sau cùng dũng cảm đứng lên phản kháng lại xã hội, một nhân vật lại thỏa hiệp với cuộc đời nô lệ, đó là điểm khác biệt căn bản trong sáng tác của Gogol và Bùi Hiển. Sự phản kháng của hồn ma ở cuối truyện Chiếc áo khoác thể hiện sự tiến bộ của Gogol trong sáng tác hình tượng con người nhỏ bé. Còn với Bùi Hiển, ông để cho nhân vật của mình tiếp tục sống một đời sống nô lệ, tầm thường. Điều đó thể hiện sự bế tắc của xã hội, của hướng đi đối với những người trí thức tiểu tư sản thời kì bấy giờ. Bùi Hiển đã phản ánh chân thực thực trạng sống bế tắc, tâm lí sống tầm thường của một bộ phận con người trong xã hội Việt Nam trước cách mạng 1945. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo thể hiện qua hai tác phẩm Hai tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống những người viên chức, xã hội lúc bấy giờ. Đó là một cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Hiện thực chính là cơ sở nền tảng, là môi trường xảy ra những sự kiện để các nhà văn đưa vào trong tác phẩm, mang đến cho nhà văn nguồn cảm hứng, qua đó bộc lộ tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của mình về con người. Gogol và Bùi Hiển đã vạch trần tất cả bộ mặt xã hội mà không hề có chút nương nhẹ nào, phơi bày sự trống rỗng, vô nghĩa bao trùm lên cuộc sống của những con người viên chức quèn nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Ngoài giá trị hiện thực, quan niệm về con người nhỏ bé trong hai tác phẩm còn thấm đẫm tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Nó là sự phê phán những con người bé nhỏ sống một cuộc đời nhàm chán, vô vị để qua đó lên án, tố cáo xã hội phi nhân hóa con người, bóp méo những phẩm chất tốt đẹp của họ; xót xa, đồng cảm cho những kiếp người nhỏ bé; trân trọng, ngợi ca khát vọng của những con người nhỏ bé trong cuộc sống tẻ nhạt thường ngày. Như vậy, Chiếc áo khoác – Gogol và Cái đồng hồ - Bùi Hiển đã thể hiện rất sâu sắc tinh thần nhân đạo của tác giả. Đồng thời nó cũng khắc họa được bức tranh chân thực xã hội lúc bây giờ. Đây chính là lời cảnh tỉnh, kêu gọi toàn thể nhân loại bằng lời kêu gọi hãy chú ý đến những “con người nhỏ bé” đang sống bên cạnh chúng ta. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người nhỏ bé trong Cái đồng hồ phần 7
Điểm tương đồng Trong Chiếc áo khoác, nhân vật Akaki Akakievich – cái tên lấy đại một tên từ người bố quá cố (tức Akaki con của ông Akaki, “tên bố nó làm sao thì cứ gọi nó như vậy” - đã nhấn mạnh cái bản chất “chỉ biết chép mà không biết nghĩ” của nhân vật). Nhân vật xuất hiện trước mắt người đọc vói hình dáng “thân hình nhỏ bé, mặt hơi rỗ, tóc hơi hung hung, mắt lại cận thị, trán hơi hói, má đã hằn nhiều nếp nhăn và có nước da mà người ta gọi là của kẻ bệnh trĩ” [6; tr 131], với công việc “bao giờ cũng vẫn ngồi nguyên một chỗ, giữ nguyên một tư thế, một chức vụ bao giờ cũng làm cái công việc sao chép; đến nỗi lâu dần người ta tin chắc rằng bác sinh ra đã mặc chế phục, sẵn sàng bắt tay vào công việc” [6; tr 133]. Ở địa vị thứ 9 trong tổng số 14 bậc, mọi người không tôn trọng, không ai coi bác ra gì. Ngoài công việc này ra, bác chẳng còn quan tâm gì nữa, “thế giới xung quanh diễn biến ra sao, bác không cần biết đến”. Bác ta không nhận ra được sự vô nghĩa trong cuộc việc và cuộc sống, ngược lại tỏ ra say mê với chúng như cố ý tạo ra một ảo ảnh làm cứu cánh cho tâm hồn nghèo nàn, chai sạn và vô cảm của mình. Như vậy, điểm chung gặp gỡ đầu tiên trong quan niệm về con người nhỏ bé là bi kịch nhân sinh trong đời sống thường ngày. Trong truyện, hai nhân vật đều là những viên chức nhỏ, đều làm công việc nhàm chán, tẻ nhạt như những cỗ máy. Bên cạnh đó, đời sống sinh hoạt cũng gặp rất nhiều khó khăn: một người quanh năm chỉ mặc một chiếc áo khoác cũ, khi nó cũ đến mức không thể mặc được thì bác mới quyết định may cái mới; còn người kia thì làm cả năm vẫn không đủ tiêu. Họ hiện lên là những người đàn ông bé nhỏ về vật chất, bằng lòng chấp nhận với công việc và cuộc sống hàng ngày. Hai con người, hai đất nước khác nhau, hai thời đại, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng đều làm một công việc đơn điệu, nhàm chán, không khác gì những cỗ máy với những đồng lương ít ỏi. Họ hiện lên trong cái tĩnh, đứng yên cả về thể chất lẫn tinh thần. Họ dường như chỉ làm việc một cách âm thầm, im lặng, gạt đi mọi cảm xúc, ý niệm khác ngoài công việc, bằng lòng với công việc mình đang có. Ta nhận ra, dù ở đâu, ở hoàn cảnh nào thì bộ máy quan liêu cũng đang ngày ngày bóc lột sức lao động của những con người nhỏ bé. Và những con người nhỏ bé ấy, họ không có lối thoát, bị lôi vào một guồng quay công việc khiến họ cứ chấp nhận một công việc như thế. Điểm thứ hai gặp gỡ trong quan niệm về con người nhỏ bé của họ chính là bi kịch về đời sống tinh thần. Thế giới xung quanh Akaki Akakievich là thế giới tràn ngập những sự giễu cợt, chế nhạo của đám viên chức trẻ tuổi, đôi khi điều đó trở nên quá quắt đến mức bác phải nói: “Các anh hãy để tôi yên! Sao các anh lại cứ làm khổ tôi thế” [6; tr 134]. Đó là lời van lơn của một “con người nhỏ bé” đã cố gắng thu mình lại, thậm chí thu mình đến nỗi khiến cho sự tồn tại của bác trở nên vô hình, vô nghĩa, một sự tồn tại tối thiểu tuyệt đối, “một con số 0 to lớn về kích thước con người”. Cuộc sống của Akaki Akakievich thay đổi nhiều sau khi bác ý thức được việc mình sắp có chiếc áo khoác mới. Chiếc áo khoác đã khiến cho Akaki Akakievich từ một con người chỉ đang tồn tại ngày qua ngày chuyển mình trở thành con người sống với những mục đích rõ ràng, hào hứng. Nhưng niềm vui, sự háo hức mong chờ của nhân vật càng lớn bao nhiêu thì hiện thực lại càng tàn nhẫn bấy nhiêu. Akaki thực sự trở thành nhân vật bi kịch khi bị cướp mất chiếc áo khoác giữa đêm khuya lạnh giá, cuống cuồng chạy cầu cứu khắp nơi. Khoảnh khắc khi nhân vật ấy bị cướp đi chiếc áo khoác vừa mới may đã gây niềm cảm thương hơn cả nơi người đọc. Akaki Akakievich bị mất chiếc áo khoác không chỉ là vật chất mà còn là mất mát về mặt tinh thần, mất vì niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của bác cũng không giữ được. Mất áo khoác, Akaki Akakievich mất đi ý nghĩa cuộc sống. Cũng không ai để ý đến cái chết của Akaki Akakievich, ngay sau khi bác lâm bệnh. Bác đã chết đi trong đau khổ lặng lẽ. Như vậy, từ Chiếc áo khoác của Gogol đến Cái đồng hồ của Bùi Hiển, ta nhận thấy học là những con người không chỉ nhỏ bé về vật chất, nhỏ bé về những cái bên ngoài mà họ còn nhỏ bé ở ngay chính tâm hồn mình. Có lẽ, họ không ý thức được bi kịch tinh thần đang diễn ra. Với họ, mỗi ngày đi làm đều đều như một cái máy, cuộc sống chỉ xoay quanh giấy bút, từ nhà đến sở và từ sở về nhà. Bi kịch tinh thần khủng khiếp hơn, đó là hiện thực nghiệt ngã đã cướp đi ước mơ mà bấy lâu hai người đàn ông khát vọng, mong ngóng. Họ càng hi vọng, mong chờ bao nhiêu thì nhận lại lại càng đau khổ, thất vọng bấy nhiêu. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người nhỏ bé trong Cái đồng hồ phần 6
Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật Trong Cái đồng hồ, Bùi Hiển không miêu tả ngoại hình của nhân vật mà chỉ đề cập đến công việc cùng những hành động, tâm lí của anh này. Anh ta là một trí thức “còm” điển hình trong các sáng tác của nhà văn, đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo của Việt Nam trước cách mạng, sống lay lắt, bế tắc. Suốt đời anh ta phải mang cái dáng khổ lôi thôi lốc thốc, đạp chiếc xe đạp cà tàng cũ kĩ, chăm sóc cẩn thẩn cho cái đồng hồ mà cứ hễ trở trời là lại “cảm”. Với Bùi Hiển, nhân vật phần nhiều được miêu tả từ hành động để bộc lộ tâm lí. Nhà phê bình Nguyễn Văn Long cũng từng nhận xét: “Năng lực quan sát tinh tường pha chút hóm hỉnh, sự am hiểu tâm lí con người cùng khả năng miêu tả tinh tế đã làm cho truyện Bùi Hiển có sức hấp dẫn” [4; tr. 87]. Nhìn chung, nhân vật của Bùi Hiển ít được miêu tả ngoại hình mà thường đi sâu vào những diễn biến tâm lí. Nếu có mô tả ngoại hình, nhà văn chỉ phác họa những nét chính để từ đó cho thấy tính cách, tâm lý nhân vật. Đọc truyện, ta không thể không thấy cái sắc sảo của ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật của tác giả, dù chỉ là những diễn biến tâm lí rất mong manh. Mặc dù không phải là những khám phá tâm lí đặc biệt so với ngòi bút Nam Cao, song Bùi Hiển cũng là cây bút có ý thức đi sâu tìm hiểu và có những khám phá các biểu hiện tâm lí phức tạp của con người, qua đó suy ngẫm về nhân sinh, thế sự. Nó đã góp phần làm phong phú thế giới nghệ thuật của nhà văn ở giai đoạn trước cách mạng Ngòi bút của nhà văn lúc nào cũng sắc lạnh, điềm nhiên, lời lẽ chua chát, cay đắng khi nói về những bi kịch đời thường thể hiện ở chiều sâu của số phận và tính cách nhân vật. Nhưng xét đến cùng, giọng điệu khách quan lạnh lùng, tàn nhẫn chỉ là ý thức nghệ thuật, là sự nỗ lực kìm nén tình cảm thiết tha, sôi nổi của cây bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt của trái tim nhân đạo lớn. Giọng văn lạnh lùng, khách quan ở bên ngoài nhưng buồn thương đồng cảm ở bên trong có liên quan mật thiết với tính cách con người và quan điểm sáng tác của nhà văn. Cái giọng điệu lạnh lùng tưởng như tàn nhẫn chỉ là giọng điệu bên ngoài. Đằng sau lớp vỏ âm thanh của ngôn từ thì không hề dửng dưng, lạnh lùng, tàn nhẫn như ta nhìn thấy. Sau cái giọng điệu ấy là nỗi đau đớn khôn nguôi trước tình trạng mòn mỏi của người trí thức trong cảnh sống thừa, những kiếp sống mòn và con người “không thể sống như thế mãi được”. Con người nhỏ bé trong truyện ngắn “Cái đồng hồ” – Bùi Hiển và “Chiếc áo khoác” – N.V. Gogol dưới góc nhìn so sánh Nghiên cứu tác tác phẩm Bùi Hiển, ta nhận thấy, nhiều nhân vật của Bùi Hiển làm ta liên tưởng đến các nhân vật của Gogol, Chekhov, A. Daudet,... Trong tập tiểu luận “Hướng về đâu văn học”, chính tác giả cũng thừa nhận có sự học hỏi từ các nhà văn trong và ngoài nước: “...học hỏi một cách tự nhiên, kiểu “đồng hoá”, đọc lướt thấy cái gì mình thích thì nhanh chóng và dễ dàng nhập tâm, để rồi sau đó thể hiện ra trong tập dượt sáng tác.” [2; tr. 31]. Ông cũng cho biết: “Học hỏi một cách tự nhiên thôi, đọc lướt thấy cái gì mình thích thì nhanh chóng nhập tâm để sau đó thể hiện trong tập dượt sáng tác mà không hề có dấu vết của sự bắt chước hoặc sao chép” [2; tr 32]. Qua tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề tiếp nhận và sáng tạo trong truyện ngắn của Bùi Hiển, ta có thể lí giải, đánh giá khách quan hơn đặc trưng nội dung và hình thức trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, góp phần khẳng định đóng góp của ông trong quá trình vận động và đổi mới của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đọc truyện ngắn Cái đồng hồ, ta dễ dàng nhận thấy điểm tương đồng với những tác phẩm văn học Nga về quan niệm con người nhỏ bé như Puskin với Người coi trạm, Gogol với Chiếc áo khoác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài seminar này, người viết chỉ tập trung vào so sánh để nhận ra điểm tương đồng và khác biệt trong Cái đồng hồ - Bùi Hiển và Chiếc áo khoác – Gogol. Đọc tiêp: Quan niệm nghệ thuật về con người nhỏ bé trong Cái đồng hồ phần 5
Quan niệm “Con người nhỏ bé” qua bi kịch trong đời sống tinh thần Bi kịch con người bé nhỏ trong đời sống tinh thần được thể hiện ở thái độ của mọi người xung quanh và chính thái độ của nhân vật đối với công việc của mình. Nhân vật viên chức họa đồ sở đạc điền “ ngày ngày, cúi đầu trên vuông giấy dày mà một ngọn đèn chiếu sáng từ phía dưới xuyên qua tấm kính ”. Anh - một người mang danh là viên chức nhưng lại vô cùng bình thường, không có một niềm vui thích với công việc, không hoài bão, lại chấp nhận hiện thực “lương mình chỉ có thế”, anh không đấu tranh cho số phận, mà chỉ tồn tại một cách hết sức bình lặng trong góc nhỏ của xã hội. Cuộc sống của viên chức họa đồ sở đạc điền cũng thay đổi từ khi anh ta có ý định mua chiếc đồng hồ “ bàn giấy, mặt vuông, xinh nhỏ như một đồ chơi, cạnh hình vẽ, con số dử mồi 3đ, viết bằng chữ lớn thay cho số 6đ phía dưới bị xóa bằng hai nét gạch thập ” [8]. Vì nhiều lần điêu đứng do thiếu đồng hồ nên lần này, anh vô cùng háo hức và mong chờ. Tác giả không đi sâu vào miêu tả tâm trạng của anh nhưng có lẽ món đặc biệt từ Hà Nội ấy đối với anh cũng như “một người tình” giúp anh trải qua những ngày tháng tẻ nhạt, điêu đứng, vội vã vì sợ muộn giờ đi làm sắp tới. Nó chính là sự hãnh diện của anh với đồng nghiệp, với vợ con và với tất cả mọi người. Thế nhưng, “món quà đặc biệt từ Hà Nội” ấy lại hiện ra khác hẳn với những gì anh tưởng tượng: “ nó chiếm cả bề rộng của hộp, không nhỏ nhắn như anh vẫn tưởng ”. Chiếc đồng hồ hiện ra là “đồng hồ treo nhà bếp” - viên xếp phòng họa đạc giảng – “với cái dáng khổ khổ lôi thôi lốc thốc”. Và khi để nó chạy thử để xem nó chạy có đúng với đồng hồ sở không thì “chạy được một phút, quả lắc như hết hơi không kêu tích tắc nữa rồi nhẹ dần”. Anh đã bắt đầu nghi ngờ sự mẫn cán của chiếc đồng hồ. Khi về nhà, thay vì thất vọng, anh đã khen rối rít với vợ: “ Cái đồng hồ về rồi đây, xinh lắm mình ạ. Nó to chứ không phải chỉ bằng nắm tay như mình nghĩ đâu, nhưng người ta bảo đồng hồ càng to chạy càng khỏe ”. Ta thấy bi kịch của anh ở đây chính là không dám đối diện, không dám chấp nhận sự thật. Anh tìm mọi lí do bao biện cho cái đồng hồ để vợ và các con không bị thất vọng. Khi ăn cơm xong, anh chuẩn bị mọi thứ với mong ước đồng hồ sẽ chạy đúng. Rồi tay run run, mắt chăm chăm theo dõi, lo lắng tự bảo thầm: “ Này này… nó sắp đứng… nó sắp đứng ”… Và chiều hôm ấy khi đứa con đón anh ở cửa và bảo: “ Ba ạ, nó dừng từ lúc bốn rưỡi rồi ”, anh lại loay hoay chữa, xê dịch đồng hồ, và tìm mọi lí lẽ biện bạch với vợ. Cứ như vậy, cuộc sống của anh xoay quanh nỗi lo đồng hồ không chạy, luôn tìm đủ mọi cách sửa chữa để mọi người trong nhà tin rằng chiếc đồng hồ đang chạy đúng. Từ đó, anh bắt đầu gian lận. Sau giờ trưa anh ở nán lại sở năm phút, rồi thong thả đạp xe về, để kêu lên: “Đấy, tính xem, tôi đi mất mười phút, thế là bây giờ vừa mười hai giờ mười ”; “ Rồi trưa đó, thừa lúc không ai để ý, anh đẩy kim tới thêm năm phút. Buổi chiều anh cũng dùng mưu như thế “ Anh ta cứ lắp đi lắp lại, bộ hả hê: “ Gọi là cứ đúng ngăn ngắt! Đúng ngăn ngắt”; “mỗi đêm, trước khi đi ngủ, anh lại lén lút đẩy kim tới thêm mươi phút, được trừ hao vậy rồi, giờ sáng mai sẽ đúng”. Và chiếc đồng hồ “sống sung sướng trong gia đình nhỏ ấy, được ông chủ ân cần săn sóc như cha, đúng hơn, như mẹ”. Như vậy, càng háo hức, mong chờ, hi vọng bao nhiêu, anh chồng lại càng khổ sở, thất vọng bấy nhiêu. Anh không dám chấp nhận sự thật, luôn tìm mọi cách bào chữa và thỏa hiệp cùng cái đồng hồ. Bi kịch tinh thần của anh ta chính là sự thỏa hiệp, chạy theo cái đồng hồ, coi chiếc đồng hồ như đứa con mà chăm lo cho nó từng chút một. Con người ấy không chỉ nhỏ bé về vật chất, nhỏ bé về những cái bên ngoài mà họ còn nhỏ bé ở ngay chính tâm hồn mình. Có lẽ, anh ta không ý thức được bi kịch tinh thần đang diễn ra. Với anh ta, mỗi ngày đi làm đều đều như một cái máy, cuộc sống chỉ xoay quanh giấy bút, từ nhà đến sở và từ sở về nhà. Bi kịch tinh thần khủng khiếp hơn, đó là hiện thực nghiệt ngã đã cướp đi ước mơ mà bấy lâu người đàn ông khát vọng, mong ngóng. Họ càng hi vọng, mong chờ bao nhiêu thì nhận lại lại càng đau khổ, thất vọng bấy nhiêu. Tình trạng của anh ta có lẽ cũng là tình trạng chung của những người trí thức “còm” trước cách mạng. Họ sống một cuộc đời bình thường, biến mình thành những cái máy, sống mà không tìm thấy ý nghĩa, sống mà chỉ lay lắt để tồn tại. Cái bi kịch ấy nhìn qua thì có vẻ như không có gì lớn lao, nhưng thực chất đó lại là liều thuốc ru ngủ, đầu độc và giết chết cả cuộc đời của họ. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người nhỏ bé trong Cái đồng hồ phần 4
Quan niệm về “Con người nhỏ bé” trong truyện ngắn Cái đồng hồ – Bùi Hiển Quan niệm “Con người nhỏ bé” qua bi kịch nhân sinh trong cuộc sống đời thường Trong truyện Cái đồng hồ, nhân vật chính xuất hiện với hình ảnh “ngày ngày, cúi đầu trên vuông giấy dày mà một ngọn đèn chiếu sáng từ phía dưới xuyên qua tấm kính”, “anh dò những nét cong khúc khuỷu... Anh họa, anh họa, cử động một cách gầ n như máy móc, im lặng, lưng gù, trí nghĩ vơ vẩn”; “cuối tháng lĩnh được đâu vài chục bạc lương” [8]. Dường như, chính anh cũng đang là một cái đồng hồ, ngày ngày chạy đua với thời gian, với công việc, làm việc như một cỗ máy đã được lập trình sẵn, không cảm xúc, chỉ làm việc mà không có suy nghĩ. Công việc của anh ta chỉ là sự lặp đi lặp lại những nét vẽ: “ những dải sông xanh, những con đường đỏ và tím, những tràng chữ thập phân địa giới ” [8] một cách thụ động, thiếu sự sáng tạo và anh ta lại hài lòng về công việc ấy, mỗi tháng mang về cho gia đình vài chục bạc lương. Bi kịch nhân sinh của nhân vật còn được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt đời thường vô cùng khắc khổ, chi tiêu phải tính từng đồng. Muốn thực hiện một điều gì đó lớn lao, phải trông chờ vào món tiền thưởng bất ngờ. Một viên chức họa đồ “ Cuối tháng lĩnh được đâu vài chục bạc lương, anh bỏ tiền vào một cái phong bì đem về nộp vợ nguyên vẹn… chị vợ mút mút bút chì loay hoay dự tính trên một trang sổ nhỏ sự chi tiêu trong ba mươi ngày sắp đến… ” Ta thấy, mọi sinh hoạt của một gia đình bốn người đều trông chờ vào số tiền lương ít ỏi của người chồng. Người vợ phải bớt khoản này, đập vào khoản kia nhưng có lẽ vẫn không đủ cho chi tiêu sinh hoạt của gia đình. Một hôm, người chồng nhận làm công việc bất ngờ và được món tiền thưởng bốn đồng. Sau một hồi phân vân, người chồng quyết định mua chiếc đồng hồ vì “ anh đã nhiều lần điêu đứng vì thiếu đồng hồ. Khi phỏng chừng sắp đến giờ làm việc, thì hai vợ chồng đều vểnh tai nghe ngóng cái đồng hồ quả lắc của nhà ông Tham bên cạnh. Nhiều hôm anh đến sở chậm và phải lén leo qua cửa sổ để khỏii bị cự. Thằng con đầu được việc lắm: mỗi khi cha nó lồm cồm dậy sau giấc ngủ quá trưa, thì nó rụt đầu vào cổ, lạch bạch dìu xe đạp cha ra đợi ở cổng: anh ta vội vàng khoác cái áo rồi chạy ra nhảy lên chiếc xe tàng mà phóng, mặc cho cốt bánh gỉ rít lê n cót két đến ghê tai ”[8] . Chi tiết cả nhà phải trông chờ vào chiếc đồng hồ của ông hàng xóm, hình ảnh người đàn ông “vội vàng khoác cái áo rồi chạy ra nhảy lên chiếc xe tàng mà phóng, mặc cho cốt bánh gỉ rít lê n cót két đến ghê tai” đã một lần nữa khắc họa thêm cuộc sống khó khăn, vất vả của gia đình nhà viên chức họa đồ sở đạc điền. Có lẽ, vật có giá trị nhất của gia đình anh chỉ có chiếc xe tàng mà ngày ngày anh đi đến chỗ làm việc kiếm tiền nuôi gia đình. Bùi Hiển đã hướng ngòi bút tới số phận những con người nhỏ bé thuộc tầng lớp tiểu tư sản với một niềm xót xa thông cảm, nhưng đồng thời cũng lên án nghiêm khắc lối “sống mòn” của họ. Câu chuyện xoàng xĩnh dường như không có cốt truyện đó cứ lặng lẽ toát ra các vấn đề khiến người đọc phải vấn vương: “ Ông thường kể những câu chuyện vụn vặt về những con người tầm thường sinh ra và lớn lên một cách còm cõi trong môi trường của những cái hàng ngày xám ngắt vô nghĩa. Âm hưởng chung của những chuyện này dĩ nhiên là buồn ” [5; tr 57]. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người nhỏ bé trong Cái đồng hồ phần 3
Mở đầu Nhà văn Nga M. Gorki quan niệm: “Văn học là nhân học”. Khi ta đọc bất cứ một tác phẩm văn học nào, ta đều thấy có sự xuất hiện của con người. Như vậy, có thể nói tất cả những gì liên quan tới con người đều là vấn đề quan tâm của văn học. Con người được xuất hiện trong văn học, là sản phẩm của nhà văn, thể hiện cách nhìn, cách cảm, quan niệm của nhà văn về con người. Trong dòng chảy lịch sử văn học, nó luôn luôn đổi thay quan niệm nghệ thuật về con người qua từng thời kì. Đây là yếu tố then chốt, cơ bản nhất của một chỉnh thể nghệ thuật, chi phối tới quan niệm sáng tác của các nhà văn. Văn học hiện thực ở Việt Nam thời kì 1940 - 1945 có những nét khác biệt với thời kì 1930 - 1939 trước đó. Nếu như ở thời kì trước, các cây bút hiện thực đi vào phanh phui những mâu thuẫn giai cấp quyết liệt thì ở giai đoạn này, các nhà văn dường như có xu hướng đi vào các vấn đề hằng ngày và những con người nhỏ nhoi, còm cõi... Bùi Hiển là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam, là cây bút truyện ngắn kỳ cựu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Với thể loại truyện ngắn, Bùi Hiển đã sớm tạo cho mình một phong cách riêng, thể hiện ở sự quan sát tinh tế, ở cái nhìn đôn hậu hóm hỉnh mang đậm tính nhân văn. Hơn nửa thế kỉ bền bỉ, thủy chung với thể loại truyện ngắn, Bùi Hiển đã được giới nghiên cứu phê bình và công chúng văn học đánh giá là cây bút truyện ngắn có hạng của văn xuôi Việt Nam. Nội dung Quan niệm nghệ thuật về “Con người nhỏ bé” trong Văn học Việt Nam Với văn học hiện thực, mỗi nhà văn lại có cách nhìn, cách cảm, quan niệm khác nhau. “Con người nhỏ bé” là kiểu nhân vật xuất hiện nhiều trong văn học hiện thực, thường ở những vị trí thấp kém trong xã hội. “Con người nhỏ bé” luôn là đối tượng được các nhà văn và độc giả quan tâm trong hoàn cảnh xã hội tồn tại rất nhiều ngang trái, bất công. Quan niệm nghệ thuật về “con người nhỏ bé” đã xuất hiện trong văn học Việt Nam từ thời cổ. Trong ca dao, ta bắt gặp người phụ nữ thân phận bất hạnh, chịu ép buộc bởi lễ giáo: “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”. Trong văn học trung đại, các nhà thơ nhà văn đã đề cập đến thân phận những con người nhỏ bé: người mẹ và những đứa trẻ trong Những điều trông thấy - Nguyễn Du; số phận bất hạnh của Thúy Kiều; thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương... Tuy nhiên, những sáng tác ấy còn chưa mang tính chất phổ biến, chưa tạo thành dòng văn học riêng. Cho đến khi bước sang thời kì văn học hiện đại, dòng văn học hiện thực ra đời, đặc biệt ở giai đoạn 1930 – 1945, hình tượng con người nhỏ bé đã trở thành hình tượng mang tính phổ quát của văn học. Hình tượng văn học ấy gắn với những cái tên như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, Kim Lân, Nam Cao... Các nhà văn đã hướng ngòi bút vào việc phản ánh số phận, cuộc đời của những con người khốn cùng, những con người dưới đáy của xã hội, đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương, cảm thông với những con người nhỏ bé. Cũng như nhiều nhà văn hiện thực thời kì ấy, Bùi Hiển đã hướng ngòi bút tới số phận những con người nhỏ bé thuộc tầng lớp tiểu tư sản: những viên chức nghèo, nhà giáo “còm”, học trò “tỉnh lẻ” với một niềm xót xa thông cảm, nhưng đồng thời cũng lên án nghiêm khắc lối “sống mòn” với những biểu hiện khác nhau của họ. Cuộc sống “xam xám, nhờ nhờ” đã làm cho người tiểu tư sản trở thành những kẻ nhu nhược hèn yếu, mang trong mình thói nô lệ thảm hại. Bùi Hiển đã phê phán gây gắt thói nô lệ, một biểu hiện tệ hại của lối sống phàm tục của tầng lớp tiểu tư sản trước cách mạng. Thói nô lệ làm cho những con người vốn đã nhỏ bé lại càng nhỏ nhoi, hèn hạ, vô nghĩa lý hơn. Và từ những câu chuyện xoàng xĩnh dường như không có cốt truyện đó cứ lặng lẽ toát ra các vấn đề khiến người đọc phải vấn vương sau khi đọc. Bùi Hiển luôn có ý thức khám phá vẻ đẹp trong tâm hồn con người, thể hiện lòng tin yêu ở con người, mặc dù ông không tô vẽ, lí tưởng hóa. Ông cố tìm tòi để phát hiện trong chiều sâu tâm hồn con người những phẩm chất tốt đẹp. Bùi Hiền sẵn có niềm tin vào khả năng hướng thiện của con người. Ông cho rằng: “Con người suy cho cùng vẫn luôn hướng tới những gì đẹp đẽ thanh thản và cao quý... và con người hãy biết quan tâm đến nhân, lắng nghe của nhau những gì chắt lọc và thuần khiết diễn ra trong tâm tưởng để thêm chỗ dựa cho lòng tin, thêm sức mạnh mà phấn đấu cho đời” [2]. Những suy nghĩ ấy cho thấy hạt nhân trong tinh thần nhân đạo của ngòi bút Bùi Hiển. Có thể nói rằng, quan niệm nghệ thuật về “con người nhỏ bé” là quan niệm khá quen thuộc trong nền văn học Việt Nam và đã trở thành nhân vật trung tâm của nhiều tác phẩm văn học và là nguồn cảm hứng nghệ thuật, thể hiện quan điểm nhân đạo về con người của các nhà văn hiện thực. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người nhỏ bé trong Cái đồng hồ phần 2
Không gian và thời gian nghệ thuật trong bài thơ “ Hoa cỏ may” của Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ thuộc “thế hệ chống Mĩ”. Bà là nhà thơ nữ viết nhiều và hay nhất về tình yêu, thơ của bà mang đậm nét tự truyện cùng với đó là bài học triết lý sâu sắc. Nếu như Xuân Diêu được mệnh danh là ông hoàng của thơ tình thì Xuân Quỳnh là bà hoàng của thơ tình khi viết về tình yêu. Nội dung thơ của bà phản ánh về hiện thực cuộc sống của người dân lúc bấy giờ trong những năm tháng khắc nghiệt do chiến tranh mang lại. Thơ của Xuân Quỳnh luôn giàu cảm xúc và nhiều màu sắc đặc biệt. Chủ đề chính được bà khai thác thường nghiêng về hướng nội nhiều hơn, đó là chủ đề về kỷ niệm tuổi thơ, gia đình, tình yêu…Thơ cả bà gần gũi với cuộc sống đời thường hoà với tâm trạng chung của xã hội. Bài thơ “Hoa cỏ may” được sáng tác vào năm …. in trong tập ……Bài thơ là tiếng nói âm vang từ đời sống rất thực, tiếng hát của một trái tim chân thành, nồng ấm với những khát khao yêu thương không bao giờ ngơi nghỉ. Trong bài thơ “Hoa cỏ may”, Xuân Quỳnh đã xây dựng không gian nghệ thuật theo trục đối lập giữa mùa cũ và mùa mới. Không gian của những hoài niệm xưa cũ đã qua và không gian của hiện tại với các cảnh vật quen thuộc từ quá khứ đến hiện tại. Không gian đối lập giữa ngày xưa và ngày nay giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ được suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình trước những song gió của tình yêu. Đồng thời giúp tác giả giải phóng bản thân để mở rộng chiều kích tâm hồn ở các không gian khác nhau qua sự vận động từ không gian của mùa cũ đến không gian thực tại. Không gian nghệ thuật trong bài thơ được tác giả khắc họa qua các sự vật thiên nhiên có sự chuyển biến, vận động của thời gian. Như chúng ta đã biết, thời gian theo cách hiểu thông thường của đời sống là thời gian một chiều từ quá khứ đến hiện tại rồi đến tương lai. Mọi sự việc xảy ra đều theo trật tự trước sau của nó. Nhưng trong bài thơ “Hoa cỏ may”, Xuân Quỳnh đã xây dựng thời gian nghệ thuật từ hiện tại nhìn về quá khứ rồi đến tương lai. Thời gian vận động, chuyển biến theo tâm trạng và suy tư của nhân vật trữ tình để từ đó cho thấy quan điểm và thái độ của nhà thơ trước tình yêu và cuộc đời. Thời gian và không gian nghệ thuật trong bài thơ lồng ghép vơi nhau tạo nên một bức tranh hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Trong nền không gian và thời gian đó, con người sống lại những kỹ niệm và có sự chiêm nghiệm về quy luật của tình yêu. Bài thơ với sự vận động từ hoáng ngoại để tìm đến sự đồng điệu nơi đất trời lúc sang thu để quay trở lại về cái tôi để giãi bày tâm trạng. “Cát vắng sông đầy cây ngẩn ngơ Không gian xao xuyến chuyển sang mùa Tên mình ai gọi sau vòm lá Lối cũ em về nay đã thu.” Ở khổ thơ thứ nhất Xuân Quỳnh đã sử dụng không gian nghệ thuật qua các hình ảnh “cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ”. Không gian mở rộng nhiều chiều kính với một tâm trạng buồn mênh mang được trải dài trong không gian với nhiều chiều kích. Không gian của sự vắng lặng, tĩnh mịch và gợi cảm giác trống trải. Những sự vật xuất hiện trong không gian như cát, sông và cây như đang nhuốm màu tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đều viết về sự chuyển giao giữa các mùa nếu như Hữu Thình trong bài “Sang Thu” diễn tả khoảnh khắc giao mùa qua các dấu hiệu bình dị và gần gũi qua cảm nhận của các giác quan thì Xuân Quỳnh lại diễn tả sự chuyển giao của mùa qua không gian với các cảnh vật đìu hiu mà lăng lẽ. Ở câu thơ thứ nhất, hình ảnh nắng, gió, cây gợi ra không gian khoáng đạt của thiên nhiên lúc sang mùa. Một bờ cát vắng quanh hiu, mênh mông trải dài đang đợi chờ những chuyến đò, một dòng sông xanh đầy ắp con nước nhưng không có một gợn sóng, một chiếc lá rơi cho cây ngơ ngẩn trước gió. Khung cảnh thiên nhiên được hiện ra với sự hiu quanh, chậm chạp và vắng lặng, bình dị. Câu thơ “ không gian xao xuyến chuyển sang mùa” là hình ảnh không gian dường như có sự biến đổi như tâm trạng của con người. Không chỉ vậy không gian nghệ thuật cùng với thời gian nghệ thuật đã làm cho nhân vật trữ tình như quay lại về quá khứ với những hoài niệm xưa cũ. Hình ảnh mùa trong câu thơ của Xuân Quỳnh không chỉ là khoảnh khắc của sự chuyển giao mà còn là là không gian của mùa xưa cũ, mùa của những hồi ức và kỷ niệm đã qua. Điểm nhìn từ bến sông được mở rộng hơn, xa hơn khiến cho hình ảnh của vạn vật như sống động và được nhân hóa bởi hai từ “ngẩn ngơ” và “xao xuyến”. Đất trời bao la đang lắng nghe vạn vật chuyển mình trong thời khắc giao mùa. Thời khắc chuyển mùa ấy khiến thời gian trôi qua khẽ khàng hơn, gợi cả những kỷ niệm ùa về. Thời gian có sự vận động từ hiện tại về quá khứ, trở về những hoài niệm của một thời xưa cũ. Đứng trước không gian mênh mông, rộng lớn của đất trời nhân vật trữ tình nghe đâu đó âm thanh gọi mình trong vòm lá. Nhân vật “em” xuất hiện một cách đầy “tình cờ”, thấp thoáng tiếng gọi trong vòm lá. Đó là âm thanh của những hoài niệm xưa cũ, là nỗi nhớ về bóng hình xưa. Không gian được mở rộng theo nhiều chiều kích và thời gian cũng ngược trở về quá khứ để thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình. Vẫn là con đường đó, vẫn là những cảnh vật quen thuộc nhưng bây giờ đã trở thành hoài niệm xưa cũ của một thời đã xa. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Hoa cỏ may phần 3
“Mây trắng bay đi cùng với gió Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ Đắng cay gửi lại bao mùa cũ Thơ viết đôi dòng theo gió xa” Trong khổ thơ thứ hai không gian bầu trời mênh mông với hình ảnh mây trắng cùng và những làn gió nhẹ nhẹ tạo ra một khung cảnh bình dị, nguyên sơ. Không gian hiện tại qua các hình ảnh mây trắng bay đi cùng với gió gợi ra cảm giác buồn bã, cô đơn trong không gian rộng lớn. Từ nét bút vẽ thiên nhiên””mây trắng bay đi cùng với gió”, Xuân Quỳnh đã vẽ cả tâm hồn mình bằng những vần thơ rất đỗi chân thực. Phép so sánh tâm hồn như trời biếc là một hình ảnh trừu tượng gợi cho ta thấy niềm tin và hy vọng. Nhân vật trữ tình đứng trước không gian rộng lớn mà bình yên lại có sự hồi tưởng về quá khứ. Thời gian từ hiện tại như được quay ngược lại qua hình ảnh “trời biếc lúc nguyên sơ”. Bầu trời nguyên sơ là bầu trời với một vẻ đẹp trong trẻo, thanh bình không một gợn song. Một vẻ đẹp ban sơ, bình dị và trong lành Màu xanh của bầu trời gợi về tấm lòng thuần khiết của tình yêu thưở ban đầu. Trái tim của thi sĩ như trở về trạng thái bình thản và yên bình như bầu trời lúc nguyên sơ. Thời gian nghệ thuật được nhà thơ Xuân Quỳnh tái hiện đi từ hiện tại ngược về quá khứ qua từ “bao mùa cũ”, cảm nhận về thời gian quá khứ đã qua với những đắng cay trong tình yêu. Xuân Quỳnh với một tâm hồn nhạy cảm và một trái tim khao khát tình yêu thì luôn có những lo âu và trăn trở về tình yêu và cuộc đời. Những đắng cay và nỗi buồn được gửi lại vào những năm tháng đã qua, những mùa xưa cũ giống như bỏ lại phía sau những cay đắng để bước tiếp chặng đường của tương lai. “Đắng cay” ấy là một phần của cuộc đời đã đi qua, đã in hằn thành ký ức. Và ký ức ấy dù tốt đẹp hay phủ kín nỗi buồn cũng là những mảnh ghép trong bức tranh muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Bởi vậy mà Xuân Quỳnh không thể vứt bỏ hay xóa đi mà chỉ gửi lại bao mùa cũ. Gửi lại đắng cay để thôi không ngoại nhìn về quá khứ, không ôm ấp những mộng đẹp tan vỡ mà chon cho mình một tâm thế bình yên, thanh thản và tự do. Từ đó thấy được tâm hồn nhạy cảm và những suy tư của nhân vật trữ tình trước tình yêu và cuộc đời. “Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm đầy Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay.” Trong khổ thơ cuối không gian được mở rộng nhiều chiều hướng, mênh mông và rộng lớn qua từ “khắp nẻo”. Hoa cỏ may bé nhỏ trải dài trên những con đường gợi ra khung cảnh bình dị với những cánh hoa cỏ may bay nhè nhẹ mang một vẻ đẹp thơ mộng nhưng thoáng chút trống vắng. Hình ảnh hoa cỏ may – một loài hoa của đồng nội, không kiêu kì, không hương sắc, mộc mạc mà bền bỉ, kiên cương đến lạ lùng. Chỉ cần có gió thổi là cỏ may sẽ đặt chân đến bất cứ đâu bởi đặc trưng mỏng manh và nhẹ. Hoa cỏ may biểu tượng cho tình yêu dung dị, cho hạnh phúc đời thường và cho cả khát khao yêu thương nồng cháy, thủy chung. Trước không gian đó nhân vật trữ tình với sự trăn trở, suy tư về tình yêu đã sơ ý để hoa cỏ may găm đầy áo. Sự sơ ý đó cho thấy trạng thái thẫn thờ và suy tư của Xuân Quỳnh trước cảnh vật và tình yêu.Thời gian nghệ thuật lúc này từ hiện thực chuyển sang tương lại qua câu thơ: “Lời yêu mỏng manh như màu khói. Ai biết lòng anh có đổi thay”. Vì cuộc đời của Xuân Quỳnh có nhiều những mất mát, thiếu thốn trong tình cảm giá đình nên tâm hồn cũng nhay cảm và luôn có sự trăn trở, suy tư trong tình yêu. Đối với Xuân Quỳnh lời yêu mong manh, mơ hồ, khó nắm bắt giống màu khói. Điều đó cho thấy một trái tim yêu với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Sống trong giây phút hiện tại nhưng vẫn luôn có sự âu lo về tình yêu trong tương lai. Một trái tim đã trải qua nhiều trải nghiệm, đau thương trong tình yêu thường nhạy cảm và suy tư nhiều hơn. Thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm với sự tác động qua lại lẫn nhau đã thể hiện được tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật trữ tình. Không gian đối lập giữa những hình ảnh của mùa cũ và mới tạo nên sự sự mới mẻ, đa dạng cho tác phẩm. Không gian mênh mông, rộng lớn với các cảnh vật gợi ra trạng thái buồn và sự trăn trở của nhân vật trữ tình thì thời gian vận động từ hiện tại về quá khứ rồi đến tương lại cho thấy tâm tư và suy ngẫm của Xuân Quỳnh về tình yêu và cuộc sống. Qua đó để thấy được tâm hồn nhạy cảm và một trái tim khao khát yêu thương nhưng lại đầy âu lo trước quy luật của tình yêu. Bởi tình yêu là nhịp đập của trái tim nên khi nó quay vần theo vòng xoáy của cảm xúc thì rất khó nắm bắt. KẾT LUẬN Trong sáng tác của Xuân Quỳnh, những kỉ niệm cũ thông qua sự hồi tưởng của nhân vật trữ tình với dòng thời gian tâm trạng từ hiện tại về qáu khứ rồi đên tương lai. Không chỉ thể hiện sự vận động của thời gian qua các sự vật mà còn gợi lên những suy tư, cảm xúc trước tình yêu và cuộc đời.Cũng từ không gian và thời gian nghệ thuật, Xuân Quỳnh đã xây dựng một tổ chức không gian kết hợp với thời gian, dùng không gian để biểu hiện thời gian. Bằng không gian con người nhận biết được thời gian và trong bước đi của không gian, ta nhận biết được bước chân của thời gian. Qua đó cho ta thấy ý nghĩa về mối quan hệ của không gian, thời gian và sự vận động phát triển của không gian, thời gian trong tác phẩm là để thể hiện tâm trạng của nhân vật và để thể hiện tư tưởng của nhà thơ trong tác phẩm. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Hoa cỏ may phần 1
TÓM TẮT Bài viết phân tích không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm “Hoa cỏ may” của Xuân Quỳnh. Phần đầu bài viết nêu khái niệm và ý nghĩa của không gian và thời gian nghệ thuật với mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật. Sau đó vận dụng cách tiếp cận từ góc độ không gian và thời gian nghệ thuật trong bài thơ “Hoa cỏ may”. Từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa trục không gian và thời gian nghệ thuật trong bài thơ để cho thấy tư tưởng, quan điểm của Xuân Quỳnh. Từ khóa: Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. MỞ ĐẦU Mỗi một tác phẩm văn chương đều có rất nhiều phương diện nghệ thuật được nhà văn, nhà thơ xây dựng để tạo nên những giá trị và cái hồn cho tác phẩm của mình. Trong tác phẩm đó, tác giả thể hiện quan điểm, cách nhìn và tư tưởng của mình về một vẫn đề nào đó trong xã hội và con người. Chính vì vậy nên ngôn ngữ và hình ảnh trong các tác phẩm văn chương được chọn lọc và trau chuốt kỹ lưỡng. Mỗi một tác phẩm đều có nhiều phương diện nghệ thuật để các nhà văn, nha thơ khai thác. Trong số các phương diện nghệ thuật đó thì không gian và thời gian nghệ thuật là hai phương diện luôn tồn tại chính trong các tác phẩm văn chương bởi nó góp phần tạo nên cái hồn cho tác phẩm. NỘI DUNG Khái niệm và ý nghĩa của không gian và thời gian nghệ thuật. Trong quyển Một số vấn đề thi pháp học hiện đại giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn”. Trong quyển Thi pháp học, tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền cho rằng: “Không gian nghệ thuật là không gian phi hiện thực, không thể đo đếm chính xác được, tồn tại trong cảm nhận chủ quan. Không gian nghệ thuật là loại không gian cảm tính thể hiện cách nhìn, cách cảm độc đáo của tác giả và nhân vật.”. Từ những khái niệm và quan điểm trên kết luận: Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là một hiện tượng nghệ thuật, một phạm trù nghệ thuật và là một sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan niệm về thế giới. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm có ý nghĩa góp phần xây dựng môi trường tinh thần cho con người hoạt động và bộc lộ bản chất. Bởi khi phân tích không gian nghệ thuật là phân tích thế giới nội tâm, không gian tâm lý và tinh thần của nhân vật. Ngoài ra không gian nghệ thuật còn góp phần thể hiện chiều kích tâm hồn của người nghệ sĩ. Nó có xu hướng giải phóng bản thân ra khỏi nơi chật chội của cuộc sống hằng ngày để hướng đến không gian cao rộng hơn. Không gian nghệ thuật còn mang đậm tính dân tộc bởi nó thể hiện dấu ấn cá nhân, dấu ấn dân tộc và màu sắc thời đại. Không gian nghệ thuật sau 1975 thường hướng đến khôg gian thế sự, đời tư và cá nhân. Đó là những không gian bình dị, gần gũi, gắn liền với cuộc sống đời thường của con người. Không gian thế sự với những việc vụn vặt trong cuộc sống để từ đó bộc lộ tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật. Cũng giống như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật, là một hình tượng nghệ thuật, là một phương thức tồn tại của nghệ thuật. Đó là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ đã thể hiện quan niệm về thế giới. Thời gian nghệ thuật không phải là thời gian bên ngoài mà là thời gian người đọc cảm nhận được, trải nghiệm đươc trong tác phẩm với độ dài ngắn khác nhau và độ nhanh chậm khác nhau. Không chỉ vậy, thời gian nghệ thuật là sản phẩm của người nghệ sĩ mang tính quan niệm, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống. Thời gian nghệ thuật mang tính hữu hạn đối chất với thế giới hiện thực mang tính vô hạn. Bởi trong mỗi tác phẩm đều có mở đầu và kết thúc. Mặt khác, thời gian nghệ thuật còn mang tính chủ quan còn thế giới hiện thức mang tính khách quan. Thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn nên sẽ thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời, con người. Đó chính là thời gian mang tính quan niệm. Ý nghĩa của thời gian nghệ thuật đó là một trong những cách thức hữu hiệu để đi tìm giá trị của văn học. Bởi văn học là nghệ thuật thời gian. Việc khám phá thế giới nghệ thuật giúp ta nhìn thấy được nhịp diệu cuộc sống mà nhà văn miêu tả. Đồng thời giúp ta hiểu được tâm trạng, tâm lý của nhân vật và là phương thức giúp ta tìm hiểu quan niệm về cuộc sống, con người của nhà văn. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là hai phạm trù của hình thức nghệ thuật. Chúng có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ với nhau. Nhà nghiên cứu M. Bakhtin (Nga) gọi đó là “thời – không” hay “không – thời gian” của tác phẩm. “Thể hiện thời gian và không gian không tách rời nhau trong mọi biến cố, hoạt động của con người (thời gian là chiều thứ tư của không gian)”.Từ đó cho thấy, không gian và thời gian nghệ thuật có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau, hài hòa và bổ sung cho nhau. Nhằm tạo nên một thế giới nghệ thuật hoàn chỉnh trong tác phẩm văn chương theo dụng ý của người nghệ sĩ.Cũng như con người, thời gian và không gian nghệ thuật là một trong những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong văn học tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Điều này cho thấy không gian và thời gian nghệ thuật không chỉ là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật, mà còn là yếu tố góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Nó không chỉ là “cái phông” hay “cái khung” cho tác phẩm, mà nó còn là yếu tố vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính nội dung, biểu đạt chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Hoa cỏ may phần 2