Bởi Học văn cô Hà Huyền | 13/11/2024 0 bình luận

- Từ biểu đạt thời gian quá khứ Chữ Hán Âm đọc Dịch Tần số 昨日 Tạc nhật Hôm qua 1 古時 Cổ thời Thời xưa 1 古往 Cổ vãng trước kia 1 終古 chung cổ thưở xưa 1 似古 Tự cổ từ xưa 1 千古 thiên cổ Ngàn năm 15 故宫 Cố cung Cung điện xưa 1 舊曲 Cựu khúc Khúc hát xưa 1 古宅 cổ trạch Nhà cũ 1 故里 Cố lí Làng cũ 1 宿恨 Túc hận Mối hận cũ 1 遺文 Di văn Văn xưa 1 前代 Tiền đại Triều đại xưa 1 前朝 Tiên triều Triều vua xưa 1 故庐 Cố lư Thành cũ 1   Đọc tiếp: Khảo sát từ ngữ biểu đạt thời gian trong Bắc hành tạp lục phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 13/11/2024 0 bình luận

Từ biểu đạt thời gian hiện tại Chữ Hán Âm đọc Dịch Tần số 近時 Cận thời Thời nay 1 来 今 Chí kim Đến nay 2 今日 Kim nhật Ngày nay 1 今夜 Kim dạ Đêm nay 2 日邪 Nhật tà Chiều tàn 2 暮帰 Mộ quy Chiều về 1 夕阳 Tịch dương Chiều tà 3 半日 Bán nhật Nửa ngày 1 白日 Bạch nhật Giữa ban ngày 1 日暮 Nhật mộ Chiều tàn/Ngày tàn 4 Đọc tiếp: Khảo sát từ ngữ biểu đạt thời gian trong Bắc hành tạp lục phần 8

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

KẾT LUẬN Sau quá trình tiếp cận nhân vật trong tác phẩm “Hạt gửi mùa sau”, ta thấy nhân vật hiện diện trong cảm nhận của người đọc ở một mức độ sâu hơn, góp phần làm nổi bật nỗi buồn man mác cùng chút gì đó xót xa, thương cảm với nhân vật bên những gì xưa cũ. Nhân vật “ông già” xuất hiện xuyên suốt tác phẩm với hình dung về sự giản dị từ cách gọi, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, nội tâm như bao người có tuổi khác trong thực tế đời sống. Song qua nhân vật, người đọc lại nhận thấy sự sâu sắc, những suy tư hay ý nghĩa nhân văn được khéo léo thác gửi một cách tự nhiên qua hình tượng nhân vật “ông già”. Qua cách khám phá nhân vật từ góc độ thi pháp học, “Hạt gửi mùa sau” cho thấy giá trị và tiềm năng để người đọc có thể quan sát tỉ mỉ và cảm nhận tác phẩm một cách rõ nét hơn. Đọc tiếp: Thi pháp nhân vật ông già trong Hạt gửi mùa sau phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

  Ngôn ngữ Ngôn ngữ của nhân vật ông già mộc mạc, giản dị được thể hiện qua một số các chi tiết nổi bật. Cách ông già gọi “mồng gà”, “vạn thọ”, “sao nhái” kêu là bông chứ không kêu là “hoa”, gọi “hột” chứ không phải “hạt”. Xuất phát từ quan niệm “hoa là hoa hồng hoa huệ gì đó” những thứ đẹp đẽ nhưng không hợp với ông, kiều diễm quá không phù hợp với mảnh vườn của ông. Nhận lấy phần nhỏ bé, mộc mạc, chân chất là thế làm rõ được cái nét thẳng thắn của người nông dân Nam Bộ. Cách sử dụng từ ngữ “một cách bảo thủ” nhưng không đem cho người ta cảm giác khó chịu, ngược lại người ta cảm nhận được sự ý thức về thân phận nhỏ bé, đôi khi có phần tủi thân của người nông dân, ta dễ gặp ở một cánh cò trong ca dao hay cái chim con kiến,... Ngôn ngữ của người kể chuyện soi chiếu từ nhiều đoạn văn bản. Đó là cách sử dụng thành ngữ “tím ruột bầm gan”, hay cách sử dụng từ láy tượng hình “khệ nệ”, “tha thẩn”, “thất thần”, “khoan khoái” và tượng thanh “ứ hự”, “khà khà”, ta thêm thấy rõ nét hơn hẳn những hành động, trạng thái của các nhân vật. Ngôn ngữ đậm chất Tây Nam Bộ qua việc sử dụng thành ngữ, các từ địa phương “hột”, “trở chướng”, “sạ lúa” càng làm rõ ràng hơn nơi các miền quê còn khó nghèo ở miền Tây Nam Bộ. Cách miêu tả nội tâm Tuy phần nhiều sự tập trung của tác giả dành cho nhân vật thuộc về hành động, song vẫn có không ít sự gợi tả tinh tế thế giới nội tâm đơn giản và sâu sắc của nhân vật “ông già”. Trước hết đó là sự “coi trọng mớ bông vạn thọ, mồng gà khô” ở mức độ cao, “dữ”. Bởi nhẽ quá trình vun trồng, chăm bón mảnh sân vườn đã trở thành cái nếp riêng của ông, với ông mà nói, “Tết mà không trồng bông thì mất vui đi.”. Dẫu cực tới mấy thì ông vẫn sẵn sàng tưới tắm thật tốt cho khóm bông, bởi trong tâm ông cho rằng “Có cho đi, thì mới nhận lại, thử hỏi, ba ngày Tết, ngồi khề khà mấy ly trà, ngó ra cái sân vàng rực mênh mông, bông chật ních con mắt, có sướng không? Sướng!”. Thực ra, ông già trồng bông không chỉ để “ba ngày Tết, ngồi khề khà mấy ly trà, ngó ra cái sân vàng rực mênh mông, bông chật ních con mắt, có sướng không? Sướng!” hay “ông đứng chống nạnh, khoan khoái đứng ngắm bông, hết đứng gần rồi lại lùi ra, cười khà khà khà, khoái trá” mà còn để nói như Nguyễn Ngọc Tư: “ông già dường như làm điều gì lớn lao hơn là giữ hạt. Giữ cho tụi nhỏ không xuề xòa, lười biếng (bệnh này đang lan nhanh dữ dội từ hồi chuyển sang làm vuông nuôi tôm). Giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ… Giữ cho cái sân bông rực rỡ, lung linh trong ký ức của những đứa trẻ xa nhà…”. Thông qua những nghĩ suy nội tâm nhân vật, người đọc thấy được bề sâu tư tưởng được gửi gắm trong trang văn của tác giả. Ta hiểu được duyên cớ khiến “ông già” lại kiếm tìm trong khổ sợ, “vẫn long đong tìm kiếm” cái gói hạt bông, đến nỗi khi không tìm được thì cảm thấy “tuyệt vọng”. Quả là phù hợp với nhan đề “Hạt gửi mùa sau”. Đọc tiếp: Thi pháp nhân vật ông già trong Hạt gửi mùa sau phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Những tưởng cái nếp của năm nay cũng như những năm về trước, song bởi hành động “giấu biệt” gói bông ủ những hạt năm ngoái của “tụi nhỏ” mà giờ đây “ông già tìm kiếm trong tuyệt vọng”. Nhân vật được miêu tả với hình ảnh “rầu rĩ, nằm gác tay lên trán”, có lẽ ông vẫn đang mải miết truy tìm sự lặp lại của kí ức xưa cũ, khi chẳng mấy nữa thôi khắp mảnh sân vườn là muôn vàn sắc màu rực rỡ, náo nhiệt và cả gia đình sẽ cùng “sung sướng” trước cái tết đầm ấm vui tươi. Thế nhưng hiện tại, “ông già” chỉ thấy “ngày dài”. Chẳng còn thấy đâu sự bận bịu tưởng như phải mỏi mệt lắm kia, thay vào đó là sự chán chường khi chẳng có gì để được bận. Cũng vì thế mà “nằm chán, ông già ra đằng trước, nhìn cái sân chang chang nắng, thở dài ứ hự, mắt hoang vắng, thất thần.”. Và phải cho đến lúc này, “tụi nhỏ” mới hiểu được cái hành động mải mê trồng bông mỗi dịp tết đến xuân về của “ông già”, rằng ông “trồng bông không hẳn vì chúng đẹp (bởi thật ra chúng đâu có đẹp, thậm chí, bông vạn thọ hôi rình), trồng để thấy tuổi xế bóng còn làm được việc thần kỳ, còn có thể vun đắp sự sống từ bàn tay cứng quèo, gân guốc, trồng bông để nhớ cái thời sạ lúa trên đồng, và bông như một món quà Tết duy nhất ông có thể làm cho con cháu.”. Đến với nhân vật “ông già”, người đọc dễ dàng mà cảm nhận được cái vui thích của ông khi được trồng hoa tết, có chăng chỉ là một hoạt động như đánh dấu thời gian, hay để cho những ngày này trôi qua có ích, hoặc có nhẽ còn để nhớ lại những kỷ niệm xưa cũ… Vì nhẽ đó, dù cho tìm mãi chẳng thấy, ông vẫn không ngừng tìm và tìm, rồi cuối cùng cũng trọn vẹn biết bao khi “Bữa sau, ông tìm được gói bông khô trên cái gióng cá khô treo đầu bếp.”. Tìm được rồi, “ông già” lúc này đây hạnh phúc xiết bao, “mừng quýnh” như quên hẳn mấy ngày rầu rĩ chán chường vừa rồi. Hiển nhiên, ông lại quay về với cái công đoạn quá đỗi quen thuộc, cùng tụi nhỏ “cuốc đất, lại gieo, lại đeo cây nước bơm từng thùng đem tưới.”. Để mà nói “ông già” ấy cũng có vẻ như hơi chút lẩm cẩm, bảo thủ với cái suy nghĩ phải trồng cho kì được mảnh sân rực rỡ sắc màu, song người đọc càng thấy hân hoan nhiều hơn khi cái công cuộc đấu tranh đó được hồi đáp. “Nghe như một người tàn và bông hoa tàn đang hát thầm bài ca cuộc sống.”. Suốt cuộc đời, con người vừa phải lo cho công cuộc mưu sinh, lại cũng vừa lo mình phải sống sao cho ra sống, sống sao để khi ngoảnh đầu nhìn lại, con người ta thấy mình đã sống có ích và sống có ý nghĩa. Quả thật, “ông già dường như làm điều gì lớn lao hơn là giữ hạt.”. Nếu chỉ là giữ những hạt mầm cho mùa gieo sau thì thường quá. Điều mà đôi bàn tay thô ráp “cứng quèo, gân guốc” ấy muốn giữ là “giữ cho tụi nhỏ không xuề xòa, lười biếng”, là “giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ…”, cũng là “giữ cho cái sân bông rực rỡ, lung linh trong ký ức của những đứa trẻ xa nhà…”. Những câu văn nhuốm một nỗi buồn man mát, chạm đến tâm tư giấu kín của những đứa con xa quê, bởi nhẽ nào có ai mà lại chẳng muốn được chạy ùa về nhà để mà không ngần ngại hít hà, để mà ngóng trông, để mà ôm chầm những điều bình dị chỉ còn tồn tại trong ký ức những ngày ấu thơ. Đọc tiếp: Thi pháp nhân vật ông già trong Hạt gửi mùa sau phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Cách miêu tả hành động Câu chuyện bắt đầu với những hành động diễn ra liên tiếp của nhân vật “Ông già như lật tung cái nhà lên. Ông chui xuống gầm giường, ông thò đầu vào lục lọi trong tủ chén.”. Người đọc ngay lập tức bị cuốn theo một loạt những hành động “lật tung”, “chui xuống”, “thò đầu” mà không rõ nguyên cớ vì sao nhân vật lại làm như vậy. Nguyên đoạn văn đầu tiên là những hành động, cử chỉ, những tiếng cằn nhằn của một ông lão có vẻ như đã già cả và lẩm cẩm lắm rồi. Cái thứ mà ông đang mải miết kiếm tìm đã bị tụi nhỏ “cương quyết giấu biệt”, dẫu người đọc vẫn chưa rõ ấy là cái gì, ẩn sau cách miêu tả không rõ ràng như vậy là dụng ý nghệ thuật của tác giả, nhằm dẫn dắt câu chuyện, góp phần tạo hứng thú, tò mò cho người đọc về những hành động tiếp theo của nhân vật. Hóa ra nhân vật “ông già” ấy đang tìm cái “mớ bông vạn thọ, mồng gà khô” - những hạt giống được giữ lại từ mùa hoa năm trước. Mặc cho thời gian chảy trôi, chỉ cần thiên nhiên phát lại tín hiệu quen thuộc “mỗi lần chim én bay hấp háy, đậu trên đám chà dưới mé sông”, thì “ông già” như một thói quen “lại đi lật lịch thăm chừng”. Như một dấu hiệu của tự nhiên nhắc nhở con người kiểm tra lại xem thời gian của hiện tại là khi nào, để rồi nhân vật “ông già” sau khi xác định đúng lúc này rồi thì có một loạt các hành động rất đỗi quen thuộc, được sắp xếp theo lần lượt theo thứ tự nó thuộc về “đi lục lọi mớ bông để giống từ tết năm ngoái, rải hạt”, sau đó là “vác cuốc ra sân” rồi tới “xới nhừ mảnh sân trước nhà, lụi hụi tưới nước cho mềm xốp lại”. Tất cả những hành động đó đều nhằm một mục đích duy nhất, đó là để “Bông lại nở rực trước sân nhà”. Quá trình vun trồng, chăm sóc mảnh vườn ấy tỉ mỉ và kĩ lưỡng vô cùng, khi mà ông già ngày ngày vẫn cứ “đứng tỉa lại hàng bông bụp, bông lồng đèn”, rồi “đứng chống nạnh” mà ngắm nhìn một cách sung sướng, khoan khoái, thậm chí di chuyển xung quanh “hết đứng gần rồi lại lùi ra” để ngắm cho kì hết cái sung sướng của lòng mình và “cười khà khà khà, khoái trá.”. Niềm vui sướng của nhân vật âu cũng thật giản dị, ông nâng niu và gìn giữ hết thảy từng chút giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, dẫu cho “tụi nhỏ” còn chưa thấu được nỗi lòng của “ông già”. Giữ không chỉ là để cho riêng mình thưởng ngắm, mà còn để truyền lại cho các thế hệ mai sau, để chúng cũng như “ông già”, mãi mãi “cũng sẽ nhớ hoài mùa bông cũ” và ông trồng “để thấy tuổi xế bóng còn làm được việc thần kỳ, còn có thể vun đắp sự sống từ bàn tay cứng quèo, gân guốc, trồng bông để nhớ cái thời sạ lúa trên đồng, và bông như một món quà Tết duy nhất ông có thể làm cho con cháu”. Lắm điều kì diệu ở con người phương Nam đồng đất ấy, qua những trang văn nhuốm màu xưa cũ, “ông già” vẫn chưa khi nào quên đi trách nhiệm của bản thân mình với con cháu, với quê hương xứ sở. Những hành động của nhân vật góp phần khắc họa hình tượng con người với tâm thức luôn hướng tới việc gìn giữ bản sắc quê hương, giản đơn như qua cái ý niệm dai dẳng phải trồng cho kì được những khóm qua quen thuộc ngày cận tết, dẫu chúng có bị gọi là quê mùa hay bị nhận xét rằng “chúng đâu có đẹp, thậm chí, bông vạn thọ hôi rình” đi chăng nữa. Cứ như một lẽ thường “khi trời bắt đầu trở chướng” thì nhân vật “ông già” lại được miêu tả với những hành động “trở… chứng”, bởi ông “không chịu ở trong nhà”, rồi lại “Suốt ngày tha thẩn ngoài sân, sửa sang, uốn lại mấy bụi chùm rụm, tỉa hai cây sộp, chăm sóc đám bông…”. Ông trân quý những khóm bông ấy lắm, chỉ cần “thấy bông héo” do không được chăm sóc mấy ngày thôi là ông thấy buồn, thấy khó chịu, rồi ông lại “rầy tụi nó cả buổi.”. Quá trình chăm bẵm những bông phải là một vòng tròn khép kín, từ gieo hạt, chăm sóc khi còn là mầm cây, cho tới thưởng thức, ngắm nhìn sung sướng khi chúng nở rực, và rồi khi tết tàn, “ông già lại nâng niu đi hái từng bông hoa héo khô, rũ cánh, giữ hạt cho mùa sau”. Đọc tiếp: Thi pháp nhân vật ông già trong Hạt gửi mùa sau phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài. Bàn về thi pháp học, GS. Trần Đình Sử cho rằng: “Thi pháp học đem lại những phạm trù mới, những đề tài mới cho nghiên cứu văn học, như con người, không gian, thời gian, trần thuật, điểm nhìn, đối thoại, giễu nhại, mỉa mai... mở rộng các cánh cửa tiếp cận văn bản”. Tiếp cận văn bản văn học dưới góc độ của thi pháp học sẽ mang đến những góc nhìn sâu sắc, mới mẻ hơn việc đọc thuần túy, thông thường. Vậy, tôi lựa chọn đề tài Thi pháp nhân vật trong tác phẩm “Hạt gửi mùa sau” của tác giả Nguyễn Ngọc Tư nhằm tiếp cận văn bản dưới một góc nhìn rõ nét hơn. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Thi pháp nhân vật trong tác phẩm “Hạt gửi mùa sau” của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Phạm vi nghiên cứu Tác phẩm “Hạt gửi mùa sau”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư. NỘI DUNG Thi pháp nhân vật “ông già” trong tác phẩm “Hạt gửi mùa sau” của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Cách đặt tên nhân vật Tác giả đã sử dụng các từ ngữ xưng gọi chung với nhân vật là “ông già”, “ông” chứ không có tên riêng. Nhân vật “ông già” hay cũng chính là hình tượng những con người nơi miệt vườn, sông nước Nam Bộ – những con người giản dị, chân chất, luôn tâm niệm gìn giữ nếp quê. Cách miêu tả ngoại hình Ngoại hình của nhân vật “ông già” được tác giả gợi lên qua các chi tiết, yếu tố kết hợp với tự sự mà không miêu tả tập trung trong một phần. Trước hết ta xác định được yếu tố tuổi của nhân vật là lớn tuổi, đã “già”. Tiếp đó, hình ảnh nhân vật lục tìm gói bông khô ủ hạt từ năm trước xuất hiện với chi tiết “đầu vướng đầy mạng nhện”. Hình ảnh này gợi cho người đọc có một ấn tượng ban đầu về nhân vật khá giản đơn, tập trung vào việc mình đang làm mà vô ý vướng phải những “mạng nhện” xung quanh. Từ lời của người kể chuyện hàm ẩn, trong mảnh sân vườn trong những ngày trước Tết bấy lâu nay vẫn tồn tại hình ảnh một “ông già” luôn“lụi hụi” chăm chút từng vốc đất tơi xốp, từng mớ bông vạn thọ, mồng gà khô... Rõ là“bàn tay cứng quèo, gân guốc” – đôi tay thô ráp - làm ta liên tưởng tới những vụng về, cứng ngắc khi làm việc. Song thực tế, “bàn tay” ấy khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ chăm chút, tỉa tót cho từng hàng bông bụp, lồng đèn, vạn thọ, mồng gà, sao nhái, móng tay. Đứng trước tình huống éo le bất ngờ không tìm được gói bông ủ hạt, “ông già” thay vì xuất hiện với sự vui sướng, tươi cười “khà khà” như đã từng những năm về trước thì lại được miêu tả với “mắt hoang vắng, thất thần”. Ấy là cái nỗi niềm “rầu rĩ” đến cùng cực khi “ông” nghĩ tới cảnh “Không thể tưởng tượng được, tết này lại không có bông” – một điều mà nhân vật cho rằng không thể xảy ra được. Tết đến với những rực rỡ muôn bông nở rộ trước sân nhà, rồi tết đi qua để sự tàn lụi lại với con người xưa cũ, mà ở đây được ví với “như một người tàn” “đang hát thầm bài ca cuộc sống”. Hình ảnh một “ông già” yêu thích và trân quý, thậm chí là cố chấp với việc trồng bông mỗi năm. Tình huống mà “Hạt gửi mùa sau” đặt ra không chỉ đơn thuần là sự tìm kiếm cái gói bông ủ hạt, tìm kiếm những hoa, những bông để gieo cho kịp tết đến, mà nó là cả quá trình kiếm tìm những nét đẹp xưa cũ, nâng niu những giá trị văn hóa của người xưa từ ngàn đời nay. Đọc tiếp:  Thi pháp nhân vật ông già trong Hạt gửi mùa sau phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

KẾT LUẬN Hình tượng tác giả Nguyễn Hải Yến được thể hiện qua cái nhìn nghệ thuật (cái nhìn hiện thực trần trụi, cái nhìn về nông thôn cũ, cái nhìn huyền ảo), giọng điệu (giọng điệu đồng cảm, giọng điệu giễu nhại) và sự thể hiện của tác giả thành hình tượng (lối kể theo ngôi kể thứ nhất). Đọc xong cả tập truyện ngắn “Quán thuỷ thần”, người đọc sẽ cảm thấy thương cảm cho số phận con người phụ nữ chịu thương chịu khó nhưng luôn bị đối xử một cách thậm tệ, thấy được một xã hội thối nát chỉ nghĩ đến tiền quyền. Những khung cảnh nông thôn Bắc Bộ cũ (nơi mà tình người, tình làm nghĩa xóm luôn làm ta thấy ấm lòng) và cả sự huyền ảo của thế giới âm, họ luôn nhớ đến cội nguồn. Dường như nhà văn không muốn người đọc quá đau buồn hay quá sợ hãi với những chi tiết trong truyện ngắn nên bà đã đặt tên các truyện ngắn với những cái tên đẹp đẽ, có cỏ cây hoa lá: giếng mắt rồng, hoa đại đỏ, thả ngọn đèn trời, trời xanh mấy trắng, giàn mơ dại, cây mẫu đơn hoa trắng,… Bao trùm tập truyện ngắn là những vòng luẩn quẩn của cuộc sống với những hiện thực trần trụi nhưng điều đặc biệt trong cách viết các truyện ngắn của Nguyễn Hải Yến, bà không bao giờ để các nhân vật của mình phải rơi vào các hoàn cảnh đối kháng, cãi nhau một cách kịch liệt mà luôn có cái kết nhẹ nhàng, cái kết hướng đến cái đẹp, cái thiện của con người. Mọi vấn đề, mọi tình huống đều được giải quyết theo hướng tốt đẹp nhất, không sân si, không hận thù mà đối xử thuần khiết, nhẹ nhàng. Điều này đã tạo nên dấu ấn riêng của bà mà không lẫn với ai “Và theo cái cách viết, mà tôi thấy thú vị, vì nó chỉ riêng là của Nguyễn Hải Yến. Một thứ truyện ngắn mang dấu ấn Nguyễn Hải Yến, chẳng giống ai, như tự tình, mà lời kể trong mỗi truyện, đều rưng rưng sau đó giọt lệ thầm của người viết, khiến người đọc cầm lòng không đậu, cũng phải rưng lệ, trước truyện của Yến trong “Quán thuỷ thần” Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Sự thể hiện của tác giả thành hình tượng Sự thể hiện của tác giả Nguyễn Hải Yến được thể hiện rõ nhất qua những truyện ngắn với lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”. Hình tượng tác giả muốn hướng đến có thể là hình tượng người âm như trong truyện ngắn “Cây mẫu đơn hoa trắng”, “Dành dành cánh kép”, “Quán thuỷ thần”. Người âm trong truyện ngắn của Nguyễn Hải Yến không phải để doạ người như các thể loại kinh dị mà là sự liên kết giữa âm – dương, giữa ảo – thực để thấy được số phận con người: dù người dương hay người âm, học vẫn luôn khao khát có tình yêu đẹp, có cuộc sống bình yên. Tác giả hoá thân vào nhân vật “tôi” để được thoả sức thể hiện quan điểm, cách nhìn của mình. Và chúng ta cũng không nên đồng nhất hình tượng tác giả trong tác phẩm với hình tượng tác giả ở ngoài đời. Nhân vật “tôi” của Nguyễn Hải Yến vừa là nhân vật chính tự kể lại về cuộc đời mình như cô bé trong “Quán thuỷ thần”, nhân vật cô gái dành dành trong “Dành dành cánh kép”, vừa là nhân chứng, chứng kiến hết các sự việc như đứa em trong “Cây mẫu đơn hoa trắng”. Nhân vật “tôi” là nhân vật chính, tự kể lại cuộc đời mình: Ở truyện ngắn “Quán thuỷ thần” lại khiếp người đọc cuốn vào những chi tiết lúc ảo lúc thực, khi âm khi dương. Nhân vật “tôi” xuyên suốt tuổi thơ chỉ có gió, có sóng và có mẹ. Mẹ cô có một quán nước bán chè, nước vối ủ gừng, rượu bán cho người dương, và tối thì bán cho người âm “Khách đặc biệt bấy giờ mới đến. Chỉ là đàn ông. Người lúc nào cũng ướt lướt thướt, rất kiệm lời, chỉ mua rượu và hẹn trả sau. Đó là những đêm con nước. Tháng nào cũng có hai đêm như thế”. Cứ tưởng cuộc sống sẽ êm đẹp như thế nhưng khi nhân vật “tôi” mười hai tuổi, mẹ cô phải về với nước vì đã phạm luật trời (lên bờ đem lòng yêu chàng trai đánh cá và sinh ra cô). Nếu mẹ cô không đi thì Thuỷ Thần sẽ nổi cơn thịnh nộ và cuốn quét hết mọi thứ, số trời đã định, mẹ cô không thể ở lại lâu được nữa. Cô bé lại thay mẹ bán nước và mỗi năm một lần lại rót rượu dâng Thuỷ Thần. Cuối cùng, dường như Thuỷ Thần lại có tình cảm với cô, phạm luật trời cô lại bị cuốn đi nhưng ở dưới đó, cô có bố mẹ bên cạnh. Cô sẽ không còn cô đơn nữa. Cả truyện ngắn “Cây mẫu đơn hoa trắng” và “Quán thuỷ thần” các nhân vật luôn được về với gia đình, với cội nguồn, không oán hận, lời nói lúc nào cũng trong trẻo, ngây thơ của những người con gái mới lớn Cô gái dành dành chính là nhân vật “tôi” trong “Dành dành cánh kép” là cô gái mồ côi được bà và anh nhặt trong chiếc thuyền thúng. Cô có thói quen hơi lạ – cứ đến mùa hoa dành dành nở là cô khóc đòi ngồi dưới cây, lúc nào đến cây dành dành thì mới hết khóc. Cô đem lòng yêu người anh mồ côi ở cùng, xuyên suốt truyện ngắn là quá trình nhặt cô dành dành, quá trình chàng trai nhận ra cô gái (vì chàng trai lên thành phố làm việc nhưng lâu không về), quá trình gặp nhau, yêu nhau. Cứ tưởng khi chàng trai về thì sẽ có một đám cưới viên mãn cho cả hai nhưng lại có biến cố xảy ra. Nhân vật “tôi” hồi nhỏ được nuôi sống nhờ bú sữa cửa người phụ nữ trong miếu và được ru ngủ (người phụ nữ đó chính là mẹ cô, vì bố cô đã làm quan nên không để ý vợ, sau cơn giông bão người vợ cùng túp lều bị hút xuống vực xoáy cửa sông và sau mọi người làm miếu cho cô vợ) . Khi cô đã trưởng thành, cô phải theo người phụ nữ đó nhưng đã cố khất để gặp chàng trai lần cuối “Duyên phận mình trời cho là như thế. Em biết mình phải đi. Từ mùa hoa năm ngoái, người phụ nữ trong miếu cổ cứ về giục em theo. Bảo em không cần chờ. Kiếp này anh phải về tìm em”14. Cô gái trẻ với nhiều ước mơ, còn chưa kịp có đám cưới với người mình yêu mà đã “phải đi”. Nhân vật “tôi” là nhân chứng, quan sát quá trình của sự việc: Như “tôi” là giọng kể của người em trong “Cây mẫu đơn hoa trắng” đoạn đầu truyện ngắn kể về những lần chơi đùa, chơi ô ăn quan với bác Tuý hàng xóm được bà thương tình nên cho dựng tạm túp lều để ở. Cứ tưởng cuộc sống sẽ mãi yên bình với cây mẫu đơn, trò ô ăn quan nhưng rồi một ngày chị nhân vật “tôi” vừa tròn mười bốn tuổi, chị được nhận làm con nuôi nhà giàu, gọi là nhận nhưng thực chất là “bán” con vì nhà quá nghèo, không có gạo để ăn. Và chuỗi bi kịch trong cuộc đời của người chị bắt đầu khi chỉ được quanh quẩn trong nhà với vú già bị câm, cô coi vú già như thành viên trong gia đình mình và kể hết mọi thứ. Một ngày khi cô lén nghe thấy cuộc nói chuyện của mẹ nuôi là một người lạ mặt mà cô phải gọi là bác. Lúc đó, cô nghĩ cuộc sống của mình thật sự đã chấm dứt: vú già biến mất đột ngột, cô bị “ông bác” yểm bùa. Dưới góc kể của nhân vật em, ta dường như vẫn thấy sự tàn nhẫn của con người với nhau, chỉ vì cái lợi mà có thể làm tất cả mọi việc kể cả đi yểm bùa người khác để giữ của cho mình. Hơn chục năm sau, hồn cô mới được thoát ra nhờ bác Tuỳ bật một phần lá bùa. Nhân vật chị là người chịu thương chịu khó, cô là người con ngoan ngoãn, nghe lời và chính vì sự nghe lời đó mà dẫn đến sự việc đáng tiếc như vậy. Và kết truyện ngắn này là một lời ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên “Rồi nghe tiếng chị vang từ trong lòng đêm tĩnh: “Chờ cháu chơi với! Quan năm hay quan mười”. Điều đó, càng khiến người đọc thương cho kiếp người lam lũ nghèo khổ hơn – họ như chấp nhận với tất cả sóng gió của cuộc sống, sống không oán hận. Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 8    

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

  Giọng điệu giễu nhại Nhà văn chỉ ra những sự trần trụi hiện thực của một xã hội ham quyền thế, ham giàu sang mà quên đi cội nguồn, ta thấy lồng vào đó là những giọng điệu giễu nhại khi các nhân vật cố chạy theo những thứ phù phiếm. Thằng Toản “Giếng mắt rồng” lấy con gái của thủ trưởng cơ quan để khi bố vợ về hưu thì hắn được hưởng chức đó. Nhưng vợ anh có đôi mắt không được bình thường “Nó không mọc bên sống mũi như người ta mà đậu chệch sang hai bên mang tai, kéo cái mặt bành ra theo chiều ngang. Rõ dị thường”. Hắn lúc nào cũng tỏ vẻ mình là người giàu có nhưng sự giàu có này đề hưởng từ chức bố vợ để lại. Cuối cùng, kết thúc truyện là sự hả hê cùng với sự giễu nhại khi con trai bồ đẻ cho hắn là con của bồ với anh lái xe, chua chát hơn nữa là hai đứa con gái của vợ cũng không phải con ruột hắn. Thế là hắn trắng tay tất cả, đây là cái kết xứng đáng với những kẻ thành đạt nhưng không nhớ về nguồn cội, nhớ về gia đình. Trong truyện ngắn “Gió lên thả ngọn đèn trời”, thằng Thanh Thưởng học ít nhưng vẫn ham chạy chọt lên làm Phó Chủ tịch xa và còn có dự định chạy lên Chủ tịch xã. Cái ham giàu sang, ham chức quyền làm con người ta mê muội, mê muội theo bồ, bỏ vợ mặc con. Hắn cố mua đồ ăn mặc lên để giống “người giàu có” nhưng mua đôi giày da, mua thắt lưng, bao da đựng điện thoại, áo sơ mi, quần mà đã tốn “Thế là ngót đôi lợn nhỡ, đôi gà cựa, sắm thêm quyển sổ bìa cứng gáy lò xo với cái cặp da để đi học là hết xoẳn”. Được làm “người giàu có” cũng oai đấy nhưng vẫn không để lấp được sự ít học của hắn khi “đến cộng trừ là vồ lấy máy tính”. Vì ít học nên mọi mật khẩu hắn đặt đều chỉ xoay quanh từ một đến chín, số nhà, ngày sinh, tên bồ - chính lẽ đó mà vợ hắn đã mở được mật khẩu tài khoản ngân hàng và cùng con trai đi một nơi xa để bắt đầu cuộc sống mới. Còn hắn tưởng đã tính được đường đi nước bước trước nhưng không ngờ vì sự sĩ diện, ham làm “người giàu” mà mất tất cả và phải trả đống nợ đứa con trai cắm sổ đỏ. Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 7

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Về giọng điệu và sự thể hiện của tác giả thành hình tượng Về giọng điệu Giọng điệu đồng cảm Trong tập truyện ngắn này, ta luôn thấy hình ảnh nhân vật nữ được nhà văn có phần ưu ái hơn có thể do những nhân vật nữ trong truyện của bà đều phải sống trong sự khổ đau. Các nhân vật nữ trong truyện của bà luôn phải sống trong sự áp bức, luôn gặp những đau khổ nhưng họ lại là hình mẫu của người phụ nữ nông thôn – dù có chuyện gì cũng phải bám nhà, bám gia đình để sống như nhân vật mẹ trong “Đi giữa trời xanh mây trắng”. Bà mẹ sống trong sự áp bức của người chồng gia trưởng và gia đình chồng bắt ép phải cố đẻ con trai. Nhưng có lẽ phá bỏ đứa con trong bụng lại là sự giải thoát về tinh thần cho người mẹ vì nếu cố đẻ đứa con gái ra có lẽ cả bà và đứa bé không chắc có sống nổi không. Ở đó cũng có những người con gái còn chưa được cảm nhận về lần hẹn hò đầu tiên mà đã chết như Hoài “Phía trước nhà có giàn mơ dại”, cô gái hoa dành dành “Dành dành cánh kép” Những người phụ nữ sống hết lòng vì chồng vì gia đình nhưng chồng lại ăn chơi, cặp bồ, không quan tâm đến gia đình như vợ Thanh Thưởng “Gió lên thả ngọn đèn trời”, mẹ của Hoài “Phía trước nhà có giàn mơ dại”, mẹ của nhân vật “tôi” “Đi giữa trời xanh mây trắng”. Với văn của Nguyễn Hải Yến, đoạn đầu và đoạn giữa luôn là những chi tiết khiến người đọc thấy khó chịu, thấy số phận của người phụ nữ sao khổ đau thế. Nhưng cái kết luôn là sự công bằng, ai sống tốt sẽ luôn được hưởng cuộc sống bình an, còn những người luôn tham lam, cặp bồ thì sẽ phá sản trắng tay như thằng Toản “Giếng mắt rồng”, Thanh Thưởng “Gió lên thả ngọn đèn trời”, bị đột quỵ, liệt nửa người như bố Hoài “Phía trước nhà có giàn mơ dại”. Vợ Thanh Thưởng trong “Gió lên thả ngọn đèn trời” là người đàn bà chịu thương chịu khó, cô luôn có hiếu với bố mẹ chồng, giọng văn về cô lúc nào cũng man mác buồn tủi “Con định liệu cả rồi. Thầy thương con thương cháu con biết nhưng đến nước này con phải tính thôi!”. Đây là giọng bất lực của người vợ khi thấy chồng bỏ bê vợ con, chỉ biết dồn hết tiền lo cho bồ. Nhưng sau tất cả, cô tìm cách giải thoát cho bản thân, cho con – cô lén rút hết tiền trong tài khoản của chồng và đi một nơi xa. Đó cũng vừa là cái kết mở trong cuộc sống và trong tâm hồn của người phụ nữ bị thiệt thòi. Nhà văn Nguyễn Hải Yến còn đồng cảm với người yêu thơ, làm thơ chân chính nhưng không được gia đình ủng hộ như Lão Thiểm trong “Lục bát về gõ cửa mùa xuân”. Vì thấy lão luôn loanh quanh trong đống thơ mà thằng Minh Cò phải giấu chồng thơ của lão đi. Khi người ta bị thơ văn ngấm vào người thì khó có thể dứt ra được và Lão Thiểm cũng không phải ngoại lệ. Cũng vì ham thơ mà lão bị hai đứa đống giả phóng viên báo Tỉnh ăn trộm xe đạp điện của vợ. Hành động giấu chồng thơ của thằng Minh Cò ngỡ tưởng sẽ giúp lão quên thơ nhưng điều đó lại khiến lão ốm tưởng như sắp chết. Khi gọi công an và mọi người cùng nhau tìm được chồng thơ, lão như cây khô được tưới nước, dậy vồ lấy chồng thơ. Kết thức truyện ngắn khiến người đọc thấy trong tâm hồn mình có một sự nhẹ nhàng vì cuối cùng những người yêu thơ văn được mọi người tôn trọng “Ừ! Ba mươi lão sẽ có mặt ở nhà với một bài thơ mới tặng mụ. Bài thơ ấy sẽ có nhan đề: “Lục bát về gõ cửa mùa xuân” Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

  Cái nhìn huyền ảo Trong tập truyện ngắn đầu tay của mình – Nguyễn Hải Yến đã cho người đọc thấy những sự huyền ảo của các nhân vật. Nhân vật đều là những “con ma”, ma dưới ngòi bút của Nguyễn Hải Yến không phải để doạ người như những thể loại kinh dị. Mà khoảng cách giữa người và ma, giữa thế giới thực và thế giới ảo gần gũi nhau hơn, khiến người đọc thấy tiếc thương, thấy man mác buồn về số phận người con gái. Dù đã chết nhưng với họ, cội nguồn luôn là nơi đón họ trở về. “Phía trước nhà có giàn mơ dại” là câu truyện về một cô gái tên Hoài đứng đợi xe nhưng xe đón cô không phải xe đang đợi vì xe đấy đi qua được nửa tiếng. Vì thế, cô gái đi chuyến xe này và giãi bày cuộc sống với người lái xe đường dài. Qua những lời kể của cô gái, cô là công nhân làm xa nhà tranh thủ làm thêm kiếm nhiều tiền để giúp mẹ với các em thoát khỏi cuộc sống địa ngục, nơi đó mẹ cô đã quên mất nụ cười, các em của cô không biết đến tuổi thơ là gì, bố luôn chìm trong rượu chè, hay ghen tuông vớ vẩn. Cứ tưởng đó chỉ là một chuyến đi qua đường, sẽ không gặp lại nhưng nó đã mở ra mối tình của chàng trai lái xe cùng với cô gái với lời hứa sẽ gặp nhau hôm ba mươi. Nhưng tất cả đều tan vỡ khi cô gái mất vì bị tai nạn, dường như thân thể cô mất nhưng linh hồn vẫn còn, có thể cô vẫn còn nhớ đến việc lo cho mẹ và các em, vẫn nhớ lời hứa với anh lái xe đường dài. Câu truyện nửa thực nửa mơ, nửa thật nửa ảo đó để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả. “Cây mẫu đơn hoa trắng” là câu truyện gia đình nghèo phải đưa con gái làm con nuôi nhà giàu để có tiền mua gạo ăn vì “lần đầu tiên chị được thấy nhiều gạo như thế”. Cô đến làm con nuôi ở nhà giàu cứ tưởng sẽ có cuộc sống tốt hơn, có thể giúp gia đình đỡ khổ nhưng hoá ra chỉ là một màn kịch. Gia đình nhà giàu nhận cô để làm thần giữ của cho nhà họ “Sống không phải người nhà họ Vương nhưng chết thành thần giữ của cho họ Vương”. Thế là cô chết, cô trở thành “con” nhà người ta, cô bị ép chết nhưng luôn cố nhớ về nhà, nhớ thầy, nhớ u. Đó là đứa con 4 tháng bị phá vì là con gái trong “Đi giữa trời xanh mây trắng”, xuyên suốt truyện ngắn là lời kể của đứa con về lý do phải phá bỏ thai, quá trình mẹ đi khám thai và chuẩn bị phá thai. Giọng văn hồn nhiên của đứa trẻ “Con luôn ở bên cạnh mẹ mà. Mẹ ở chỗ nào là con ở đấy. Chỉ tội con bé quá, không che chở được cho mẹ mà thôi” nhưng lại khiến người đọc thấy chua chát. Đứa con dù có sống hay chết, dù được giữ lại hay bị phá bỏ thì luôn bên cạnh mẹ, dõi theo mẹ, luôn muốn bảo vệ mẹ - một người đàn bà phải chịu nhiều đau đớn. Ở truyện ngắn “Quán thuỷ thần”, các nhân vật đều có thể chuyển kiếp, hoá thân cố gắng bám chặt lấy dòng sông vì khát vọng tình yêu. Mẹ của nhân vật “tôi” thực ra là Thuỷ Nữ đêm nào cũng vượt sóng lên bờ và có tình cảm với chàng trai đánh cá nghèo, tình yêu này còn ngang trái hơn khi cả hai có một bé gái – là nhân vật “tôi”. Vì cả hai đã phạm luật trời nên người con trai đã bị trừng phạt. Đến năm bé gái mười hai tuổi, người mẹ phải về với nước nếu không sẽ bị một trận hồng thuỷ cuốn trôi tất cả làng mạc, phá huỷ tất cả mọi thứ. Cứ mỗi năm một lần, cô con gái lại ra rót rượu dâng cho Thuỷ Thần để dân chúng được yên ổn. Cô gái dành dành trong “Dành dành cánh kép” dù đã không còn trên trần gian nhưng cô vẫn luôn theo dõi chàng trai với hương hoa dành dẫn lối tình yêu hai người. Khi chàng trai nhận ra cô, cùng gặp nhau lần cuối thì cô mới đi “Duyên phận mình trời cho là như thế. Em biết mình phải đi. Từ mùa hoa năm ngoái, người phụ nữ trong miếu cổ cứ về giục em theo. Bảo em không cần chờ. Kiếp này anh phải về tìm em”. Điều đặc biệt của văn Nguyễn Hải Yến – bà luôn để những “con ma” cùng với các loài hoa như Hoài trong “Phía trước nhà có giàn mơ dại” luôn có hình ảnh hoa mơ bên cạnh “quẩn quanh với hoa mơ kết tràng đeo cổ, với vòng mơ đội đầu”, với dây hoa xoè cánh hình chuông, nụ nhỏ lấm tấm như hoa cau. Và trong “Dành dành cánh kép”, cô gái cũng gắn liền với loài hoa đó khiến chàng trai chỉ thoáng ngửi thấy mùi hoa dành đã nhớ đến cô. Người chị chết để làm thần giữ của cho nhà giàu trong “Cây mẫu đơn hoa trắng” trước khi bị nhét bùa vào miệng cũng đã cố với ra cửa ngắt một cành mẫu đơn trắng để cội nguồn luôn ở bên cạnh mình. Hình ảnh hoa dành dành, hoa mơ, hoa mẫu đơn đều là những loài hoa gắn liền với sự giản dị, đời thường của khung cảnh đời thường làng quê. Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

  Cái nhìn về nông thôn cũ Là nhà văn với sở trường viết về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ – Nguyễn Hải Yến vẫn giữ những nét riêng mộc mạc xưa cũ đấy. Với sự thay đổi hướng về nông thôn mới mà nhiều làng quê cũ không còn giữ lại những vẻ đẹp giản dị nữa. Những đọc tập truyện ngắn của bà, ta như thấy mình đang được ở trong bức tranh nông thôn đó. Nổi bật là cách nói của các bà như hát hay không lẫn vào đâu được như trong “Nhân gian một cõi” bà cụ Thao nằm một chỗ vì bị liệt trong sáu năm, bà luôn cảm thấy khó chịu và luôn chửi con, chửi cháu “Cha vạn đời tổ cái thằng điên!”, “Cha vạn đời tổ mày…”. Như bác gái trong “Hoa đại đỏ” khi bác Cả nhận chức trưởng thôn những không hỏi ý kiến bà “Mả tổ táng hàm chó, gặp cơn gió cất vó về hàm rồng. Cả đời lông bông, về già còn bày đặt”. Dù các bà, các mẹ có hay nói, hay chửi nhưng sâu trong những câu nói đó đều là sự yêu thương, sự quan tâm. Nói nhưng vẫn luôn để ý, vẫn luôn giúp đỡ mọi việc. Tiếp đến là hình ảnh quen thuộc như loa phát thanh “Mỗi đường thôn đặt một đôi loa tàu miệng bằng cái bát ba, toe mỏ vào nhau nói toang toác đủ cữ sáng, trưa, chiều, mỗi cũ hai tiếng, chạy đúng một chương trình mặc định: Tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam”. Hình ảnh loa phát thanh là một hình ảnh quen thuộc với những người dân vùng nông thôn Bắc Bộ - đưa tin tức, lời tâm sự, nhưng bài hát. Hình ảnh cái loa cũng có ý nghĩa đặc biệt trong các cuộc chiến tranh để đánh vào tâm lý kẻ thù. Là hình ảnh người quản trang trông nom mộ, một công việc hết sức có ý nghĩa và quan trọng “Gần năm trăm ngôi mộ liệt sĩ thị trấn nằm trong khuôn viên ngót hai ngàn mét vuông, quẩn quanh với cắt tỉa, tưới vun cũng đủ già chiều”. “Hồi ấy cuối năm nhưng ấm trời, bác trưởng ban mặc áo cộc tay còn mụ diện quần cộc chân, áo sát nách” – hình ảnh bình dị của bác trưởng thôn hồi xưa, chân thật, giản dị gần gũi với nhân dân và “quần cộc chân” là ngôn ngữ hết sức đời thường của người dân nông thôn, không cần quá mỹ miều nhưng cũng khiến người đọc có chút hài hước, có chút thân thuộc. Hình ảnh “moi trong ruột đống rơm, u giấu hai chĩnh gạo”, “trong bóng tối gian thờ lập loè đốm chân hương đỏ”, “hàng mẫu ruộng bãi ngoài triều” trong “Nhân gian một cõi”; “một cái ngõ dài đổ xỉ than và gạch vỡ”, “bờ dâm bụt bông đỏ”, “một gốc sung mùa hè quả chín từng chùm, sậm như mật”, “góc vườn và rau cỏ” trong “Giếng mắt rồng”; “xỏ đôi dép tổ ong ngả vàng buộc sợi dây dứa đỏ ở chỗ rách”, “họp gia đình”, “nền gạch hoa”, trong “Gió lên thả ngọn đèn trời”; “ven sông Lục”, “hàng rào dâm bụt, cúc tần um xum giăng đầy dây tơ hồng”, “mùi bồ kết nếp”, “giàn mơ dại” trong “Phía trước nhà có giàn mơ dại”; “giếng nước”, “hoa mẫu đơn”, “trò ô ăn quan”, “gáo dừa cán tre”, “đường đồng ven mương”, “gốc sắn tàu”, “thúng gạo”, “hàng trầu hàng cau” trong “Cây mẫu đơn hoa trắng”; “gốc gạo già bên sông”, “ấm chè xanh, tích nước vối ủ gừng, mẹt bánh đúc đậy tấm lá chuối già bóng sẫm” trong “Quán thuỷ thần”; “mặt đê”, “bến sông”, “một ngôi miếu cổ”, “hoa dành dành”, “những cây nhãn, cây ổi” trong “Dành dành cánh kép”. Đây đều là những hình ảnh quen thuộc, thân thương của khung cảnh làng quê nông thôn Bắc Bộ - ở đó con người luôn phải vật lộn, lam lũ với số phận chìm nổi của mình. Người dân nông thôn thật thà, chân chất hay tin người nên bị lừa như Lão Thiểm trong truyện ngắn “Lục bát về gõ cửa mùa xuân”, vì biết tính ham mê thơ của lão mà bọn trộm giả hỏi han thơ để lão vào nhà tìm thơ xong ăn trộm xe đạp điện của cu Khang mua cho mẹ. Sự giúp đỡ của hàng xóm với nhau cũng là điều được nhà văn nhấn mạnh như bác Cả khi biết loa chỗ nhà mụ Thị tẹo bị hỏng đã qua xem hộ trong “Hoa đại đỏ”, mọi người cùng nhau tìm chồng thơ bị “đánh cắp” của Lão Thiểm trong “Lục bát về gõ cửa mùa xuân”. Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 4    

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

NỘI DUNG Cái nhìn nghệ thuật trong tập truyện ngắn “Quán thuỷ thần” của Nguyễn Hải Yến Cái nhìn hiện thực trần trụi Hiện thực trần trụi được Nguyễn Hải Yến thể hiện qua nhân vật ham giàu sang, ham quyền cao mà quên đi những người bên cạnh mình, quên đi nguồn cội của mình, những con người thà lăn lộn trên thành phố chứ nhất quyết không về quê, trọng nam khinh nữ, chồng gia trưởng, nhà chồng cưỡng ép con dâu vào ngõ cụt, chạy tiền để làm quan to, hiện trạng “đút tiền” để được khám trước,… Một xã hội mục nát, xã hội có quyền, có tiền mới có tiếng nói. Thằng Toản trong “Giếng mắt rồng” là đứa con cả (hai vợ chồng lão Huy Nhớn phải chạy thuốc mãi mới có con, cùng với thằng em tên Tuân; vợ lão – mụ Huy do làm việc nhiều quá mà bị loà, bị điếc nên hơi chậm chạp) được cả nhà dồn tiền lo cho ăn học, và theo lão Huy Nhớn “Ba người ở nhà lá rau vảy cá thế nào xong thôi chứ thằng nhớn là phải đầy đủ. Phải có sức mới học được. Sau này nó công danh phát đạt mình hưởng chứ ai” Từ khi lên thành phố, thằng Toản không về thăm nhà, thăm quê lần nào, chỉ khi chuẩn bị cưới vợ thì mới về đưa cho vợ chồng lão Huy Nhớn một cục tiền để tổ chức đám cưới cho nó. Thằng Toản sau có thành đạt theo mong muốn của lão, lấy vợ rồi làm chức giám đốc sở xã hội thay bố vợ nghỉ hưu nhưng thằng con đó không còn nhớ về cội nguồn, chỉ biết chạy theo chức quyền, chạy theo sự xa hoa. Khi thằng Tuân – em trai Toản cưới vợ, làm ăn khấm khá hơn thì hắn lại về quê để muốn cướp phần của nhà em. Đó cũng là Thanh Thưởng trong “Gió lên thả ngọn đèn trời” học dốt, trình độ bổ túc nhưng cũng đua đòi, chạy tiền để lên làm trưởng ban Văn hoá xã, lên Phó Chủ tịch xã. Để khi có tiền, có nhà cao cửa rộng tính toán chi li từng đồng với vợ con, để hết tiền để đi ăn chơi với bồ tên Hương. Hắn còn vạch ra kế hoạch lừa vợ ký giấy chuyển nhượng tài sản cho hắn “Con vợ vừa ngu vừa hắc lờ không biết rằng đã ký vào tờ đơn xin uỷ quyền chuyển nhượng toàn bộ tài sản cho hắn. Có tờ giấy ấy rồi hắn sẽ gặp luật sư, tư vấn cách chuyển tài sản ấy sang tên em Hương. Sau này cưới em rồi làm thủ tục chuyển lại cho hắn là xong. Con vợ hắn bị lừa quả này, tay không ra khỏi nhà, chỉ còn nước sặc máu lên mà chết!”. Học ít nhưng không cố gắng trau dồi bản thân lên, chỉ biết cặp bồ, tị nạnh từng đồng bán hàng với vợ, bỏ mặt vợ con, dự định chuyển hết tài sản cho bồ. Đúng là một xã hội thối nát khi chỉ cần chạy chọt cũng trở thành Phó Chủ tịch xã. Nhân vật “tôi” trong “Đi giữa trời xanh mây trắng” bị mẹ bỏ vì nó là con gái và mẹ nó đẻ hai chị gái trước khi có nó. Vì thế, mẹ nó phải đẻ được con trai “Con bé bỏng của mẹ ơi ! Bốn tháng con về với mẹ không đêm nào mẹ yên giấc. Mẹ ước bé bỏng của mẹ là trai, mẹ con mình đỡ khổ”, để bố không bị mất mặt, để không bị “đuổi xuống mâm dưới”. Xã hội xưa hay kể cả ngày nay, nhiều gia đình vẫn luôn có tư tưởng phải cố đẻ được con trai để khoe khoang với mọi người. Họ không cảm nhận hay cảm thông cho người phụ nữ khi mang thai và vật lộn với cơn đau đẻ. Con người vô tâm dẫn đến xã hội thối nát, sinh mệnh con người bảo phá bỏ là phá luôn. Trong truyện ngắn này, ta cũng thấy được hiện trạng nhận tiền trong bệnh viện để được khám nhanh hơn. Bệnh viện là nơi mọi người đến mong muốn tìm đến để khám, chữa bệnh, có người đi rất sớm để xếp hàng nhưng những ai đến sau đút tiền cho bác sĩ thì lại được khám trước. “Lương y như từ mẫu” nhưng có một số người họ chỉ nghĩ đến tiền của dân, xã hội xuống cấp, nơi họ muốn gửi gắm niềm tin lại là nơi “hút tiền” của họ. Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

TÓM TẮT: Trong tập truyện ngắn “Quán thuỷ thần” của tác giả Nguyễn Hải Yến gồm có 10 truyện ngắn đã để lại cho người đọc từng cung bậc cảm xúc: từ một cảm giác buồn, cảm giác thương cảm cho đến sự hả hê, sự giải thoát trong tâm hồn. Chúng ta sẽ thấy hình ảnh về nông thôn Bắc Bộ vừa giản dị, vừa mộc mạc và cũng thấy được sự huyền ảo trong các câu chuyện xung quanh thế giới thực và thế giới ảo. Mỗi truyện ngắn đều viết nên những tình huống, những câu chuyện về kiếp người, về nhân sinh. Từ khoá: tập truyện ngắn “Quán thuỷ thần” của Nguyễn Hải Yến; tác giả Nguyễn Hải Yến; hình tượng tác giả trong tập truyện ngắn “Quán thuỷ thần”; thi pháp học,… MỞ ĐẦU Tác giả Nguyễn Hải Yến xuất hiện như một làn gió mới trong nền văn chương truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Tập truyện ngắn đầu tay “Quán thuỷ thần” là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp theo đuổi văn chương của bà. Lối viết của bà không khiến chúng ta bị cuốn vào sự đau khổ hay sự vô minh trong nhận thức mà làm cho lòng ta nhẹ tênh vì cách xử lý tình huống các nhân vật. Bên cạnh đó, ta còn được đắm chìm vào không gian làng quê Bắc Bộ với bến nước, sân đình, dòng sông,…cùng với đó là những sự huyền ảo nhưng để lại trong lòng người đọc sự thoải mái chứ không ghê sợ. Với Nguyễn Hải Yến – cội nguồn là những niềm vui, nỗi buồn, là tình yêu, sự chia xa,… Đọc tiếp:  Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

 Không chỉ là về thành công, cụ Vi-ta-li còn dạy cho Rê-mi, và có lẽ là cho cả người lớn chúng ta nữa, bài học về sự giáo dục: “thô bạo đem lại ít kết quả, trái lại ngọt ngào thì được rất nhiều nếu không muốn nói là tất cả” và “Ấy, khi mình dạy kẻ khác thì cũng là tự dạy cho mình.” Tôi chợt nhớ đến những câu chuyện vừa đáng sợ, vừa đáng buồn mà mình đã từng đọc, về những vụ việc giáo viên hành hạ học sinh, rồi thì là giáo viên xúc phạm học sinh,... Ôi! Liệu những học sinh là nạn nhân của các vụ việc đó, sau này khi trưởng thành và nhớ lại quãng đời học sinh của mình, các em sẽ cảm thấy như thế nào? Những ai đọc tác phẩm này rồi hẳn sẽ nhớ cách mà cụ Vi-ta-li dạy những chú chó trong gánh xiếc và con khỉ Giô-li-cơ của mình như thế nào. Cụ đã dạy chúng bằng chính “lòng kiên nhẫn bất chấp mọi thử thách” mà cụ đã rèn luyện được khi dạy những con vật đó biểu diễn xiếc. Bởi lẽ, đối với cụ Vi-ta-li, “nếu ông đánh đập chúng nó, chúng nó sẽ sợ sệt, mà sự sợ hãi làm tê liệt óc thông minh đi.” Nghĩ lại thực tế hiện nay, sao mà thấy đúng quá. Những đứa trẻ lớn lên trong sự thô bạo, lạnh lùng và vô cảm của cả giáo viên lẫn gia đình, đa phần các em sẽ không phát huy được hết khả năng của mình, sẽ bi quan, sẽ tiêu cực, và có thể là gặp khủng hoảng tinh thần nữa. Ngược lại, những em lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt từ cả hai phía nhà trường và gia đình đều sẽ trở thành những con người thành đạt cả về trí lẫn về đức. Tất nhiên, “môi trường tốt” ở đây không có nghĩa là chúng ta nuông chiều trẻ quá đà hay cưng nựng quá mức. Để giáo dục được một con người thành công, chúng ta luôn cần có sự nghiêm khắc nhất định, nhưng cũng cần có sự mềm dẻo nhất định. Chúng ta cần phải biết cân bằng hai yếu tố này. Thiếu một trong hai, hẳn là việc giáo dục sẽ thất bại.  Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi tư tưởng mọi người đã thoáng hơn, thì việc “giáo viên luôn đúng” đã không còn chính xác nữa. Giờ đây, việc lấy người học làm trung tâm được mọi người quan tâm nhiều hơn cả. Là một người giáo viên, chúng ta cũng cần phải học cách lắng nghe học sinh của mình, để có thể hiểu được các em đang muốn gì, cần gì, từ đó mà điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp. Và cũng đôi lúc, khi mình lắng nghe chính học sinh của mình, mình cũng có thể học được điều gì đó về cuộc sống, về điều gì đó mà chính mình cũng không nhận ra được trước đây. Bản thân tôi cũng đã từng là một người xốc nổi, cục cằn, nóng tính và hay cau có, khó chịu mỗi khi người khác làm những điều không vừa ý mình. Có những hôm đi gia sư, khi gặp học sinh của mình làm bài không đúng theo như mình đã dạy, tôi đã vô cùng khó chịu mà trách cứ học sinh. Tôi đã không hề để ý đến việc học sinh của mình cảm thấy thế nào khi mà tôi đang dạy, tôi cũng không biết rằng em đã hiểu bài hay chưa. Tất cả những việc mà tôi làm khi mới đi gia sư lần đầu chỉ là trách cứ học trò và tỏ vẻ bực bội ra mặt. Học sinh của tôi đã im lặng những lúc đó. Có lẽ là do em sợ hãi quá không học được gì, mà tôi không hề hay biết. Giờ thì tôi đã hiểu ra rồi. Mình thực sự đúng là con người chưa biết lắng nghe ai cả, bởi vậy mà việc dạy học sinh của mình tiến bộ hơn luôn gặp khó khăn. Lắng nghe không đơn giản chỉ là ngồi im đấy mà mặc kệ người ta nói gì thì nói, mà là dùng trí óc để nghe và dùng tâm hồn để cảm nhận. Học sinh của tôi đã giúp tôi nhận ra điều đó, để tôi có thể tự chấn chỉnh lại bản thân mình. Tôi cố gắng đem đến cho học trò của mình những kiến thức, những kĩ năng làm bài, và học sinh thì dạy tôi rèn luyện tính khí, sự kiên nhẫn, để khoảng cách giữa giáo viên và học sinh không còn quá xa, nhưng vẫn trong chừng mực. Tôi chợt thấy những lời dạy của cụ Vi-ta-li quả thực không sai chút nào. Hector Malot đã rất thành công khi xây dựng một nhân vật mang tính giáo dục cao cho mọi thế hệ đến như vậy. KẾT LUẬN:  Có thể nói, cốt truyện dài phức tạp, các tuyến hình tượng nhân vật nhiều và đồ sộ cùng với sức khái quát chủ đề, tư tưởng, nhiều bài học lớn là những đặc điểm phân biệt tiểu thuyết với các thể loại khác, đặc biệt là truyện ngắn. Thông qua việc đọc “Không gia đình” dưới góc độ thể loại, ta có thể cảm nhận một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn ý nghĩa, những thông điệp và tín hiệu về cuộc sống đời thực được tái hiện lại trong từng chi tiết, từng câu từ. Đọc tiếp: Không gia đình của Hector Malot dưới góc độ thi pháp thể loại phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

NHỮNG BÀI HỌC MANG TÍNH THỜI ĐẠI VÀ GIÁO DỤC ĐẰNG SAU “KHÔNG GIA ĐÌNH”:  Vì đây là một tiểu thuyết nên tác phẩm mang đậm những nét đặc trưng của thể loại này. Tác phẩm có dung lượng dài và cốt truyện phức tạp. Đọc “Không gia đình”, ta có thể cảm thấy chỉ từ một câu chuyện cậu bé mồ côi bị bỏ rơi, mà tác giả đã phát triển thêm được nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn và lôi cuốn đến phút cuối cùng. Cả cốt truyện cũng giống như sự hình thành, lớn lên, trưởng thành và già đi trọn vẹn của một con người. Và mỗi giai đoạn khác nhau lại đem đến những câu chuyện, những trải nghiệm khác nhau.  Tiểu thuyết cũng là một thể loại có thể đưa ra được và dẫn dắt người đọc tới nhiều bài học, thông điệp và chủ đề trong cùng một tuyến cốt truyện hoàn chỉnh. Điều này đối lập hẳn so với truyện ngắn khi chỉ tập trung vào một vấn đề đơn lẻ. Nếu “Không gia đình” được viết dưới thể loại truyện ngắn, ắt hẳn những bài học, những giá trị nhân sinh quan về cuộc sống sẽ không thể đủ dung lượng để có thể truyền tải được hết.  Rê-mi và cuộc hành trình đầy gian nan, vất vả của chú bé đã dạy cho các em nhỏ rất nhiều bài học bổ ích về cuộc sống, về lao động,... Nhưng điều làm tôi, và có lẽ là cả nhiều người lớn nữa ấn tượng nhất, đó là những lời nói của cụ Vi-ta-li khi cụ dạy Rê-mi trước buổi trình diễn ra mắt công chúng đầu tiên của cậu bé. Khi cụ nói với Rê-mi rằng: “Cháu ơi, cháu cần có ý chí và ngoan ngoãn phục tùng. Phải làm cái gì thì cháu cố làm cho hết sức. Ở đời tất cả mọi thành công là ở đó!”, bất giác tôi chợt khựng lại để suy ngẫm. Tại sao công việc của tôi, việc học tập của tôi cứ mãi lẹt đẹt và không theo ý mình mong muốn? Đã bao nhiêu lần tôi làm bài tập về nhà của mình một cách đối phó? Đã bao nhiêu lần tôi đổ lỗi và thầm trách nhà trường vì những công chuyện trời ơi đất hỡi không vừa lòng tôi? Tôi không nhớ nữa, có lẽ là đã nhiều lắm rồi. Và sau khi đọc câu thoại này của cụ Vi-ta-li, tôi chợt hiểu ra mình đang sống sai thật rồi. Một cuộc sống mà cứ suốt ngày than trách, đổ lỗi, không có mục đích để hướng đến, làm việc hời hợt, học tập cẩu thả thì còn tư cách gì mà mong sự thành công đến với mình. Thành công sẽ không đến với mọi người. Nó chỉ đến với những con người thực sự có ý chí, nghị lực, sống và làm việc hết mình để đạt được nó. Nghĩ được thế, tôi lại đâm ra không thích những con người hay than thân trách phận và đổ lỗi cho hoàn cảnh nọ kia. Tôi đã không còn kết bạn và hạn chế tiếp xúc với những người đó, để tránh những điều tiêu cực ảnh hưởng đến tâm can của mình. Bởi lẽ, tôi hiểu rằng, tất cả những gì mình làm và nhận được trong cuộc sống này đều là do mình mà ra. Chúng ta không nên trách cứ và đổ lỗi cho bất kì điều gì, bởi lẽ hoàn cảnh chỉ là một yếu tố nhất thời mà thôi, chứ nó không quyết định rằng chúng ta thành công hay thất bại. Việc của chúng ta là hãy sống một cuộc sống có ý chí, có ý nghĩa, tuân thủ theo những gì mà công việc, môi trường quy định, và đã làm gì thì hãy làm hết sức mình. Giữ vững tinh thần ấy, rồi một ngày thành công sẽ đến. Đọc tiếp: Không gia đình của Hector Malot dưới góc độ thi pháp thể loại phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

MỞ ĐẦU:  Mỗi tác phẩm văn học, dù là tác phẩm cho người lớn hay cho thiếu nhi đều ẩn chứa những giá trị nhân sinh nhất định. Tác phẩm “Không gia đình” của Hector Malot cũng là một tác phẩm như vậy. Có thể nói, nếu tác phẩm này không được viết dưới thể loại tiểu thuyết, ta khó có thể hình dung được hết những ý nghĩa và thông điệp mà tác phẩm mang lại, và của nhà văn muốn định hướng cho người đọc. Bởi vậy, đọc “Không gia đình” của Hector Malot dưới góc độ thi pháp thể loại, theo tôi nghĩ, đây là một việc làm cần thiết khi tiếp cận tác phẩm.  Cha đẻ của tác phẩm này, tức Hector Malot, đã cho “đứa con tinh thần” của mình ra đời từ cách đây hơn trăm năm. Có thể nói, ông không chỉ là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết nổi tiếng nước Pháp, mà sức ảnh hưởng và những giá trị nhân văn ông đã truyền tải trong suốt cuộc đời mình với trên bảy mươi tác phẩm còn lan ra cả thế giới. Ông đã ra đi nhưng những giá trị ấy vẫn luôn còn mãi, bất hủ với thời gian.  Tiểu thuyết “Không gia đình” được xuất bản lần đầu năm 1878. Tác phẩm đã được nhận Giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn Học Pháp. Đã có nhiều nước trên thế giới dịch lại tác phẩm và xuất bản nhiều lần. Kể từ lúc ra đời cho đến nay, tác phẩm luôn nhận được sự ủng hộ và yêu mến từ các độc giả, đa phần là độc giả nhí. Vì sức ảnh hưởng quá mãnh liệt mà nó cũng đã được chuyển thể nhiều lần thành phim ảnh và truyền hình. NỘI DUNG CỐT TRUYỆN:  Tác phẩm kể về chú bé Rê-mi bị bỏ rơi từ khi còn rất nhỏ. Cậu được gia đình nhà Bác-bơ-ranh nhận nuôi. Sau một vụ tai nạn lao động và trở về nhà trong tình trạng tàn phế, ông Giê-rôm Bác-bơ-ranh, cha nuôi của Rê-mi sinh hám lợi. Ông đã bán cậu bé cho cụ Vi-ta-li, một chủ gánh xiếc chó rong. Từ đó, Rê-mi phải đi theo gánh xiếc của cụ Vi-ta-li. Và cũng chính từ đó, hành trình của chú bé bắt đầu. Hai người đã đi khắp đất Anh và Pháp để trình diễn xiếc kiếm sống. Đến Anh, vì một sự cố nhỏ ở chỗ chợ nơi họ biểu diễn mà cụ Vi-ta-li bị tù hai tháng liền. Tại đây, Rê-mi đã gặp được bà Mi-li-gơn và chú bé Ac-tơ. Chính hai người này lại có mối quan hệ ruột thịt với Rê-mi mà mãi sau này em mới biết được. Em đã lớn lên với tuổi thơ đầy gian truân, vất vả trước khi tìm được gia đình thật của mình. Trên cuộc hành trình đó, em đã đi nhiều nơi và gặp gỡ với đủ mọi hạng người. Có người tốt, có người xấu, có nơi tràn đầy tình yêu thương, lại có nơi chỉ toàn lừa lọc, dối trá. Có những khi em được nuôi nấng, chở che, nhưng cũng có khi em bị hắt hủi. Ở giữa chặng đường, dù phải chịu đau đớn vì sự ra đi của cụ Vi-ta-li trong đêm bão tuyết, phải tự lập để lo cho mình và lo cho cả đoàn xiếc, nhưng em lại gặp được người bạn tốt là Mat-chi-a, một tài năng âm nhạc nở rộ sớm cùng lòng nhiệt huyết hết mình vì tình bạn và chú chó thông minh Capi đồng hành suốt lộ trình dài. Rê-mi vẫn luôn sống như những gì mà cụ Vi-ta-li trước đây đã dạy: trung thực, dũng cảm, nhân hậu, sự ngay thẳng, tự trọng, tình yêu lao động, tự đi lên bằng đôi chân của mình, không xin xỏ ai, lễ phép, biết nhớ ơn nghĩa và luôn luôn muốn làm người có ích. Và cuối cùng, vượt qua bao khó khăn, cuối cùng, em đã được đoàn tụ với gia đình thật sự của mình. Đọc tiếp:  Không gia đình của Hector Malot dưới góc độ thi pháp thể loại phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Chức năng xã hội, phương thức tiếp nhận và quy ước thể loại còn góp phần tạo nên giá trị tinh thần từ tác phẩm: Tony Bùi chọn thơ làm cách thức biểu lộ tình cảm của mình để bộc lộ tình yêu đôi lứa đẹp trọn vẹn, tình yêu quê hương và sau đó là niềm tự hào về mảnh đất cố đô một cách trang nhã. Anh còn đưa vào thơ bài học về hai giá trị tinh thần không thể thiếu của mỗi người là tình yêu đôi lứa thủy chung và tình yêu quê chung thủy: luôn sống hướng về cội nguồn, trân trọng những người thân yêu và những giá trị tốt đẹp mà cội nguồn đem lại. Kể cả khi đọc hay nghe “Đất mẹ Tràng An” thì người tiếp nhận tác phẩm đều nhận ra nhịp văn bản vừa là thơ, vừa là hát. Nghĩa là, muốn cảm nhận tác phẩm, người đọc đồng thời trải nghiệm, cảm nhận qua thính giác, thị giác và còn bằng kiến thức văn học cá nhân để nhận ra sự tiếp nhận một số yếu tố thơ truyền thống để tạo thành thơ tự do hiện đại. Như vậy, “Đất mẹ Tràng An” là sự kết hợp sáng tạo giữa tính chất thơ tự sự trữ tình, thơ sơn thủy và cảm hứng câu hát giao duyên Đồng bằng Bắc Bộ. Khi đọc tác phẩm, độc giả sẽ thấy ba yếu tố truyền thống đó được kết tinh trong những vần thơ tự do ấy của Tony Bùi. Thể thơ tự do còn thể hiện tốt vai trò khi không giới hạn số tiếng trong câu giống như việc khẳng định tình cảm không giới hạn, tác phẩm trải dài như bản hòa ca giữa con người và thiên nhiên. KẾT LUẬN: Tác phẩm thơ trữ tình “Đất mẹ Tràng An” mang khuynh hướng thơ hiện đại, nội dung gần gũi, chân thực về giá trị tinh thần truyền thống: tình yêu con người, thiên nhiên của quê hương, niềm tự hào với những giá trị bền vững của dân tộc. Sự sáng tạo trong tác phẩm này chủ yếu nằm ở cách bắt vần, chia nhịp giống thể thất ngôn tứ tuyệt truyền thống rồi sau đó được tác giả cách tân trong thể tự do hiện đại. Hình ảnh thơ mang tính biểu đạt cao, chủ yếu hướng về tình cảm sâu nặng với quê hương, hiện lên trong kí ức nhân vật trữ tình. Cấu trúc ngôn từ của văn bản là nội dung hiện rõ nhất sự đổi mới từ việc tiếp thu giá trị truyền thống của Tony Bùi. Tác giả dùng từ ngữ quen thuộc, tăng giá trị hoài cổ cho nội dung tác phẩm. Với chủ đề quê hương gần gũi, nhà thơ ca ngợi nét đẹp con người và thiên nhiên, thể hiện khát vọng tương lai vững bền, sáng ngời cùng niềm tự hào về quê hương nói riêng và Tổ quốc nói chung. Có thể nói, “Đất mẹ Tràng An” thể hiện rõ sự tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo dựa trên cơ sở “Thi pháp học” cơ bản. Đọc tiếp: Tiếp nhận truyền thống đến sáng tạo thể thơ tự do trong Đất mẹ Tràng An phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Chủ thể ngôn từ thân quen: “Đất mẹ Tràng An” là một tác phẩm thơ trữ tình nên chủ thể sẽ bộc lộ suy tư, tình cảm của mình. Tác giả gửi gắm tình yêu của mình qua lời nói của chủ thể trữ tình. Tình yêu đôi lứa song hành với tình yêu quê hương luôn thường trực trong trái tim nhân vật “anh”. Ngôn từ dung dị, gần gũi với giao tiếp hằng ngày của người dân. Tony Bùi kết hợp cả từ thuần Việt và từ Hán Việt trong phát ngôn. Nhìn chung, các từ ngữ Hán Việt đều là từ quen thuộc, phổ biến trong nhân dân, như “lương duyên”, “hoa”. Cả hai từ này đều dùng để chỉ cái đẹp. Nhìn trong tổng thể văn bản, từ ngữ đều nhẹ nhàng, hướng đến điều tích cực. Các sự vật hiện lên đều đẹp theo một cách riêng và khi kết hợp lại với nhau thì nõ như viên ngọc xâu lại thành chuỗi ngọc đẹp, mỗi viên ngọc là một vẻ đẹp con người, thiên nhiên. Tác giả Tony Bùi sử dụng ngôi kể thứ nhất để tăng tính cá nhân trong văn bản giúp văn bản hiện lên như lời hát giao duyên. Nhân vật trữ tình xưng “anh” đối thoại với “em”, kể về kỉ niệm tình yêu gắn với địa danh thực “Qua Tràng An còn vương hình bóng cũ/ Kỉ niệm xưa khắc trên cây cổ thụ”, “cánh cò chở kí ức sang sông”, “Về Hoa Lư rực rỡ cánh phượng rơi” và sự hi vọng tình yêu cập bến hạnh phúc “Lương duyên nợ trầu cau nên chồng vợ”. Trong câu hát đó, nhân vật trữ tình gắn chuyện tình với những sự vật gắn với kỉ niệm, sự việc giản dị, mang màu sắc cổ điển, rất phù hợp với hoàn cảnh xa quê, nhớ về quê nhà và người thân yêu nơi đó.  Kiểu chủ đề, nội dung đời sống gần gũi và tổ chức kết cấu phù hợp: Trong tác phẩm, vẻ đẹp nên thơ, hữu tình của non nước Ninh Bình. Nhan đề văn bản là “Đất mẹ Tràng An” nhưng mở rộng hơn là “đất mẹ Ninh Bình” bởi vẻ đẹp thiên nhiên được nhắc đến không chỉ ở “Tràng An – Hạ Long trên cạn” mà còn các địa danh khác cũng nổi tiếng không kém là cố đô Hoa Lư với hàng phượng nghìn năm tuổi, sông Bôi nối sông Hoàng Long (Nho Quan) chảy ra sông Đáy và sông Ngô Đồng (Tam Cốc) với cánh cò bay trên dải lúa chín vàng từng vào các tác phẩm nhiếp ảnh thế giới nhiều lần. Vẻ đẹp thiên nhiên Ninh Bình yên bình, thoáng đãng, hùng vĩ với trùng điệp núi sông. Tác giả đã chọn không gian và thời gian cho nhân vật trữ tình để “anh” bộc bạch tình yêu da diết với “em” và tình yêu mến quê hương tươi đẹp của mình. Có lẽ, nhà thơ đã lấy cảm hứng thủ pháp nghệ thuật trung đại quen thuộc “tả cảnh ngụ tình” để đặt nhân vật trữ tình bộc bạch tình cảm trong không gian thiên nhiên hùng vĩ, ngầm so sánh và khẳng định sự lớn lao của quê hương trong trái tim mỗi người. Kết cấu văn bản theo chiều suy tưởng từ quá khứ - hiện tại – tương lai, thuận theo diễn biến tâm lí nhân vật. Nhân vật trữ tình nhớ những kỉ niệm nơi quê nhà, nhớ về truyền thống của dân tộc trong văn hóa cưới hỏi, thưởng ngoạn sông núi,… để gợi nhớ về quê hương, sau đó là bộc lộ khát vọng về tình yêu đôi lứa, trân trọng, tự hào về Ninh Bình của mình. Quê hương luôn là nơi con người hướng về và với đồng bào Việt Kiều như Tony Bùi thì quê hương thiêng liêng theo một cách đặc biệt. Đọc tiếp:  Tiếp nhận truyền thống đến sáng tạo thể thơ tự do trong Đất mẹ Tràng An phần 4

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22