Không gian và thời gian nghệ thuật trong bài thơ “ Hoa cỏ may” của Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ thuộc “thế hệ chống Mĩ”. Bà là nhà thơ nữ viết nhiều và hay nhất về tình yêu, thơ của bà mang đậm nét tự truyện cùng với đó là bài học triết lý sâu sắc. Nếu như Xuân Diêu được mệnh danh là ông hoàng của thơ tình thì Xuân Quỳnh là bà hoàng của thơ tình khi viết về tình yêu. Nội dung thơ của bà phản ánh về hiện thực cuộc sống của người dân lúc bấy giờ trong những năm tháng khắc nghiệt do chiến tranh mang lại. Thơ của Xuân Quỳnh luôn giàu cảm xúc và nhiều màu sắc đặc biệt. Chủ đề chính được bà khai thác thường nghiêng về hướng nội nhiều hơn, đó là chủ đề về kỷ niệm tuổi thơ, gia đình, tình yêu…Thơ cả bà gần gũi với cuộc sống đời thường hoà với tâm trạng chung của xã hội. Bài thơ “Hoa cỏ may” được sáng tác vào năm …. in trong tập ……Bài thơ là tiếng nói âm vang từ đời sống rất thực, tiếng hát của một trái tim chân thành, nồng ấm với những khát khao yêu thương không bao giờ ngơi nghỉ.
Trong bài thơ “Hoa cỏ may”, Xuân Quỳnh đã xây dựng không gian nghệ thuật theo trục đối lập giữa mùa cũ và mùa mới. Không gian của những hoài niệm xưa cũ đã qua và không gian của hiện tại với các cảnh vật quen thuộc từ quá khứ đến hiện tại. Không gian đối lập giữa ngày xưa và ngày nay giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ được suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình trước những song gió của tình yêu. Đồng thời giúp tác giả giải phóng bản thân để mở rộng chiều kích tâm hồn ở các không gian khác nhau qua sự vận động từ không gian của mùa cũ đến không gian thực tại. Không gian nghệ thuật trong bài thơ được tác giả khắc họa qua các sự vật thiên nhiên có sự chuyển biến, vận động của thời gian. Như chúng ta đã biết, thời gian theo cách hiểu thông thường của đời sống là thời gian một chiều từ quá khứ đến hiện tại rồi đến tương lai. Mọi sự việc xảy ra đều theo trật tự trước sau của nó. Nhưng trong bài thơ “Hoa cỏ may”, Xuân Quỳnh đã xây dựng thời gian nghệ thuật từ hiện tại nhìn về quá khứ rồi đến tương lai. Thời gian vận động, chuyển biến theo tâm trạng và suy tư của nhân vật trữ tình để từ đó cho thấy quan điểm và thái độ của nhà thơ trước tình yêu và cuộc đời. Thời gian và không gian nghệ thuật trong bài thơ lồng ghép vơi nhau tạo nên một bức tranh hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Trong nền không gian và thời gian đó, con người sống lại những kỹ niệm và có sự chiêm nghiệm về quy luật của tình yêu. Bài thơ với sự vận động từ hoáng ngoại để tìm đến sự đồng điệu nơi đất trời lúc sang thu để quay trở lại về cái tôi để giãi bày tâm trạng.
“Cát vắng sông đầy cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu.”
Ở khổ thơ thứ nhất Xuân Quỳnh đã sử dụng không gian nghệ thuật qua các hình ảnh “cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ”. Không gian mở rộng nhiều chiều kính với một tâm trạng buồn mênh mang được trải dài trong không gian với nhiều chiều kích. Không gian của sự vắng lặng, tĩnh mịch và gợi cảm giác trống trải. Những sự vật xuất hiện trong không gian như cát, sông và cây như đang nhuốm màu tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đều viết về sự chuyển giao giữa các mùa nếu như Hữu Thình trong bài “Sang Thu” diễn tả khoảnh khắc giao mùa qua các dấu hiệu bình dị và gần gũi qua cảm nhận của các giác quan thì Xuân Quỳnh lại diễn tả sự chuyển giao của mùa qua không gian với các cảnh vật đìu hiu mà lăng lẽ. Ở câu thơ thứ nhất, hình ảnh nắng, gió, cây gợi ra không gian khoáng đạt của thiên nhiên lúc sang mùa. Một bờ cát vắng quanh hiu, mênh mông trải dài đang đợi chờ những chuyến đò, một dòng sông xanh đầy ắp con nước nhưng không có một gợn sóng, một chiếc lá rơi cho cây ngơ ngẩn trước gió. Khung cảnh thiên nhiên được hiện ra với sự hiu quanh, chậm chạp và vắng lặng, bình dị. Câu thơ “ không gian xao xuyến chuyển sang mùa” là hình ảnh không gian dường như có sự biến đổi như tâm trạng của con người. Không chỉ vậy không gian nghệ thuật cùng với thời gian nghệ thuật đã làm cho nhân vật trữ tình như quay lại về quá khứ với những hoài niệm xưa cũ. Hình ảnh mùa trong câu thơ của Xuân Quỳnh không chỉ là khoảnh khắc của sự chuyển giao mà còn là là không gian của mùa xưa cũ, mùa của những hồi ức và kỷ niệm đã qua. Điểm nhìn từ bến sông được mở rộng hơn, xa hơn khiến cho hình ảnh của vạn vật như sống động và được nhân hóa bởi hai từ “ngẩn ngơ” và “xao xuyến”. Đất trời bao la đang lắng nghe vạn vật chuyển mình trong thời khắc giao mùa. Thời khắc chuyển mùa ấy khiến thời gian trôi qua khẽ khàng hơn, gợi cả những kỷ niệm ùa về. Thời gian có sự vận động từ hiện tại về quá khứ, trở về những hoài niệm của một thời xưa cũ. Đứng trước không gian mênh mông, rộng lớn của đất trời nhân vật trữ tình nghe đâu đó âm thanh gọi mình trong vòm lá. Nhân vật “em” xuất hiện một cách đầy “tình cờ”, thấp thoáng tiếng gọi trong vòm lá. Đó là âm thanh của những hoài niệm xưa cũ, là nỗi nhớ về bóng hình xưa. Không gian được mở rộng theo nhiều chiều kích và thời gian cũng ngược trở về quá khứ để thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình. Vẫn là con đường đó, vẫn là những cảnh vật quen thuộc nhưng bây giờ đã trở thành hoài niệm xưa cũ của một thời đã xa.
Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Hoa cỏ may phần 3