Bởi Học văn cô Hà Huyền | 05/11/2024 0 bình luận

Con người cá nhân Với gã đàn ông mặc comple: Ngay từ đầu, lão luôn tỏ ra khó chịu vì bị bà cụ làm phiền. Lão cũng không chút mảy may suy nghĩ, thương cảm trước nỗi đau của người mẹ, trước những mất mát mà chiến tranh mang lại, trước công ơn của các thế hệ đi trước để lão có cuộc sống hòa bình như bây giờ. Nhân vật này là biểu tượng cho những con người sống trong thời bình, khi chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, họ đã quên đi những mất mát, hy sinh, quên đi chiến tranh gian khổ, họ chỉ nghĩ cho cái lợi của bản thân, bỏ lơ nỗi đau của người khác. Bởi thế, khi phê phán nhân vật này cũng là đem đến một lời nhắc nhở, lời cảnh tỉnh cho lối sống của con người thời hậu chiến. Với cô tiếp viên hàng không: ngay từ đầu, cô luôn tỏ một thái độ lịch sự, kiên nhẫn với bà cụ. Khi bà cụ thắp hương, cô không hề phàn nàn, trách móc những việc đã vi phạm quy định an toàn bay. Cô chỉ im lặng. Đó là sự lặng im thành kính, nghiêng mình trước vong linh người anh hùng, cùng sự xót xa trước nỗi đau của người mẹ. Cô thấu hiểu nỗi lòng bà cụ, một người mẹ mất con mang trong mình những nỗi đau, vết thương không thể xoa dịu. Với nhân vật “tôi”: ban đầu, người đọc thấy anh quan sát một cách thờ ơ với thái độ không chấp nhặt người già. Nhưng chắc chắn là một người luôn luôn thấu hiểu, có những suy nghĩ sâu xa nên anh đã hành động thật nhanh để giữ lấy khung ảnh. Hành động đẹp đó thể hiện sự biết ơn, cảm phục của anh trước sự hy sinh của người lính không quân, của bà mẹ Việt Nam anh hùng. Kết luận Văn chương là tấm gương phản ánh hiện thực, nhà văn chân chính là người biết gom nhặt những hạt bụi vàng từ cuộc sống mà viết lên trang. Hiện thực thời hậu chiến luôn ẩn chứa trăn trở, suy tư của người cầm bút về số phận con người. Thời gian có thể thay đổi cuộc đời nhưng chẳng thế xóa nhòa những nỗi đau mất mát hằn in trong trái tim người mẹ. Sâu thẳm nhân vật bà cụ trong tác phẩm Mây trắng còn bay chứa đựng bao u sầu, cô đơn, lạc lõng. Còn các nhân vật trông trong thời bình thì thể hiện cái tôi cái cá nhân quá lớn. Họ quên đi mất mát, đau thương, họ không thấu hiểu được nỗi đau của chiến tranh. Đó cũng là trăn trở, âu lo của nhà văn Bảo Ninh. Ông là người lính bước ra từ cuộc chiến trở về với cuộc sống thời bình, hơn ai hết ông chứng kiến mọi sự thay đổi của xã hội, nhìn ra những góc khuất của cuộc sống thời bình dưới con mắt của con người hậu chiến. Người lính ấy nhìn nhận lại quá khứ, nhận thức lại hiện tại, đem đến cái nhìn sâu sắc về con người bằng việc gửi gắm qua tình huống truyện, qua tác phẩm của mình. Ông thể hiện niềm cảm thông, thương cảm cuả tác giả với những bà mẹ có con hi sinh trong chiến tranh, xót xa với số phận con người thời chiến – khi họ ngã xuống ở cái tuổi đẹp nhất, hi sinh cuộc đời để đem lại hoà bình cho dân tộc. Đồng thời là tiếng nói tố cáo chiến tranh, phê phán lối sống cá nhân, ích kỉ của những người thời bình thờ ơ trước những hi sinh của những người đã ngã xuống trong thời chiến. Đó còn là sự chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, vết thương chiến tranh chẳng bao giờ xoá nhòa được, nó còn mãi cùng với sự chảy trôi của cuộc đời như “mây trắng” vẫn bay. Cần trân trọng những hi sinh thầm lặng của con người trước, trong và sau chiến tranh. Quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả Bảo Ninh cũng là quan niệm về con người trong văn học giai đoạn 1986. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Mây trắng cò bay phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 05/11/2024 0 bình luận

Quan niệm về nghệ thuật con người sau chiến tranh Ai đã đọc Bảo Ninh nếu chấp nhận được văn phong của anh hẳn sẽ thấy một năng lực chữ nghĩa dồi dào như mạch chảy ào ạt của sông suối. Văn Bảo Ninh giầu hình ảnh, trầm buồn, uyển chuyển, lắt léo, bất ngờ nhưng rất thực rất đời. Chữ nghĩa của Bảo Ninh cầu kỳ nhưng lại rất chính xác và đặc biệt ngập tràn cảm xúc (Phạm Ngọc Tiến). ​​​​​​​​​​​​​​Con người cô đơn, xa lạ Trong thời chiến bà cụ là nhân vật anh hùng. Nhân vật bà cụ được kể vốn không được kể chi tiết về lai lịch. Không tên. Không tuổi. Không rõ quê hương. Lai lịch mờ đi. Người đọc gom lại trong câu chuyện chỉ thấy qua cách xưng hô của các nhân vật để thấy bà cụ tuổi đã cao; qua trần tỉnh về giá vé máy bay để thấy bà ở một miền quê nào đó; qua câu van xin để thấy bà từng là người chiến sĩ của thế trận chiến tranh nhân dân của Đảng ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ nối tiếp đến 30 năm (1945-1975). Mờ hóa về lai lịch của nhân vật vốn không phải là điều xa lạ trong văn học, thậm chí, khi đọc sáng tác của nhà văn nổi tiếng thế giới Kafka, nhân vật trong sáng tác của ông cũng thường không tên, nếu có cũng là dạng kí hiệu K,N,A,.. Dẫu có sự mờ hóa về lai lịch, nhưng chỉ cần thông tin về tấm ảnh con trai cụ đã hy sinh: Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ đủ để người đọc nhận thấy bà xứng đáng là người mẹ Việt Nam anh hùng. Một người kháng chiến toàn tâm hướng về cách mạng. Chiến tranh 30 năm chống Pháp, chống Mỹ, nhất là kháng chiến chống Mỹ, diễn ra rất ác liệt. Bom đạn kẻ thù, sự tiếp tay của những người Việt Nam quay lưng lại với lợi ích dân tộc, đi theo danh lợi của tiền bạc mà “bán nước cầu vinh” đã gây ra biết bao tổn thất, mất mát và đau thương cho nhân dân, cho lịch sử dân tộc. Để có chiến thắng hào hùng, có những “Điện Biên Phủ trên không”, …thì cũng đồng nghĩa với việc có nhiều chiến sĩ “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, đã “áo bào thay chiếu anh về đất”, nhiều người mẹ “”Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”. Con trai bà cụ đã chiến đấu và hy sinh cũng là phản ánh khốc liệt của chiến tranh như thế. Điều để người đọc trân trọng, biết ơn những gia đình như của cụ, những người mẹ như cụ, những anh hùng trẻ tuổi như con trai cụ đã sống một thời oanh liệt, một đời hiến dâng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Ra trận, chiến đấu và hy sinh để giải phóng dân tộc, để thống nhất đất nước là lý tưởng của thời đại Hồ Chí Minh. Thế nên, hình ảnh Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ cũng là hai khía cạnh của vấn đề: vừa là sự mất mát hy sinh, nỗi đau thương; nhưng vừa là tấm gương về người anh hùng, là ánh sáng soi đường cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của những con người xuất thân “Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”! Thời chiến đã là miền kí ức khuất đi trong câu chuyện, nó chỉ đồng hiện trong hành động tìm lại hình bóng của con trong tâm khảm của ngừi mẹ. Dấu ấn huy hoàng của thời đại anh hùng cũng trở nên mỏng manh trong lớp ngôn từ kể chuyện, nhất là trong tâm trí của những người còn sống. Nhà văn không dùng quyền năng của mình trong những năm tháng tham gia chiến tranh để tô vẽ cho thời đại hào hùng như thế. Nhà văn cũng lùi vào phía sau, thật xa, lỡ cỡ với chính cuộc sống này! Trong thời bình – bà cụ là con người cô đơn, xa lạ. Lai lịch nhân vật bà cụ trong “Thời xa vắng” cũng mỏng mảnh như làn mây trên nền trời xanh thẳm. Trước mặt của người kể chuyện xưng tôi, bà cụ vẫn không được tô đậm thêm, không sáng tỏ thêm. Người đọc chỉ thấy, trong dãy ghế có ba chỗ ngồi, bà cụ là một hành khách của chuyến bay, người đến từ một “thế giới khác”. Những thông tin về hành khách: họ tên, tuổi, số chứng minh nhân dân, điểm khởi hành cũng xóa mờ. Xóa mờ lai lịch nhân vật như nhân vật bà cụ còn lan ra cả khoang máy bay. Chỉ duy nhất, sự vật được xác định là máy bay mang số hiệu TU (một loại máy bay dân dụng do Liên Xô sản xuất), còn lại những nhân vật khác cũng bị xóa mờ lai lịch. Người đọc chỉ biết đến tên chung chung: nhân vật xưng tôi, nhân vật dùng đặc điểm trang phục (tay mặc comple), nhân vật mang đặc điểm nghề nghiệp (cô tiếp viên). Lai lịch của bà cụ được biết đến không còn là một chiến sĩ, một người kháng chiến nữa, mà là một công dân, một người nông dân trong xu hướng xây dựng xã hội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc! Bước ra từ quá khứ hào hùng, ánh hào quang thời đại không đủ giúp bà cụ tìm được sự bình an trong cuộc sống. Hiện lên trong toàn bộ câu chuyện là hình ảnh của bà cụ già, cuộc sống khó khăn: Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế. Ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thủy tinh đựng gạo. Nhìn từ những dấu ấn ngoại hình: bé nhỏ, teo tóp, nhìn từ dấu ấn kinh tế gia đình: ngàn, trăm cũng khó. Nhìn từ vật phẩm cho con: hoa, nải chuối xanh, phẩm oản, ba cây nhang,..Từ những cái bà có, bà sở hữu đều xác lập cuộc sống vật chất đạm bạc, nghèo khó. Đó còn là bà cụ như lạc lõng, xa lạ với cuộc hiện đại. Hành trình chuyến bay hơn 1 giờ đồng hồ bà cụ là trung tâm của câu chuyện. Bà bộc lộ sự ngây ngô trước sự vật trong không gian mới lạ bên ngoài: mây trời, không gian, điểm đến,..Bà bộc lộ sự ngây ngô trước sinh hoạt trong không gian máy bay: ăn nhẹ trên máy bay, giá vé, an toàn bay,…Đó còn là bà cụ với nỗi đau dai dẳng. Hành trình của chuyến bay là hành trình bà tìm về miền con khuất. Bà chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ con: lưu giữ tấm ảnh, tìm hình bóng của con nơi đơn vị cũ. Bà sợ hãi trước sự phản đối của người ngồi bên cạnh về mong mỏi tâm linh của mình. Thái độ của bà cụ cho thấy tình cảm thiêng liêng của tình mẫu tử và nỗi đau không thể chữa lành mà chiến tranh đã để lại cho cuộc đời người ở lại. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Mây trắng cò bay phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 05/11/2024 0 bình luận

Nội dung nghiên cứu Khái niệm về quan niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lí giải, cảm nhận, đánh giá của con người của nhà văn thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua hệ thống phương tiện nghệ thuật. Đối tượng trung tâm là con người, cõi nhân sinh. Mỗi thời đại nhà văn khác nhau lại có những quan niệm khác nhau về con người. Bản thân mỗi nhà văn quan niệm nghệ thuật cũng có sự thay đổi luôn vận động và biến đổi. Quan niệm nghệ thuật của nhà văn phải tìm hiểu trong tác phẩm của nhà văn đó mới thấy rõ. Thông qua nhân vật bà cụ, nhân vật “ tôi” người kể chuyện, nhân vật tay vận Comple và cô tiếp viên hàng không chúng ta thấy rõ quan niện về con người sau chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh. Ý nghĩa của quan niệm nghệ thuật về con người Làm nổi bật lên tính chủ thể. Vai trò chủ thể của nhà văn trong việc miêu tả của nhân vật. Là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá tính nhân văn của một nền văn học. Đánh giá sự đổi mới của một nền văn học, một giai đoạn văn học sau năm 1975. Khắc họa những con người đời tư, cá nhân, khắc họa những bi kịch con người, con người chấn thương, con người sau chiến tranh…Đồng thời đánh giá sự đóng của nhà văn làm nên vị trí, vai trò, tài năng của nhà văn. Truyện ngắn xoay quanh một tình huống chủ chốt: Có một bà cụ lần đầu được đi máy bay nhờ tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai của bà cho. Khi đi qua vĩ tuyến 17 thì bà lập một cái ban thờ nhỏ trên máy bay. Hóa ra, hôm ấy là ngày giỗ con trai cả của bà cụ - người phi công gần 30 năm trước đã hi sinh trong trận chiến tại sông Bến Hải. Hành động của bà cụ khiến tay vận Comple khó chịu, còn nhân vật cô tiếp viên hàng không và “tôi” thì lặng người đi khi nhìn thấy bức ảnh trên ban thờ nhỏ đó. Vậy chiến tranh đã qua đi nhưng để lại nỗi đau vô cùng to lớn, nó luôn tồn tại ngầm trong một con người. Các nhà văn tập trung xây dựng xã hội mới, con người lạc lõng, cô đơn xuất hiện. Con người cá nhân xuất hiện. Tạo nên giá trị riêng cho nên văn học giai đoạn 1975-1986 và tên tuổi của tác giả Bảo Ninh. Biểu hiện quan niệm về nghệ thuật về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn được thể hiện trong toàn bộ tác phẩm, có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm có bấy nhiêu chỗ thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người, nhưng yếu tố thể hiện tập trung nhất là cách miêu tả nhân vật. Cách đặt tên nhân vật chính “bà Cụ”,, Bảo Ninh muốn cho người đọc thấy một con người sống ở hai thời đại. Là nhân vật anh hùng trong thời chiến, nhưng bà Cụ lại là con người cô đơn, xa lạ trong thời bình. Nhân vật tay vận Comple, cô tiếp viên hàng không, nhân vật kể chuyện “tôi” là người sống trong giai đoạn thời bình, công việc đòi hỏi kỹ thuật, năng lực và sự kỉ luận cao. Là người sống trong giai đoạn thời bình nên họ chưa thấu hiển được nỗi đau của người mẹ già mất con. Một nỗi đau không bao giờ nguôi ngoai theo thời gian. Và chưa thật sự hiếu, thông cảm và có cái nhìn nhân văn đối với bà Cụ. Qua cách miêu tả ngoại hình nhân vật tác giả cho thấy vẻ khác nhau giữa các nhân vật trong truyện. Đối với bà Cụ nhà văn miêu tả “Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”, lưng còng, người gầy guộc. Cho thấy người mẹ già đã nhiều tuổi, thân hình bé nhỏ, sự ốm yếu. Với bà Cụ có con trai hy sinh trong chiến tranh mang trong lòng nỗi đau quá lớn mà thời gian đi qua cũng không thể nào chữa lành được.Vì thế, ngay lần đầu tiên được đi máy bay, khi biết rằn g sẽ được qua miền con trai mình đã hy sinh (trên không phận vĩ tuyến 17), bà đã mang đủ nhữn g thứ cần thiết để có thể thắp nén nhang cho vong hồn đứa con trai yêu dấu (đĩa hoa cúng, mấy cái phẩm oản, nải chuối xanh, một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc, ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thủy tinh đựng gạo. Tất cả ban đầu được để gọn gàng, kín đáo trong chiếc làn mây). Hành động của bà cụ là chưa từng xảy ra trên máy bay, cũng chẳng ai có thể nghĩ sẽ có người làm như vậy trên một chuyến bay. Phản ứng của các nhân vật trước tình huống này: Với gã đàn ông mặc comple: Lão “hoảng hốt”, nạt nộ cục cằn “Làm cái gì vậy? hả! Cái bà già này!”. Lão phàn nàn về bà cụ “dở hơi” thắp hương trên máy bay: “Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt”. Với cô tiếp viên hàng không, khi thấy hành động bày biện bàn thờ và thắp hương của cụ, cô đã “đứng sững”, “không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn”. Còn nhân vật “tôi”, khi chứng kiến hành động éo le, dị thường của người mẹ già, anh đã có hành động thật đẹp: “Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khun g ảnh”. Biểu hiện quan niệm thông qua hành động, lời nói, cử chỉ của nhân vật. Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về con người trong Mây trắng cò bay phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 05/11/2024 0 bình luận

Thiết kế ý tưởng xây dựng kế hoạch bài dạy để làm rõ đặc trưng về nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng “Cuộc chạm trán dưới đại dương” Khi xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức các hoạt động, ta có thể thấy rõ cần thiết kế theo đặc trưng của thi pháp học, chủ yếu hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua hình thức nghệ thuật xây dựng nhân vật: tên, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ… Từ đó, học sinh rút ra được quan niệm của nhà văn về con người trong truyện khoa học viễn tưởng. Học sinh rút ra điểm giống nhau của các truyện khoa học viễn tưởng, giữa văn bản này với văn bản khác: “Cuộc chạm trán trên đại dương” với “Đường vào trung tâm vũ trụ” của Hà Thủy Nguyên. Theo đó, ta có thể thiết kế các hoạt động ở phần khám phá văn bản với mục tiêu:  Nhận diện đặc sắc về tạo hình nhân vật, đặc điểm nhân vật truyện khoa học viễn tưởng. Nhận xét những nét độc đáo: cách lựa chọn ngôi kể thứ nhất - người kể là nhà khoa học A-rôn-nác; lối tư duy, cách sử dụng ngôn ngữ khoa học,... của văn bản.   Nhân vật “con cá thiết kình- bí ẩn của đại dương”  Giáo viên thiết kế phiếu học tập tìm hiểu nhân vật và cho học sinh làm việc nhóm: không gian, tên, ngoại hình, hành động và rút ra nhận xét đặc biệt đó là đoạn đối đầu với tàu Lin - côn  Giáo viên đặt câu hỏi: “Em có cảm nhận gì về nhân vật “con cá thiết kình” này và thể hiện ước mơ gì của con người?   Nhân vật giáo sư Pi – e A – rôn nác – người kể chuyện.        Giáo viên tổ chức hoạt động “ Ghé thăm nhà khoa học Pi – e A – rôn – nác”. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và hoàn thành phiếu học tập với nội dung: Liệt kê các hành động của giáo sư A – rôn – nác trong việc đánh giá về “ con cá thiết kình” và rút ra nhận xét: thực nghiệm, thu thập và thông tin, đưa ra kết luận.    Giáo viên đưa ra 2 câu hỏi cho học sinh làm việc cá nhân để thấy rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng:      Câu hỏi số 1: Trong quá trình nhà khoa học A – rôn – nác tư duy để khẳng định “con cá thiết kình- chiếc tàu ngầm”, tác giả sử dụng nghệ thuật gì để tái hiện nhân vật?    Câu hỏi số 2: Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện theo ngôi thứ nhất? Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên chốt lại những đặc điểm tiêu biểu về nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng và liên hệ, mở rộng với các thể loại khác đã học trong chương trình. KẾT LUẬN Có thể nói, quan niệm về nghệ thuật con người của nhà văn được thể hiện rõ trong toàn bộ tác phẩm. Quan niệm đó được thể hiện rõ nhất qua cách miêu tả nhân vật chủ yếu là các yếu tố lặp đi, lặp lại: hành động, ngôn ngữ, …Vận dụng thi pháp học để dạy học theo định hướng phát triển năng lực là rất cần thiết trong đổi mới dạy và học theo CTGPT 2018. Theo đó, giáo viên cần bám sát vào hình thức nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian nghệ thuật, thời  gian nghệ thuật, cốt truyện…để làm rõ đặc trưng của thể loại văn học. Truyện khoa học viễn tưởng là thể loại mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới và đem lại nhiều điều thú vị cho cả người dạy và người học. Truyện khoa học viễn tưởng là ước mơ đầy cao cả và vĩ đại của con người về một tương lai tốt đẹp hơn. Điều quan trọng, nó đã kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh đồng thời giúp các em có những liên tưởng về thế giới, về những điều xung quanh trong cuộc sống. Từ đó, đòi hòi người dạy phải đào sâu, nghiên cứu tìm ra những phương pháp mới thích hợp đăc biệt vận dụng thi pháp học để tăng sự hiệu quả trong hoạt động dạy và học. Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 05/11/2024 0 bình luận

Nhân vật giáo sư Pi – e A – rôn – nac – người kể chuyện về chiếc tàu ngầm.  Nhân vật giáo sư Pi – e A – rôn – nac là kiểu nhân vật điển hình trong truyện khoa học viễn tưởng. Nếu như nhân vật “con cá thiết kình” là giả định về ước mơ cho tương lai thì nhân vật giáo sư chính là đại diện cho tư duy, trí tưởng tượng phong phú của con người về các quan niệm khoa học. Nhân vật này cũng mang sức mạnh thể chất phi thường và thể hiện rõ qua tên gọi, cách miêu tả hành động, cách miêu tả ngôn ngữ. Cách đặt tên gọi: Nhà văn đặt tên là giáo sư – người nghiên cứu khoa học, người đưa ra giả thuyết, phán đoán và cũng chính là người đưa ra kết luận. Cách gọi như vậy thể hiên rõ quan niệm của nhà văn để chứng minh kiểu nhật vật này sẽ có trí thông minh kiệt xuất để tạo và tìm ra phát minh. Trong truyện, giáo sư Pi – e A – rôn – nac vừa là người kể chuyện và duy nhất đưa ra những giả thuyết về “ con cá thiết kình”: “ Con cá nằm yên. Có lẽ vì thấm mệt nên giờ đây nó ngủ”, “ quái vật”  , “ không còn nghi ngờ gì nữa, cái mà người ta gọi là động vật….một hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra” và kết luận “con cá thiết kình” là chiếc tàu ngầm bí hiểm. Cách miêu tả hành động, nhà văn đã miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ đối thoại, miêu tả tâm lí nhân vật. Cách miêu tả nhân vật diễn ra theo 3 chiều hướng chính: thực nghiệm, thu thập và xử lí thông tin, đưa ra giả thuyết và kết luận: trèo lên lưng cá, gõ lên lưng cá; phán đoán thân rắn như đá, không mềm như cá voi; lưng đen bóng nhẵn thín, phẳng lì; đưa ra giả thuyết nếu là tàu phải có máy móc, có thợ; kết luận là bàn tay do con người tạo ra con cá – tàu ngầm.  Các giả thuyết cũng được miêu tả lặp đi, lặp lại trong truyện theo cấu trúc giả định “Nếu…thì” và có sự đan xen, lồng ghép với nhau thể hiện một nhà khoa học uyên bác và có tư duy lô- gic. Ngoài ra, tác giả Giuyn Véc-nơ đã thật tài tình khi lựa chọn ngôi kể thứ nhất, người kể là nhà khoa học A-rô-nác chứ không phải Nét Len hay Công-xây bởi nếu vậy, tác phẩm sẽ mất đi tính khoa học, không theo trình tự logic bởi họ đều không có đủ tri thức khoa học như giáo sư.   Từ việc xây dựng nhân vật “con cá thiết kình” và giáo sư A – rô - nác, nhà văn muốn thể hiện ý tưởng khoa học đó là một chiếc tàu ngầm trong tương lai. Ý tưởng khoa học đó cũng bắt đầu từ hiện thực. Nó xuất phát từ mơ ước của con người trong việc khám phá và chinh phục thiên nhiên. Và hiện nay trên thế giới cũng ra đời rất nhiều tàu ngầm hiện đại. Hay nói cách khác nhà văn xây dựng kiểu nhân vật mang tính giả định nhưng lại có tính thiết thực trong tương lai.   Như vậy, thông qua các yếu tố phân tích nhân vật trong văn bản “ Cuộc chạm trán dưới đại dương” có thể thấy quan niệm về con người của nhà văn. Nhân vật cũng được xây dựng qua tên, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ giống như các thể loại văn học khác như : kịch, truyện ngắn, sử thi nhưng mang nét khác biệt. Đó không phải nhân vật tâm lí trong truyện ngắn, nhân vật chức năng trong thần thoại; nhân vật anh hùng sử thi hay nhân vật tư tưởng trong cổ tích. Nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng mang đặc điểm trí tuệ, khát vọng của con người dựa trên các nghiên cứu khoa học có thể trở thành sự thật trong tương lai. Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 05/11/2024 0 bình luận

Phân tích đặc trưng của thi pháp nhân vật trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” của Giuyn Véc – nơ.   Giuyn Véc – nơ là nhà văn người Pháp được xem là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng. Ông được biết đến nhiều tác phẩm đề cập tới cuộc phiêu lưu kì thú của con người: tàu ngầm, máy bay,….Văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” được trích từ “Hai vạn dặm dưới đáy biển” ( 1968) nói về ước mơ chinh phục đại dương của con người. Trong văn bản này, ta có thể thấy rõ các nhân vật mang đặc trưng của thể loại truyện khoa học viễn tưởng. Nhân vật giả tưởng con cá thiết kình – bí ẩn của đại dương Nhân vật con cá thiết kình chính là nhân vật đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng. Nó là giả thuyết, dự báo về quan niệm khoa học. Hay nói các khác đó là hình ảnh ước mơ, khát vọng của con người về chiếc tàu ngầm có thể xuyên dưới đại dương. Nhân vật này được xây dựng có sức mạnh phi thường  khiến mọi người lầm tưởng đó là “con cá thiết kình”. Điều này, kích thích sự tò mò của người đọc hay việc hiểu lầm đó chính là cuộc chinh phục tìm bí ẩn ở đại dương. Nhà văn miêu tả “con cá thiết kình” chủ yếu qua ngoại hình và hành động , đặc biệt trong cuộc đối đầu với tàu Lin – con. Về tên gọi: đặc biệt, kì lạ và mang tính tư duy khoa học của truyện khoa học viễn tưởng  “con cá thiết kình”. Từ “thiết” đã định hình sẵn đặc điểm của đối tượng: bề ngoài thô, dày và đen xỉn, giống như màu sắt. “Con cá thiết kình” lặn xuống mang theo bao khát vọng của con người muốn khám phá đại dương. “Con cá” này được hiện lên trong sự tưởng tượng và tư duy của nhà khoa học A-rô-nác. Cách miêu tả ngoại hình, “con cá thiết kình” được miêu tả rất khác các loại động vật bình thường: màu đen, dài không quá 80 mét, tốc độ 18,5 hải lí/giờ; chiều ngang hơi khó xác định, tốc độ nhanh khiến tàu không đuổi kịp. Cách miêu tả hành động, “con cá thiết kình”: đuôi quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt, khi thở lỗ mũi vột lên cột nước cao 4 mét. Trong cuộc đối đầu với tàu Lin – Con, con cá không cảm thấy và “chẳng tỏ vẻ gì mệt mỏi”, hất văng các thành viên trên con tàu xuống biển. Như vậy, nhân vật “con cá thiết kình” được miêu tả có sức mạnh thể chất phi thường, có cấu tạo kì lạ và khiến con người gặp thất bại. Đây là đặc trưng rất rõ của truyện khoa học viễn tưởng. Trong văn bản các yếu tố kì lạ được lặp đi, lặp lại chủ yếu là hành động miêu tả qua các nghệ thuật nhân hóa, so sánh, số liệu và trong cuộc chạm trán với tàu Lin- con  để làm rõ hình ảnh về con cá “khác lạ”. Từ đây, có thể rõ ước mơ chinh phục thiên nhiên, khám phá những điều bí ẩn đại dương của con người: chiếc tàu ngầm trong tương lai, là “hiện tượng kì diệu” con người tạo ra. Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 05/11/2024 0 bình luận

MỞ ĐẦU  Thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu về hình thức nghệ thuật bên trong của tác phẩm văn học. Đó là không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, cốt truyện, con người,…Việc nghiên cứu ứng dụng thi pháp học là rất cần thiết khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu một tác phẩm văn học. Hay nói cách khác, nhờ việc vận dụng lí thuyết thi pháp học, giáo viên, học sinh sẽ thấy rõ đặc trưng của mỗi thể loại cũng như giai đoạn văn học.  Truyện khoa học viễn tưởng là loại tác phẩm viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán, thường có tính chất li kì. Truyện khoa học viễn tưởng sử dụng cách viết lo-gic nhằm triển khai ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai. Vì có nền tảng là các nguyên lí khoa học mới của thời hiện tại nên có những giả tưởng truyện khoa học viễn tưởng trở thành sự thật. Truyện khoa học viễn tưởng lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy tại chương trình giáo dục phổ thông mới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh. Đó là sự ước mơ, khát vọng về một  tương lai tốt đẹp. Vì thế, việc nghiên cứu, ứng dụng lí thuyết về thi pháp học có vai trò quan trọng trong việc thấy rõ những đặc trưng của thể loại truyện khoa học viễn tưởng mà ở đây chủ yếu là nhân vật. NỘI DUNG Cơ sở lí thuyết về quan niệm về nghệ thuật con người trong thi pháp học. Quan niệm về nghệ thuật con người là cách nhà văn thể hiện trong tác phẩm thông qua hệ thống nghệ thuật, yếu tố từ ngữ . Thông qua cách nghĩ, cách cắt nghĩa , đó là quan niệm thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan, sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng. Biểu hiện về quan niệm nghệ thuật con người trong tác phẩm văn học thường được thể hiện ở các yếu tố lặp đi, lặp lại. Đó là cách đặt tên nhân vật, cách miêu tả ngoại hình nhân vật, cách miêu tả hành động, cách miêu tả ngôn ngữ, cách miêu tả nội tâm nhân vật.   Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng thường là cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối sự sống ngoài Trái Đất như : hành tinh, đại dương, ….Tất cả những hoạt động ấy được thực hiện trên cở sở những phát kiến khoa học trong tương lai. Vì thế, nhân vật chính trong truyện khoa học viễn tưởng thường có thể là giả tưởng, thường có sức mạnh thể chất phi thường, có cấu tạo hoặc tài năng kì lạ, có trí thông minh kiệt xuất để tạo ra những phát minh. Đọc tiếp:  Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Kết luận Tiểu thuyết Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương có sự kết hợp đan xen các kiểu kết cấu chứ không đơn thuần chỉ thuộc về một kiểu kết cấu nhất định. Sự sáng tạo trong xây dựng kết cấu tiểu thuyết đã góp phần làm sâu sắc hơn tư tưởng, tình cảm của nhà văn và nội dung trong tác phẩm cũng như bộc lộ tính cách nhân vật. Sự đa dạng về các hình thức kết cấu đã cho thấy một sự sáng tạo nghệ thuật kể chuyện không ngừng của nhà văn. Có thể khẳng định kết cấu có vai trò quan trọng trong việc thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề, tư tưởng và hệ thống tính cách. Cần thấy rằng khi tìm hiểu kết cấu tác phẩm cần phải xem xét trên nhiều bình diện, góc độ mới thấy hết sự sáng tạo độc đáo của các nhà văn trong xây dựng kết cấu nghệ thuật của tác phẩm. Khi đánh giá giá trị của bất kỳ một kết cấu nghệ thuật nào trong tác phẩm, cũng cần phải soi xét ở nhiều chiều kích khác nhau để thấy được ý nghĩa đích thực của tác phẩm toát lên từ những “kiến trúc đầy âm vang” nghệ thuật. Đọc tiếp: Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm Một ví dụ xoàng phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

  Kết cấu đa tầng, xoắn kép trong tác phẩm Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương Kết cấu đa tầng, xoắn kép là tác phẩm được tạo nên bởi nhiều tầng câu chuyện khác nhau. Tính chất đa tầng ở Một ví dụ xoàng lại được làm dày thêm, trước hết ở hình thức truyện lồng trong truyện. Hình thức truyện trong truyện không phải là một đặc điểm phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam truyền thống, tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, hình thức này không còn là lạ, là “hiếm” nữa và có thể bắt gặp trong nhiều tiểu thuyết của nhiều nhà văn đương đại như Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Thuận…Một ví dụ xoàng, sử dụng kết cấu lồng ghép với hình thức truyện lồng trong truyện này bằng cách chồng chất các tầng lớp của câu chuyện trong hồi tưởng, trong điểm nhìn của nhân vật Khách-con trai nhân vật Sang về sự việc của cha mình. Trong phần kể ấy, một loạt chuyện kể được kể lại qua rất nhiều nhân vật. Nhưng tất thảy đó, những câu chuyện đó được lồng ghép vào câu chuyện chính nhân vật Khách- con trai Sang đi tìm hiểu lại ngọn ngành cái chết năm xưa của bố. Kết cấu đa tầng của Một ví dụ xoàng còn được thể hiện qua hai mạch truyện chính: những sự kiện con người chính xoay quanh về nhân vật Sang trước khi anh bị xử bắn và chuyện về nhân vật Khách-con trai Sang đi tìm về quá khứ, tìm về những bí ẩn đằng sau cái chết của cha mình.. Hai mạch truyện này diễn ra nối liền nhau, như những lớp lang càng bóc ra, chân tướng sự thật càng rõ ràng. Tưởng chừng mạch truyện rời rạc đơn lẻ nhưng khi ghép những câu chuyện ấy lại với nhau tạo nên một bức tranh đầy đủ về thân phận con người. Một ví dụ xoàng, hai mạch truyện về hai thời gian khác nhau cùng với sự dịch chuyển ngôi kể lẫn điểm nhìn một cách đột ngột, liên tục, không có dấu hiệu của sự thay đổi khiến những mảng hiện thực được tái hiện cũng trở nên liên hệ chặt chẽ với nhau, không hề tách bạch, hai thời gian mà nhân vật đang sống lồng ghép, hòa trộn trong nhau. Từ đó người đọc có cái nhìn tổng quát về thân phận nhân vật trong tác phẩm. Nếu như ở các tiểu thuyết khác, các mạch truyện đơn lẻ đều có thể là đề tài để tạo ra một tiểu thuyết mới thì ở Một ví dụ xoàng hai mạch truyện có sự liên kết thống nhất. Thủ pháp kết cấu ở đây, bằng cách triển khai nhiều mạch truyện, có khi đan xen, móc nối chằng chịt và chồng chất lên nhau và bề mặt những tưởng tồn tại độc lập, riêng rẽ, tách biệt nhưng thực chất các mạch truyện này bằng cách nào đó vẫn có sự giao tiếp hay chính qua những sự kiện riêng rẽ như thế của đời sống, Nguyễn Bình Phương đang cố gắng để xác lập một mối liên hệ bên trong, từ đó các mạch truyện, các thế giới soi rọi và lý giải cho nhau, tạo nên sự tổng hoà nhất định. Kết cấu đa tầng, xoắn kép với hai phần song song nối liền nhau khi tác giả cùng xây dựng nhân vật mang tên Khách ở cả hai phần. Tuy nhiên nhân vật Khách ở Phần thứ nhất được cho là Sang. Nguyễn Bình Phương không nói rõ tên nhân vật Khách đấy là ai, nhưng qua lớp kết cấu nối liền song song tạo cho người đọc cái nhìn xuyên suốt tác phẩm, dễ dàng nhận thấy nhân vật Khách ở Phần thứ nhất là Sang. Đến với Phần thứ hai, vẫn là nhân vật Khách, người đọc băn khoăn không biết đấy là ai nhưng lật giở từng câu chuyện, nối kết chúng qua từng góc nhìn nhân vật, người đọc dễ thấy nhân vật Khách đấy là con trai lớn của Sang. Anh đang đi tìm lại nguồn gốc sự thật về cái chết của cha mình. Nhìn vào kết cấu đa tầng, xoắn kép như vậy, thân phận con người dễ dàng được tái hiện theo chiều sâu, lặp đi lặp lại qua từng góc nhìn của nhân vật khác. Điển hình như nhân vật Sang, thân phận anh hiện lên qua tầng tầng lớp lớp câu chuyện của những con người có liên quan hoặc biết đến anh, từ đồng nghiệp, Uyên, Vân, người vô danh nào đó, ông bán chè, quan toàn xét xử, người thi hành án,…. Tất thảy những câu chuyện chồng chéo lên nhau đều thể hiện rõ hơn về thân phận Sang. Đồng thời chính kết cấu đa tầng không chỉ làm dày thêm các chiều kích của tiểu thuyết mà còn mở ra những chiều tồn tại khác của nhân vật, chúng lý giải cho nhau, bổ sung cho nhau và ở đó chân dung con người đương đại trở nên rõ nét hơn. Nếu như Sang trong đời sống thực tại bị cuốn vào vòng xoáy của cơm áo gạo tiền, quay cuồng trong những khó khăn dồn dập thì sang một thời gian khác, dưới cái nhìn của những con người khác anh được hiện lên rõ hơn về tính cách, để lý giải kết cục của Sang là điều chính đáng. Chính kết cục ấy đã thể hiện rõ hơn về cuộc sống của Sang, đầy những vô nghĩa, sự vô nghĩa của đời sống tầm thương, bé nhỏ mà anh đang sống khiến bản thân anh quay cuồng đến phát sợ. Và sang một thế giới khác, con người Sang chắc hẳn trở về với “thân phận yên bình” bắt đầu cho một hành trình mới của con người: hành trình đi tìm ý nghĩa của đời sống. Đọc tiếp: Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm Một ví dụ xoàng phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

  Kết cấu trong văn bản tự sự nói chung Mỗi tác phẩm văn học là một hiện tượng thẩm mĩ có tính toàn vẹn và chỉnh thể. Để tạo nên tính toàn vẹn, chỉnh thể đó, kết cấu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất. Kết cấu vừa giúp cho thấy trình độ của tác giả trong việc triển khai và tổ chức tác phẩm, vừa giúp nhà văn chuyển tải thông điệp đến người đọc theo đúng ý tưởng và chiến lược của mình. Ở phạm vi lớn hơn, quan sát kết cấu của một hệ thống tác phẩm trong một giai đoạn nhất định sẽ cho ta thấy được phần nào quan niệm sáng tác, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn và cả thị hiếu của độc giả thời đại cũng như sự vận động của các thể loại trong lịch sử văn học. Trong lí luận văn học, kết cấu là một thuật ngữ đặc biệt quan trọng và hấp dẫn với các nhà nghiên cứu bởi ngoại diên rộng lớn, nội hàm phức tạp và sự thể hiện cụ thể vô cùng sinh động trong thực tế sáng tác. Từ điển văn học (bộ mới) quan niệm: “Thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật - tức là sự cấu tạo tác phẩ m, tùy theo nội dung và thể tài gọi là kết cấu. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng”[1]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sin h động của tác phẩm”[2], thuật ngữ này được phân biệt với khái niệm bố cục, nó không chỉ là bố cục của tác phẩm, mà còn gồm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Soạn giả người Pháp Etienne Souriau trong cuốn Vocabulaire d’esthétique (Từ điển mĩ học) dành một độ dài đáng kể để cắt nghĩa thuật ngữ kết cấu (composition) và những thuật ngữ liên quan. Theo tác giả, “Tron g nghĩa bao quát, thuật ngữ kết cấu chỉ trật tự, tỉ lệ và mối liên hệ giữa các bộ phận trong một tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là trật tự và mối liên hệ được tạo nên bởi một dụng ý quan trọng của nghệ sĩ. Thuậ t ngữ này cũng được sử dụng để thể hiện thao tác mà nhờ nó, nghệ sĩ hiện thực hóa các liên hệ đó”[3]. Như vậy, cốt lõi của khái niệm này gồm hai phương diện: thứ nhất, đó là sự liên kết giữa các bộ phận, yếu tố đó với nhau và với tư tưởng chủ đề trong tác phẩm, là sự phù hợp giữa hình thức, chất liệu với nội dung để tạo nên tính toàn vẹn, chỉnh thể của tác phẩm; thứ hai, đó là sự bố trí, sắp xếp các yếu tố, bộ phận của tác phẩm theo trình tự và nguyên tắc nào đó Thi pháp học hiện đại hết sức chú ý khảo sát, phân tích kết cấu các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ và đặc biệt nhấn mạnh các thủ pháp, các kĩ thuật tạo nên dấu ấn riêng của tác giả trong phương diện này. Đọc tiếp: Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm Một ví dụ xoàng phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Đặt vấn đề Tiếp cận tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương người đọc có thể tìm hiểu từ nhiều góc độ khác nhau, tìm hiểu chủ thể trần thuật  đem đến cho người đọc một cái nhìn khái quát về cách tổ chức điểm nhìn độc đáo của tác phẩm, về cách tổ chức kết cấu của một tiểu thuyết. Ngược lại, mỗi dạng thức kết cấu lại chi phối đến cách lựa chọn người kể chuyện, đến việc tổ chức điểm nhìn, cách xây dựng tình huống và kiến tạo cốt truyện. Các yếu tố trong nghệ thuật dựng chuyện không đứng tách rời, mà có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau. Soi chiếu vào tiểu thuyết Một ví dụ xoàng, dễ thấy Nguyễn Bình Phương đã vận dụng những đặc điểm kết cấu có tính cách tân mới mẻ dẫn đầu làn sóng đổi mới tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Nội dung Tác giả Nguyễn Bình Phương và tác phẩm Một ví dụ xoàng Tác giả Nguyễn Bình Phương Nguyễn Bình Phương tên khai sinh là Nguyễn Văn Bình sinh ngày 29-12- 1965 tại thị xã Thái Nguyên. Năm 1989, Nguyễn Bình Phương thi vào trường viết văn Nguyễn Du. Hiện nay, ông là trưởng ban thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nguyễn Bình Phương là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt Nam, tên tuổi ông được biết đến từ cuối những năm 90. Nguyễn Bình Phương bắt đầu viết văn từ năm 1986-1987, những sáng tác đầu tay là những tập thơ Khách của trần gian, Lam chướng, Xa than… Thành công của Nguyễn Bình Phương phải kể đến tiểu thuyết: Vào cõi, Thoạt kỳ thuỷ, Người đi vắng, Ngồi… Nguyễn Bình Phương là nhà văn có sức sáng tác dồi dào, “người loay hoay đi tìm cách kể”. Mỗi nhà văn cho ra đời một tác phẩm mới lại được đón nhận nồng nhiệt và tạo nên sức hút đặc biệt với bạn đọc. Sức hấp dẫn từ những cuốn tiểu thuyết không chỉ được tính bằng số lượng độc giả mà còn được đông đảo giới nghiên cứu, báo chí, phê bình, dư luận quan tâm tìm hiểu. Từ Bả giời, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thuỷ… đến Ngồi là sự hoàn tất một phong cách mới. Sự trưởng thành trong ngòi bút qua từng tác phẩm gắn với thời gian lịch sử đất nước. Nguyễn Bình Phương đã mang đến cho người đọc những cảm quan phong phú và mới mẻ. Nhà văn luôn có ý thức tiếp thu cái mới với những cách tân độc đáo về cả mặt nội dung lẫn phương thức thể hiện. Đó là những đóng góp đáng ghi nhận của một nhà văn nỗ lực, sáng tạo, làm mới tiểu thuyết Việt Nam. Giới thiệu chung về tác phẩm Một ví dụ xoàng Một ví dụ xoàng - cuốn tiểu thuyết mới nhất, thứ mười của Nguyễn Bình Phương, được đặt tên theo câu nói của nhân vật chánh án gọi số phận của vị tiến sĩ nhiều năm trước bị ông ta tuyên án tử vì vô ý bắn chết một bộ đội trên đường chạy trốn vì buôn lậu bốn cân chè là “một ví dụ xoàng, hết sức xoàng”. Tác phẩm được chia thành hai phần: Phần 1: Gồm 14 chương, có đoạn gần như người kể chuyện giấu mặt, kể một cách khách quan những sự kiện, câu chuyện xoay quanh Sang, Uyên, ông Chính,… đan xen vào đó là những chương, có đoạn là độc thoại nội tâm của nhân vật Sang, của ông Chính, của Uyên và của Quyết. Từ đó thấy được những góc khuất, những bí mật của những nhân vật chính, trung tâm câu chuyện. Phần 2: Những chuyện xảy ra sau cái chết của Sang, được tổ chức thành các phân đoạn xen kẽ giữa lời kể từ ngôi nhân vật “khách” - chính con trai lớn của Sang. Những câu chuyện từ rất nhiều người mà Khách gặp gỡ để lật lên chuyện đời và những bí mật về cái chết của cha mình: Đồng nghiệp của Sang ở trường đại học, ông bán chè, bà Vân chị dâu với Uyên, con gái người dẫn tù, đội viên đội thi hành án, mộtt phu đào huyệt, một người xem hành quyết vô danh, một người bạn thuở nhỏ, ông nguyên trưởng phòng tổ chức, ông cựu chánh án Toà án tối cao…. Tác giả chỉ mượn vụ án để phơi bày ra một thời đoạn mà cái ác, cái nghèo bủa vây, thít chặt lấy con người trong một vòng tròn nghiệp oán… Câu chuyện dù vẫn được kể theo lối đan cài theo dòng ký ức - vốn là đặc trưng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Đọc tiếp: Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm Một ví dụ xoàng phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Về thi pháp, kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề và tư tưởng với hệ thống tính cách nhân vật. Kết cấu của truyện khoa học viễn tưởng tương đối phức tạp, nó đan xen các mốc thời gian, không gian khác nhau chồng lấn lên. Đối với văn bản này, kết cấu truyện có sự đan xen giữa các sự kiện mang tính phỏng đoán, cụ thể như: tôi nghi ngờ ngay khi phát tên của tôi không đâm thủng được da con quái vật, nếu đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm nó chuyển động và người điều khiển,… Kết cấu là một yếu tố hình thức, nó có vai trò trong khẳng định thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội dung tác phẩm như chủ đề, tư tưởng, tính cách cốt truyện và các yếu tố ngoài cốt truyện… Trong văn bản, các sự việc lần lượt như sau: Đoàn thủy thủ chờ đợi sự xuất hiện của con cá thiết kình; Cuộc đuổi bắt con cá của tàu chiến diễn ra căng thẳng nhưng tốc độ của chiếc tàu không theo kịp con cá; Mọi người bị quật ngã văng xuống biển khi Nét phóng mũi lao sắt vào lưng con cá thiết kình; Giáo sư và những cộng sự ở trên lưng con cá thiết kình; Mọi người nhận ra đây không phải là quái vật hay cá thiết kình mà là “một hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay của con người tạo ra”; Chiếc tàu ngầm từ từ lặn xuống, cuộc gặp gỡ giữa giáo sư, các cộng sự và những người bên trong tàu ngầm bí hiểm bắt đầu. Trong các sự kiện này đan xen đoạn hội thoại bày tỏ suy nghĩ của nhân vật, đặc biệt, kết nối những hiểu biết đã có của vị giáo sư. Bởi vậy, các mốc thời gian nhập nhằng, dễ bị nhầm lẫn giữa hiện thực và thế giới tương lai. Khi nhắc đến thi pháp học, hệ thống nhân vật trong văn bản là một yếu tố góp phần tạo nên tính chặt chẽ của văn bản. Nhân vật trong "Cuộc chạm trán trên đại dương" là nhà khoa học Pi-e A-rôn-nác, chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên và hai cộng sự của ông trên con tàu ngầm Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô. Nhân vật hiện lên theo lối tả thực, không ngoa dụ và là nhân vật chức năng. Với nhân vật là giáo sư A-rôn-nác, tác giả khắc họa từng hành động, suy nghĩ và phán đoán của giáo sư, thể hiện rõ là một nhà khoa học thông minh, ham khám phá. Lối tả thực, không ngoa dụ khiến nhân vật giáo sư trong phút ngắn đã hiện ra khá chi tiết: các ngón tay cứng đờ, môi mím chặt, …Qua đó cho thấy dụng ý của tác giả không chỉ qua lời thoại mà ngoại hình đã nói lên tính cách của nhân vật. Đặc biệt, trong văn bản, tác giả xây dựng điểm nhìn nhân vật và người kể chuyện là nhân vật vị giáo sư. Nhờ có điểm nhìn nhân vật như vậy, tác giả tạo nên sự khách quan khi đưa ra các gợi ý về khoa học, những cơ sở khoa học để sáng tác tác phẩm văn học này. Người kể chuyện ngôi thứ nhất, đồng thời là vị giáo sư, trực tiếp xuất hiện và tham gia vào diễn biến cốt truyện. Vì thế câu chuyện về chiếc tàu ngầm tối tân được kể lại mang tính khoa học cao. Những kiến thức hay lập luận của nhân vật người kể chuyện về các vấn đề kĩ thuật, công nghệ và đại dương vừa đảm bảo tính chính xác và tuân theo lôgic khoa học, vừa đảm bảo sức hấp dẫn nhờ trí tưởng tượng phong phú của nhà văn. Nếu để Nét Len hay Công-xây đảm nhiệm chức năng người kể chuyện thì câu chuyện sẽ thiếu đi sức hấp dẫn của những kiến thức uyên bác về kĩ thuật và thế giới tự nhiên qua điểm nhìn của một nhà khoa học. Các câu thoại của nhân vật đời thường, ngắn gọn, tránh lối ngôn ngữ cầu kỳ, diêm dúa và vô cùng logic. Ngôn ngữ của các nhà khoa học từ lời thoại của các nhân vật. Các yếu tố khoa học xuất hiện thông qua các câu văn thể hiện tư duy lôgic đặc trưng (những phán đoán của giáo sư A-rôn-nác – người kể chuyện – về chiếc tàu ngầm) đã góp phần tạo nên tính hấp dẫn và thực tế cho câu chuyện. Từ việc phân tích đặc trưng thể loại, chúng ta có hướng tiếp cận đúng đắn, hiểu văn bản sâu sắc, hiểu rõ tư duy nghệ thuật, giải mã được tư duy nghệ thuật mà tác giả muốn truyền tải. Ý nghĩa thứ hai của việc nghiên cứu thi pháp học đối với văn bản là thực hiện nhiệm vụ của văn chương, khám phá văn bản. Văn chương là cầu nối truyền tải thông tin bằng cách riêng của nó. Những nguyên tắc thể loại, các quy ước của thể loại tạo nên một bức tranh thế giới: nhân vật, xung đột, biến cố, sự việc cao trào, thông điệp gửi gắm. Đồng thời, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp qua hệ thống ký hiệu như chúng tôi đề cập ở trên. Nó mang thông tin nhưng cũng cần giải mã thông tin từ các tín hiệu nghệ thuật đó. Văn học thường cần có cách giải mã riêng bởi nó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như: mục đích sáng tác, liên văn hóa, ký hiệu ngôn ngữ… Bởi vậy, bài nghiên cứu chỉ mới là một kiến giải cho hướng khai thác tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại, cần có sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cách tiếp cận. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Dạy học đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản là yêu cầu cơ bản và quan trọng của việc học văn học. Mỗi giáo viên cần lựa chọn cách tiếp cận văn bản phù hợp để từ đó góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực đọc, khả năng tự đọc hiểu; trang bị cho học sinh các công cụ để tiếp tục đọc và học suốt đời. Cách thức phân tích tác phẩm theo thi pháp học bám sát vào văn bản là chính, tránh cách dẫn khuôn mẫu, tự phán đoán hay tự đưa ra các kết luận vô căn cứ qua phân tích sáo rỗng. Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật - không gian - thời gian, kết cấu - cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại... Dạy Văn theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm. Từ đó, tác giả đưa ra một số lưu ý cách đọc văn bản thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng Truyện khoa học viễn tưởng thuộc thể loại truyện nên cách đọc có nhiều điểm tương tự như đọc truyện, cụ thể: Tóm tắt các sự việc để hiểu cốt truyện; Xác định ngôi kể Tìm hiểu tính cách nhân vật thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ, mối quan hệ, lời người kể chuyện với từ đó rút ra những đặc điểm tính cách nhân vật; Khai thác các yếu tố khoa học trong đề tài, sự kiện, cốt truyện; đồng thời các định yếu tố giả tưởng khi nhà văn xây dựng: không gian, thời gian, tình huống, sự kiện phi thực tế, các năng lực đặc biệt, khác thường của nhân vật. Rút ra điều người viết muốn gửi đến người đọc. Như vậy, từ một số phân tích trên, chúng tôi cho rằng: “Cuộc chạm trán trên đại dương” là một văn bản mang đầy đủ nét đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng. Qua việc phân tích trên, bài viết nhằm đem đến một gợi ý giải mã thể loại đối với truyện khoa học viễn tưởng của Giuyn Véc-nơ qua vận dụng thi pháp học. Đồng thời, đây chính là một lát cắt để giải mã thể loại văn học trên tiến trình phát triển thể loại văn học. Đọc tiếp: Cuộc chạm trán trên đại dương từ góc độ thể loại phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

  Dạy học phát triển năng lực đọc hiểu thể loại truyện khoa học viễn tưởng từ góc nhìn thi pháp học Với mỗi văn bản, người dạy cần biết cách tổ chức giúp học sinh chiếm lĩnh được văn bản, hình thành năng lực đọc hiểu và cảm thụ văn học. Đối với văn bản này, người dạy hoàn toàn có thể sử dụng các kỹ thuật dạy học, chiến thuật đọc dự đoán, kỹ thuật 5W1H hay sơ đồ tư duy,… Song, bản chất sâu xa của cách tiếp cận văn bản là hướng nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu văn học. Người học cần phân tích bài học, được người dạy định hướng cụ thể và trong bài viết này, tác giả tiến hành phân tích văn bản được nhìn nhận dưới góc độ thi pháp học. Văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương" được trích từ chương 6 và chương 7 có nhan đề “Mở hết tốc lực” và “Con cá voi không biết thuộc loại nào” của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” do Giuyn Véc-nơ sáng tác. Để dạy đọc hiểu văn bản“Cuộc chạm trán trên đại dương” (trích Hai vạn dặm dưới đáy biển) của Giuyn Véc-nơ dưới góc độ thi pháp học, chúng ta cần phân tích rõ những đặc điểm của văn bản này qua các thành tố biểu hiện. Trước hết, văn bản được soi chiếu qua đặc trưng thể loại – một hướng nghiên cứu cụ thể nhất trong thi pháp học. Văn bản trích trong tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng. Bởi vậy, những đặc trưng thể loại thể hiện trong văn bản cần phân tích, làm rõ các phạm trù như: (1) không gian và (2) thời gian; (3) kết cấu và (4) nhân vật; (5) ngôn ngữ và điểm nhìn người kể chuyện. Qua đó, khẳng định được thế giới nghệ thuật và quan niệm về con người của tác giả được rút ra từ văn bản văn học. Mỗi thể loại đềuKhông gian nghệ thuật có cấu trúc nội tại của nó, kết cấu và mối quan hệ, trật tự bên trong mỗi văn bản. Với chất liệu là ngôn từ, sản phẩm của chính nó đã ra đời là các tác phẩm văn học cùng hình tượng, quan điểm, lí tưởng nhân sinh truyền tải. Tác phẩm tự sự được xây dựng theo mô hình cấu trúc, thi pháp đặc trưng của truyện kể: sự kiện, biến cố, nhân vật, trần thuật, kết cấu. Từ hướng phân tích này, chúng ta thấy được đặc điểm của truyện dưới góc nhìn thi pháp học có ý nghĩa vô cùng lớn. Từ việc phân tích đặc trưng về truyện khoa học viễn tưởng, chúng ta có hướng tiếp cận đúng đắn, hiểu văn bản sâu sắc, hiểu rõ tư duy nghệ thuật, giải mã được tư duy nghệ thuật mà tác giả muốn truyền tải, đặc điểm hình thức tổ chức văn bản. trong các truyện viễn tưởng mang tính chất giả định, nó có thể là không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương); ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ Mặt Trời, những thiên hà xa xôi khác)... Trong tác phẩm này, không gian là trên đại dương mênh mông và dưới đáy biển sâu. Đây là chuyến phiêu lưu dưới đáy đại dương của giáo sư Pi-e A-rôn-nác, chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên và hai cộng sự của ông trên con tàu ngầm Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô. Nhiều người vẫn cho rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Điều đó cũng có nghĩa là thế giới đại dương vô cùng rộng lớn, là nơi khởi phát của cuộc sống, là nơi chứa đựng những điều thú vị mà con người mới chỉ khám phá được một phần rất rất nhỏ (khoảng 5% những bí mật của đại dương). Chính bởi vậy, con người đều nuôi mong ước được khám phá và tìm hiểu, giải mã thế giới đại dương tuyệt vời ấy; mong ước đó là động lực to lớn để con người không ngừng nỗ lực, kiếm tìm và tạo ra những phát minh thú vị giúp chinh phục đại dương sâu thẳm. Việc xây dựng không gian trong câu chuyện gắn liền với yếu tố khoa học khám phá đã góp phần thể hiện được khát vọng chinh phục thế giới của con người. Thời gian nghệ thuật có tính giả định và có sự xáo trộn, thuộc về thế giới tương lai. So với mốc thời gian ra đời của tác phẩm, truyện có mốc thời gian như một dự đoán, tiên tri về tương lai. Dòng thời gian trong tác phẩm đã bị biến đổi. Tuy nhiên, trong mạch kể chuyện, tác giả đề cập đến thời gian khá rõ ràng: Sáu giờ, lúc bảy giờ, tám giờ, buổi sáng, … Hình ảnh con tàu ngầm như một mốc thời gian thông qua hình tượng văn học. Trước khi tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” ra đời, trên thế giới đã có tàu ngầm vào năm 1776. Chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới ra đời, có hình quả trứng và cao 2 mét, đường kính thân rộng 0.9 mét. Kíp chiến đấu chỉ có 1 người và nhân viên kiêm nhiệm tất cả các chức năng, nhiệm vụ: thuyền trưởng, lái tàu, hoa tiêu, thợ máy, thủy thủ chiến đấu. Như vậy, “tàu ngầm” được miêu tả trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” vượt trội hơn hẳn. Hình ảnh chiếc tàu ngầm trong văn bản dựa trên cơ sở khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển. Vào thời điểm Giuyn Véc-nơ cho ra đời tác phẩm “Hai vạn dặm dưới biển”, thế giới đã có tàu chạy dưới mặt nước nhưng vô cùng thô sơ (di chuyển chậm nhờ mái chèo), không hiện đại và tối tân như tàu ngầm Nau-ti-luýt (chạy bằng động cơ điện với vận tốc rất cao). Đây là chi tiết thể hiện được mốc thời gian mang tính viễn tưởng, dự đoán tương lai không xa của nhân loại. Để học sinh nâng cao được năng lực đọc hiểu văn bản theo thể loại khoa học viễn tưởng, người dạy cần phân tích được rõ hướng tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại, học sinh phải là người chỉ ra được những đặc điểm của văn bản, yếu tố khoa học và yếu tố viễn tưởng. Đọc tiếp: Cuộc chạm trán trên đại dương từ góc độ thể loại phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lý thuyết về thi pháp học và thể loại truyện khoa học viễn tưởng Thi pháp học nghiên cứu về các vấn đề thuộc về hình thức nghệ thuật. Rất nhiều nhà nghiên cứu về thi pháp học có thể kể đến như: V. Vinôgrađốp, M. Bakhtin, Đ. X. Likhachep, Tzvetan Tôđôrốp, M. khrapchenco… Nhắc đến thi pháp học, chúng ta hiểu đó là quá trình vận dụng phân tích những đặc trưng của văn học và hệ thống các nguyên tắc, biện pháp văn học, trong đó có phong cách nghệ thuật, thể loại văn học. Đây là hướng nghiên cứu rộng, có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, cần xây dựng cơ sở riêng, có kết cấu chặt chẽ và phân tích được mối quan hệ nội tại giữa ngôn từ và thủ pháp, hình thức và nội dung,… Ngay trong thi pháp học, nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn hướng tiếp cận, có nhiều quan niệm khác nhau. Song trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả muốn đề cập đến những đặc điểm về hình thức nghệ thuật gắn liền với đặc trưng thể loại khoa học viễn tưởng mà tác giả đã lựa chọn. Theo L. Vưgốtxki từng cho rằng: “nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà hình thức bắt đầu”; Qua đó có thể hiểu hình thức là một sáng tác nghệ thuật để khơi nguồn cảm hứng, suy nghĩ và rung cảm của người thưởng thức. Bởi vậy, thi pháp học thực hiện nhiệm vụ khám phá hình thức nghệ thuật đó. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của thi pháp học bởi văn học lấy chất liệu từ ngôn từ. Tác phẩm văn học luôn nằm trong những quy phạm nhất định về hình thức văn học cụ thể. Đối với thể loại truyện khoa học viễn tưởng, thế giới nghệ thuật được xây dựng từ không gian và thời gian gắn với yếu tố khoa học, từ điểm nhìn nhân vật và lời thoại nhân vật. Thi pháp học trở thành hướng nghiên cứu đề xuất góp phần gợi ý cho người giảng dạy văn học có hướng tiếp cận phù hợp với văn bản. Hơn thế, người dạy văn cần hiểu được cấu trúc nội tại của văn bản văn học, từ đó tổ chức cho người học chiếm lĩnh đơn vị kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại, hiểu được kết cấu của tác phẩm văn học một cách sâu sắc hơn. Truyện khoa học viễn tưởng là loại tác phẩm viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán, thường có tính chất li kì. Truyện khoa học viễn tưởng thường sử dụng cách viết logic nhằm triển khai những ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai. Cần phân biệt truyện khoa học viễn tưởng và truyện giả tưởng bởi đặc điểm, tính chất khoa học trong truyện. Có thể xem truyện khoa học viễn tưởng là loại hình nghệ thuật mở ra cánh cửa mới đối với nền văn học Pháp khoảng nửa sau thế kỷ XIX, nó đã đặt những viên gạch đầu tiên cho văn học phương Tây sau này. Song, nghệ thuật nói chung hay văn học nói riêng không ngừng chuyển mình và bản thân nó đã có nhiều biến chuyển sâu sắc về mọi mặt: về mặt thi pháp (kết cấu, cách thức xây dựng, không gian, thời gian, nhân vật, ngôn ngữ …), về mặt nội dung (đối tượng phản ánh, khám phá trên cơ sở khoa học, ý nghĩa sự kiện…). Với những đặc trưng của thể loại truyện khoa học viễn tưởng, nó không chỉ có nhiều sự biến đổi nội tại tác phẩm mà còn là sự thay đổi về tư duy nghệ thuật, do hoàn cảnh xã hội chi phối, xuất hiện thêm nhiều nghiên cứu khoa học. Từ những cơ sở lý thuyết nói trên, tác giả sẽ đi sâu phân tích một văn bản khoa học viễn tưởng nhằm đề xuất nên cách thức tổ chức đọc hiểu văn bản theo hướng phát triển năng lực qua góc nhìn thi pháp học. Người giảng văn có cơ sở để thiết kế một bài giảng theo mô hình thi pháp học. Khi đi vào phân tích văn bản theo thể loại khoa học viễn tưởng, kết cấu truyện kể này bám sát theo hai yếu tố: khoa học và tưởng tượng, viễn tưởng. Đọc tiếp: Cuộc chạm trán trên đại dương từ góc độ thể loại phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt: Việc dạy học theo đặc trưng thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản trong việc tổ chức dạy học Ngữ văn. Đối với chương trình phổ thông 2018, việc phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, yêu cầu người dạy có phương pháp tổ chức cũng như nền tảng văn học sâu rộng. Để thiết kế, tổ chức được một tiết học đọc hiểu văn bản thu hút, sinh động, lấy học sinh làm trung tâm, người dạy có nhiều hướng triển khai; trong đó, việc tiếp cận văn bản văn học theo lối vận dụng thi pháp học được nhiều giáo viên đưa vào dạy học, song, các bài giảng chưa bám sát đặc trưng thể loại cũng như thể hiện rõ nét cách khai thác văn bản. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất đưa thi pháp học vào việc dạy học văn bản khoa học viễn tưởng theo định hướng phát triển năng lực. Từ khóa: thi pháp học; đánh giá năng lực; đọc hiểu; truyện khoa học viễn tưởng   PHẦN MỞ ĐẦU Nhắc đến các hướng nghiên cứu văn học, không thể không kể đến thi pháp học. Thi pháp học ra đời và trở thành một trong số những hướng nghiên cứu văn học chủ yếu từ thế kỷ XX. Hướng nghiên cứu này dần phát triển và không ngừng khẳng định tinh thần nhân văn hiện đại của mình thông qua nhu cầu xây dựng nền thi pháp học hiện đại – xuất phát từ quan niệm cấu trúc, tính chỉnh thể và quá trình giải mã văn bản đó. Khi nghiên cứu các tác phẩm văn học, nhà nghiên cứu cần tập trung khám phá các cấu trúc thể hiện bản chất nghệ thuật của văn học. Có thể khẳng định rằng: việc nghiên cứu thi pháp học là một trong số những hướng nghiên cứu thu hút để làm rõ hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Việc phát triển nghiên cứu văn học chủ yếu phục vụ mục đích giáo dục, giảng dạy văn học cho các cá nhân có hiểu biết sâu sắc và cảm thụ văn học. Trên thực tế, thiết kế bài giảng văn học có nhiều khuynh hướng nghiên cứu khác nhau, song, trường phái nghiên cứu theo hướng thi pháp có những đặc trưng riêng biệt, gắn liền với mã thể loại và lí giải được cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học. Hướng nghiên cứu này có ưu thế khi đi sâu vào nội tại tác phẩm, có cơ sở nghiên cứu rõ ràng. Những giá trị khoa học nghiên cứu, xem xét một tác phẩm theo thể loại đang là xu hướng chung của nghiên cứu thi pháp học. Mối quan hệ giữa thi pháp học và giảng dạy văn học trong nhà trường là mối quan hệ gắn bó mật thiết, bổ sung cho nhau. Nghiên cứu văn học nhằm tạo cơ sở vững chắc, tiền đề cho việc đề xuất giảng dạy, hướng dẫn khai thác văn bản văn học đúng hướng, khoa học, có logic. Còn nhờ việc tổ chức giảng dạy, khai thác nội dung tác phẩm để từ đó phát hiện ra các tín hiệu nghệ thuật, những suy ngẫm từ người đọc để soi chiếu, lí giải văn bản một cách khách quan nhất. Do đó, trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất vận dụng thi pháp học vào việc dạy học văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương" (trích “Hai vạn dặm dưới đáy biển”) của Giuyn Véc-nơ theo định hướng phát triển năng lực. Đọc tiếp: Cuộc chạm trán trên đại dương từ góc độ thể loại phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Bên cạnh đó, “Cõi người rung chuông tận thế” còn só sự xuất hiện của những giấc mơ, sự sống dậy của ký ức, những rắc rối u uẩn trong tâm lí, những khoảnh khắc thần giao cách cảm giữa những người sống với người chết,… Từ khi Mai Trừng từ bỏ đô thị về vùng Cửa Lớn, rồi xin vào làm công quả cho chùa Bảo Sơn thì cô liên tục nằm mơ những giấc mơ giống nhau.Mai Trừng luôn khao khát được sống một cuộc sống như bao người. Cái ước muốn được giải thoát khỏi sứ mệnh đi trừng phạt cái ác, khát vọng trở về làm đứa con gái bình thường, muốn yêu và được yêu đã ăn sâu vào tâm trí cô gái trẻ: “Xin cha mẹ cho con trở về làm một đứa con gái bình thường. Con cũng muốn yêu và được yêu” Không chỉ tồn tại trong giấc mơ, không gian tâm linh ấy còn được nhà văn thể hiện qua cách nhìn của nhân vật “tôi” về những biểu hiện của Mai Trừng khi đi tìm mộ cha mẹ cô. Qua ba cái chết của những đứa cháu, anh tin Mai Trừng có linh cảm siêu nhiên. Và anh cũng tin Mai Trừng sẽ tìm thấy mộ của cha mẹ cô thông qua những tín hiệu trong những giấc  mơ. Hồ Anh Thái còn cho ta thấy được sự liên kết giữa con người và thế giới tâm linh qua cuộc đối thoại của Mai Trừng và cha mẹ đã mất.Cuộc đối thoại ấy chỉ có Mai Trừng tựa như đang độc thoại. Và nhân vật “tôi”, bằng tính linh, đã cảm thấy có sự đáp trả trong tiếng gió. Cứ một lời cô cất lên là một lần nhân vật tôi cảm nhận được tiếng gió, luôn thay đổi sắc thái trong không gian. Có lẽ anh đã nghĩ và tin rằng tiếng gió trầm ấm là lời của cha Mai Trừng và tiếng gió thanh thanh là lời của mẹ cô.Cuối cùng là hình ảnh Mai Trừng xin được đưa linh cữu của cha mẹ mình về chùa Bảo Sơn để tiện hương khói, hoàn thành đạo hiếu. Đến đây thì ta có thể hiểu vì sao giáo lí nhà phật lại có sức ảnh hưởng to lớn đối với quan niệm của mỗi con người. Bởi tâm linh như là một chỗ dựa tinh thần để con người có thể bấu víu lấy, tin rằng nó sẽ đem lại những điều tốt đẹp và may mắn. Có thể nói rằng, mọi cuốn tiểu thuyết luôn tồn lại một thứ được gọi là không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật đặc biệt, nó góp phần thể hiện được nội tâm, cảm xúc vui buồn của từng nhân vật, hay ngầm ẩn những phê phán xã hội. Và tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cũng không ngoại lệ. Tác phẩm “Cõi người rung chuông tận thế” có sự đan cài giữa không gian tâm lí và không gian tâm linh, đưa người đọc cuốn sâu vào câu chuyện của ông. Đặc biệt, Hồ Anh Thái đã rất mạnh dạn đưa vào tác phẩm của mình thứ không gian tâm linh, huyền ảo. Đối với đời sống, người ta luôn tin rằng tâm linh như là một năng lực siêu nhiên, biết phân biệt rõ trắng-đen, phải-trái.Từ đó, ta có thể hiểu thêm về văn hóa tâm linh của con người Á Đông. KẾT LUẬN Có thể thấy rằng trong xu hướng đổi mới văn xuôi sau năm 1975, Hồ Anh Thái là một một nhà văn khá là táo bạo khi dám viết về xã hội thời kì đổi mới. Bằng việc đưa người đọc đi qua những hình tượng nhân vật trong các tiểu thuyết của mình, ông đã phơi bày những cái tiêu cực, những tệ nạn của xã hội, những nguy cơ làm biến dạng và tha hóa đối với con người luôn tiềm ẩn trong môi trường sống. Từ cái nhìn chân thực đó, nhà văn muốn đưa ra quan niệm của riêng mình. Đặc biệt hơn, tác giả còn dẫn dắt người đọc đi sâu khám phá bản chất bên trong của con người thông qua các hình tượng nhân vật để khơi ra trong đó những tồn tại, hạn chế mà không phải lúc nào chúng ta cũng đủ tỉnh táo và bản lĩnh để thấu suốt. Đôi khi con người biết rằng bản thân bị chính cái ác, cái xấu dẫn dụ nhưng luôn phó mặc cho cuộc sống, đứng nhìn cái ác đang ngày càng phát triển. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Cõi người rung chuông tận thế phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Tâm linh là một phạm trù bao gồm những giá trị tinh thần phong phú, gắn với đức tin về cái thiêng liêng, về cái cao cả, thuộc về thế giới tâm hồn của con người. Trong tác phẩm “Cõi người rung chuông tận thế”, không gian tâm linh không phải là nơi đặt bàn thờ, nơi thờ cúng hay không gian chùa chiền, đền miếu. Không gian tâm linh mà ta có thể cảm nhận được là không gian ẩn chứa niềm tin về khả năng đặc biệt của con người, về nơi năng lực siêu nhiên của con người được thể hiện. Không gian ấy không nhìn thấy được, không nắm bắt được, chỉ cảm thấy bằng linh cảm, tâm linh. Sư tâm linh ấy xuất hiện ngay ở ba cái chết mở đầu tác phẩm. Đó là những hiện tượng cho thấy những ai có hành vi, ý đồ xấu liên quan đến nhân vật Mai Trừng đều bị chết không lí do. Những cái chết bất thường ấy xảy ra trong những không gian khác nhau nhưng đều là không gian hiện hữu. Cốc chết tại bãi tắm Bình Sơn. Bóp bị treo cổ trong phòng tắm của khách sạn Apocalypse. Phũ chết vì phóng xe máy hết tốc lực trên đường phố Sài Gòn. Mai Trừng xuất hiện cùng lúc với những nhân vật ấy, trong cùng không gian ấy, là mục đích truy đuổi của những con người ấy, nhưng vẫn bình yên vô sự. Mai Trừng như được bảo vệ ngầm bởi một thế giới vô hình nào đó. Qua từng biến cố của câu chuyện, chúng ta đều nghĩ rằng nhân vật Mai Trừng chắc hẳn phải có một siêu năng lực có khả năng nhận biết và trừng trị cái ác. Mai Trừng đều có thể an toàn trong mọi hoàn cảnh. Con bé học cùng lớp vỡ lòng của Mai Trừng vì bắt cô phải làm “lính” cho nó, khệ nệ ôm cặp cho nó rồi còn “xông vào túm tóc Mai Trừng định đánh”, nhưng “chưa kịp đánh thì con bé ngã vật ra. Mắt trợn trừng. Mép sùi bọt.” Rồi ông cán bộ tổ chức ngành điện goá vợ dám mở miệng nói Mai Trừng là “đứa con hoang” thì “đang nói dở câu thoá mạ, miệng ông bỗng cứng đờ, răng lợi như hoá đá.”. Gia đình láng giềng quyết biến hành lang chung giữa họ và nhà Mai Trừng thành căn phòng riêng của họ, Mai Trừng không chịu được, chạy ra “đứng ngay giữa nơi bọn người đang hì hục xây dựng phòng tuyến”, “cả bốn gã trai phát khùng. Chúng vồ lấy những khúc tre khúc nứa, nhất loạt quật cho con bé một trận tơi bời. Vũ khí tức khắc tuột khỏi tay chúng. Một cái gậy tre văng lên cao, rơi xuống, đập đánh bốp vào đầu một thằng. Một cây nứa vót nhọn tự quay đầu, xiên vào bắp đùi một thằng khác. Hai thằng kia ngã vật ra giãy đành đạch như đồng loạt trúng gió. Bốn thằng con trai to con rên rỉ gào thét vang nhà.” Ngay cả khi người ta chỉ mới có ý nghĩ làm hại cô, “cái ác vừa mới manh nha trong ý thức, chưa cần phải trực tiếp và trực diện hành động” thì cũng đã “gặp quả báo nhãn tiền”. Những lần chuẩn bị đánh ghen Mai Trừng của vợ giám đốc Quốc Đài hay cái chết của Bóp và Phũ là những minh chứng khi chưa kịp hành động đã phải bỏ mạng. Ngay chính bản thân Mai Trừng cũng bất ngờ về “siêu năng lực” của mình, những cái chết đều liên tục xảy ra xung quanh cô. Có thế nói rằng, Mai Trừng đang sống trong không gian của con người nhưng lại bị ngăn cách bởi không gian của cõi tâm linh. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Cõi người rung chuông tận thế phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

ĐẶT VẤN ĐỀ GS. Trần Đình Sử cho rằn g: “Thi pháp học đem lại những phạm trù mới, những đề tài mới cho nghiên cứu văn học, như con người, không gian, thời gian, trần thuật, điểm nhìn, đối thoại, giễu nhại, mỉa mai... mở rộng các cánh cửa tiếp cận văn bản”. Việc vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu, đổi mới dạy học tác phẩm văn chương tron g nhà trường hiện nay là hết sức cần thiết. Việc tuyển chọn và đưa vào chương trình, sách giáo khoa THPT những tác phẩm độc đáo và thú vị là một bước đi đúng đắn.Tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” của nhà văn Hồ Anh Thái là một tác phẩm phù hợp để đưa vào chương trình Ngữ Văn THPT. Theo đánh giá của bản thân tôi, tác phẩm có tính giáo dục cao, đặc biệt có tính giáo dục nhân cách cho học sinh. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG “CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ” Theo Trần Đình Sử thì: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật” . Vì vậy, ta có thể hiểu rằng không gian trong tác phẩm văn học thường là không gian vật thể và không gian tâm tưởng. Nhưng trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Ta có thể thấy, nó không chỉ tồn tại không gian cảm xúc, tâm tư của con người mà ta còn cảm nhận nó còn chứa một không gian khác, vô hình mà huyền bí. Sự huyền bí ấy tồn tại xuyên suốt câu truyện với nhân vật, làm nên tầng ý nghĩa khác nữa của tác phẩm, ám ảnh người đọc. Đó chính là không gian tâm linh. Sự lồng ghép tài tình giữa các không gian nghệ thuật của Hồ Anh Thái đã giúp cho cuốn tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” trở nên vô cùng đặc sắc và cuốn hút. Nói về không gian tâm lí trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, đầu tiên là không gian được kiến tạo do chính cảm quan của nhân vật. Mặt khác, đó còn là không gian nội tâm, tâm trạng riêng của các nhân vật. Từ đó, nhà văn gửi những suy ngẫm về cuộc sống tới người đọc. Không gian tâm lí còn được nhà văn đề cập ở khía cạnh con người đã phải tranh đấu với chính bản thân, vượt qua trở ngại trong cuộc sống để khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn rồi từ đó mới có thể chiến thắng được cái ác, cái xấu trong cuộc đời... Không gian tâm lí đó còn là những khoảng lặng, giúp thanh lọc, nâng đỡ tâm hồn con người, hướng con người đến những điều đẹp đẽ của cuộc sống.  Nhân vật Mai Trừng trong câu chuyện ẩn chứa những điều bí ẩn, ngay bản thân cô cũng muốn che giấu. Vì phải mang trong mình một lời nguyền nên Mai Trừng luôn đem cho người đọc thấy rằng thế giới nội tâm của Mai Trừng rối rắm và u buồn. Nhân vật Cốc có đời sống tha hóa, trụy lạc, điển hình của những thanh niên ăn chơi trác tang, trong suy nghĩ lúc nào cũng chỉ có tình dục, luôn ham muốn chiếm được Mai Trừng “Lối chuyển động của thằng Cốc cho thấy rõ nó đã tụt được chiếc quần bơi xuống ngang đầu gối. Một con song nữa đẩy hai con người đang quấn lấy nhau lên. Bây giờ thì đôi tay nó đang thao tác ở nơi sẽ biến phần thân dưới của cô gái thành nàng Eva nõn nà”. Hay trong nội tâm của nhân vật “tôi” cũng đã từng tồn tại cái ác, quyết tìm Mai Trừng để giết cô, trả thù cho ba đứa cháu. Nhưng trong quá trình tìm kiếm, nhân vật “tôi” đã tìm thấy ánh sáng của cái thiện. Anh nhận thức được cái ác, thấu hiểu giá trị của cuộc sống và nỗi đau của con người, chia sẻ với Mai Trừng cái sứ mệnh thiêng liêng đi trừng trị cái ác trong cõi đời này. Mỗi nhân vật đều có một đời sống nội tâm khác nhau, họ đều được Hồ Anh Thái đặt vào một bối cảnh không gian khác nhau để tạo nên tính cách của mỗi nhân vật. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Cõi người rung chuông tận thế phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông Thời gian đồng hiện Thời gian trong truyện ngắn Mùa Hoa cải bên sông miêu tả thời gian không thoe một trật tự tuyến tính thông thường mà có sự biến đổi chiều kích không gian thời gian đan xen, hòa lẫn vào nhau, là thời gian đan xen, nhập nhằng giữa quá khứ và hiện tại. Từ hiện tại trở về quá khứ và lại quay về thực tại để nhấn mạnh tầm quan trong của hiện tại, khuyên con người ta sống ở hiện tại và rũ bỏ quá khứ đầy tiếc nuối, xót xa. Mở đầu truyện ngắn là thời điểm hiện tại, khi con thuyền nhà ông Lư đang neo đậu bên bến Chùa và cuộc sống của của vào thời điểm đó. Lúc này ông đa đã là “một ông già ngoài sáu mươi” với “đôi mắt lúc nào cũng u buồn, ngơ ngác như vừa đánh mất một điều gì”, ngồi im lặng uống rượu cho tới khuya, ông ra lệnh cho các con chuẩn bị để ngày mai làm giỗ vợ. Có thể thấy, thời điểm hiện tại là kết quả, hậu quả của bi kịch trong quá khứ, bi kịch liên quan đến cái chết của vơ ông Lư và lí do mà cả gia đình ông không ai chạm chân xuống mặt đất. Thời gian sau đó xoay chuyển, trở về mười năm trước, lí giải cho ngoại hình, tính cách và suy nghĩ của ông Lư. Ông Lư yêu thương vợ của mình nhưng vì bệnh dịch, vợ ông chết, ông mong muốn được chôn vợ ở bến sông, nhưng người sống ở đó hắt hủi, ghê tởm gia đình ông. Ông và con phải chôn vợ dưới dòng nước lạnh băng. Từ đó, ông coi họ là lũ quỷ xấu xa và cấm các con không được đính líu tới người trên mặt đất, cũng như không được bước lên đó. Quá khứ này lí giải cho kết quả ở hiện tại, ông Lư luôn hướng về quá khứ với nỗi lòng đau đớn khôn nguôi. Thời gian đêm tối Đêm tối là thời gian tâm trạng của những con người cô đơn, cô độc, lẻ loi trong các tác phẩm văn chương. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Quang Thiều cũng đặt nhân vật ông Lư đơn độc trên mui thuyền vào đêm khuya, ông Lư ngồi uống rượu mà không động đến một hạt cơn, ngày nào cũng vậy, chỉ đêm mưa bão mới chịu ở trong thuyền. Vợ mất, những tưởng rằng nỗi đau ấy sẽ nguôi ngoai vì ông Lư còn các con là người thân, thấu hiểu và chia sẻ với ông. Nhưng không, vì sự độc đoán và ích kỉ, mãi chôn vùi cuộc đời của mình và của các con trên chiếc thuyền vì ám ảnh cái chết của vợ mà ông Lư và các con ngày càng xa cách. Giữa họ không có sự kết nối, và chỉ có ông là mãi một mình độc đoán sông trong cái thế giới do ông tạo nên. Có thể thấy, khi đất trời phủ một màu đen kịt, dưới ánh trăng vàng mơ mộng, con người càng có nhu cầu bộc lộ tâm tư, tình cảm, cảm xúc nội tâm, là khi mà nhân vật bộc lộ cái tôi cá nhân, sông thật với những khát khao thầm kín trong lòng. Trong đêm, Chinh giấu cha, chèo thuyền đến bến sông, mặc kệ lời nguyền in sâu vào từng thớ thịt “để gót chân chạm vào mặt đất đôi bờ thì trái tim sẽ biến thành trái tim quỷ, sẽ trở thành những con thú độc ác”. Chinh vui sướng thực hiện cái khát vọng chôn vùi bấy lâu nay, thỏa thích vùng vẫy nơi cánh đồng hoa cải vẫn rực rỡ dưới ánh trăng đêm. Trong thơ ca từ xưa đến nay, trăng luôn là biểu tượng của cái đẹp, một vẻ đẹp trinh nguyên, vẻ đẹp của sự viên mãn, tròn đầy. Trong mùa hoa cải bên sông, trăng cũng đẹp, đẹp một cách lấp lánh, ảo mộng và đẹp một cách ám ảnh, u tối, quỷ dị. Mọi vẻ đẹp của đời sống, của con người bộc lộ trần trui dưới ánh sáng của vầng trăng. Trăng làm nổi bật vẻ đẹp của người thiếu nữ - Chinh, khiến Thao say đắm: “Chợt những làn mây mỏng tan đi, ánh trăng trong veo đổ tràn gương mặt cô… Chiếc áo tối màu và ánh trăng làm ngời lên đôi bàn tay, cái cổ thon và gương mặt đẹp… Chàng trai hồi hộp, liếc nhanh cơ thể cô và nhận ra dưới lớp trăng mỏng, dưới lớp áo tối màu, là tuổi dậy thì nóng hổi, dịu dàng và phập phồng thở.” Trinh hiện lên với vẻ đẹp trần trụi, căng tràn nhựa sống của cô gái mới lớn, dưới trăng vẻ đẹp ấy càng huyễn hoặc, mơ hồ, gợi cảm, cuốn hút khiến Thao không thể rời mắt. Thời gian này cũng là thời điểm mà uyên ương, đôi lứa gặp gỡ, sum vầy. Chẳng vậy mà Chinh và Thao gặp gỡ và nên duyên vào đêm trăng ấy “những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần.” Những đêm trăng hò hẹn khiến tình yêu của cả hai càng gắn kết, họ như đôi cá không thể tách rời. Trăng chứng kiến sự nảy nở, thăng hoa, kết tinh hạnh phúc của cả hai. Ở cánh đồng hoa cải, dưới dòng nước mát lành, Chinh và Thao quấn lấy nhau, những ngày ngắn ngủi nhưng đẹp nhất đời Chinh Và kết quả của tình yêu ấy là đứa bé đang ngày một lớn dần trong bụng Chinh, nó có thể là điều hạnh phúc, cứu rỗi cuộc đời bị vùi dập, khóa kín bởi người cha ích kỉ nhưng nó cũng có thể mang đến sự khổ đau cho cả hai. Khi ông Lư biết chuyện, ông vẫn giữ khư khư cái lối nghĩ lạc hậu của mình, điên dại mà xé rách quần áo, đánh đập Chinh. Và từ giây phút đó, Chinh và Thao phải chia xa, Thao đã không cứu được người mình yêu, cả hai mãi mãi không có cơ hội được gặp lại. Kết luận Nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều giúp cho người học có cái nhìn sâu hơn về những khía cạnh thẩm mỹ được nhà văn gửi gắm trong các sáng tác của mình. Từ đó, ta thấy rõ hơn những nét độc đáo, cách tân trong trong những tác phẩm của tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới thẩm mỹ, một quan niệm nghệ thuật của riêng mình, không dùng ngôn từ ước lệ, tác giả tạo cho mình một lối viết riêng, đi sâu vào khám phá cảm xúc nội tâm của con người. Với không gian làng quê, dòng sông, bãi bồi quê hương thân thuộc, truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông đem đến cho người đọc bi kịch của cả một cuộc đời, một kiếp người. Cùng với đó là sự hòa trộn của dòng thời gian đảo ngịch, đồng hiện giữa hiện tại, trở về quá khứ, rồi đến tương lai; thời gian tâm trạng thể hiện nỗi đau đớn day dứt kéo dài, hiện thực khắc nghiệt của những số phận đáng thương. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Mùa hoa cải bên sông phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

  Không gian chiếc thuyền Chiếc thuyền là không gian gắn liền với cuộc đời của gia đình ông Lư, chiếc thuyền rất quan trọng đối với ông, nó là nơi sinh sống của cả gia đình ông. Khi vợ ông mất, nó càng trở nên quan trọng hơn cả. Chiếc thuyền giống như vỏ kén, ôm chặt lấy ông Lư, mang cho ông cảm giác được an toàn, được vỗ về. Chiếc thuyền chính là tượng trưng cho những suy nghĩ cổ hủ, ích kỉ, đen tối của ông. Ông không chỉ giam mình trong không gian chật đẹp, u tối của chiếc thuyền mà ông còn giam giữ trái tim, sự tự do, khóa chặt, kìm hãm tương lai của những đứa con. Gia đình năm người cùng sống trong chiếc thuyền nhỏ, không chỉ có Chinh, mà Cát – con trai thứ ông Lư cũng cảm thấy ngột ngạt, bí bách: “Tao chán cảnh này lắm rồi, cứ như ở tù”. Cũng thấy rằng, ông Lư xuất phát xuất phát điểm là người cha tốt, ông muốn bảo vệ cho những đứa con của mình. Từ cái chết của vợ, ông nhận thấy sống ở trên bờ toàn những điều xấu xa, những người sống ở đó tàn ác, vô cảm. Nếu những đứa con ông “để gót chân chạm vào mặt đất đôi bờ thì trái tim chúng sẽ biến thành trái tim quỷ, chúng sẽ trở thành những con thú độc ác”. Ông Lư vì yêu vợ, thương con nên ông mới có những hành động và suy nghĩ như vậy. Ông Lư mang bi kịch của lòng tốt biến chất, từ một người đàn ông hiền lành, ông trở thành một kẻ ích kỉ, độc đoán, chỉ làm theo ý của mình, ép những đứa con phải sống cuộc đời giam hãm, tù đầy cũng giống như ông. Đến gần cuối của câu chuyện, khi phát hiện ra Chinh đã lên đất liền, gặp gỡ yêu đương để rồi có mang. Ông Lư “gầm lên”, “giáng một cái tát vào mặt cô”, tru tréo “Thế là nó đã lên bờ rồi. Nó đã đạp lên lời nguyền của ta. Nó giết chết cả gia đình này rồi” và “vung rìu chặt đứt mái tóc”, “rút chiếc cần câu trên mái liếp của nhà thuyền quất vào cô vun vút”. Vẫn trên chiếc thuyền – nhà tù với song sắt vô hình ấy, một lần nữa lại thành công bắt nhốt Chinh, nhốt cả đứa con của Chinh, cả những nỗ lực thay đổi số phận của cô. Tất cả khung cảnh ấy hiện lên đen tối, mang màu ám ảnh, nỗi day dứt cho người đọc.   Không gian cánh đồng hoa cải Không cánh đồng hoa cải là không gian thân thuộc của làng quê Việt Nam. Không gian rộng mở với cánh đồng hoa cải màu vàng tươi, trải dài khiến Chinh không thể rời mắt. Cánh đồng hoa cải xuất hiện khi cô mười bảy tuổi, đã trưởng thành, sẵn sàng rời xa vòng tay của người cha độc đoán. Cánh đồng hoa cải đánh dấu bước trưởng thành trong suy nghĩ và nhận thức của Chinh, thôi thúc Chinh đưa ra hành động táo bạo mang tính bước ngoặt - đó là làm trái lời cha. Khác với hai người anh hèn nhát, cũng thèm khát đôi bờ mà không dám vượt qua cái bóng quá lớn của người cha. Chinh dám đặt chân lên nền đất tơi, xốp, mềm mại, để được ôm lấy những chùm hoa cải ướt sương. Hành động táo bạo này thể hiện rõ tính cách mạnh mẽ, ương ngạnh, can đảm của Chinh, can đảm vượt qua định kiến cổ hủ của người cha để làm điều mà mình yêu thích. Cùng với đó, không gian cánh đồng hoa cải cùng với mà đêm là nơi gặp gỡ, se duyên cho Chinh và Thao. Cánh đồng hoa cải mang lại cho cả hai hạnh phúc vô bờ nhưng cũng chứa đựng biết bao sự dằn vặt, khổ đau. Ban đầu chàng trai phát hiện có người ngắt nham nhở luống hoa cải của mẹ mình và quyết tìm cho được kẻ phá hoại, ai ngờ đó là là Chinh – một cô gái mang vẻ đẹp khiến Thao ngây ngất. Từ đó, hai người vào những đêm trăng, trên cánh đồng hoa cải, cùng nhau trò truyện, thấu hiểu và yêu thương, quấn quýt lấy nhau. Sợi dây tình yêu quấn chặt lấy họ, dần khiến Chinh quên đi những lời dặn dò của cha, quên đi mối thù của gia đình với những kẻ sống trên mặt đất, quên đi tất cả lời răn đe, áp bức của ông Lư để chìm đắm trong mối tình ngắn ngủi này. Những ngày tháng cánh đồng hoa cải còn vàng rực hai bên bờ, khi ông Lư vắng nhà, là những ngày hạnh phúc nhất đời Chinh. Dù hạnh phúc đó có ngắn ngủi nhưng đã phần nào giúp Chinh được sống là chính mình, giúp cuộc đời khô héo nơi con thuyền chật hẹp trở nên tươi mới, đẹp đẽ, đáng sống dù chỉ là trong một khoảnh khắc. Không gian cánh đồng hoa cải với sắc vàng chói và màu xanh mướt dịu nhẹ của cỏ cũng biểu trưng cho một khởi đầu mới, cho sự sống nảy sinh. Cuối truyện, sau cơn sốt li bì, “Thao dậy sớm. Suốt cả bãi sông làng anh rực vàng hoa cải. Những bông hoa cải nhỏ nhắn, mềm mại, ấp áp đung đưa trong gió. Thao bỗng thấy trái tim rung lên đập hối hả. Anh chạy ùa xuống bến. Bỗng anh quỳ xuống bên luống cải. Trước mắt anh, trên mặt phù sa rụng lấm tấm những cánh hoa mỏng và từ đó kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn.” Kết thúc câu truyện là một ẩn số, ta không rõ Nguyễn Quang Thiều đang viết một cái kết có hậu hay không. Nhưng có lẽ cái kết này sẽ mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm và mở ra những điều tươi đẹp, cánh đồng vàng rực hoa gợi cho Thao về bóng dáng mỏng manh, đẹp đẽ, tinh khiết với tâm hồn đớn đau của Chinh, đồng thời cũng gợi ra một niềm tin mãnh liệt rằng hạnh phúc nảy mầm từ trong đau khổ, tuyệt vọng. Dù trong hoàn cảnh ngang trái khổ đau, con người vẫn có thể lựa chọn cách sống, tự định đoạt số mệnh của mình bằng niềm tin, sự dũng cảm vượt lên trên nghịch cảnh. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Mùa hoa cải bên sông phần 5

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22