Quan niệm nghệ thuật về con người mang tính luân lí, đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm coi thơ văn là phương cách để nêu lên những bài học luân lí, đạo đức. Ông sớm nhìn nhận được mặt tiêu cực trong xã hội để viết những câu thơ đậm tính triết lí.
Thứ nhất, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thường xuyên đề cập đến lối sống “dại” - “khôn” của con người, trong đó, ông đề cao những con người sống “dại”, lánh đục về trong. “Dại” và” khôn” đã trở thành hai lối sống. Trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, dại là tìm về với “khóm trúc hiên mai”, còn khôn là đến nơi lao xao thế tục.
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”
(Nhàn)
Ông tự cho mình là “dại”, sống nơi rừng núi, còn người “khôn” thì đến chốn đua chen quan trường. Ai dại, ai khôn thì ắt đã rõ. Nguyễn Bỉnh Khiêm nào có dại!
Trong bài “Dại khôn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng kẻ khôn chưa chắc đã ăn thua được với đời.
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dạii khôn Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.”
Ông khuyên “người khôn” không nên khinh “kẻ dại”. Kẻ khôn ngoan, gian xảo còn không bằng khác kẻ dại. Cùng với sự từng trải, người đọc phải ngẫm ngợi mới thấy được triết lí thâm trầm của Trạng Trình. Ông không coi “nhẹ đường danh lợi”, đối lập chốn bui trần với chốn thôn quê, con người chỉ được “rỗi nhàn hứng” khi trở về với chốn thôn dã, cao khiết.
“Am Bạch Vân rỗi nhàn hứng Dặm hồng trần biếng ngại chen.”
(Nhẹ đường danh lợi)
Thứ hai, Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm con người ta thuần phác, thiện lương nhất, thảnh thơi nhất khi được trở về mảnh vườn quê, được vui thú điền viên. Còn danh lợi chỉ là phù vân.
“Lẩn thẩn ngày qua tháng qua, Một phen xuâ n tới một phen già.
Ái ưu vằng vặc trăng in nước, Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.”
(Thú nhàn)
Cũng bởi vậy, theo ông, an phận chưa bao giờ là đáng lên án. “ Trăng”, “nước”, “gió”, “hoa” là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca, biểu tượng cuộc sống thanh nhàn. Con người an phận sẽ sống những tháng ngày thảnh thơi. Đây không phải là cái nhìn yếm thế mà là cách ứng xử khôn khéo của tác giả trong thời buổi kim tiền ô trọc. Con người ta sống chan hòa với thiên nhiên quê nhà sẽ được bình tâm.
“Giàu ba bữa khó hai niêu, An phận thời hơn hết mọi điều
Khát uống trà mai hơi ngột ngột, Sốt kề hiên trúc gió hiu hiu.”
(An phận thì hơn)
Nên đối với ông, tiền bạc đâu đóng vai trò quan trọng như con người vốn hằng tưởng.
Bởi thế, lối sống nhàn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn chính là cách để con người tích phúc đức cho mình, ông tin vào lối sống thuận theo tự nhiên sẽ giúp mỗi con người tìm đến cội nguồn hạnh phúc.
“Trải gian nguy đã mấy phen,
Thân nhàn phúc lại được về nhàn.”
(Điền viên thú)
Thứ ba, Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm con người trong thời buổi kim tiền ô trọc luôn sống giả tạo, chỉ vì tiền. Ông đau đớn trước lối sống giả tạo, ham đòi vật chất của con người, vì tiền mà đổi trắng thay đen. Sự thể nghiệm ấy được bộc lộ qua mấy câu thơ chua chát:
“Thớt có tanh tao, ruồi đậu đến
Gang không mật mỡ, kiến bò đi”
(Thế tục)
Lòng nguời thật giả lẫn lộn, thế gian sống với nhau chỉ vì chữ ‘tiền”, mà chà đạp lên những mối quan hệ thân thiết, như cha con, anh em, thầy trò, “giàu thì tìm đến, khó thì lui”. Thể hiện quan niệm về con người, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết những câu thơ đầy đau xót:
“Thế gian biến cải vũng nên đồi,
Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn vàng, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượ u, hết ông tôi.”
(Thế gian biến đổi)
Thứ tư, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao lối sống biết nhẫn của con người. Khi biết nhẫn, tâm được thanh tịnh, không khác gì tiên. Đây có thể coi là quan niệm sống của chính ông, khi về già.
“Tóc đã thưa, răng đã mòn Việc nhà đã phó mặc dâu conn Bàn cờ cuộc rượu vầy hoa trúc Bó củi cần câu trốn nước non.”
Thứ năm, con người mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao là con người đạo đức và sống đúng chữ hiếu. Ông một mực lên án những gì trái với chuẩn mực của đạo hiếu: “Phận làm con phải tuân đạo hiếu” (Chức phận làm con). Ở đây, quan niệm nghệ thuật về con người phản ánh tư tưởng Nho giáo của tác giả.
Thứ sáu, con người trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là người dân chịu hậu quả thảm khốc của chiến tranh. Cảnh tranh giành, chém giết lẫn nhau giữa các tập đoàn phong kiến đã khiến cho đời sống nhân dân điêu linh, khốn khổ:
“Liệt hỏa viêm viêm phần ngọc thạch, Cô ưng ngạc ngạc bố loan hoàng.”
(Lửa dữ cháy bừng bừng thiêu đốt cả ngọc đá,
Một con chim ưng hung dữ khủng bố chim loan, chim hoàng.)
(Cảm hứng thi)
Tái hiện bối cảnh chiến tranh, tác giả đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc với con người, đặc biệt là với những người dân nghèo khổ.
Quan niệm nghệ thuật về con người đấng bậc của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Con người nhận thức là con ngườii quân tử, còn thứ dân thì không hề có khả năng nhận thức.
“Phép tắc của trời phải thuận theo mà không thể biết
Ngôi vua đã lập thì không thể đổ”
Đó cũng là quan điểm chung của Nho gia, không chỉ có thánh nhân mà hiền nhân, quân tử đến bách tính đều noi theo đạo của trời đất để hành sự, chỉ có điểm khác nhau là quân tử thì tự giác noi theo, còn trăm họ thì chỉ biết làm theo. Đây có thể coi là điểm hạn chế trong quan niệm về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
III, Kết luận
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người trong một số sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn nằm chung trong các biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại. Điểm đáng chú ý trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thể hiện quan niệm đạo đức, luân lí. Điều đó phù hợp với bối cảnh thời đại ông, phù hợp với con người ông, có khí tiết thanh cao, lánh đục về trong.
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phần 1