Chứng minh rằng bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Trả lời Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi tron g đời sống hàng ngày: - Trong dự báo thời tiết: xác định vị trí, hướng di chuyển của cơn bão... cần tới bản đồ. - Trong hành trình: Sử dụng bản đồ để xác định phương hướng, tìm đường đi,... - Ngành sản xuất nào cũng cần tới bản đồ: nghiên cứu thời tiết và khí hậu, việc làm thủy lợi, xây dựng các trung tâm công nghiệp, canh tác đúng thời vụ, mở các tuyến đường giao thông, quy hoạch các tuyến điểm du lịch... đều cần tới bản đồ. - Trong quân sự lại càng cần tới bản đồ để xây dựng phương án tác chiến, lợi dụng địa hình địa vật trong phòng thủ hay tấn công...
Hãy cho biết tác dụng của bản đồ tron g học tập. Nêu dẫn chứng minh họa. Trả lời - Trong học tập, bản đồ là phương tiện để học sinh học tập, rèn luyện kĩ năng địa lí và trả lời nhiều câu hỏi kiểm tra về địa lý. Ví dụ: + Qua bản đồ xác định được vị trí của một điểm, chịu ảnh hưởng của biển ra sao, thuộc đới khí hậu nào… + Nhận biết được hình dạng và quy mô các châu lục, đo đạc chiều dài sông, biết được sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, thấy được sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp...
Bài 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG (Bài 3 - Ban nâng cao) KIẾN THỨC CƠ BẢN 1 Vai trò củ a bản đồ trong đời sống và học tập - Trong học tập: Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong học tập (học tại lớp, học ở nhà, để kiểm tra); xác định được vị trí của một địa điểm, mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần địa lí, các đặc điểm của các đối tượng địa lí… - Trong đời sống: Xác định đường đi, xem dự báo thời tiết; phục vụ các ngành kinh tế; quân sự. 2 Sử dụng bản đồ, Atlat tron g học tập Khi sử dụng bản đồ, Atlat cần lưu ý: Đọc tên bản đồ để biết được nội dung thể hiện trên bản đồ; Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ; Xem các ước hiệu; Xác định phương hướng; Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí... 3. Ứng dụng của viễn thám và hệ thống thông tin Địa lý (Phần cho ban nâng cao) a) Viễn thám - Viễn thám là ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại để thu thập thông tin về các đối tượng từ xa. - Ý nghĩa của viễn thám: Sử dụng các thông tin vào nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là quản lý môi trường. b) Hệ thống thông tin địa lý - Khái niệm hệ thống thông tin địa lý. - Ý nghĩa: Sử dụng trong giáo dục; Theo dõi và quản lý môi trường; Quản lý khách hàng, sản xuất;...
Phân biệt các phương pháp: kí hiệu, chấm điểm, bản đồ – biểu đồ, khoanh vùng (vùng phân bố). - Phương pháp kí hiệu Phương pháp kí hiệu là phương pháp biểu hiện bản đồ đặc biệt được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo từng điểm cụ thể, đối tượng này không phản ánh được trong tỉ lệ bảnn đồ hoặc chiếm diện tích nhỏ hơn diện tích mà kí hiệu chiếm (điểm dân cư, mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp...). Các kí hiệu thể hiện từng đối tượng được đặt đúng vào vị trí của đối tượng đó. Ngoài việc chỉ rõ vị trí phân bố và thể loại của đối tượng, thường các kí hiệu còn có khả năng thể hiện những đặc trưng về số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực của đối tượng. - Phương pháp chấm điểm Phương pháp chấm điểm dùng để biểu hiện các hiện tượng phân bố tản mạn, phân tán trên lãnh thổ bằng những điểm chấm. Ví dụ: phân bố cây trồng, vật nuôi; phân bố dân cư, nhất là dân cư nông thôn,... Thực chất của phương pháp này là các điểm chấm tương ứng với một số lượng nhất định các đối tượng và được bố trí ở chỗ tương ứng của đối tượng đó trên bản đồ. Kết quả là sẽ đưa lên bản đồ một số lượng điểm có độ lớn bằng nhau. Tập hợp các điểm đó (độ dày đặc) cho ta khái niệm rõ ràng về sự phân bố của đối tượng, còn số lượng điểm cho phép ta xác định số lượng của đối tượng. - Phương pháp bản đồ - biểu đồ Phương pháp này thể hiện sự phân bố của một đối tượng nào đó bằng các biểu đồ được bố trí trên bản đồ trong các đơn vị lãnh thổ (thường có tính chất hành chính) và biểu thị một giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trong phạm vi lãnh thổ tương ứng. Ví dụ: giá trị sản lượng công nghiệp theo từng tỉnh, diện tích rừng các tỉnh... Như vậy, phương pháp này không chỉ rõ sự phân bố cụ thể của đối tượng trong đơn vị lãnh thổ mà biểu đồ đặt vào, để nó thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng trong lãnh thổ đó. Phương pháp này thể hiện được đặc tính số lượng (bằng kích thước của biểu đồ), chất lượng (bằng màu sắc hoặc hình dáng biểu đồ) cấu trúc (bằng việc chia biểu đồ thành các phần nhỏ) và động lực của hiện tượng (bằng cách dựng các biểu đồ có độ lớn khác nhau). - Phương pháp khoanh vùng Phương pháp này còn đượ c gọi là phương pháp vùng phân bố. Phương pháp khoanh vùng dùng để thể hiện không gian phân bố của một hiện tượng, đối tượng nào đó, ví dụ: vùng phân bố cây thuốc nam, vùng dân tộc khác nhau, vùng phân bố trâu, bò... Các vùng thuộc các hiện tượng khác nhau có thể không kề nhau, có thể xen kẽ nhau, thậm chí có thể che cho nhau do phụ thuộc vào vị trí tương quan trên thực tế của các hiện tượng đó. Người ta có thể dùng nét chải, màu sắc, kí hiệu... để thể hiện sự phân bố của đối tượng (chú ý kí hiệu ở phương pháp vùn g phân bố không gắn với một điểm cụ thể trên bản đồ tương ứng với ngoài thực tế như phương pháp kí hiệu, mà kí hiệu ở đây tượng trưng cho sự có mặt của đối tượng trên toàn vùng). (Nguồn: Bản đồ học – K.A. Xalisep, NXB ĐHQG Hà Nội, 2005 và Bản đồ học - Lê Huỳnh, NXB Giáo dục, 2000)
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT KIẾN THỨC CƠ BẢN 1 Chuyển động biểu kiến hàng nă m của Mặt Trời - Mặt Trời lần lượt chiếu vuông góc vào bề mặt Trái Đất từ chí tuyến nam đến chí tuyến bắc rồi lại từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam. - Ở khu vực nội chí tuyến, một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đình. - Ở khu vực chí tuyến, một năm có một lần Mặt Trời lên thiên đình. 2 Hiện tượng mùa - Có bốn mùa: xuân, hạ, thu đông. Mùa ở hai nửa cầu thì trái ngược nhau. - Nguyên nhân: + Do Trái Đất hình cầu. + Khi chuyển động xung quanh Mặt Trời trục Trái Đất không thay đổi hướng nghiêng và độ nghiêng nên lượng nhiệt và ánh sáng nhận được không giống nhau giữa hai nửa cầu. 3 Hiện tượng đêm ngày dài ngắn theo mùa - Xích đạo quanh năm có đêm dài bằng ngày - Mùa xuân, hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa thu và đông có ngày ngắn, đêm dài. - Khu vực từ hai vòng cực về cực có đêm hoặc ngày dài 24 giờ. - Ngày 21/3 và 23/9 trên toàn thế giới có ngày dài bằng đêm.
Vì sao ở Bắc cực và Nam cực có nửa năm là ngày và nửa năm là đêm? Trái Đất của chúng ta không ngừng quay quanh Mặt Trời và trong trục Trái Đất luôn nghiêng với quỹ đạo chuyển động một góc 66°33 và không đổi hướng trong không gian. Vào tiết Xuân phân hàng năm. Mặt Trời chiếu thẳng vào Xích đạo của Trái Đất Sau đó Trái Đất chuyển dịch dần. Đến mùa hè, Mặt Trời chiếu thẳng vào vùng Bắc bán cầu. Tiếp đó đến tiết Thu phân Mặt Trời lại chiếu thẳng vào vùng Xích đạo và đến mùa đông thì nó chiếu thẳng vào vùng Nam bán cầu. Trong thời gia n mùa hè, vùng Bắc bán cầu suốt ngày được Mặt Trời chiếu sáng, dù Trái Đất vẫn tự quay nhưng Bắc cực không nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất (nằm trước đường phân chia sáng - tối) và suốt mấy tháng liền ở Bắc cực lúc nào cũng thấy Mặt Trời treo lơ lửng trên không trung. Sau tiết Thu phân Mặt Trời chiếu thẳng vào vùng Nam bán cầu. Bắc cực nằm trong vùng tối của Trái Đất và chìm vào màn đêm. Trong suốt mùa đông, ánh Mặt Trời không chiếu đến Bắc cực. Nửa năm sau Mặt Trời mới lại xuất hiện. Bởi vậy trong 6 tháng liền (từ mùa xuân đến mùa thu) Bắc cực đều là ban ngày, 6 tháng còn lại là ban đêm. Ở Nam cực thì ngược lại với chu kì ở Bắc cực. Trong thực tế, do ảnh hưởng của khúc xạ khí quyển. Khi Mặt Trời ở dưới đường chân trời khoảng 1/2 độ, thì ánh sáng Mặt Trời đã chiếu sáng mặt đất. Vì vậy ở Bắc cực trước tiết Xuân phân độ 2 – 3 ngày, ánh sáng Mặt Trời đã chiếu sáng và sau tiết Thu phân độ 2 – 3 ngày Mặt Trời mới lặn hẳn. Bởi vậy, thời gian ban ngày ở Bắc cực và Nam cực dài hơn 6 tháng một chút. Nhưng do quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời không phải hình tròn, nên thời gian ban ngày ở Bắc cực dài hơn một chút so với thời gia n ban ngày ở Nam cực. (Nguồn: Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao, thiên văn học - Chu Công Phùng, NXB Khoa học - Kĩ thuật, H, 1999)
Vì sao tháng 2 chỉ có 28 ngày? – Trong dương lịch tháng đủ có 31 ngày và tháng thiếu có 30 ngày, chỉ riêng tháng 2 có 28 ngày (có năm là 29 ngày). Đây là quy định có từ lâu trong lịch sử. - Vào năm 46 trước Công nguyên, Hoàng đế La Mã là Julius Cesar đã quy định một năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ có 31 ngày, tháng chẵn là tháng thiếu có 30 ngày. Tháng 2 là tháng chẵn lẽ ra cũng có 30 ngày. Nhưng khi tính toán cụ thể thì 1 năm không phải là 365 ngày mà là 366 ngày, đành phải bớt một ngày trong 1 năm. Người ta đã chọn tháng 2 để bớt đi một ngày. Nguyên nhân là do hồi đó theo phong tục của La Mã, các tội phạm nặng bị từ hình vào tháng 2, do đó tháng 2 bị coi là tháng không lành, nên hoàng đế La Mã đã quyết định bớt 1 ngày vào tháng 2 “xấu số”. Vì vậy tháng 2 chỉ còn 29 ngày. – Sau đó hoàng đế Auguste lên ngôi kế nghiệp Julius. Vì Julius sinh vào tháng 7 là tháng đủ còn Auguste sinh vào tháng 8 là tháng thiếu nên Auguste quyết định đổi tháng 8 từ 30 ngày thành 31 ngày cho “ngang bằng” với Julius. Đồng thời đổi luôn 4 tháng cuối năm: tháng 9 và tháng 11 từ chỗ là tháng đủ thì chuyển thành tháng thiếu, tháng 10 và tháng 12 vốn là tháng thiếu được chuyển thành tháng đủ. Việc thay đổi tùy tiện đó khiến một năm lại dôi ra 1 ngày và lại được bớt vào tháng 2 “xấu số”. Và thế là tháng 2 chỉ có 28 ngày, những năm nhuận tháng 2 có 29 ngày. Hơn 2000 năm nay, nhân loại theo thời gian đã sử dụng dương lịch với quy định bất hợp lí đó. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra nhiều phương án cải tiến nhằm giúp cho việc sử dụng dương lịch hợp lý và thuận tiện hơn
Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày đêm không? Nếu có thì thời gian ban đêm và ban ngày là bao nhiêu? Khi đó, liệu ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao? Trả lời - Do Trái Đất hình cầu nên nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất vẫn có đêm và ngày. Nhưng độ dài khôn g phải là một ngày đêm mà độ dài ngày đêm là một năm (6 tháng ngày và 6 tháng đêm). - Với thời gian kéo dài như vậy, phần ban ngày sẽ rất nóng bởi bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm, phần ban đêm sẽ rất lạnh vì trong nửa năm không được Mặt Trời chiếu đến nên mất nhiệt lớn. Như vậy, nó tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn, trong điều kiện đó sự sống cũng không thể hình thành và phát triển được.
Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người? Trả lời - Sự thay đổi các mùa làm cho cảnh quan thiên nhiê n cũng thay đổi theo mùa, mỗi mùa thiên nhiên mang một màu sắc riêng đặc trưng (mùa đông lạnh giá, cây cối trơ trụi lá; mùa thu khí trời mát mẻ, cây cối ngả vàng; mùa xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa hạ ánh nắng dồi dào, cây cối xanh tươi...), - Hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp cũng có tính mùa vụ (trong sản xuất lúa có vụ mùa, đông xuân, hè thu; rau vụ đông; vụ thu hoạch cả phê, cây ăn quả...). Ngoài ra, trong hoạt động du lịch và công nghiệp khai thác cũng có tính mùa. - Đời sống con người cũng có những thay đổi trong sinh hoạt: ở, ăn, mặc,..... đề thích nghi với điều kiện thời tiết từng mùa.
Vì sao Trái Đất lơ lửng trong không trung mà không bị rơi xuống? Bất kì vật gì tồn tại xung quanh chúng ta cũng đều được vật khác đỡ, ngay cả máy bay, con chim trên trời cũng được không khí đỡ. Nhưng Trái Đất lơ lửng trong không trung thì được vật nào đỡ. Mấy nghìn năm trước đây con người đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau: người Trung Hoa cổ cho rằng con rùa đội mặt đất; người Nhật cổ cho rằng mặt đất được đặt trên lưng ba con cá voi lớn nổi giữa biển; người Ấn Độ cổ cho rằng loài voi là “đại lực sĩ” trong thế giới động vật và mặt đất được đặt trên lưng bốn con voi lớn; còn người Babilon cổ cho rằng mặt cất giống như một miếng gỗ nổi trên mặt biển. Tất cả những giả thiết trê n đều không đúng. Đáp án chính xác phải đợi đến khi nhà vật lý người Anh là Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Newton đã phát hiện ra rằng mọi vật đều hút lẫn nhau. Vật nào có khối lượng càng lớn thì sức hút của nó với vật khác càng mạnh. Theo tính toán, Mặt Trời và Trái Đất có sức hút lẫn nhau là 35 × 107 tấn. Vậy tại sao Trái Đất không bị hút về phía Mặt Trời. Nguyên nhân là do Trái Đất quay quanh Mặt Trời với tốc độ rất nhanh (khoảng 30km/s), nhờ vậy sinh ra lực ly tâm rất lớn cân bằng với lực hút của Mặt Trời. Bởi vậy, Trái Đất cứ “lơ lửng” trong không gian mà không bao giờ bị “rơi”. (Nguồn: Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao, thiên văn học – Chu Công Phùng, NXB Khoa học - Kĩ thuật, H, 1999)
THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG 1 Thổ nhưỡng quyển - Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. (Độ phì là khả năng cung cấp khí, nước, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển). - Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp này nằm ở trên bề mặt lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, sinh quyển - được gọi là thổ nhưỡng quyển (lớp phủ thổ nhưỡng). 2 Các nhân tố hình thành đất - Đá mẹ: Lớp đá bị vỡ vụn, chưa bị phong hoá hoàn toàn, nằm trên đá gốc, được gọi là đá mẹ. Mọi loại đất đều được hình thành từ đá mẹ; đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đấ t. - Khí hậu: + Tác động của ẩm và nhiệt làm cho đá gốc bị phá huỷ về mặt vật lý và hoá học trở thành những sản phẩm phong hoá, sau đó tiếp tục được phong hoá trở thành đất. + Khi đất đã hình thành, nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự tích tụ hoặc hoà tan, rửa trôi vật chất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong đất. - Sinh vật: + Thực vật: Cung cấp phần lớn xác vật chất hữu cơ cho đất. Rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. + Động vật: Động vật sống trong đất (kiến, giun, mối,...) góp phần làm đất tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước và nhiệt hơn. + Vi sinh vật: vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn - Địa hình + Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất chậm. + Địa hình dốc, tầng đất thường mỏng, đất dễ bị xói mòn. Nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. + Ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo chiều cao. - Thời gian: Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian từ khi một loại đất được hình thành đến nay gọi là tuổi tuyệt đối của đất. - Vai trò của con người: Tác động của con người có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất (ví dụ: bón phân hữu cơ làm tăng độ phì của đất; làm rẫy, đốt nương sẽ đẩy mạnh quá trình xói mòn, bạc màu đất,...).
Sự hình thành mây Nguyên nhân chính hình thành mây là chuyển động đi lên của không khí. Trong chuyển động này không khí bị lạnh đi đoạn nhiệt và hơi nước chứa trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa và ngưng lại. Không khí bay lên cao có thể do nhiều nguyên nhân: không khí bị mặt đất đốt nóng, không khí trượt lên cao theo theo sườn đồi núi và mặt frông nghiêng Khi mây hình thành, những hạt nguyên thủy thường là những giọt nướ c. Nếu mây hình thành trong lớp không khí có nhiệt độ dưới 0C thì mấy cấu tạo bởi những giọt nước quá lạnh. Mây được cấu tạo bởi những giọt nước gọi là mây nước. Nếu nhiệt độ âm đủ thấp thì mây cấu tạo bởi những tinh thể băng. Loại này gọi là mây băng (hoặc mây tinh thể). Mây cũng có thể cấu tạo từ tinh thể băng và những giọt nước quá lạnh, loại này gọi là mây hỗn hợp. Những tinh thể băng nhỏ li ti và những giọt nước tạo thành mây có trọng lượng không đáng kể. Tốc độ rơi của chúng rất nhỏ, chỉ một luồng không khí đi lên yếu ớt cũng đủ giữ chúng lơ lửng trên không và thậm chí là bay lên cao. Nhờ có gió, mây di chuyển theo chiều nằm ngang. (Theo Những điều cơ bản của khí tượng học và khí hậu học – S.I. Cốt−xtin, NXB Nha khí tượng, 1963)
Một số loại gió chính - Gió Tây ôn đới, gió mùa, gió mậu dịch Gió Tây ôn đới Gió mậu dịch Gió mùa Gió mùa đông Gió mùa hạ Phạm vi hoạt động Áp cao chí tuyế n đến áp thấp ôn đới Khu vực hai chí tuyến Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Ôxtrâylia… Nguyên nhân Chênh lệch khí áp Chênh lệch khí áp giữa áp thấp Xích đạo và áp cao cận chí tuyến Sự nóng lên hoặc lạnh giữa lục địa và đại dương theo mùa Thời gian Quanh năm Quanh năm Theo mùa Hướng Bán cầu Bắc: tây nam Bán cầu Nam: tây bắc Bán cầu bắc: đông bắc-tây nam Bán cầu nam: tây nam-đông bắc Gió mùa hè: tây nam-đông bắc Gió mùa đông: đông bắc-tây nam - Gió địa phương. + Gió biển, gió đất: hoạt động vùng ven biển; Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đại dương và đất liền + Gió phơn: là gió vượt địa hình núi cao; tính chất khô khan.
Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ Đới tự nhiên Kiểu khí hậu Kiểu thảm thực vật Đất Đài nguyên Cận cực lục địa (giá rét). Đài nguyên (Rêu, địa y, một số cây bụi thấp). Đài nguyên (tầng mỏng, chua, nghèo chất dinh dưỡng). Ôn đới - Ôn đới lục địa (lạnh, ở phía bắc lục địa). - Ôn đới hải dương (lượng mưa khá). - Ôn đới lục địa (nửa khô hạ n). - Rừng lá kim - Rừng lá rộng (sồi, gai, dẻ,…) - Thảo nguyên (cỏ là chủ yếu) Pôtdôn Nâu và xám Đen (tầng mùn dày, chất lượng mùn tốt). Cận nhiệt - Cận nhiệt gió mùa (lượng mưa tương đối phong phú, mùa hạ ấm ẩm, mùa đông khô). - Cận nhiệt Địa Trung Hải - Cận nhiệt lục địa. - Rừng cận nhiệt ẩm (thảm thực vật rừng hỗn hợp lá kim: thông, tùng, bách,. . . và lá rộng: sồi, dé, long não,...) - Cây bụi lá cứng cận nhiệtt và rừng - Bán hoang mạc và hoang mạc Đỏ vàng Nhiệt đới - Nhiệt đới lục địa - Cận xích đạo gió mùa. - Xích đạo lục địa, Nhiệt đới gió mùa - Bán hoang mạc và hoang mạc. - Xavan. + Rừng Xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm. - Xám - Đỏ, nâu - Feralit
Vai trò của sinh vật trong sự hình thành đất Thực vật xanh cung cấp đại bộ phận chất hữu cơ cho đất. Nhờ khả năng đồng hóa cacbon của thực vật xanh, hàng năm chúng có thể tạo ra một lượng khổng lồ vật chất hữu cơ (khoảng 53 tỷ tấn/năm). Cùng với khí hậu, lớp phủ thực vật có vai trò quyết định tới chiều hướng của quá trình hình thành đất. Trong quá trình sống, mỗi loại thực vật có khả năng lựa chọn thức ăn cần thiết cho hoạt động sống của mình và khi chết đi, xác của chúng có tỉ lệ khác nhau về các chất hữu cơ và chất tro. Điều này làm cho đất có những đặc điểm riêng biệt của nó. Thí dụ: đất đỏ vàng hình thành dưới Xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm là do quá trình feralit tạo nên, đất tích lũy nhiều nhôm và sắt, phản ứng đất chua do kiềm bị rửa trôi. Nhưng đất sec-nô-di-om hình thành dưới thực vật thảo nguyên lại do quá trình hình thành mùn tạo nên, đất giàu dinh dưỡng, phản ứng từ trung tính tới kiềm. Thực vật còn hạn chế sự xói mòn của nước, điều hòa nhiệt độ ở lớp không khí sát mặt đất, điều hòa lượng nước thấm vào đất, nên ảnh hưởng tới sự thành tạo đất. Vai trò của vi sinh vật với sự hình thành đất thể hiện ở sự phân hủy và tổng hợp chất hữu cơ. Vi sinh vật phân hủy các tàn tích hữu cơ, lấy thức ăn để tổng hợp nên chất hữu cơ trong cơ thể chúng. Nhờ vậy, các tàn tích hữu cơ đượ c phân hủy thành chất đơn giản. Vi sinh vật tổng hợp nên chất hữu cơ mới và độc đáo của đất - đó là mùn (là các hợp chất hữu cơ cao phân tử). Đất là môi trường sống của nhiều loại côn trùng (kiến, dế, mối...) và nhiều loại động vật sống trong đất như dúi, chuột chũi, giun... Nhờ hoạt động đào bới mà đất được xáo trộn trở nên dễ thấm khí và nước, làm tăng tốc độ hình thành kết cấu đất... (Theo Địa lí tự nhiên đại cương, tập 3 – Nguyễn Kim Chương (chủ biên), NXB Sư phạm, H, 2004)
Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nướ c sông Nhân tố Ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông Chế độ băng tuyết, mưa và nước ngầm. + Sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa: chế độ nước sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó. + Sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan: khi mùa xuân đến, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều. + Nước ngầm phong phú, mực nước không sâu, sông sẽ được tiếp nước nhiều. Địa thế, thực vật, hồ đầm. + Địa thế: ở miền núi, nước chảy nhanh hơn ở đồng bằng, đặc biệt là sau mỗi cơn mưa to. + Thực vật: tán cây, lớp thảm mục, rễ cây có tác dụng giữ và làm cho nước thấm dần xuống đất, tạo mạch ngầm, điều hoà dòng chảy của sông. + Hồ, đầm: điều hoà nước sông.
So sánh những điểm khác và giống nhau của một số kiểu khí hậu: * Kiểu khí hậu ôn đới lục địa và ôn đớii hải dương: - Giống nhau: nhiệt độ năm trung bình ôn hòa (tháng cao nhất không tới 20°C), lượng mưa trung bình năm ở mức trung bình. - Khác nhau: Hải dương Lục địa Nhiệt độ Tháng thấp nhất vẫn trên 0°C. Biên độ nhiệt năm nhỏ. Lục địa Tháng thấp nhất xuống dưới 0°C. Biên độ nhiệt năm lớn. Lượng mưa Mưa hầu như quanh năm và mưa nhiều hơn Mưa nhiều vào mùa hạ và mưa ít hơn * Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải và nhiệt đới gió mùa – Điểm giống nhau: đều có một mùa mưa và một mùa khô; nhiệt độ trung bình năm cao. – Khác nhau: Nhiệt đới gió mùa Cận nhiệt Địa Trung Hải Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm cao hơ n. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn. Lượng mưa Nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ. Mưa ít vào mùa đông. Nóng khô vào mùa hạ. Mưa nhiều vào mùa đông.
Nhận xét sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ. - So sánh hình 10 với hình 7.3 (Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển) ta thấy các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường phân bố ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, ví dụ: dãy Hi-ma-lay–a nằm ở nơi tiếp xúc giữa mảng Ấn Độ – Ô - Xtrây-lia với mảng Á– Âu; vùng núi trẻ Cooc-đi-e nằm ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với mản g Bắc Mỹ; vành đai lửa ở phía tây Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với mảng Á– Âu...
BÀI 18 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG HỒNG (Bài dành riêng cho ban nâng cao) HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Dựa vào bảng số liệu (trang 78 – SGK nâng cao), hãy phân tích chế độ nước sông Hồng: – Lưu lượng nước trung bình năm của sông Hồng (được tính bằng tổng lưu lượng các tháng/12): 3.632,6m^3/s. Như vậy, mùa cạn có lưu lượng dưới trung bình còn mùa lũ là các tháng có lưu lượng vượt mức lưu lượng trung bình – Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, kéo dài 5 thángg. Tổng lưu lượng mùa lũ khoảng 32.736m^3/s, chiếm 75% lưu lượng dòng chảy cả năm. Lưu lượng thảng cao nhất gấp 2,24 lần tháng thấp nhất. – Mùa cạn gồm 7 tháng tính từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Lưu lượng mùa cạn chiếm 25% lưu lượng dòng chảy cả năm. - Như vậy chế độ nước sông Hồng tha y đổi theo mùa với một mùa lũ và một mùa cạn tương ứng với mùa khô (mùa đông) và mùa mưa (mùa hạ) của khí hậu. - Vẽ đồ thị: Đồ thị thể hiện chế độ nước sông Hồng
Vai trò của biển đối với con người Biển và đại dương chiếm 71% diện tích hành tinh với độ sâu trung bình 3.710m và tổng khối nước 1,37 tỷ km^3 Tài nguyên biển và đại dương rất đa dạn g được chia ra thành các loại: Nguồn lợi khoáng chất và hoá chất chứa trong khối nước và đáy biển; nguồn lợi nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió, dầu và khí tự nhiên, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều. Vùng thềm lục địa và mặt biển là đường giao thông thuỷ, biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển tham quan, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, nguồn lợi sinh vật biển. Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng loạt nhóm thực vật, động vật và vi sinh vật. Hai nhóm đầu có tới 200.000 loài. Sản lượng sinh học của đại dương và biển như sau: thực vật nổi 550 tỷ tấn, thực vật đáy 0,2 tỷ tấn, các loài động vật tự bơi (cá, mực, thú...) 0,2 tỷ tấn. Năng suất sơ cấp của biển khoảng 50 – 250g/m^2/năm. Sản lượng khai thác thuỷ sản từ đại dương và biển toàn thế giới gia tăng, ví dụ năm 1960: 22 triệu tấn; 1970: 40 triệu tấn; 1980: 65 triệu tấn; 1990: 80 triệu tấn. Theo đánh giá của FAO, lượng thuỷ sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu tấn. đại dương và biển là kho chứa hoá chất vô tận. Tổng lượng muối tan chứa trong nước biển là 48 triệu km^3, trong đó có iốt, muối ăn và 60 nguyên tố hoá học khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu khí, quặng Fe, Mn, các loại muối và quặng sa khoáng. Năng lượng sạch từ đại dương và biển hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người. Biển Đông của Việt Nam có diện tích hơn - triệu km^2, với độ sâu trung bình 1.140m, nơi sâu nhất 5,416m. Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm 1/4 diện tích thuộc phần phía Đông của biển. Thềm lục địa có độ sâu < 200m chiếm trên 50% diện tích. Tài nguyên của Biển Đông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài nguyên sinh vật (rong biển, thuỷ sản). Riêng trữ lượng hải sản ở phần Biển Đông thuộc Việt Nam cho phép khai thác với mức trên 1,2 – 1,4 triệu tấn/năm. (Theo 200 câu hỏi đáp về môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường)