Con người cô độc trong Con gái thủy thần phần 1

Con người cô độc trong Con gái thủy thần phần 1

Bởi Học văn cô Hà Huyền 08/11/2024

MỞ ĐẦU

Nếu trước năm 1975 văn học Việt Nam mang đậm chất sử thi, lãng mạn thì đến sau 1975 dòng cảm hứng đó đã dần được thay bằng những cảm xúc đời tư, thế sự. Đặc biệt Đại hội VI với nghị quyết TW V của bộ chính trị đã “thổi một luồn sinh khí mới cho nền văn học” nước nhà. Các nhà văn không còn nói về những vấn đề quốc gia, đại sự, mà họ thường hướng ngòi bút của mình đến những vấn đề đời thường. Đồng thời,với xu thế hội nhập, phát triển, văn học Việt Nam đã được mở cửa với thế giới nên cũng xuất hiện những nguồn cảm hứng mới. Kéo theo đó đã xuất hiện những kiểu nhân vật như: nhân vật bi kịch, nhân vật cô đơn, lạc lõng,… làm cho nền văn học Việt Nam mang một diện mạo hoàn toàn mới.

Trên nền hiện thực đó, con người cũng trở thành đối tượng được quan tâm. Các tác giả giai đoạn này cũng phản ánh chân thực, kịp thời, khám phá con người nhiều phương diện. Từ những chuyển đổi về quan niệm nghệ thuật về con người đã khiến cho các kiểu nhân vật trong văn xuôi cũng phong phú hơn, phổ biến trong giai đoạn này đó chính là con người cô đơn, lạc lõng giữa mênh mông cõi đời. Có rất nhiều tác giả viết về kiểu nhân vật này, tuy nhiên, trong bài viết này tôi sẽ tìm hiểu về kiểu nhân vật cô độc, lạc lõng trong truyện ngắn “Con gái thuỷ thần” của “Nguyễn Huy Thiệp” để khám phá về quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả.

NỘI DUNG

Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn “Con gái thuỷ thần”

Vài nét về tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp” sinh ngày 29/04/1950, một cây bút nổi bật của nền văn học Việt Nam, ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm nổi bật như: “Chảy đi sông ơi”, “Những người thợ xẻ”, “Con gái thuỷ thần”,…..Khi đánh giá về Nguyễn Huy Thiệp, nhà phê bình La Khắc Hoà đã nhận định: “Nguyễn Minh Châu mở đường đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 với truyện ngắn Bức tranh”. “Còn Nguyễn Huy Thiệp là người đầu tiên tạo ra bước ngoặt quan trọng của đổi mới”. Qua đó ta thấy được vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi nói riêng. Sáng tác của ông trong giai đoạn này chảy theo sự chuyển biến của thời đại những sáng tác đã tập trung khắc hoạ rõ nét về đời sống, ông khám phá con người trên nhiều phương diện.

Truyện ngắn Con gái thuỷ thần

Truyện ngắn “Con gái thuỷ thần” được viết năm 1988, trong giai đoạn chuyển mình của xã hội từ “bao cấp” sang thời kì “đổi mới”. Truyện kể về hành trình của nhân vật Chương trên con đường đi tìm mẹ Cả. Kí ước về mẹ Cả “người con gái thuỷ thần” cứ thường trực trong tâm trí của anh. Trên cuộc hành trình ấy Chương đã gặp rất nhiều người là “hiện thân” của mẹ Cả, những cho đến cuối cùng “mẹ Cả hay Gianna Đoàn Thị Phượng” cũng chỉ là “huyền thoại”, cuộc hành trình của Chương đến cuối cùng vẫn dừng chân trước biển với câu hỏi réo rắt “Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì?”.

Qua truyện ngắn Con gái thuỷ thầnta có thể thấy được sự đổi mới của văn học trên nhiều phương diện, về đề tài, các tiếp cận của tác giả,….Trong câu chuyện cũng xuất hiện nhiều kiểu nhân vật, mỗi kiểu nhân vật lại mang một màu sắc riêng biệt, khác nhau. Tuy nhiên, một kiểu nhân vật nổi bật, rõ nét nhất trong tác phẩm này đó là kiểu nhân vật cô đơn- được thể hiện qua nhân vật Chương. Thông qua nhân vật này tác giả đã gửi gắm những tâm tư, tình cảm cuả mình trước xã hội thời kì “đổi mới”.

Quan niệm nghệ thuật về con người

Trước hết, “quan niệm nghệ thuật về con người có thể hiểu là cách cắt nghĩa, lí giải, cảm nhận về con người của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua hệ thống phương tiện nghệ thuật”. Dù đối tượng trung tâm của văn học là con người, dù tác phẩm trực tiếp viết về con người hay viết về cây cối thì đằng sau đó luôn là hình bóng con người, câu chuyện hướng đến là cõi nhân sinh.

“Về ý nghĩa của việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật sẽ giúp làm nổi bật tính chủ thể, vai trò chủ thể của nhà văn trong quá trình miêu tả nhân vật”. “Đồng thời, nó là một trong những tiêu chí để đánh giá tính nhân văn của một nền văn học”. “Bên cạnh đó, còn là một trong những tiêu chí để đánh giá sự đổi mới một nền văn học, giai đoạn văn học và là một trong những tiêu chí để đánh giá sự đóng góp của một nhà văn, vị trí của nhà văn”. “Mỗi giai đoạn văn học sẽ có những quan niệm khác về con người và mang đậm dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ”.

Đọc tiếp:  Con người cô độc trong Con gái thủy thần phần 2

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22