Quan niệm nghệ thuật về con người nhỏ bé trong Cái đồng hồ phần 6

Quan niệm nghệ thuật về con người nhỏ bé trong Cái đồng hồ phần 6

Bởi Học văn cô Hà Huyền 07/11/2024
  1.  

Điểm khác biệt

        Có thể thấy, mặc dù cùng viết về những người trí thức ở tầng lớp dưới nhưng ở hai tác phẩm cũng lại có sự khác biệt về quan niệm về con người nhỏ bé. Bác Akaki Akakievich của Gogol sống ở đất nước Nga, chịu ảnh hưởng bởi phân cấp 14 bậc trong xã hội, không gia đình, hoàn toàn cô độc trong mối quan hệ với cuộc sống xung quanh; còn anh trí thức của Bùi Hiển lại thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản – hệ quả của ảnh hưởng phương Tây – những con người nghèo khổ, sống đời sống trầm lặng, thỏa hiệp, ngột ngạt và bế tắc cùng với vợ con, đồng nghiệp của mình. Đất nước khác nhau, lịch sử khác nhau và nền văn hóa khác nhau là lí do khiến cho nhân vật trong hai tác phẩm được hình thành và chịu hệ tư tưởng khác biệt bên cạnh những điểm giao thoa. Nhờ đó, ta lại càng thấy nổi bật lên sự gặp gỡ, sáng tạo, khác biệt của hai tác giả.Top of Form

      Người công chức trong Cái đồng hồ của Bùi Hiển có một điểm rất khác nhân vật Akaki Akakievich của Gogol ở chỗ anh ta được miêu tả trong mối quan hệ với gia đình, vợ con. Akaki không gia đình, không lấy vợ, sống cuộc sống một mình lầm lũi, đồng nghiệp thì luôn coi ông ta như một trò tiêu khiển mà làm ra những trò đùa cợt quá đáng. Người viên chức của Bùi Hiển không sống một cuộc sống thảm hại như Akaki, ít ra anh ta vẫn còn có những người thân bên cạnh, và mối quan hệ với đồng nghiệp không tồi tệ như bác Akaki. Anh ta ước mơ mua một chiếc đồng hồ không giống với bác Akaki ước mơ có một chiếc áo khoác mới. Bác Akaki muốn một chiếc áo khoác mới vì bác không muốn tiếp tục bị đồng nghiệp khinh rẻ, trêu chọc; còn người viên chức của Bùi Hiển muốn mua một chiếc đồng hồ đơn giản vì anh ta muốn có cái báo thức để đi làm đúng giờ, khỏi bị trách phạt. Tác giả chưa từng đề cập anh ta bị những người đồng nghiệp trêu đùa quá đáng, và cái ước mơ có đồng hồ của anh ta không hướng đến vật chất (để không đi muộn, không bị phạt). Cái đồng hồ không làm anh ta hay gia đình anh ta giàu có hơn, không nâng cấp địa vị xã hội, không có tác dụng bảo vệ như chiếc áo khoác đối với Akaki Akakievich. Nó đơn thuần chỉ là niềm vui của gia đình khi có một cái đồng hồ đã ao ước bấy lâu, và mọi thành viên đều cảm thấy hào hứng. Đồng tiền trong xã hội anh ta sống tuy quan trọng, nhưng chưa phải là thước đo để mọi người đối xử tàn nhẫn với nhau.

          Và một điểm khác, trong Chiếc áo khoác là một nhân vật sau cùng dũng cảm đứng lên phản kháng lại xã hội, một nhân vật lại thỏa hiệp với cuộc đời nô lệ, đó là điểm khác biệt căn bản trong sáng tác của Gogol và Bùi Hiển. Sự phản kháng của hồn ma ở cuối truyện Chiếc áo khoác thể hiện sự tiến bộ của Gogol trong sáng tác hình tượng con người nhỏ bé. Còn với Bùi Hiển, ông để cho nhân vật của mình tiếp tục sống một đời sống nô lệ, tầm thường. Điều đó thể hiện sự bế tắc của xã hội, của hướng đi đối với những người trí thức tiểu tư sản thời kì bấy giờ. Bùi Hiển đã phản ánh chân thực thực trạng sống bế tắc, tâm lí sống tầm thường của một bộ phận con người trong xã hội Việt Nam trước cách mạng 1945.

  1.  

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo thể hiện qua hai tác phẩm

        Hai tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống những người viên chức, xã hội lúc bấy giờ. Đó là một cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Hiện thực chính là cơ sở nền tảng, là môi trường xảy ra những sự kiện để các nhà văn đưa vào trong tác phẩm, mang đến cho nhà văn nguồn cảm hứng, qua đó bộc lộ tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của mình về con người. Gogol và Bùi Hiển đã vạch trần tất cả bộ mặt xã hội không hề có chút nương nhẹ nào, phơi bày sự trống rỗng, vô nghĩa bao trùm lên cuộc sống của những con người viên chức quèn nói riêng và tất cả mọi người nói chung.

        Ngoài giá trị hiện thực, quan niệm về con người nhỏ bé trong hai tác phẩm còn thấm đẫm tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Nó là sự phê phán những con người bé nhỏ sống một cuộc đời nhàm chán, vô vị để qua đó lên án, tố cáo xã hội phi nhân hóa con người, bóp méo những phẩm chất tốt đẹp của họ; xót xa, đồng cảm cho những kiếp người nhỏ bé; trân trọng, ngợi ca khát vọng của những con người nhỏ bé trong cuộc sống tẻ nhạt thường ngày.

      Như vậy, Chiếc áo khoác – Gogol và Cái đồng hồ - Bùi Hiển đã thể hiện rất sâu sắc tinh thần nhân đạo của tác giả. Đồng thời nó cũng khắc họa được bức tranh chân thực xã hội lúc bây giờ. Đây chính là lời cảnh tỉnh, kêu gọi toàn thể nhân loại bằng lời kêu gọi hãy chú ý đến những “con người nhỏ bé” đang sống bên cạnh chúng ta.

Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người nhỏ bé trong Cái đồng hồ phần 7

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22