Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn, lạc lõng trong truyện ngắn “Con gái thuỷ thần”
Như đã nói ở trên, tác phẩm ra đời trong sự chuyển biến của thời đại, khi ấy những giá trị của con người cũng được đề cao. Vấn đề nhân tính của con người được chú trọng: cao lớn hơn thân phận và nhỏ bé hơn tính cách. Bằng thủ pháp huyền thoại hoá Nguyễn Huy Thiệp đã dựng lên một “thế giới huyển ảo” đan xen giữa thực và mộng, lẫn lộn không tách biệt rạch ròi. Trên nền hiện thức ấy ta thấy xuất hiện một kiểu nhân vật mà văn học trước đó chưa được đề cập đến nhiều, đó là kiểu nhân vật cô độc, được biểu hiện rõ nét qua nhân vật Chương.
Về hành động, Chương được giới thiệu là một thiếu niên trẻ sinh ra trong “gia đình làm ruộng, đào đá ong và làm thêm nghề lột giang đan mũ”. Trong tuổi thơ của anh luôn ám ánh một câu chuyện huyền thoại về mẹ Cả “Trận bão ấy, ở bãi Nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn cây muỗng đại thụ. Không biết ai nói trông thấy có đôi giao long quấn chặt lấy nhau vùng vẫy làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗng, có một đứa bé mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con của thủy thần để lại. Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả. Ai nuôi Mẹ Cả tôi không biết, nghe phong thanh ông từ đền Tía đón về nuôi. Lại đồn thím Mòng trên phố chợ đón về nuôi. Lại đồn các xơ trong nhà tu đón về, đặt tên là Gian na Đoàn Thị Phượng”. Và khi đã trưởng thành Chương vẫn luôn mang trong mình một ý chí đi tìm mẹ Cả. Có thể thấy cuộc hành trình đi tìm “mẹ Cả- Gianna Đoàn Thị Phượng” là một cuộc hành trình cô đơn. Sống trong xã hội nhưng lạ qúa xa rời hiện tại, mặc dù biết huyền thoại về mẹ Cả là một câu chuyện bịa đặt được bịa ra từ miệng của bố Đô Thi nhưng Chương vẫn luôn mù quáng tim rằng mẹ Cả có thật nên anh đã dành cả nửa đời người đi tìm mẹ Cả từ lúc còn là một cậu bé 14 tuổi cho đến khi trưởng thành, anh vẫn luôn cô độc trên cuộc hành trình đi tìm cái bản nguyên tuyệt đích ấy.
Trên cái nền hiện thực ấy, “Nguyễn Huy Thiệp” còn xây dựng nên một thế giới nhân vật mang màu sắc huyền thoại, Mẹ Cả là một nhân vật có sự ra đời kì lạ, Mẹ Cả được sinh ra trong một trận bão lớn ven sông, ai nuôi Mẹ cũng rõ. Trong truyện ngắn Mẹ Cả còn được bắt gặp trong những lần “hóa thân” cứu giúp người dân làng, để sống hòa lẫn vào cuộc sống trần thế, hành động cứu người của Mẹ Cả “Đó là lần Mẹ Cả cứu cha con ông Hộ bị cát sập lấp: Mẹ Cả đang bơi trên sông, trông thấy, hóa phép thành con rái cá ra sức bới, cứu được hai người . Hay một lần khác, khi con thuyền trở người của phòng văn hóa huyện qua sông gặp sóng to gió lớn, thuyền chòng chành sắp úp thì, Mẹ Cả ngồi trên mặt trống đánh thùng thùng. Thế là sấm tan mưa tạnh. Mẹ Cả ôm trống lặn xuống đáy sông”
.Trên hành trình đi tìm Mẹ Cả, Chương cũng đã nhiều lần bắt gặp người con gái ấy nhưng, nhưng đó chỉ là những mảnh ghép của Mẹ Cả, khiến anh không sao nhận ra và cũng không thể chạm tới được, đó là cô bé chừng 12 tuổi cầm đầu một đám trẻ con đi ăn trộm mía mà Chương bắt gặp khi đang đi gác ở ven sông, anh tức tối đuổi theo những con bé không hề sợ hãi mà còn đáp trả anh bằng giọng trêu đùa, giễu cợt “Quay về đi, không mất súng thì chết !”... “Mày không bắt được tao đâu, Bắt thế nào được Mẹ Cả !”. Hình ảnh Mẹ Cả lại một lần nữa hiện lên trước mắt Chương nhưng nó thật mơ hồ, kì ảo nó thoắt ẩn, thoắt hiện trông thật rợn, nhưng đối với anh nó lại rất đẹp “Tôi thoáng thấy tấm lưng trần dẻo dai loáng nước quẫy ở trước mặt, loang loáng dưới trăng, thật kinh dị, nhưng đẹp lắm”. Nhưng dần dần Mẹ Cả lại càng trở nên thực hơn, gần gũi hơn trong mắt Chương: từ cô giáo Phượng, sau đó là Gianna Đoàn Thị Phượng,... cuối cùng Mây.