Mở đầu
Khái lược về quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lí giải, cảm nhận về con người của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua một hệ thống các phương tiện nghệ thuật.
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người đóng vai trò rất quan trọng trong tác phẩm văn học. Trong khoảng mười thế kỉ văn học trung đại Việt Nam, quan niệm nghệ thuật về con người đã được phản ánh bằng một số biểu hiện rõ nét, thể hiện qua sáng tác của các tác giả tiêu biểu của văn học trung đại, trong đó có thể kể đến Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Vài nét về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm được mệnh danh là Trạng Trình, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà giáo nổi tiếng ở thế kỉ XVI. Sống trong xã hội vô cùng rối ren, mâu thuẫn sâu sắc giữa các tập đoàn phong kiến, dẫn đến các cuộc xung đột triền miên, hao người tốn của, trăm họ đau thương, giặc Minh ngó, lăm le tràn qua biên giới, ngườ ta thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm kiên trì một tấm lòng son vằng vặc vì dân vì nước.
Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, người ta thấy “một xuất một xử, một hành một tàng” (GS. Bùi Văn Nguyên). Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện rõ cách xử thế và quan niệm về con người của ông.
Nằm trong nguồn mạch phát triển của văn học trung đại, quan niệm nghệ thuật về con người trong một số bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có đều có những biểu hiện: con người vũ trụ; con người mang tính luân lí, đạo đức; con người đấng bậc.
II, Nội dung
1, Quan niệm nghệ thuật về con người vũ trụ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu về sự vận động của thời thế, sự tồn tại của con người trong vũ trụ. Giống như triều đại Tần, Tấn, có hưng có vong, ông hiểu được quy luật hưng vong của vũ trụ để sống với tâm thế bình thản.
“Đào nguyên vãng sự y nhiên tại,
Tần Tấn hưng vong thị khước phi.”
(Đào Nguyên lối cũ đón mời
Hưng vong Tần Tấn mặc người đúng sai).
(Vấn ngư giả)
Bởi vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt con người trong vũ trụ để chiêm nghiệm cuộc đời. Tác giả quan niệm: con người đã là một phần của vũ trụ thì cứ như nhiên, bình thản sống.
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phần 2