Những chuyển biến trong không gian nghệ thuật Mặc dù đã trải qua nhiều sự đổi thay từ thiên nhiên và sự tác động của con người nhưng mọi thứ vẫn giữ nguyên kết cấu. Đường Cây Sồi chính là nơi chứng kiến mọi diễn biến và cuộc sống của con người nơi đây. Trong suốt tác phẩm, sự thay đổi của không gian của Đường Cây Sồi thường đi kèm sự thay đổi trong cuộc sống của các thế hệ tiếp nối. Sự biến đổi trong không gian của Đường Cây Sồi cũng có thể phản ánh sự biến đổi địa lý và môi trường xã hội. Nói cách khác, Đường Cây Sồi là minh chứng lịch sử đã in dấu hàng trăm năm mà không ai có thể thay đổi được. Tóm lại, thi pháp học có thể cung cấp một góc nhìn sâu sắc và đa chiều về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết "Đường Cây Sồi," giúp ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện. KẾT LUẬN Với tinh thần lí tính mạnh mẽ Trương Vỹ đã hòa mình vào hình tượng văn học và không gian nghệ thuật, vì vậy không gian trong tiểu thuyết của ông mang tính ẩn dụ và biểu trưng đáng để chúng ta nghiền ngẫm. Không gian trong toàn bộ tác phẩm này luôn được mở rộng, không chỉ mở ra chân trời mới cho nhân vật tôi và các nhân vật khác chinh phục, khám phá, phát triển bản thân để thực hiện ước mơ của mình mà còn tạo nên vô vàn bi ẩn cho độc giả suy ngẫm và phán đoán. Theo dõi hành trình khám phá của nhân vật tôi, chúng ta đã hiểu rõ hơn không gian thượng lưu Đường Cây Sồi và những cuộc đời ám ảnh khổ đau mà xuyên suốt trong chuyện đều nhắc đến. Nhưng sự trưởng thành và trải nghiệm của nhân vật tôi đã đánh dấu không gian đa chiều trong nghệ thuật Trương Vỹ. Chính không gian nghệ thuật đa chiều và độc đáo đựợc tái hiện một cách đa dạng đã để lại dấu ấn riêng lòng bạn đọc. Tiểu thuyết “Đường Cây Sồi” xứng đáng trường tồn theo thời gian. Đọc tiếp: Không gian "Đường cây sồi" trong tác phẩm cùng tên phần 1
Đường Cây Sồi- biểu tượng nghệ thuật đặc sắc Các nhân vật có cuộc sống được phản ánh trong không gian phải kể đến là những thanh niên con nhà giàu, ăn chơi trác táng và những thanh niên ngoài thành phố bị lôi kéo vào những cuộc ăn chơi xa đọa đầy tính dục. Bên cạnh những nhân vật này, ta không thể bỏ qua nhân vật Trang Chu, một thanh niên tuấn tú, có học thức và không xa ngã vào tệ nạn xã hội, anh mang trong mình nhân cách của một con người tri thức và thượng lưu mà nhiều cô gái phải say đắm. Nhưng rồi tất cả lại có những bị kịch trong cuộc sống mà đám thanh niên kia đã biết lí do còn Trang Chu lại là một bí ấn. Sâu sắc hơn, Trương Vỹ đã tạo nên một không gian nghệ thuật rất riêng đó là không gian trong tòa lâu đài cổ kính. Không gian này được phân định ranh giới rõ ràng đó là những tên canh cổng to cao và khổng lồ. Phía trong lâu đài là một cuộc sống đầy bí ẩn nơi những kẻ có quyền lực sống xa hoa và hưởng lạc. Ở thời kì trước đó người quyền lực nhất trong lâu đài là con quái vật khổng lồ có nhiều “dị tướng” cũng chính tên “quái vật” đó là biểu tượng của sự bí ẩn và kì lạ tạo nên một không gian đầy huyền bí và ám ảnh. Quái vật hưởng thụ bao nhiêu thì những kẻ hầu người hạ trong lâu đài đó càng đau khổ và bất hạnh bấy nhiêu. Không gian trong tòa lâu đài biểu trưng cho những bí mật và những kí ức đen tối mà những số phận nghèo khổ kia phải gánh chịu. Chính không gian ấy là cả một thế giới huyền bí, nếu như “Đường Cây Sồi” chứa yếu tố huyền bí thì con quái vật chính là một phần của thế giới này. Nó đại diện cho thế lực siêu nhiên hoặc một phần của cuộc phưu lưu chứa đầy sự kì bí. Cũng chính nó là sự hấp dẫn để mọi người và nhân vật tôi khám phá. Sau khi tiêu diệt được tên quái vật- đại diện cho sự dã man và tàn ác cùng sự quyền lực thì thay vào dó lại là những thế lực và quyền lực khác của giới thượng lưu, một cuộc sống bí ẩn mới lại bắt đầu. 200 năm nay, luôn có những nhân vật đặc biệt sống ở Đường Cây Sồi, thế hệ này thay thế thế hệ khác, nhóm người này đuổi nhóm người khác. Nhóm nào cũng sống chết không chịu đi, đến nỗi có lúc không thể không động súng động pháo đuổi họ. Có thể nói, muốn sống ở nơi này thật không dễ dàng, phải trả giá bằng máu. Những trường hợp sống chết đấu đá, được ghi lại quá nhiều trong lịch sử, có thể nói là chất cao đến nóc nhà. Khu Đường cây Sồi dành cho những người hưởng “đặc quyền đặc lợi” và có những nét đặc trưng riêng, chính vì vậy Lão Môn Nhi đã xây dựng, mô phỏng nó ở chỗ khác nhưng không thể mô phỏng được, đó chính là thời gian. Không gian mà tác giả xây dựng thêm nhiều chiều kích mới nhưng vẫn phản ánh lối sống của giới thượng lưu, những người con của gia đình danh giá và quyền lực họ ăn chơi, xa đọa trong chính căn lâu đài với những sự việc “kinh khủng” và “quái dị”. Không gian bí ẩn, hấp dẫn trong tòa lâu đài đã lôi kéo và thu hút được nhiều bạn trẻ nơi khác về tụ hội và hưởng lạc, thỏa mã nhu cầu dục vọng của chính họ. Mặc dù sống trong sự xa hoa và tiện nghi, nhưng có thể họ có cảm giác cô đơn và trống trải trong chính tòa lâu đài. Họ có thể thiếu sự kết nối xã hội thực sự và không cảm thấy hạnh phúc hoặc an yên trong cuộc sống của mình, dù họ có tất cả những tiện nghi và dịch vụ trong tòa lâu đài khang trang đó. Và rồi họ đã mất chính mình đánh mất cơ hội làm lại cuộc đời mà nhân vật điển hình là chàng trai xanh xao bị kết án tử hình và cô gái mắt sâu bị cải tạo 20 năm. Tóm lại, không gian Đường Cây Sồi biểu trưng cho giới thượng lưu và cuộc sống xa hoa của họ nhưng trong chính không gian ấy lại có sự đối lập giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài. Không gian đó có sự pha trộn giữa sự xa hoa nhưng đầy áp lực và cô đơn bên trong của tòa lâu đài bí ẩn. Đọc tiếp: Không gian "Đường cây sồi" trong tác phẩm cùng tên phần 5
Đường Cây Sồi - không gian xây dựng thế giới nghệ thuật đặc thù Không gian tự nhiên của Đường Cây Sồi là nơi nổi bật nhất, không thể ngờ được nhất trong một thành phố, nó đẹp đến mức khiến người ta nghi hoặc, khiến người ta thắt tim. Khu “kì dị” này đã có từ hơn 200 năm trước, hồi đó thuộc về người nước ngoài, gọi là “tô giới”. Sau đó lại chuyển qua tay vài người khác, địa bàn cũng đã mở rộng gấp đôi nhưng phong cách của quần thể kiến trúc lại không thay đổi nhiều. 200 năm đã qua cây sồi to oai phong lẫm liệt, từ lâu đã không còn nhiều như trước nữa mà đã xen vào không ít những cây khác. Bên trong đường cây sồi là những tòa lâu đài cổ kính, uy nghi , cổng lớn một ngày có 24 giờ vệ binh canh giữ. Bên trong tuần cảnh đi lại ngày đêm, bộ dạng và trang phục của họ ngày đêm thay đổi, có lúc là trang phục màu đen, trên mũ rộng vành còn quấn một vòng khăn trắng, có lúc lại là trang phục màu vàng, trên đầu vai có đính quân hàm, cổ từ vai đến ngực còn có bông lúa. Có giai đoạn đã đổi thành nhân vật quái hơn, tuần cảnh là người phương Tây đen thui một màu, họ mặc áo trắng, đầu quấn vải nhiều lóp như cái đấu gỗ liễu. Không gian ở ngoài lâu đài, Chim nhỏ trên cây cực kỳ nhiều, chúng cũng tìm thấy lạc viên ở đây, kêu lích chính lích chích hát ca, rộn ràng không biết thấy u sầu. Nếu như chúng dừng lại, nơi đây liền trở thành một vùng yến tĩnh. Bất luận là đường nhựa thẳng tắp hay uốn cong thì đều phẳng như một tấm gương đen, xe con đi bên trên đều không phát ra tiếng động. Không dám xả khói cũng không dám phát ra tiếng còi to. Dòng người hỗn loạn, tiếng rao bán hàng ở khu phố khác căn bản không thấy ở nơi này. Không gian này cho thấy, cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người trong khu phố sống cuộc đời hưởng thụ họ không bị xô bồ bởi những bon chen của khu phố chật hẹp ngoài kia. Không gian được sắp xếp hài hòa và tinh tế, từ việc lựa chọn khung cảnh thiên nhiên cho đến việc bố trí các kiến trúc của tòa lâu đài khiến cho không gian trở nên đẹp mắt đến lạ thường, đồng thời cũng chấm phá không gian sống đầy màu sắc của giới thượng lưu. Đọc tiếp: Không gian "Đường cây sồi" trong tác phẩm cùng tên phần 4
NỘI DUNG Không gian nghệ thuật Thi pháp học xem xét không gian là hình thức tồn tại quan trọng nhất của tác phẩm nghệ thuật. Tuy rằng nó không tồn tại trong không gian đời sống nhưng nó là môi trường sinh tồn và hiện hữu của nhân vật, chứng kiến những biến chuyển trong cảm nhận, góc nhìn về thế giới – rộng mở hay thu vén, hỗn độn hay trật tự, hạnh phúc – khổ đau, bình an hay bất an. Do đó, thuộc nó trải nghiệm trong việc kiến tạo mô hình thế giới mang đậm dấu ấn chủ quan, dựng nên trong mối quan hệ với cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật, điểm nhìn... Nói cách khác, nhờ hiện diện con người, không gian trở nên sinh động, không chấp nhận một đơn nghĩa duy nhất. Trong tiểu thuyết “Đường Cây Sồi” tác giả Trương Vỹ sẽ đưa độc giả qua nhiều không gian khác nhau tương ứng với những biểu trưng và xúc cảm khác nhau. Không gian trong tiểu thuyết là không gian rộng lớn, trải dài theo chuyến đi, những cuộc tìm kiếm, những suy tư về quá khứ, hiện tại và hiện thực của nhân vật tôi. Không gian - nơi mà nhân vật tôi sinh sống trước khi tìm thấy Đường Cây Sồi là một vùng quê, vùng nông thôn và thành phố đông đúc hay nói cách khác chính là khu cư dân nghèo khổ và thấp cấp và điều kiện không mấy thuận lợi, nơi ấy còn ồn ào, chó sủa, khói bụi và bùn đất, chua xót và chật hẹp…Chính những điều đó đã khiến nhân vật tôi bước chân trên hành trình tìm kiếm thế giới mới, và rồi anh phát hiện ra nơi tuyệt đẹp và không gian khác với nơi anh đã sống và đi qua, đó chính là “Đường Cây Sồi”. Đường Cây Sồi là một lâu đài giống đồng thoại được người các quốc gia khác nhau bỏ ra 200 năm nối tiếp nhau xây dựng, một kì tích, mỗi gốc cỏ mỗi thân cây đều được tưới bằng máu tươi. Tòa lâu đài không hề được ngăn cách bằng khu phố khác bằng tường bao quanh cao to, mặc dù trước kia có. Có người nói 60, 70 năm trước tức là thời kì đen tối, tường bao quanh ở đây cao đến 3,3 trượng, đỉnh tường còn cắm chi chít mảnh thủy tinh và lưới sắt. Như vậy, ranh giới giữa Đường Cây Sồi nay không còn nhưng nó được đánh dấu chính bằng những tòa lâu đài, tiểu lầu nóc nhọn, đại thụ đen thui thui và bãi cỏ xanh mướt cùng sự uy nghi, vĩ đại trong tòa lâu đài đó. Đường Cây Sồi, bộ phận hạt nhân của nó, luôn giống như một hạt minh châu phát sáng lấp lánh giấu kín không lộ của thành phố này, khiến người ta ngưỡng mộ, khiến người ta sản sinh mộng tưởng. Cái nơi khiến cho cuộc trinh thám của nhân vật góp phần tạo sự vận động, phát triển của toàn bộ không gian trong tiểu thuyết, khám phá bản chất và quy luật của thế giới nghệ thuật đa chiều hơn, qua đó tái hiện thế giới trong tính toàn vẹn, bao quát hơn. Đọc tiếp: Không gian "Đường cây sồi" trong tác phẩm cùng tên phần 3
KHÔNG GIAN “ĐƯỜNG CÂY SỒI” TRONG TÁC PHẢM CÙNG TÊN CỦA TRƯƠNG VỸ Tóm tắt: Không gian nghệ thuật là một phạm trù thi pháp học quan trọng. Trong tiểu thuyết Đường Cây Sồi của Trương Vỹ, không gian nghệ thuật khá đặc sắc. Bài viết này sẽ phân tích, diễn giải tiểu thuyết “Đường Cây Sồi” từ loại hình không gian nghệ thuật. Qua đó, thể hiện tính trải nghiệm của con người suốt hành trình tìm kiếm và suy tư về quá khứ, hiện tại và tương tai.Tất cả không gian đã nói lên giá trị của cõi sống đầy bí ẩn và bão giông mà hầu như ai ai cũng phải trải qua trong cuộc đời. Đồng thời gợi cho người đọc về một không gian tưởng chừng hữu hạn nhưng thực chất nó vô hạn trong mỗi tầng lớp xã hội khi nhắc đến Đường Cây Sồi. Từ khóa: Không gian nghệ thuật, hành trình tìm kiếm, Đường Cây Sồi, Trương Vỹ. MỞ ĐẦU Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, một phạm trù nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan điểm về thế giới. Trương Vỹ là nhà văn đương đại Trung Quốc nổi tiếng, Đường Cây Sồi thuộc một trong mười cuốn tiểu thuyết của Trương Vỹ được viết năm 2010. Cuốn tiểu thuyết của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật, Đức, Thụy Điển… Tác phẩm Đường Cây Sồi đã xây dựng được những không gian nghệ thuật đặc sắc, trong đó có không gian Đường Cây Sồi. Bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu không gian Đường Cây Sồi để làm rõ một số vấn đề, không gian như một phương tiện để xây dựng thế giới nghệ thuật, không gian như một biểu trưng gửi gắm quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Một miền đất không bao giờ chỉ tồn tại như một không gian địa lý thông thường như chúng ta thấy nó trên bản đồ, mà nó được phản ánh và khắc họa của nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong mỗi tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của người nghệ nhằm thể hiện quan điểm về thế giới. Văn học nghệ thuật đã chứng kiến những tiến trình không gian của con người trong suốt chiều dài lịch sử: đến và đi, xa lạ và gần gũi, quê ta và quê người, riêng tư và công cộng, …Hướng tiếp cận không gian như một phạm trù nghệ thuật từ góc độ thi pháp học có thể xem là phương pháp nghiên cứu có nhiều điểm tối ưu, mở ra những kiến giải đa chiều đối với thế giới nghệ thuật đặc biệt với nền Văn học. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có một không gian nghệ thuật riêng của mình mang tính đặc thù của phong cách. Nhà văn Trương Vỹ cũng như bao nhiêu nghệ sĩ khác, cũng vẽ cho mình một không gian nghệ thuật riêng bao trọn trong tiểu thuyết “Đường Cây Sồi” để bóc tách không gian của giới thượng lưu với không gian hoang giã và không gian tâm lí- những ám ảnh số phận. Lấy góc nhìn từ nhân vật tôi- một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp đại học, ông đã mở thêm những con đường mới những không gian bao la, vô tận được soi chiếu qua nhiều vùng đất tương ứng với những cảnh đời khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi lựa chọn “Không gian biểu trưng cho giới thượng lưu- Đường Cây Sồi” để phản tư về cảm thức cũng như sự “kì bí” của những con người nơi đây. Đọc tiếp: Không gian "Đường cây sồi" trong tác phẩm cùng tên phần 2
Kết luận “Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi…” – Trịnh Công Sơn Tiếp cận truyện ngắn “Mãi không tới núi” của Nguyễn Việt Hà từ góc độ không gian nghệ thuật, chúng tôi đã nỗ lực diễn giải những lớp trải nghiệm đa chiều, chồng chéo mà điểm hội tụ sau cùng chính là căn-tính-người. Đô thị và rừng núi trở thành xa lạ với những kẻ đánh mất bản dạng trong nỗi cô đơn và phân rã. Với phong cách giễu nhại và tỉnh táo, Nguyễn Việt Hà đã phơi trải trên trang viết những khoảng trống gợi “độ ngân”, những ăm ắp nhân tình để không chỉ về Hà Nội mà còn là tất cả những nơi chốn thuộc về và ta qua. “Mãi không tới núi” và đa phần truyện ngắn của nhà văn đã xây dựng những mô hình thế giới vượt ra khỏi dung lượng thể loại, tiến sâu hơn vào bức tranh rộng lớn để không ngừng nảy nở, sinh sôi bao ngẫm ngợi thế thái. Do vậy, nó vẫn cứ là một không gian mời gọi những thể nghiệm nhiều chiều, dù là diễn giải theo yếu tố không gian hay đi từ các phạm trù nghệ thuật cốt yếu khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Việt Hà; buổi chiều ngồi hát – tập truyện ngắn tinh tuyển và mới nhất; Nhà xuất bản Trẻ; 2016. 2. Trần Đình Sử; Dẫn luận Thi pháp học; NXB Đại học Sư phạm Hà Nội; 2017. 3. Nguyễn Khải; Hà Nội trong mắt tôi: Tập truyện ngắn; NXB Văn hóa thông tin; 2014. Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 1
Trải nghiệm loay hoay kiếm tìm không gian Sự thật là, hành trình ấy vẫn đang tiếp diễn mà việc đi vào núi là căn cớ thúc đẩy. Vọng đã hơn một lần loay hoay đi tìm “cách sẽ đi vào núi như thế nào”: “Vọng loay hoay đi tìm”, “Loay hoay mất công rồi cũng chỉ đẩy vào những cánh cửa đã mở sẵn”. Có thật là mất công không thì hẵng vội kết luận, bởi trên chặng khám phá tưởng chỉ làm được một việc quay trở lại xuất phát ban đầu, nhân vật mới “vỡ” ra những phản tỉnh về một “cánh cửa đã mở” khác đã-không-được-bước-vào-trước-đây: ấy là bản thể Vọng với tất cả những khiếm khuyết, chấn thương toang hoác chưa được đắp rịt mà trở nên mưng mủ. Loay hoay cũng là cách đối diện và nỗ lực chữa lành đổ vỡ. Lời nói bên trong của Vọng “Chắc là Vọng đi đúng đường rồi” lẫn hành trình kiếm tìm nhắc nhớ đến truyện ngắn “Làng gần nhất” của Kafka khi nhân vật rốt cuộc không đến được cái làng ngay trước mặt. Cái phi lý của nhân sinh nằm tại những phi lý bám chấp của chính con người, là lực cản trở truy tìm tự do thực sự: “Xa xôi khuất sau nhà thổ chìm trong chịu đựng thường là có nhà thờ hoặc nhà chùa”. Đến cuối cùng, chiếc xe Mercedes chín chỗ cùng những đại diện văn minh vẫn cứ trở đi trở lại, không thể ruồng bỏ hoàn toàn (“thịt và cá hộp”, “tổng giá tiền kèm chữ ký nháy của bà kế toán trưởng răng vẩu mà Vọng rất ghét”, “môbai dang rung những vệt sáng có tín hiệu đến”); đi cùng với đó là núi rừng cứ không ngừng khác đi (“không thấy con suối lần trước Vọng đã lội qua, chỉ lác đác vài trảng cỏ ua úa nửa xanh nửa vàng vì thiếu mưa”) cứ như thể nó đã ở đó và cho dù thế nào cũng sẽ vĩnh viễn không buông tha cho con người. “Nụ cười nhàn nhạt” hay “mêu mếu cười” của anh là sự phản tỉnh cay đắng và đầy giễu nhại về cuộc đời nhiều uẩn khúc mà có lẽ, anh chỉ có thể chấp nhận nó thay vì ngông cuồng chối bỏ. Thay vì đi vào đi ra, bước lên bước xuống, hướng trái hướng phải – lựa chọn mang tính vật lý giờ đây không còn là mối bận tâm quá lớn, nhân vật hơn ai hết hiểu mình cần chọn không gian cho tồn tại căn tính. Vậy, có không gian nào lý tưởng cho tồn tại hay chăng? Ernest Hemingway trong truyện ngắn “Một nơi sạch sẽ và sáng sủa” (A clean and well lighted place, 1933) đã để cho những nhân vật của mình khát khao một nơi chốn có bóng lá, sáng sủa và trật tự ngăn nắp, dù sau cuối, họ hoặc lạc lõng bước ra bóng tối hoặc trở về chiếc giường ngủ trước ba giờ sáng như những kẻ khác. Nhưng còn loay hoay, còn chấp nhận thực tế mình không dễ yên ổn với tồn tại lại chính là mấu chốt thúc đẩy một cuộc đời đáng sống – cuộc đời không rút kiệt vào mục đích “đổi đời”. Để làm người, quan trọng là không dừng lại trên hành trình vươn mình tìm đến và bù đắp phẩm chất người. Nếu có một điểm tựa nào đó cho Vọng hay con người nói chung trên chặng đấu tranh không ngừng ấy thì không gì khác ngoài niềm tin. Ta loay hoay bằng niềm tin vào giá trị cốt lõi, dẫu cho kết cục của tất cả là Hư vô (Na đa). Chẳng phải vì không cần dựa vào Chúa mà trở nên kiêu hãnh, chớ đánh tráo khái niệm với những điều giả ngụy, ta có thể vin vào Chúa trong sự phóng chiếu với phẩm giá chính mình để cứ dần dần khám phá ra được “con đường đi vào núi”. Tin vào bên trong để biết Im lặng: “Khi đi ngang qua hang đá Đức Mẹ, thằng bé cởi balô quì xuống mấy lần cầm đọc Kinh Kính Mừng”. Im lặng để chí ít không đánh mất những “vương vấn dằn vặt” hiện thân cho tính người, “khinh ghét đám đông” nhiều xô bồ tha hóa. Đặc biệt, con mắt vô tư và nguyên ủy, cách ngăn với hàng hàng lớp lớp những đặt định chính là “báu vật” của nơi chốn, của phẩm tính con người – điều mà tận sâu bên trong là khao khát của Vọng: “Khi đi qua cầu Chương Dương buông mắt nhìn sông Hồng ngầu đỏ, Vọng khe khẽ lẩm nhẩm ca từ bài Phôi pha của Trịnh Công Sơn, bài tủ của Vọng lúc uống say ngồi giữa đám cave ở nhà hàng Hương Cảng phố Thi Sách. Vọng mang máng tự biết rằng suốt một trăm năm nay sau Tam Nguyên Yên Đổ thì Vọng hình như là người duy nhất dám treo ấn từ quan”. Trong tác phẩm “Người mẹ”, Grazia Deledda đã để cho nhân vật tự vấn thế này: “Con người có thể sống mà không cần tin được sao?”. Xét cho cùng, ai cũng có quyền tin và được tin, bởi nếu không thế, con người sẽ dần xa lạ với bản ngã như nguyên, khước từ những giải phóng lưu đày vã mãi trốn chạy hèn nhát giữa các không gian. Cái nhìn “đùng đục nhìn Vọng bằng đôi mắt đẫm rượu” của viên trợ lý cùng lời khẳng định “Tại vì tôi không có đức tin” là chỗ đánh dấu cho những rạn vỡ không dừng lại được của anh ta trên mọi bước đường sống. Vọng có thể không cần “quỳ xưng tội” như cái cách trước nay anh vẫn thường nhưng ta hi vọng vào khát vọng được “cô đơn như núi mà hòa nhập vào thiên nhiên” vẫn cứ đeo đẳng cùng nhân vật. Thằng bé vác đồ dẫu “mất dạy” nhưng nó có “đạo” của riêng mình. “Vọng” – tên gọi của nhân vật trải nghiệm – đã hé mở cho lựa chọn hướng vọng về căn tính cốt lõi. Đây hẳn cũng là câu trả lời cho những hoài nghi và bề bộn đời sống. Lần thứ nhất, Vọng nhớ đến “gã họa sĩ trẻ đứng thút thít ở cổng triển lãm tranh nghệ thuật khỏa thân đầu tay của gã khi nhìn người Hà Nội ồn ào rủ nhau đi xem phim khiêu dâm” và hình ảnh ấy một lần nữa trở lại như là biểu trưng cho những khát khao cần được cất tiếng của mình: “Vọng nhớ lại cái cảnh gã họa sĩ trẻ sụt sịt khóc ở cổng triển lãm”. Trước những biến thiên thời cuộc, điều níu giữ cuối cùng chính là nỗ lực nuôi dưỡng tiếng nói bên trong, “độ trong” của bản thể - dẫu khuất lấp và vô hình - như cách mà Nguyễn Khải nói về bà Hiền (“Một người Hà Nội”): “Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết là trên đời này còn có nhiều lý sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng”. Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 8
Trải nghiệm chối bỏ trước ngưỡng của những không gian “Vọng vội vã như trôi xuống cầu thang, đi dọc hành lang đi qua thư viện đi qua nhà nguyện và chắc cũng đã đi qua phòng xưng tội. Vọng đóng cửa phòng mình ngửa cả biđông mà tu rượu. Đám thạch sùng xám bám trên tường giương mắt lồi nhìn vọng. Vọng nhớ ra rồi, anh có gặp thằng bé ở phòng lễ tân của trung tâm mátxa Gốc tre xanh…thâm niên rất sành…Chính nó lúc gần sáng đã gọi cô bé nằm cùng phòng với Vọng ra mắng. Có tiếng chuông từ nhà nguyện. Vọng sụp xuống chân giường lỗ chỗ mối, tuyệt vọng xấu hổ lẫn tức giận. Vọng lẩy bẩy siết chặt con dao ăn giắt ở cạnh balô. Hình như Vọng đã đi ra cửa rồi Vọng lại trở vào”. Phân đoạn gần cuối tác phẩm với dày đặc hành động được trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật mở ra một khả năng mới: kẻ đồng hành bội phản vô tình trở thành người dẫn lối theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vọng buộc phải chấp nhận một sự thật: Anh chẳng thuộc về thành phố và càng không chung sống được nơi rừng núi xa lạ. Anh đứng tại ngưỡng của các không gian, được chúng tôi cấu trúc lại như sau: “hành lang” “thư viện” “nhà nguyện” (tiếng chuông) “phòng xưng tội” “Vọng nhớ ra rồi” “đóng cửa phòng”(“tuyệt vọng xẩu hổ lẫn tức giận”, “lẩy bẩy siết chặt”) Không gian cứu chuộc vô can trước đổ vỡ Bước ngoặt nhận thức Không gian lạc lõng chứng kiến đổ vỡ Lần đầu tiên, Vọng chủ động tiến tới chối bỏ, và ngay lúc “vội vã” nhất lại cũng là khi điềm tĩnh tỉnh táo lựa chọn nhất. Nhân vật chấp nhận lạc lõng nhưng chưa bao giờ anh ta thấm thía tình cảnh xung đột không gian rõ rệt như hiện tại. Có cảm tưởng Vọng như con quay quăng mình từ phía này đến phía khác mà nếu tiếp tục trì hoãn, chắc chắn sẽ còn thê thảm hơn hình ảnh Chúa Giêsu đóng đinh trên cây thập tự. Bao giờ anh mới thôi mắc kẹt, mới thôi “đi ra cửa rồi lại trở vào”? Không có câu trả lời tuyệt đối. Chỉ biết nhân vật thực hiện theo cách: đi vào núi là lựa chọn chủ động đầu tiên và chối bỏ núi là lựa chọn chủ động cuối cùng. Đi từ tin tưởng chờ đợi đến hoài nghi và cuối cùng là chối bỏ. Chúng tôi tiến hành cụ thể mối tương quan giữa không gian cứu chuộc và không gian lạc lõng ở trên thành một cấu trúc nới rộng đường biên khi kết hợp với các tín hiệu trong tác phẩm: - Dẫn lối bằng im lặng (“im lìm không có tiếng đáp”, “không hỏi gầy gò nhìn”, “vẫn không nói gì ken két khép cửa lại”, “suốt dọc hành lang hun hút vắng vào giờ nguyện không thấy một bóng người.”…) - Hứa hẹn cứu chuộc tội lỗi (“chỉnh tề ngồi giữa mịt mù khói thuốc”, “vài tu sĩ có tuổi trầm ngâm quỳ suy niệm”) - Bệ đỡ giải phóng con người (“cái nhìn hiền từ của vị linh mục tóc bạc”, “muốn giãi bày với ông cha già”) Phản tỉnh - Đổ vỡ niềm tin: Chúa không dẫn lối (“Vọng run rẩy đã kêu lên một trong nhiều tên của Đấng thượng đế”, “Tại sao người ta lại phải quì dưới chân Chúa?”, “Tôn giáo rõ ràng là mơ hồ làm cho Vọng vừa không ưa vừa sờ sợ”, “Phòng xưng tội quả thật rất khó tìm.”) - Nhân vật mang tội (cả trong ý thức và vô thức: “vô thức lùi lại một bước suýt nữa anh quỳ sụp xuống mà xưng rằng, lạy cha con là kẻ có tội.”) - Tiếp tục chịu đày ải (“Rất nhiều lần Vọng sâu sắc thấy mình vừa hi sinh vừa cao thượng khi lưỡng lự không kí vào đơn li dị vợ.”) “cứ gõ là cửa mở” – vấn đề không phải là đóng lại hay mở ra. Cũng như tính chất ngưỡng, ta tự hỏi trung gian của tất cả những mắc kẹt là chính con người – họ là ai và trở-thành thế nào sau tất cả? Truyện ngắn để lại những khoảng trống theo cách đối thoại với người đọc, khiến họ buộc phải đối diện với chuyến hành trình tìm kiếm căn tính nhân vật: khởi đầu với “Anh đã đau khổ, đang sám hối và tự mình đi tìm Đạo trong một sự thanh tẩy”, ngập ngừng quãng giữa qua câu hỏi mang sắc thái tự vấn “Cháu có biết tại sao chú vào đây không?” và cuối cùng bơ vơ lạc loài giữa “hoàng hôn chiều bảng lảng của rừng, tuyệt không thấy núi”. Rốt cuộc, Vọng vẫn loay hoay ở ngã ba đường, vẫn bị động với những chỉ dấu của số phận. Nó đánh dấu kết thúc hay chỉ mới bắt đầu một hành trình khác? Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 7
Trải nghiệm lưu đày kí ức về Hà Nội “It’s a trap” – Bẫy đấy. Đến nơi chốn mới, tưởng đầy hứa hẹn về một viễn cảnh giải phóng bản thể của một cư dân bị vây chặt với ràng buộc đô thị, Vọng tiếp tục bị lưu đày. Mạch vận động phát triển của cốt truyện luân phiên tạo ra những khoảng không gian đặt nhân vật vãn hồi về Hà Nội, thậm chí khác với phần trước, những mô tả về Hà Nội trở nê dày đặc hơn. Nói cách khác, ngay khi nhân vật có trải nghiệm nơi núi rừng thì lập tức ký ức anh ta liên tục phóng chiếu đến những-điều-đã-trải nơi thành phố vừa rời bỏ cách đây không lâu. Tâm trí Vọng đã không thể thả lỏng mà ngược lại, níu chấp để sự thuộc về rừng núi là bất khả. Vậy ra, ngoài nhận thức luận về tính chất vật lý, không gian sống còn đậm đặc tính bản thể và rõ ràng không thể bứt lìa hoàn toàn khi con người vắng mặt khỏi nó, vẫn cứ bao bọc, đay đả và thậm chí cầm tù. Khảo sát cốt truyện, chúng tôi nhận thấy có ba tác động đưa đẩy tình trạng bị lưu đày trong cảm thức về Hà Nội của nhân vật, được cụ thể hóa qua mô hình sau đây: Hãy bắt đầu với sự tồn tại có tính xâm lấn của của các vật thể đặc trưng cho văn minh đô thị: “ca ra ô kê”, “mô bai”, “cạc mi ca”, “một cái lều giả gỗ xây bằng bê tông”, “pate Pháp và trứng cá Nga”, “biđông nửa lít bằng inox”. Chúng là hiện thân cho tính tiện nghi, có ích của xã hội hiện đại khi được tạo ra và quay ngược trở lại định hướng cho nhu cầu con người. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Việt Hà đa phần đi từ gốc từ tiếng Anh phiên âm sang tiếng Việt như là cách thức giễu nhại tính sẵn có của đời sống cung cầu – xã hội mà khi sống trong nó, tính chủ động của cư dân bị giảm thiểu đến mức tối đa, đưa họ vào vòng tròn khép kín thuộc về chuỗi lưu thông khổng lồ của nền kinh tế thị trường. Chính người vợ của Vọng hiện lên như một mắt xích thúc đẩy tiến trình ấy bành trướng trên diện rộng: “Vợ Vọng biết tính chồng, cẩn thận phiên nôm tên món bằng tiếng Việt dán giấy dính trên từng nắp hộp”. Con người do đó biến thành con rối của văn minh. Tiếp đến là không gian núi rừng xa lạ được xem như một yếu tố quyết định đến sự ly gián nhân vật với chính nó. Một loạt những đặc tả hiện thân cho không gian tu viện nơi núi rừng: “cái hố xí bệt”, “con thạch sùng màu xám nhạt luẩn quẩn quanh cả bốn bức tường”, “cái khóa gỉ”, “ngai ngái một mùi mốc không hơi người”, thậm chí đến cả “hệ thống điện” cũng đang “trục trặc”, không có sóng kết nối. Chưa hết, núi rừng xa lạ chứng kiến bao lần Vọng phải loay hoay tìm cách thích nghi: “lúng túng xắn quần lội suối”, “Cái im lặng của rừng và núi làm Vọng ghê ghê”, “Vọng đã ở đây sang ngày thứ tư và chật vật lắm vẫn không thể quen”, “Không có mùi của các món xào, chỉ nặng chịch một mùi rau luộc”,.... Anh cũng đã cố gắng bắt chước, mô phỏng những gì mình chứng kiến thuộc về thực hành tu viện: “Vọng nối vào người đi sau cùng”, “Vọng theo mọi người vào bàn vụng về làm dấu rồi cố trang nghiêm nghe tiếng ngân nga đọc kinh”, “Vọng sẽ phải cắn răng chịu đau”,…Nếu ở trên, những cung cấp từ Hà Nội cho Vọng một sự đảm bảo thì ở đây, nơi chốn buộc anh phải tìm cách loay hoay. Cũng ứng xử với tâm thế bị động nhưng rõ ràng có tính bất trắc cao hơn. Nó không buộc chặt để nhân vật trở thành một phần nơi chốn mà thay vào đó, đẩy những kẻ như Vọng và ngoài Vọng bật ra xa hơn. Không thấy đích đã đành, hành trình đi đến nó làm con người trở nên đơn độc. Một Hà Nội mà anh ta đã sống quen xung đột với một vùng núi lần đầu trải nghiệm đã đưa nhân vật trong vô thức liên tục hoài nhớ như một sự an ủi, thậm chí tiến hành thói quen của thành phố: “…vội ngần ngừ làm hai nắp bi đông của mỗi loại mồi vã với hộp thịt bò nấu sốt cay”, làm nhẹ hóa cảm giác khó chịu với “ba lô căng phồng” mà người vợ đã chuẩn bị từ thành phố cho chồng đi xa. Thứ ba, chúng tôi xét đến người đồng hành xuyên suốt hành trình “đi vào núi” của Vọng là thằng bé vác thuê tự nhận mình là “sinh ra ở vùng này nhưng chưa đi đâu xa”. Tuy nhiên đây chính là vai “đánh tráo” không gian lớn nhất trong truyện ngắn, dắt mũi được cả nhân vật và người đọc dù sau rốt, sự tráo giả đã không thể thành công. Nếu Judas khi xưa trong Kinh Thánh là kẻ phản chúa đáng phỉ báng thì thằng bé xa lạ này cũng là kẻ đi kèm có chủ đích (bội phản), từ đánh lừa đến gọi về những ám ảnh thành phố của Vọng. “Thế thì Vọng nhầm” ư? Không, anh đã chẳng sai khi liên tục nhìn – cảm cậu trong sự ngờ ngợ, soi xét. Chuyến đi của Vọng đã từ “không có kế hoạch” theo đinh ninh ban đầu hóa thành bị đưa đẩy và dẫn dắt. Và thế là, muốn quên mà không được phép, anh lần tìm về tội lỗi và sự tha hóa của chính mình. Nhân dạng “bờn bợt một màu đô thị hết hẳn vẻ sơn dã” và cử chỉ của thằng bé – vô tình hoặc cố ý – gợi liên tưởng đến “cô bé Thanh Hóa mười chín tuổi mới làm lễ tân ở văn phòng Vọng chưa đầy nửa năm rụt rè thông báo là mình có bầu”, ứng với đó là hành động gia nhập vào vòng quay buôn bán, tráo đổi thang bậc xã hội của môi sinh mà anh ta thuộc về: “Vọng đẩy dịch cái phong bì dày những tờ một trăm ngàn đồng ra góc bàn, anh khe khẽ cầm cả hai bàn tay cô bé gờn gợn chai áp nhẹ lên má mình”. Trên thực tế, thằng bé với màn diễn trò lố bịch tạo nên từ những dày đặc thói quen thành thị: “lại gần cái chỗ rơi cái điện thoại”; “hổn hển thở tháo hai cái balô ngót nghét chừng năm chục cân, lấy cả hai tay đấm mạnh cửa”; “sành điệu ngửa cổ hất trọn một trăm phần trăm”;…Đi kèm với đó là những phát ngôn đầy bất nhất: “- Chú đừng làm bẩn thế, bãi cứt trâu đấy”; “giọng nó không còn ề à sơn cước mà lanh lảnh ngữ điệu sành sỏi của bọn người đô thị”. Chúng tôi bằng việc bước đầu phân tích cả ba loại tác động trên, đi đến truy xuất về bản chất của kí ức không gian lưu đày như sau: Vọng và thằng bé vác đồ vừa khác lại vừa giống. Họ xa lạ lẫn nhau trong động cơ bắt đầu chuyến hành trình vào núi và vai trò: một kẻ dựa dẫm, một kẻ phụ trợ dẫn dắt. Tuy vậy, cả hai đều đồng lõa trong cảm thức thành phố xa lạ với núi rừng, đều tố cáo kẻ khác và chính mình từ trải nghiệm không gian. Họ cứ thế vùng vẫy trong những cọ xát của bản thể với thế giới. Nơi chốn mà nhân vật trôi dạt đến trở mình qua những xâm lấn, từ đó núi rừng mất đi “độ trong” cần thiết: “Trên đấy chắc chắn không có người bình thường ở, hoặc phải là tiên hoặc phải là yêu quái”. Cái nhìn về núi rạn vỡ với tính can thiệp của mơn trớn đô thị: “Men rượu chầm chậm ngấm và không hiểu sao Vọng thấy dáng núi có những nét gợi dục. Những đường cong thiếu nữ lồ lộ, đã bao lần Vọng vừa uống rượu vừa ngắm”. Con người dù đi đến bất cứ đâu đều luôn luôn vấp phải hình bóng nơi chốn thuộc về. Đó là cơ hội để họ cắm rễ sâu vào thực tại và đồng thời là rào cản lớn đem đến nguy cơ đánh mất chính mình. Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 6
Trải nghiệm trôi dạt đến một không gian khác: Núi Truyện ngắn mở đầu với câu trần thuật ngắn gọn, khách quan: “VỌNG ĐI VÀO NÚI”. Sự kiện có tính chất chuyển dời này thông báo một thay đổi tất yếu, đánh dấu sự chủ động của nhân vật. Ngay trong đoạn sau, người đọc đã được cung cấp thông tin về nơi chốn xuất phát của Vọng: “Vọng bỏ Hà Nội”. Bỏ lại đằng sau một miền đất hứa với nhiều cơ hội để tiến về thiên nhiên rừng núi hé lộ những tự sự và căn cớ khác. Tại đây, bối cảnh của tác phẩm khả triển thành hai nửa đối lập, không ngừng luân phiên thay thế trong dòng trần thuật và để dễ bao quát, chúng tôi lập bảng sau đây về những chia tách giữa chúng, khơi lên thực chất mục đích của việc dứt bỏ và kiếm tìm: Không gian rừng núi Không gian Hà Nội Mở ra với con đường mòn và ngã ba đường, chia hai: “cuối đường bên trái” và “cuối đường bên phải”, ứng với “nhà thờ nóc nhà có cây thập tự trong đó có nhiều người mặc áo chùng đen” và “nhà chùa trong đó có ít người hơn, mặc áo gụ thâm.” (Đậm nét trong không gian là dấu ấn tín ngưỡng, tinh thần và tôn giáo) Vắng mặt trong trục đối chiếu “Núi hoang vu và cao”, “ngút ngàn hết tầm mắt” (Không gian rộng mở đưa đến trải nghiệm trực tiếp) “…phòng chật có máy điều hòa, muốn chạm vào thiên nhiên thì đành phải nhìn mưa.” (Không gian kiềm giữ đưa đến trải nghiệm li gián) “…anh đã lội qua một con suối rộng, cũng có thể gọi là sông và anh thanh thoát bước lên đến bờ bên kia”; “Vọng chọn chỗ không cỏ sát bờ suối, cúi xuống trân trọng hôn một ụ đất xanh xám màu ghi đậm, đất âm ẩm ngai ngái một mùi thanh sạch hoang dã rừng già.” (Không gian nâng con người, giúp sức đến đích) Không rõ đích đến ở đâu. “…khi Vọng đến trước cửa gỗ tu viện trời vẫn nhờ nhờ sáng.” (Không gian tỏ rõ) “Chiều của rừng không phải xuống quá nhanh như văn học mà người miền xuôi hay tả.” (Không gian tạo dựng mập mờ và định hình sai khác) “Vọng cố nhớ lại Kinh Lạy Cha mà xưa lắm Vọng cũng đã thuộc.” (Không gian an trú) “Vọng cố muốn quên cái cuộc họp gần đây nhất, không hiểu sao hôm ấy tất cả những người dự đều mặc áo ghi xám.” (Không gian bất an) “Rất nhiều những con thạch sùng màu xám nhạt luẩn quẩn quanh cả bốn bức tường. Lâu lắm rồi Vọng mới ngủ một mình trong khung cảnh kiểu như thế này.” (Không gian khổ ải) “Có một đêm Vọng cũng ngủ một mình giữa rừng sau bữa nhậu ở nhà một phó chủ tịch tỉnh mến khách làm rất nhiều món lạ…Đến gần sáng một cô gái thật trẻ tìm thấy Vọng, khẽ nhúc nhích không sành sỏi lắm cô bé chui vào chăn. Vọng thở dài tự biết khó giữ mình. Chiều tối qua, chủ nhà có giới thiệu, đám sơn nữ là món lạ nhất của bữa tiệc rừng.” (Không gian sung sướng chứng kiến tha hóa) “…trước chuông nhà nguyện chừng mười phút, anh ta nhè nhẹ gõ cửa, rất ngạc nhiên khi thấy Vọng quần áo chỉnh tề ngồi giữa mịt mù khói thuốc.” (Không gian của con chiên ngoan đạo) “Vọng nhấc tấm cạc mi ca đề chức danh của mình ra khỏi tập công văn anh đang kí dở, dưới sâu đám lộn xộn đó là một phong bì phồng căng.” (Không gian của kẻ mang tội) - Không gian tôn giáo với tu viện, phòng khách nhà dòng, gắn với hình tượng Cha bề trên (vai trò dẫn dắt) và Kinh Lạy Cha (giáo lý dẫn lối) - Nhân vật chiêm ngắm, ngưỡng vọng, “nao lòng”, “nghẹn ngào”, “ngây ngất” về một vùng đất chưa biết. - Để đến đích cần trải qua khổ ải. - Không gian đời thực trần trụi, biến loạn, mọi thứ đang rệu rã, gợi đến cảm quan mạt thế. - Nhân vật “kinh sợ”, “mỏi mệt”, tự giễu nhại chính không gian sống: “Nghệ thuật của đám thị dân gần đây hay bị ủng vì mưa.” Xét đến cùng, “VỌNG ĐI VÀO NÚI” như cách trốn chạy tình trạng bất an thuộc về trải nghiệm thành phố. Điều này chi phối đến lượng thông tin trần thuật xoay quanh rừng núi, tu viện chiếm ưu thế hơn trong phần đầu truyện ngắn và tất cả mô tả về Hà Nội chỉ được dựng lại qua hồi tưởng. Một phản tư xuất hiện: Hà Nội trong diễn ngôn thành phố vốn là nơi chốn đại diện cho bản sắc, được gắn nhãn “thủ đô” nhưng rõ ràng đến đây ta có quyền chất vấn: Liệu những định hình trong cộng đồng tưởng tượng đã đủ toàn vẹn và trong suốt? Thành phố không đứng yên, luôn giãn nở không ngừng, là sự hội tụ của nhiều luồng đối cực: thâm trầm – năng động, giải phóng – ràng buộc, khuôn mẫu – nổi loạn. Và như vậy, núi ngoài địa điểm “du lịch để thư giãn khuây khỏa” còn đưa đến triển vọng cứu rỗi tinh thần. Nó phóng chiếu đến hình ảnh của Phật buông bỏ quyền lực, dục vọng vào rừng sâu thực hành giác ngộ. Vọng lại tiếng chuông chùa cô tịch, bắt gặp những điểm tựa giáo lý và đấng dẫn dắt lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài thiên truyện như là tín hiệu đầy hứa hẹn. Trôi dạt có lẽ để hội tụ đến đích. Tái trình hiện không gian như một trải nghiệm khác lạ ứng với mong mỏi của Vọng, nhưng liệu đây đã là nơi cần đến? “Sắp đến rồi” – câu khuyến khích của thằng bé vác thuê khi cả hai gần đến cửa tu viện – có phải vậy không? Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 5
Trải nghiệm không gian trong “Mãi không tới núi” (Nguyễn Việt Hà) Dù nhận diện Nguyễn Việt Hà như người kể chuyện thú vị về Hà Nội qua ngồn ngộn những tạp văn, nhà phê bình Trương Quý trong lời giới thiệu tập “buổi chiều ngồi hát” đã không thể không nhấn mạnh đặc điểm truyện ngắn của nhà văn như sau: “Ở đây, Truyện ngắn là cái áo vừa vặn của những nỗi bâng khuâng”. Như Sisyphus, các nhân vật của Nguyễn Việt Hà đè nặng trên vai những bi kịch số phận, luôn phải nhọc nhằn vần đẩy tảng đá lên ngọn núi cao, cứ thế và cứ thế. Cụ thể, họ loay hoay trong chính không gian sống của mình, tạo ra loại hình không gian nhân vật, trải qua những dời chuyển, kéo người đọc cùng nhập cuộc trên hành trình khám phá căn tính. Trong truyện ngắn “Mãi không tới núi”, nhà văn mở ra hai không gian chủ đạo: rừng núi và thành phố (Hà Nội). Chúng trở đi trở lại, không ngừng va đập vào nhau trong cảm nhận và góc nhìn của nhân vật Vọng, khiến thế giới tác phẩm không ngừng được giãn nở. Chúng tôi xin được khái quát hóa quá trình vận động của nhân vật ứng với hai nơi chốn như sau: Từ Hà Nội với văn phòng làm việc, bệnh viện, nhà khách,…; Vọng bỏ vào Núi, lựa chọn giữa ngã ba đường rồi trôi dạt đến một tu viện với các tiểu không gian như căn phòng, nhà ăn, hành lang, nơi xưng tội,…Câu chuyện gợi lại ý niệm về những cuộc chạy trốn đã từng được tiến hành trong văn học – đến đích hoặc không, thỏa mãn hay bất an. Mỗi không gian cho nhân vật chính những trải nghiệm cùng kẻ-khác-mình, bên cạnh các vật thể còn có sự phóng chiếu những kí ức, tâm lý và suy ngẫm. Trên hành trình chuyển dịch ấy, người kể chuyện trao điểm nhìn quan sát cho Vọng, cắt ghép phân cảnh đan xen giữa hiện tại và quá khứ tạo ấn tượng tựa một mê cung “bất đắc dĩ” mà anh ta phải tìm cách hoặc thích nghi hoặc thoát ra. Chúng tôi cho rằng thao tác sơ đồ hóa không gian tác phẩm khó đươc thực hiện tối ưu bởi nó không theo đường thẳng, cũng chẳng tăng tiến đi lên mà cứ “trùng trùng điệp điệp”: mở ra rồi đóng lại, chờ đợi và vỡ lẽ, vừa riêng tư lại vừa như bị dẫn dắt. Qua đây, chúng tôi hi vọng nhận diện được cảm thức nơi chốn, diễn giải cơ chế sống và chọn lựa của nhân vật trên mỗi chặng của mình. Vậy Hà Nội trước sau có phải là một “thủ đô tráng men”, trong suốt và tráng lệ trầm mặc như những định hình thành phố qua văn chương trước đây? Rừng núi tìm về có đưa con người trở lại bản thể thuần hậu như nhiên của mình? Vọng và ta thực sự thuộc về đâu trong kiếp sống ngắn ngủi và nhiều vật lộn? Chính Nguyễn Việt Hà có lần đã chia sẻ về “Mãi không tới núi”: “Thỉnh thoảng, có một vài truyện ngắn rất quan trọng với những người viết tiểu thuyết, đặc biệt là khi nó lại của chính mình. Đại loại, nó tạo ra một sinh lực một khát khao muốn viết dài hơn rộng hơn. Với riêng tôi, Mãi không tới núi là một thứ như vậy”. Và có lẽ, chính việc kết bện các không gian là bước đầu tiên để nhà văn mở ra những chiều kích phong phú cho tác phẩm, thế giới mà nhân vật của ông – từ đầu đến cuối chỉ có một mình - cần đối diện và chấp nhận hơn là chối từ. Những trải nghiệm bắt đầu. Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 4
Nội dung Không gian nghệ thuật – phương tiện kiến tạo mô hình thế giới Thi pháp học xem xét không gian là hình thức tồn tại quan trọng nhất của tác phẩm nghệ thuật. Nó là môi trường sinh tồn và hiện hữu của nhân vật, chứng kiến những biến chuyển trong cảm nhận, góc nhìn về thế giới – rộng mở hay thu vén, hỗn độn hay trật tự, bình an hay bất an. Nơi chốn, do đó, thuộc trải nghiệm trong việc kiến tạo mô hình thế giới mang đậm dấu ấn chủ quan, dựng nên trong mối quan hệ với cốt truyện, thời gian, nhân vật, điểm nhìn,... Nói cách khác, nhờ hiện diện con người, không gian trở nên sinh động, không chấp nhận một đơn nghĩa duy nhất.. Nói như Iu. Lotman: “Ngôn ngữ của các quan hệ không gian không là phương tiện duy nhất để mô hình hóa thế giới, nhưng nó là quan trọng nhất và cơ bản nhất để tạo nghĩa thế giới”. Câu chuyện sẽ đưa người đọc đi từ không gian này sang không gian khác, việc trói buộc và vượt qua các chặng đều “ghi” lại những khả thể trong việc “đọc” văn bản. Nhìn rộng ra, nó góp phần tạo độ “mở” cho sự vận động, phát triển của thi pháp học, khám phá bản chất và quy luật của thế giới nghệ thuật đa chiều hơn; chứ không chỉ dừng lại ở việc soi chiếu tác phẩm từ góc độ đề tài, cảm hứng xã hội hay chính trị đơn thuần. Vấn đề đặt ra là: Khác với tiểu thuyết tái hiện thế giới trong tính toàn vẹn, bao quát của nó truyện ngắn chỉ có thể đặt nhân vật trong một không gian hạn chế hơn, liệu có nguy cơ làm hạn hẹp mô hình tạo nghĩa của tác phẩm? Không hẳn. Càng gọn gàng chặt chẽ, càng đòi hỏi ở nhà văn phẩm chất công phu tạo độ “dồn nén” trong việc xây dựng thế giới nghệ thuật, đặc biệt trong cách xếp đặt, mô tả mối tương quan giữa các phạm trù nơi chốn. Nó phân biệt với những mảng, những miếng đời sống “nhẩn nhơ vụn vặt” của tạp văn và cái “ăm ắp cồn cào” của mối liên hệ trong dòng chảy vận động của tiểu thuyết. Nói cách khác, xây dựng không gian trong truyện ngắn thành công đồng nghĩa với việc tạo ra một bầu khí quyển đậm đặc để đưa người đọc sống cùng, trải nghiệm cùng. Điều này thách thức những giới hạn mô tả, trong nhiều trường hợp sức chứa không gian của truyện ngắn có khả năng cạnh tranh với biểu đạt không gian của tiểu thuyết. Tiếp cận tác phẩm từ góc độ không gian nghệ thuật, chúng tôi dựa trên gợi ý của phương pháp phân tích đi từ chiết xuất ra các cặp đối lập nơi chốn, nhận diện mối liên hệ giữa chúng thông qua sự lặp lại của những hình thức không gian – ngôn ngữ không gian, từ đây tiến tới cắt nghĩa mô hình thế giới. Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 3
TÓM TẮT Bài viết tập trung phân tích, diễn giải truyện ngắn “Mãi không tới núi” của tác giả Nguyễn Việt Hà từ các loại hình không gian nghệ thuật. Qua đó, chúng tôi mong muốn trình hiện mối quan hệ có tính trải nghiệm xa lạ giữa không gian và con người, góp phần định hình căn tính và giá trị của cõi sống bộn bề. Mô hình thế giới hiện diện với nhiều phản ảnh, làm “vỡ” ra những chất vấn về định hình thường tại của chúng ta. Từ khóa: thi pháp học, không gian nghệ thuật, xa lạ, cảm thức, căn tính, “Mãi không tới núi”, Nguyễn Việt Hà Đặt vấn đề “Có nhiều người cho rằng chỉ cần bỏ đi, tới một miền đất khác sống thì đời họ sẽ khác. Nhưng cách đó không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bởi dù ở đâu chăng nữa, bạn vẫn sẽ mang theo chính mình” (“Câu chuyện nghĩa địa” – Neil Gaiman) Mọi miền đất không bao giờ chỉ tồn tại như một không gian địa lý hay một địa danh trên bản đồ mà nó còn là giao cắt của cảm thức riêng – chung, mang dấu ấn một nền văn hóa. Văn học nghệ thuật đã chứng kiến những trình hiện và tái trình hiện không gian của con người trong suốt chiều dài lịch sử: đến và đi, quê ta và quê người, riêng tư và công cộng, xa lạ và gần gũi,…Hướng tiếp cận cảnh quan như một phạm trù nghệ thuật từ góc độ thi pháp học có thể xem là phương pháp nghiên cứu hứa hẹn nhiều triển vọng, mở ra những kiến giải đa chiều đối với thế giới nghệ thuật. Đa phần mỗi nhà văn đều gắn văn chương của mình với những không gian đặc thù, tự vận vào mình trọng trách vẽ chân dung nơi chốn. Nguyễn Việt Hà không là ngoại lệ khi chọn lấy Hà Nội – vừa xưa cũ vừa đương đại - như một điểm đến sáng tác, bóc tách không gian sống đô thị của những cư dân loay hoay kiếm tìm bản sắc. Từ thành phố này, ông mở thêm những ngả đường để ngòi bút cứ thế khả triển, soi chiếu qua bao vùng đất, vừa giống vừa khác. Nguyễn Việt Hà qua hơn hai thập niên không chỉ viết tạp bút – dù sung sức nhất trong mảnh đất thể loại này, ông còn định hình chân dung tự họa của mình và thành phố cùng cảm thức phận người qua tiểu thuyết (“Cơ hội của Chúa”, “Khải huyền muộn”, “Ba ngôi của người”) và truyện ngắn với tập truyện "buổi chiều ngồi hát". Trong bài viết này, chúng tôi lựa chọn truyện ngắn “Mãi không tới núi” gắn với cuộc trốn chạy từ Hà Nội về rừng núi như một trải nghiệm xa lạ, gợi nên những phản tư về cảm thức nơi chốn và căn tính con người, là “mạng lưới” tự sự luôn cơi nới những chiều kích phong phú để nghĩ cùng và nghĩ tiếp. Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 2
Mặc dù khổ cực, khó khăn bởi bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ “làng bị giặc đốt, cháy tàn cháy lụi” nhưng người bà vẫn vững lòng, kiên cường và dặn dò cháu, lời dặn của bà giản dị, mộc mạc thể hiện tấm lòng cao cả, đầy sự hi sinh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” - Bà là chỗ dựa cho cháu, là điểm tựa cho các con yên tâm công tác hơn thế bà là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến và góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến cho cả dân tộc. Tình cảm của bà cháu hòa quyện trong tình yêu quê hương, Tổ quốc. - Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở đoạn trên, tác giả đã chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa luôn ủ sẵn và không bao giờ tắt: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenn Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… - Bếp lửa trong thơ Bằng Việt không chỉ được nhóm bằng củi, bằng rơm mà còn được nhóm bằng lòng yêu thương “ấp ủ” sức sống mãnh liệt và niềm tin dai dẳng, bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm mà thời thơ ấu của cháu quấn quýt bên bà, ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương mà bà dành cho cháu. - Cùng với hình ảnh “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian: “sớm - chiều”, các động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống kiên định của bà. Tác giả sử dụng điệp ngữ - ẩn dụ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động và tự hào. =>Từ hình ảnh bếp lửa đến ngọn lửa với ý nghĩa khái quát, bà không chỉ là người nhó m lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, niềm hy vọng cho thế hệ mai sau. * Suy nghĩ của người cháu về người bà và bếpp lửa - Tần tảo, chịu thương, chịu khó, bà hi sinh cả một đời cho cháu cho con: Lận đậnn đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm. - Từ bếp lửa quen thuộc, bình dị người cháu nhận ra bao điều kì diệu và thiêng liêng từ ngọn lửa từ bàn tay bà với bao yêu thương trìu mến “ấp iu nồng đượm” đã nuôi lớn cháu đến ngày hôm nay. - Các từ chỉ thời gian “đời bà”, “mấy chục năm” và từ láy tượng hình “lận đận” cùng hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” đã cho thấy sự gian nan, vất vả, đức hi sinh và sự chịu thương chịu khó của bà. Tình thương yêu mà tác giả dành cho bà giản dị, chân thành đến từng câu chữ được thật sâu sắc và trìu mến biết bao! - Suốt đời bà luôn chăm sóc, lo lắng cho con cho cháu cả về vật chất lẫn tinh thần để cháu lớn lên. - Điệp từ nhóm được nhắc đi nhắc lại đã gợi nhiều liên tưởng, bà nhóm lên tình yêu thương, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm và nhóm lên những hi vọng, sự ấm áp cho cuộc đời thơ bé của tác giả. Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuii Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi, kì lạ v à thiêng liêng – bếp lửa! Bà đã làm công việc khởi đầu của một ngày: nhóm bếp lửa mỗi sớm mai và bà nhóm lửa cho hôm qua, hôm nay và cả ngày mai; cho con cho cháu và cho tất cả mọi người. Bếp lửa vì thế mà trở nên thiêng liêng, lạ kì! * Nỗi nhớ bà, nhớ quê hương khôn nguôi và da diết - Đứa cháu năm xưa được dưỡng nuôi từ ngọn lửa tảo tần, từ tình thương khoai sắn ngọt bùi của bà nay đã lớn khôn, trưởng thành, chắp cánh bay xa tới những khung trời rộng lớn; Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chư a? Dù ở đâu, làm gì, bây giờ và mãi mãi mai sau cháu không thể quên bà và hình ảnh bếp lửa. Ngọn lửa và bà đã sưởi cháu trong cái buốt giá của nước Nga khi cháu xa nhà. “Khói trăm tàu, lửa trăm nhà” sẽ nhắc nhở cháu luôn nhớ về quê hương, tổ quốc và quá khứ dù đó là những ngày vất vả, gian lao. Kết bài: Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại chúng ta sẽ thấy ngay hình ảnh người bà bên bếp lửa hồng với dáng bà lặng lẽ, tần tảo, chịu thương chịu khó. Hình ảnh bếp lửa- ngọn lửa trong bà là biểu tượng cho gia đình, quê hương và đất nước, hình ảnh luôn động viên, tiếp sức cho con cháu trên mọi chặng đường cho dù đó là con đường gian khó nhất. Qua đây, Bằng Việt không chỉ khơi dậy kỉ niệm tuổi thơ cho bất cứ ai được sống trong vòng tay của bà mà còn gửi gắm thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn cho thế hệ mai sau. Đọc tiếp: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa phần 1
Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ, từ đó nên cảm nhận của em về tình bà cháu và tình quê hương, đất nước Mở bài. Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm Bếp lửa. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận Bếp lửa là tác phẩm nổi tiếng của đời thơ Bằng Việt, một trong những bài thơ đi cùng năm tháng với nhiều thế hệ người Việt đặc biệt những ai có thời thơ ấu bên bà như tác giả. Bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, gợi những kỉ niệm về người bà, về tuổi thơ và tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài thơ “Bếp lửa” của ông. Thân bài. Cần đạt được các nội dung sau: * Mạch cảm xúc và hình ảnh bếp lửa Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi Bằng Việt đang du học ở Liên Xô. Bài thơ là lời của tác giả nhớ về bà với những năm tháng thơ ấu đầy kỉ niệm bên bà. Với mạch cảm xúc rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Hình ảnh bà bên bếp lửa với bao gian khó, vất vả nhưng bà đã dành cho cháu tất cả tình yêu thương trìu mến. Nay cháu đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý, lớn lao của bà. Cuối cùng cháu muốn gửi về bà, về quê hương, đất nước lòng trân trọng, kính yêu và biết ơn sâu sắc. *Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh bà Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. - Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần đã trở thành điệp khúc mở đầu cho bài thơ. Với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh “bếp lửa” là dấu ấn không bao giờ phai trong tâm trí tác giả. Hình ảnh bếp lửa ấm áp giữa cái lành lạnh của sương sớm, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm” của bà kính yêu. Hơi ấm của ngọn lửa “chờn vờn” quyện hòa với hơi ấm của tình bà khiến đứa cháu xa nhà không thể nguôi ngoai nỗi niềm nhớ bà và xúc động mỗi khi hình ảnh bếp lửa hiện về trong tâm tưởng: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Sự nhớ thương về bà được người cháu bộc lộ trực tiếp và giản dị, đằng sau sự giản dị ấy là tất cả tấm lòng một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn lam lũ của bà. - Từ hình ảnh bếp lửa và người bà tảo tần, lam lũ bỗng làm sống lại cả một thời thơ ấu trong lòng Bằng Việt: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu. Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn cay. - Cái nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã khiến hơn hai triệu người dân Việt Nam phải chết vì chính sách cai trị man rợ, tàn độc của bọn giặc Nhật, Pháp. (đói mòn đói mỏi) Tuổi thơ của tác giả đã nhuốm bóng đen ghê rợn của nạn đói mà có lẽ cả cuộc đời tác giả không bao giờ quên được. Cảnh nghèo đói đã ám ảnh trong văn chương Việt Nam một thời đến nỗi nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tổng kết trong một câu thơ đầy đau đớn: “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ” - Hình ảnh “khô rạc ngựa gầy” cũng phần nào diễn tả được hoàn cảnh khốn khổ, thiếu thốn của gia đình tác giả trong bối cảnh 1945. -Ấn tượng nhất đối với cháu trong những ngày tháng đói khổ là mùi khói bếp của bà - mùi khói hun nhèm mắt cháu, mà “nghĩ lại sống mũi vẫn còn cay”. Cái cay vì khói bếp khi cháu bốn tuổi là cái cay bởi xúc động khi cháu nhớ về người bà kính yêu. Quá khứ và hiện tại đồng hiện trên những dòng thơ cho thấy, mùi khói bếp của bà đã làm lay động cả thế chất và tâm hồn cháu. - Nhớ về kỉ niệm là nhớ về bếp lửa “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” tám năm cháu nhận được sự yêu thương, bao bọc, nuôi dưỡng trong vòng tay ấm áp của bà, tám năm ấy khó khăn, vất vả nhưng cháu luôn nhận được sự chở che của bà. Nhớ nhất là hình ảnh bà bên bếp lửa mỗi sớm mỗi chiều: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Một mình bà ở nhà bao gian khó lo toan, bà vừa đảm nhiệm làm cha, vừa làm mẹ vừa làm bà nhưng bà vẫn vững lòng và làm trọn những vai đó cho người cháu bé nhỏ của mình: “bà bảo cháu nghe - Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Bên bếp lửa bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình, truyền thống hiếu học và những đau thương mất mát của toàn dân tộc. - Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là nơi sưởi ấm trái tim người cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú khi gọi hè: Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xaa? Tiếng chim tu hú trong những câu thơ của Bằng Việt là tiếng chim quen thuộc gợi nhớ về người bà, những năm tháng mà tác giả được sống trong sự yêu thương của bà. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người cháu trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong về tuổi thơ. Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà – Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Câu hỏi không có câu trả lời đã tạo nên sự xót xa, vắng vẻ, côi cút khi cháu nghĩ về người bà kính yêu của mình. => Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm màu thương nhớ về những hoài niệm ấm áp mà bà đã dành cho tác giả. Đọc tiếp: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa phần 2
Ở khổ thơ tiếp theo, Huy Cận đã tô điểm thêm bức tranh thiên nhiên cùng với hình ảnh chân thật nhưng đầy bất ngờ, độc đáo: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” Tác giả sử dụng thủ pháp liệt kê: “cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song” với sự phối hợp màu sắc hài hòa, uyển chuyển như “đen hồng, vàng chóe” đã tạo nên một bức tranh giàu có của biển khơi. Mỗi loại cá có kiểu dáng, màu sắc khác nhau làm nên sự đa dạng và giàu đẹp của biển cả quê hương. Cái đuôi em quẫy dưới ánh trăng đã làm cảnh biển thêm sống động và rực rỡ lên, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống mà không mất đi vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Đặc biệt, tác giả gọi cá bằng em, một cách gọi trìu mến, cá không còn là đối tượng đánh bắt mà trở nên thân gũi với ngư dân. Nhìn bầy cá bơi lội với những sắc màu phong phú, đa dạng nhà thơ đã lắng nghe tiếng sóng rì rầm với ánh mắt nhìn về xa. Câu thơ tiếp theo huyền ảo, lung linh: “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” như đưa người đọc vào thế giới thần tiên trong truyện cổ tích. Bằng nghệ thuật ẩn dụ và nhân hóa tác giả đã biến biển cả bao la như một thực thể sống, tiếng sóng vỗ rì rầm được ví như nhịp thở trong đêm của biển. “Đêm thở, sao lùa” là hình ảnh độc đáo, sáng tạo và mới lạ trong nghệ thuật của Huy Cận. Có thể thể nói, tác giả phải có một tình yêu biển sâu nặng mới viết lên những vần thơ tuyệt bút và thơ mộng đến như vậy. Với bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng sáng tạo, Huy Cận đã tạo nên những hình ảnh đẹp về vũ trụ bao la khiến công việc lao động nặng nhọc của người dân chài trở thành bài ca đầy niềm vui và sự tự hào. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Hành động “gõ thuyền” là công việc thực của người đánh cá nhưng cái hay ở đây là trăng được tác giả nhân hóa như con người tham gia lao động và hòa cùng sóng biển. "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao". Hơn thế tác giả đã so sánh ngang bằng biển như lòng mẹ dể nói lên sự bao dung, độ lượng và sự cần thiết, quan trọng của biển cả đối với người dân chài, đồng thời thể hiện lòng tự hào, lời cảm ơn đối với quê hương nơi đã nuôi ta lớn. Một đêm trôi qua với tinh thần lao động hào hứng, hăng say thì trên bầu trời sao đã thưa và mờ dần chỉ còn lại cảnh kéo lưới là vẫn đông vui, tấp nập. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” Đây là chi tiết cụ thể về hình ảnh con người lao động hiện lên trong sớm mai thật đẹp, đó là hình ảnh khỏe mạnh, tươi tắn mà người dân làm trong lúc gặt hái được thành quả. “Kéo xoăn tay” là hành động mạnh, dồn hết sức lực để kéo cá từ biển lên với những chùm cá trĩu nặng. Thành quả mà ngư dân thu được là “vẩy bạc, đuôi vàng” trong sớm mai là hình ảnh vừa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ, những con cá được ẩn dụ quí giá như vàng, như bạc mà biển cả bao la dành tặng cho người dân. Và rồi những khoang thuyền đầy ắp cá cũng là lúc bình minh vừa chớm nắng hồng, ánh nắng làm cho cảnh biển thêm đẹp và nhiều khởi sắc cho một ngày tươi mới, tràn đầy sức sống. Trình tự theo thời gian đã được Huy Cận miêu tả rất tài tình và nhiều đặc sắc, ở khổ cuối là cảnh đoàn thuyền trở về với khí thế vui mừng và hoành tráng: Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Ở khổ đầu là câu hát căng buồm cùng gió khơi để đưa thuyền ra biển lớn, còn khổ 5 là tiếng hát gọi cá vào thì ở khổ này vẫn là tiếng hát nhưng đây là tiếng hát trở về với sự bội thu, thắng lợi và sức mạnh bởi họ đã thu được những khoang cá đầy ắp thuyền mà biển cả đã dành tặng. Đoàn thuyền trở về đất liền với tư thế nhanh, gấp gáp “chạy đua cùng mặt trời” tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa và nói quá để diễn tả cuộc đua giữa con người và thiên nhiên, cuộc đua không cân sức nhưng con người đã chiến thắng và đáp chân xuống đất liền khi mặt trời vừa nhô khỏi biển. Một màu của bình minh, màu của sức sống đã tạo nên một bức tranh biển kì vĩ, bao la nhưng chứa đựng nhiều nét thơ mộng. Ở câu thơ cuối “Mắt cá huy hoàng” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cuộc sống tươi mới, nhưng ngày tốt đẹp đang đón chờ ngư dân và con người trong thời kì đất nước chuyển mình. Đó là một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên mà tác giả muốn gửi gắm trong câu thơ của mình. Kết bài: Qua thơ Huy Cận chúng ta như được sống những đêm trăng đẹp trên biển Quảng Ninh cùng ngư dân làng chài. Cảnh đánh cá được miêu tả với cảm hứng lãng mạn cùng sự hăng say và niềm tự hào đã cho chúng ta những bài học về sự hi sinh, đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người nông dân. Thật vậy, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ hay đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng độc giả về con người và vũ trụ bao la rộng lớn. Đọc tiếp: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận phần 1
Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận Mở bài: Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào của ông và mang những nét đẹp riêng. Sau cách mạng thơ của Huy Cận tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống và mang hơi thở của sự phát triển xã hội chủ nghĩa. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được ông sáng tác ở Quảng Ninh năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày. Bài thơ là một bức tranh đẹp đẽ là bản hùng ca ca ngợi người dân lao động khi đất nước chuyển mình. Thân bài: Mở đầu bài thơ là khung cảnh vô cùng huy hoàng, tráng lệ là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn buông xuống; Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hai câu đầu tác giả khái quát thời điểm xuất phát của đoàn thuyền đánh cá bằng những hình ảnh đẹp và tráng lệ của thiên nhiên. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt mà nó như hòn lửa rực đỏ khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả, vũ trụ bao la như nồng ấm lên và như một ngôi nhà khổng lồ của người dân đánh cá. Biển lúc này được ví như con người biết tắt lửa, cài then, sập cửa. Tác giả đã sử dụng đồng thời ba biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ để tô lên vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ và đầy sức sống của biển cả mênh mông chứ không đìu hiu, ảm đạm như lối thơ cổ. Màn đêm như tấm cửa khổng lồ đóng lại để chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nhưng ở đây thì không, đối với người dân chài lại là lúc họ ra khơi đánh cá, cất tiếng hát và căng buồm cùng gió, thiên nhiên vũ trụ là phông nền cho con người xuất hiện. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đoàn thuyền lại ra khơi theo tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điều đó, cho ta hiểu đây là công việc và hoạt động hàng ngày, thường xuyên của những ngư dân vùng biển. Mỗi chuyến đi là niềm vui sự hào hứng và tràn đầy hy vọng. Họ vui vì ra khơi mang theo câu hát, tiếng hát khỏe khoắn, bay cao, bay xa hòa cùng gió trời, gió biển, thổi căng cánh buồm. Tiếng hát, gió khơi, buồm căng là ba chi tiết nghệ thuật mang tính chất tượng trưng của biện pháp ẩn dụ diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế của người dân vùng biển khi ra khơi, chinh phục biển cả. Bốn câu thơ tiếp theo là tiếng hát phấn khởi làm nổi bật tâm hồn của con người dân chài, tiếng hát cất lên cầu mong cho những điều may mắn, thuận lợi: “Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng, Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!” Như bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, mỗi khi đi đánh cá là người dân lại mong ước trời yên, biển lặng để có một ngày bội thu thì trong tác phẩm này, tác giả cũng nói lên niềm mong ước ấy để thể hiện tấm lòng hồn hậu của ngư dân chất phác, thật thà nơi vùng biển. Giọng thơ ngọt ngào, trong trẻo ngân dài và vang xa: "Cá bạc", "đoàn thoi", "dệt biển", "luồng sáng", "dệt lưới" là những hình ảnh so sánh ẩn dụ rất sáng tạo đem đến cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị về vẻ đẹp thơ ca viết về người dân lao động của Huy Cận. Khác với hồn thơ của Huy Cận trước Cách mạng là vũ trụ bao la, rợn ngợp trong “nỗi sầu trăm ngả” thì nay lại hết sức gần gũi, thơ mộng. Tác giả đã nhìn đoàn thuyền như một bộ phận của vũ trụ bao la nơi biển cả: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng” Con thuyền vốn nhỏ bé nhưng qua lăng kính của nhà thơ thì thuyền trở nên lớn lao và kì vĩ. Hình ảnh con thuyền được đặt song song và hài hòa với thiên nhiên như gió, trăng, trời, biển. Hơn thế, con thuyền lại lái gió với buồm trăng đang lướt đi trên biển và như bay trên tầng không gian, trên thì có mây cao dưới thì có “biển bằng” mênh mông sông nước. Con thuyền đó đang lướt sóng giữa không gian bao la vô tận của vũ trụ để chinh phục biển cả, chinh phục thiên nhiên. Thật ra, đây là cách nói đảo ngược của tác giả, thực tế là gió lái thuyền và làm cho cánh buồm căng gió còn ánh trăng chiếu vào cánh buồm nhìn xa xa như là “buồm trăng”. Những hình đó mà nhà thơ tạo nên qua góc nhìn của mình đã cho người đọc thấy một hình ảnh về con thuyền đẹp đẽ - vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống là hiện thân cho con người lao động vùng biển Quảng Ninh. “Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng” Giữa bát ngát trăng sao, trời biển con người không hề nhỏ bé, ngược lại họ hiện lên là những con người ngang tầm với thiên nhiên với tư thế của người chiến thắng, họ ra dặm xa dò bụng biển để bủa lưới vây giăng. Họ làm việc bằng sự hăng say và lòng dũng cảm cùng một tâm hồn phơi phới trước sóng nước mênh mông. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi “mặt trời xuống biển”, “sóng đã cài then”, “đêm sập cửa” thì ở đây, người lao động đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Những hình ảnh đó tạo nên một bức tranh giữa con người và thiên nhiên tươi tuyệt đẹp và đầy sức sống. Đọc tiếp: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận phần 2
Khác với khung cảnh những đoàn bộ binh vượt Trường Sơn bằng "đôi hài vạn dặm" tạo nên vẻ đẹp: “Trường Sơn mây núi lô nhô Quân đi sóng lợ nhấp nhô bụii hồng” (Tố Hữu) Phạm Tiến Duật đã ghi lại những khoảnh khắc thật cảm động, đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe không kính trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn: “Những chiếc xe từ trong bom rơii Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.” Những chiến sĩ lái xe gắn bó máu thịt với từng tuyến đường thì hành trình ra trận của họ luôn phải vượt qua bao đèo dốc với những mưa bom, bão đạn và sự khốc liệt trong chiến tranh. Sau những gian khổ, mất mát hi sinh họ cùng nhau “họp thành tiểu đội” xe không kính, tiểu đội ấm áp thân tình. Những giây phút nghỉ ngơi ở chiến trường thật sự là những khoảnh khắc hiếm hoi, yên bình nhất. Trong khổ thơ đẹp nhất và ấn tượng nhất là hình ảnh tả thực nhưng rất lãng mạn: “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Cái bắt tay rất vội thay cho lời chào gặp mặt, đã tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt qua mọi hiểm nguy, gian khổ. Cái bắt tay ấy thắm tình đồng đội, đồng chí, không chỉ truyền cho nhau sức mạnh mà còn truyền cho nhau niềm tin, nghị lực, lòng quyết tâm để các anh vững tay lái trên những ngả đường gập ghềnh, hiểm trở. Nơi chiến trường ác liệt ấy họ đã làm thành một gia đình, tạm nghỉ bên nhau và quây quần trong những bữa cơm hội ngộ để rồi: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờii Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.” Qua những lời thơ giản dị trên, tác giả đã phần nào tái hiện được cuộc sống sinh hoạt của những người lính lái xe giữa chiến trường ác liệt, đồng thời còn gợi ra một định nghĩa đặc biệt về “gia đình”. Những người lính gặp nhau chỉ một lần trong đời, ăn chung với nhau một bữa cơm đã coi nhau như những người trong một gia đình. Tình cảm của họ sâu nặng, thiêng liêng được xích lại từ nhiều cái chung: chung “bát đũa”, chung “bếp lửa”, chung “con đường” chung cả ý chí chiến đấu. Câu thơ đẹp về cách nghĩ, cách nhìn không khác gì tình đồng chí của những người lính trong thời kì chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu: “Đêm rét chung chăn thành đôii tri kỉ”. Và một lần nữa Phạm Tiến Duật lại nói đến khó khăn: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”. Mặc cho gian khổ, chông chênh là thế nhưng họ vẫn: “lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Điệp ngữ “lại đi” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” khẳng định niềm lạc quan, lòng quyết tâm, niềm hi vọng, luôn hướng về phía trước vì miền Nam ruột thịt, vì sự hòa bình của những người lính lái xe. Chính tình đồng chí, đồng đội đã nâng bước chân các anh đi tiếp những chặng đường gian nan, thử thách để có những ngày thắng lợi, bình yên. Vẻ đẹp của người chiến sĩ được tác giả khép lại bằng khổ thơ cuối cùng với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước. “Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướ c Chỉ cần trong xe có một trái tim” Ở khổ này, điệp từ không lại được nhắc đến kết hợp phép liệt kê “không kính”, “không đèn”, “không mui”, “có xước” ... để khẳng định bom đạn của Mĩ đã làm biến dạng, làm méo mó làm trơ trụi những chiếc xe ra trận. Mặc dù vậy, chiến tranh có ác liệt đến mấy thì “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Vì chỉ cần trong xe “có một trái ti m”. Hình ảnh “một trái tim” khép lại bài thơ là nhãn tự, là biểu tượng về người lính lái xe qua phép hoánn dụ, đồng thời cũng là ẩn dụ chỉ ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, lòng yêu nước nồng nàn. Đó chính là dũng khí mà Tố Hữu đã viết: “Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khíi Sống chẳng cúi đầu chết vẫn ung dung Giặc muốn ta nô lệ ta lại hoá anh hùn g Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo” Sức nhân nghĩa sẽ giúp ta chiến thắng mọi cường bạo của giặc Pháp trước kia và quân Mĩ ngày nay. “Trái tim” là ngọn đèn chỉ dẫn cho ta hướng tới nhân nghĩa, hướng tới tương lai hoà bình, độc lập và tự do. Kết bài: Với hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc và đầy ắp hiện thực đã làm nổi bật chân dung người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần lạc quan thắm tình đồng chí, đồng đội và ý chí quyết tâm vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Những người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là những phi công dũng cảm trên mặt đất mang trong mình tình yêu con người, tình yêu quê hương, tổ quốc. Hình ảnh đẹp đẽ ấy làm cho chúng ta thêm tin yêu kính phục thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu, đã đổ máu và hi sinh cho độc lập, tự do, hạnh phúc ngày hôm nay.
Theo mạch cảm xúc của bài thơ, hình ảnh người lính lái xe còn hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn đáng mến, trẻ trung, lãng mạn, biến những khó khăn gian khổ thành sự thú vị trong cuộc sống. Không còn kính, nghĩa là không còn giới hạn với nguy hiểm nhưng cũng chẳng còn khoảng cách với thiên nhiên, để mà: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái” Với phép điệp ngữ quen thuộc qua động từ “nhìn thấy” như tạo một nút nhấn, nhấn mạnh tư thế chủ động mở ra những tầm nhìn bao quát của người lính lái xe. Trên những chiếc xe không kính ấy, người chiến sĩ lái xe phải tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài như đất trời, cỏ cây, chim thú. Xe bon bon với tốc độ nhanh, gió xoa dịu không khí nóng bỏng của chiến trường, gió mang bụi đến, rồi chúng dường như cùng thức, cùng hành quân ra trận với các anh. Và trên con đường ra trận, người lính lái xe được tự do quan sát, thoải mái chiêm ngưỡng vẻ đẹp không gian chiến trường. Họ không chỉ “thấy gió vào xoa mắt đắng” mà còn “thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Đó vừa là hình ảnh thực gợi tốc độ lao nhanh của đoàn xe trên đường đèo dốc đá núi, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng cho con đường của lí tưởng, con đường của lòng yêu nước của những người lính lái xe Trường Sơn. Con đường đó là con đường Cách mạng, con đường giải phóng miền Nam, con đường mà thế hệ trẻ đã bỏ lại thanh xuân để gìn giữ, bảo vệ. Chính lời thơ ấy còn giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, trẻ trung của người lính lái xe qua hình ảnh so sánh độc đáo: “cánh chim”, “sao trời”, “như sa, như ùa vào buồng lái”. Hình ảnh thơ gợi tả thiên nhiên như đồng hành cùng người chiến sĩ lái xe trên mọi nẻo đường ra trận. Có lẽ khoang lái trong xe không kính vốn là nơi nguy hiểm nhất nhưng đã trở thành một vũ trụ tí hon của các anh. Tác giả viết như vậy để gợi được phong thái ung dung, tư thế hiên ngang, sự bình thản của người lính trên con đường đầy khó khăn, hiểm nguy mà các chiến sĩ đang băng qua mỗi ngày. Tất cả điều ấy được tạo bởi ý chí và lý tưởng cao đẹp của họ. Nhờ thế mà tình cảm của những người lính trở nên trong sáng, gắn bó và lãng mạn hơn. Trên con đường ra trận, người chiến sĩ lái xe phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn, gian khổ, hiểm nguy song họ càng sáng ngời với tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi gian khổ khó khăn để vượt lên tất cả. Điều ấy được thể hiện rõ ở hai câu đầu của khổ 3 và khổ 4: “Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như ngườii già Không có kính ừ, thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời” Ở lời thơ trên lặp cấu trúc “không có...ừ thì…” được tác giả sử dụng khá sáng tạo đã phản ánh chân thực những khó khăn, gian khổ mà người lính lái xe phải vượt qua. Vì không có kính nên trong những ngày nắng lửa, bụi Trường Sơn đã vào “xoa mắt đắng”, giờ đây lại “phun tóc trắng như người già”. Rồi mùa mưa đến, mưa Trường Sơn xối xả, không có kính chắn nên mưa “tuôn”, mưa “xối” thẳng vào buồng lái khiến cho các chiến sĩ ướt “như ngoài trời”. Câu thơ với những hình ảnh so sánh “như người già”, “như ngoài trời”, kết hợp các động từ mạnh “phun”, “tuôn”, “xối” cùng lặp cấu trúc câu đã khẳng định rằng những người lính lái xe trên đường ra trận không hề có phương tiện thuận lợi mà chỉ có khó khăn, gian khổ. Đó là chưa kể đến những trận mưa bom bão đạn mà đế quốc Mĩ điên cuồng ném xuống chặn đường xe chạy, những người lính có thể hi sinh bất cứ lúc nào. Như vậy, với hai lời thơ đầu chia đều ở hai khổ 3 và 4 đã phần nào giúp người đọc hiểu được những khó khăn, gian khổ sự hiểm nguy mà người lính lái xe phải trải qua. Hơn thế, chính tác giả Phạm Tiến Duật đã có hơn tám năm gắn bó với tuyến đường Trường Sơn, từng rất nhiều lần ngồi trong khoang lái của chiếc xe không kính. Vì vậy những cảm giác ấn tượng và sự gian khó của người lính lái xe đã được nhà thơ diễn tả một cách ngắn gọn và chân thực nhất. Trước những gian khổ đó nhưng người lính vẫn lạc quan, yêu đời, sôi nổi và trẻ trung: “Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi.” Tác giả đưa vào lời thơ ngôn từ tự nhiên, mộc mạc đậm chất khẩu ngữ, tạo nên giọng thơ vừa dí dỏm, vừa ngang tàng đã diễn tả thái độ đón nhận mọi thử thách của người lính lái xe như một lẽ thường tình. Điệp khúc "chưa cần rửa, chưa cần thay" đã thể hiện sự lạc quan và bất chấp khó khăn từ thiên nhiên mà người lính đang trải qua. Điệp khúc ấy diễn tả vẻ đẹp ngang tàng, ý chí hiên ngang, kiên cường, thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy của những chiến sĩ lái xe. Giữa không gian nồng nặc thuốc súng, đạn bom, lửa khói là tiếng “cười ha ha”. Tiếng cười hồn nhiên trong trẻo biết bao. Tiếng cười vút lên như thách thức kẻ thù. Tiếng cười lạc quan, sảng khoái của người lính làm tan biến những âu lo, mệt mỏi trên tuyến đường vốn nhiều lửa đạn. Tiếng cười ấy còn đọng lại trong ta một tâm hồn trẻ trung, lãng mạn của những người lính trẻ. Như người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu từng nếm trải những cơn sốt "biết từng cơn ớn lạnh" trong kháng chiến chống Pháp nhưng họ vẫn vui tươi, yêu đời và một lòng vì dân tộc Việt Nam. Với hai khổ thơ ba và bốn tác giả đều dùng câu thơ đậm chất văn xuôi với giọng điệu ngang tàng mà thanh thoát đã thể hiện được người lính với tinh thần lạc quan, yêu đời bất chấp hiểm nguy. Chính cách viết giản dị, chân thật này đã tạo ra một phong cách Phạm Tiến Duật nổi bật trong làng thơ kháng chiến chống chống Mĩ. Đọc tiếp: Vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” phần 3
Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Mở bài: Có những tác phẩm người đọc quên ngay khi gấp trang sách lại nhưng có những tác phẩm theo dòng thời gian cứ lưu giữ mãi trong tâm hồn độc giả, để lại nhiều giá trị sâu sắc cho thế hệ mai sau. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một bài như vậy. Đến với tác phẩm, người đọc thực sự ấn tượng về vẻ đẹp hình ảnh của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn, tiêu biểu cho thế hệ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Thân bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được tác giả sáng tác năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. Hàng ngàn sinh viên trên cả nước gác bút nghiên lên đường đánh giặc và điểm nóng lúc bấy giờ là con đường Trường Sơn huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Vượt qua mưa bom bão đạn của kể thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ, khó khăn để ra trận vì mục tiêu giải phóng đất nước. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh, khoảnh khắc tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn, có thể nói hiện thực đã đi thẳng vào các trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn không gò bó về vần đã trở thành bài ca quyết thắng cho tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Ngay từ những dòng thơ mở đầu những chiếc xe không kính đã được tác giả giới thiệu rất đặc biệt. “Không có kính không phải vì xe không có kín h Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.” Với ngôn ngữ thơ giản dị cùng lời nói dí dỏm, tự nhiên và chắc khỏe như tác phong người lính đã để lại nhiều ấn tượng ngay khi đọc. Từ ngữ phủ định “không” được lặp lại ba lần, chuyển sang ý khẳng định: những chiếc xe không kính vốn không phải là một chủng loại riêng, không phải là thiết kế của nhà sản xuất. Mà nó là một sự bất thường, bất thường này được giải thích một cách rất thản nhiên: “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Câu thơ là lời lí giải nguyên nhân làm cho những chiếc xe không có kính. Điệp từ “bom”, kết hợp với các động từ mạnh “giật”, “rung” cho thấy sự ác liệt của chiến trường những năm chống Mĩ. Sự tàn bạo, dã man của đế quốc Mĩ ngày đêm không ngừng trút bom xuống tuyết đường huyết mạch Trường Sơn nhằm cắt đứt tuyến lưu thông duy nhất nối liền Bắc- Nam. Hình ảnh những chiếc xe không kính xuyên suốt bài thơ và còn được hiện lên cụ thể hơn, trần trụi cùng sự hỏng hóc không thể nào tả xiết: “Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước” Vẫn là phép điệp ngữ quen thuộc lặp từ “không có”, kết hợp với phép liệt kê tăng cấp: “không có kính”, “không có mui”, “không có đèn”, “có xước” cho thấy sự hỏng hóc càng tăng theo cấp số nhân, đó là quy luật tất yếu của sự huỷ diệt mà đế quốc Mĩ đã trút xuống Việt Nam. Tuy nhiên dường như càng ác liệt thì những chiếc xe càng dũng cảm, hiên ngang ra trận. Giọng điệu bình thản, lời thơ đậm chất văn xuôi, cái chất thực bề bộn, ngổn ngang của chiến trường đã tự nó là ánh hào quang. Vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng làm cho những chiếc xe không kính trở nên độc đáo trong từng lời thơ Phạm Tiến Duật. Có thể thấy với cái nhìn tinh tế, tâm hồn thơ nhạy cảm, và vốn sống phong phú Phạm Tiến Duật đã chọn lọc được nhiều hình ảnh chân thực nhất để sáng tạo nên hình tượng thơ độc đáo- những chiếc xe không kính băng mình ra mặt trận trên chiến trường đánh Mĩ. Đó là những hình ảnh vốn không hiếm, không lạ, nhưng cái hay cái mới mẻ ở đây là “xe không kính”, có ý nghĩa thực chứ không mang ý nghĩa biểu trưng. Vì thế, đọc thơ Phạm Tiến Duật ta có cảm giác như đang đi thẳng vào giữa cuộc chiến, đến nơi trọng điểm ác liệt nhất, gặp những con người quả cảm nhất. Bài thơ không chỉ hấp dẫn độc giả bằng hình tượng thơ độc đáo mà thông qua hình tượng ấy nhà thơ đã làm nổi bật chân dung người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Trước hết người đọc nể phục tư thế ung dung, bình thản, hiên ngang, điềm tĩnh đến lạ kì của người lính lái xe qua hai câu thơ cuối của khổ một. “Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳngg” Với giọng thơ nhẹ nhàng, kết hợp từ láy tượng hình “ung dung” được đảo lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh, gợi tư thế đàng hoàng, bình thản, chủ động của người lính lái xe trước hoàn cảnh. Ngồi trên ca bin những chiếc xe không kính sẽ là mục tiêu nguy hiểm nhất, sẵn sàng dính bom đạn kẻ thù, vậy mà họ vẫn “ung dung”, nghĩa là không run, không lo, không sợ. Điệp từ “nhìn”, kết hợp phép liệt kê đã miêu tả sự quan sát thật cẩn thận, bình tĩnh của một tay lái làm chủ tuyến đường, làm chủ hoàn cảnh. Người lính lái xe “nhìn đất” để quan sát đường đi đầy hiểm trở gập ghềnh, “nhìn trời” để quan sát máy bay địch, “nhìn thẳng” về phía trước gợi tư thế chủ động thẳng tiến ra chiến trường đầy gian khổ, khó khăn và hi sinh nhưng không hề run sợ mà vững vàng, tự tin. Đọc tiếp: Vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” phần 2