Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa phần 2

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 07/04/2024

Mặc dù khổ cực, khó khăn bởi bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ “làng bị giặc đốt, cháy tàn cháy lụi” nhưng người bà vẫn vững lòng, kiên cường và dặn dò cháu, lời dặn của bà giản dị, mộc mạc thể hiện tấm lòng cao cả, đầy sự hi sinh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

 Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”

- Bà là chỗ dựa cho cháu, là điểm tựa cho các con yên tâm công tác hơn thế bà là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến và góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến cho cả dân tộc. Tình cảm của bà cháu hòa quyện trong tình yêu quê hương, Tổ quốc.

 - Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở đoạn trên, tác giả đã chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa luôn ủ sẵn và không bao giờ tắt:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenn

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

- Bếp lửa trong thơ Bằng Việt không chỉ được nhóm bằng củi, bằng rơm mà còn được nhóm bằng lòng yêu thương “ấp ủ” sức sống mãnh liệt và niềm tin dai dẳng, bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm mà thời thơ ấu của cháu quấn quýt bên bà, ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương mà bà dành cho cháu.

- Cùng với hình ảnh “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian: “sớm - chiều”, các động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống kiên định của bà. Tác giả sử dụng điệp ngữ - ẩn dụ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động và tự hào.

=>Từ hình ảnh bếp lửa đến ngọn lửa với ý nghĩa khái quát, bà không chỉ là người nhó m lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, niềm hy vọng cho thế hệ mai sau.

* Suy nghĩ của người cháu về người bà và bếpp lửa

- Tần tảo, chịu thương, chịu khó, bà hi sinh cả một đời cho cháu cho con:

Lận đậnn đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.

- Từ bếp lửa quen thuộc, bình dị người cháu nhận ra bao điều kì diệu và thiêng liêng từ ngọn lửa từ bàn tay bà với bao yêu thương trìu mến “ấp iu nồng đượm” đã nuôi lớn cháu đến ngày hôm nay.

- Các từ chỉ thời gian “đời bà”, “mấy chục năm” và từ láy tượng hình “lận đận” cùng hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” đã cho thấy sự gian nan, vất vả, đức hi sinh và sự chịu thương chịu khó của bà. Tình thương yêu mà tác giả dành cho bà giản dị, chân thành đến từng câu chữ được thật sâu sắc và trìu mến biết bao!

- Suốt đời bà luôn chăm sóc, lo lắng cho con cho cháu cả về vật chất lẫn tinh thần để cháu lớn lên.

- Điệp từ nhóm được nhắc đi nhắc lại đã gợi nhiều liên tưởng, bà nhóm lên tình yêu thương, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm và nhóm lên những hi vọng, sự ấm áp cho cuộc đời thơ bé của tác giả.

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuii

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi, kì lạ v à thiêng liêng – bếp lửa!

Bà đã làm công việc khởi đầu của một ngày: nhóm bếp lửa mỗi sớm mai và bà nhóm lửa cho hôm qua, hôm nay và cả ngày mai; cho con cho cháu và cho tất cả mọi người. Bếp lửa vì thế mà trở nên thiêng liêng, lạ kì!

* Nỗi nhớ bà, nhớ quê hương khôn nguôi và da diết

- Đứa cháu năm xưa được dưỡng nuôi từ ngọn lửa tảo tần, từ tình thương khoai sắn ngọt bùi của bà nay đã lớn khôn, trưởng thành, chắp cánh bay xa tới những khung trời rộng lớn;

Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu,

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:

- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chư a?

Dù ở đâu, làm gì, bây giờ và mãi mãi mai sau cháu không thể quên bà và hình ảnh bếp lửa. Ngọn lửa và bà đã sưởi cháu trong cái buốt giá của nước Nga khi cháu xa nhà. “Khói trăm tàu, lửa trăm nhà” sẽ nhắc nhở cháu luôn nhớ về quê hương, tổ quốc và quá khứ dù đó là những ngày vất vả, gian lao.

Kết bài: Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại chúng ta sẽ thấy ngay hình ảnh người bà bên bếp lửa hồng với dáng bà lặng lẽ, tần tảo, chịu thương chịu khó. Hình ảnh bếp lửa- ngọn lửa trong bà là biểu tượng cho gia đình, quê hương và đất nước, hình ảnh luôn động viên, tiếp sức cho con cháu trên mọi chặng đường cho dù đó là con đường gian khó nhất. Qua đây, Bằng Việt không chỉ khơi dậy kỉ niệm tuổi thơ cho bất cứ ai được sống trong vòng tay của bà mà còn gửi gắm thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn cho thế hệ mai sau.

Đọc tiếp: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa phần 1

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22