Vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính phần 3

Vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính phần 3

Bởi Học văn cô Hà Huyền 30/03/2024

            Khác với khung cảnh những đoàn bộ binh vượt Trường Sơn bằng "đôi hài vạn dặm" tạo nên vẻ đẹp:

“Trường Sơn mây núi lô nhô

Quân đi sóng lợ nhấp nhô bụii hồng”

(Tố Hữu)

Phạm Tiến Duật đã ghi lại những khoảnh khắc thật cảm động, đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe không kính trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn:

“Những chiếc xe từ trong bom rơii

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”

Những chiến sĩ lái xe gắn bó máu thịt với từng tuyến đường thì hành trình ra trận của họ luôn phải vượt qua bao đèo dốc với những mưa bom, bão đạn và sự khốc liệt trong chiến tranh. Sau những gian khổ, mất mát hi sinh họ cùng nhau “họp thành tiểu đội” xe không kính, tiểu đội ấm áp thân tình. Những giây phút nghỉ ngơi ở chiến trường thật sự là những khoảnh khắc hiếm hoi, yên bình  nhất. Trong khổ thơ đẹp nhất và ấn tượng nhất là hình ảnh tả thực nhưng rất lãng mạn: “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Cái bắt tay rất vội thay cho lời chào gặp mặt, đã tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt qua mọi hiểm nguy, gian khổ. Cái bắt tay ấy thắm tình đồng đội, đồng chí, không chỉ truyền cho nhau sức mạnh mà còn truyền cho nhau niềm tin, nghị lực, lòng quyết tâm để các anh vững tay lái trên những ngả đường gập ghềnh, hiểm trở.

Nơi chiến trường ác liệt ấy họ đã làm thành một gia đình, tạm nghỉ bên nhau và quây quần trong những bữa cơm hội ngộ để rồi:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờii

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.”

Qua những lời thơ giản dị trên, tác giả đã phần nào tái hiện được cuộc sống sinh hoạt của những người lính lái xe giữa chiến trường ác liệt, đồng thời còn gợi ra một định nghĩa đặc biệt về “gia đình”. Những người lính gặp nhau chỉ một lần trong đời, ăn chung với nhau một bữa cơm đã coi nhau như những người trong một gia đình. Tình cảm của họ sâu nặng, thiêng liêng được xích lại từ nhiều cái chung: chung “bát đũa”, chung “bếp lửa”, chung “con đường” chung cả ý chí chiến đấu. Câu thơ đẹp về cách nghĩ, cách nhìn không khác gì tình đồng chí của những người lính trong thời kì chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu: “Đêm rét chung chăn thành đôii tri kỉ”. Và một lần nữa Phạm Tiến Duật lại nói đến khó khăn: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”. Mặc cho gian khổ, chông chênh là thế nhưng họ vẫn: “lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Điệp ngữ “lại đi” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” khẳng định niềm lạc quan, lòng quyết tâm, niềm hi vọng, luôn hướng về phía trước vì miền Nam ruột thịt, vì sự hòa bình của những người lính lái xe. Chính tình đồng chí, đồng đội đã nâng bước chân các anh đi tiếp những chặng đường gian nan, thử thách để có những ngày thắng lợi, bình yên.

            Vẻ đẹp của người chiến sĩ được tác giả khép lại bằng khổ thơ cuối cùng với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước.

“Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướ c

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Ở khổ này, điệp từ không lại được nhắc đến kết hợp phép liệt kê “không kính”“không đèn”“không mui”“có xước” ... để khẳng định bom đạn của Mĩ đã làm biến dạng, làm méo mó làm trơ trụi những chiếc xe ra trận. Mặc dù vậy, chiến tranh có ác liệt đến mấy thì “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Vì chỉ cần trong xe “có một trái ti m”. Hình ảnh “một trái tim” khép lại bài thơ là nhãn tự, là biểu tượng về người lính lái xe qua phép hoánn dụ, đồng thời cũng là ẩn dụ chỉ ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, lòng yêu nước nồng nàn. Đó chính là dũng khí mà Tố Hữu đã viết:

“Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khíi

Sống chẳng cúi đầu chết vẫn ung dung

Giặc muốn ta nô lệ ta lại hoá anh hùn g

Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo”

Sức nhân nghĩa sẽ giúp ta chiến thắng mọi cường bạo của giặc Pháp trước kia và quân Mĩ ngày nay. “Trái tim” là ngọn đèn chỉ dẫn cho ta hướng tới nhân nghĩa, hướng tới tương lai hoà bình, độc lập và tự do.

Kết bài:

Với hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc và đầy ắp hiện thực đã làm nổi bật chân dung người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần lạc quan thắm tình đồng chí, đồng đội và ý chí quyết tâm vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Những người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là những phi công dũng cảm trên mặt đất mang trong mình tình yêu con người, tình yêu quê hương, tổ quốc. Hình ảnh đẹp đẽ ấy làm cho chúng ta thêm tin yêu kính phục thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu, đã đổ máu và hi sinh cho độc lập, tự do, hạnh phúc ngày hôm nay.

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22