KHÔNG GIAN “ĐƯỜNG CÂY SỒI” TRONG TÁC PHẢM CÙNG TÊN CỦA TRƯƠNG VỸ
Tóm tắt:
Không gian nghệ thuật là một phạm trù thi pháp học quan trọng. Trong tiểu thuyết Đường Cây Sồi của Trương Vỹ, không gian nghệ thuật khá đặc sắc. Bài viết này sẽ phân tích, diễn giải tiểu thuyết “Đường Cây Sồi” từ loại hình không gian nghệ thuật. Qua đó, thể hiện tính trải nghiệm của con người suốt hành trình tìm kiếm và suy tư về quá khứ, hiện tại và tương tai.Tất cả không gian đã nói lên giá trị của cõi sống đầy bí ẩn và bão giông mà hầu như ai ai cũng phải trải qua trong cuộc đời. Đồng thời gợi cho người đọc về một không gian tưởng chừng hữu hạn nhưng thực chất nó vô hạn trong mỗi tầng lớp xã hội khi nhắc đến Đường Cây Sồi.
Từ khóa: Không gian nghệ thuật, hành trình tìm kiếm, Đường Cây Sồi, Trương Vỹ.
- MỞ ĐẦU
Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, một phạm trù nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan điểm về thế giới. Trương Vỹ là nhà văn đương đại Trung Quốc nổi tiếng, Đường Cây Sồi thuộc một trong mười cuốn tiểu thuyết của Trương Vỹ được viết năm 2010. Cuốn tiểu thuyết của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật, Đức, Thụy Điển… Tác phẩm Đường Cây Sồi đã xây dựng được những không gian nghệ thuật đặc sắc, trong đó có không gian Đường Cây Sồi. Bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu không gian Đường Cây Sồi để làm rõ một số vấn đề, không gian như một phương tiện để xây dựng thế giới nghệ thuật, không gian như một biểu trưng gửi gắm quan điểm nghệ thuật của nhà văn.
Một miền đất không bao giờ chỉ tồn tại như một không gian địa lý thông thường như chúng ta thấy nó trên bản đồ, mà nó được phản ánh và khắc họa của nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong mỗi tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của người nghệ nhằm thể hiện quan điểm về thế giới. Văn học nghệ thuật đã chứng kiến những tiến trình không gian của con người trong suốt chiều dài lịch sử: đến và đi, xa lạ và gần gũi, quê ta và quê người, riêng tư và công cộng, …Hướng tiếp cận không gian như một phạm trù nghệ thuật từ góc độ thi pháp học có thể xem là phương pháp nghiên cứu có nhiều điểm tối ưu, mở ra những kiến giải đa chiều đối với thế giới nghệ thuật đặc biệt với nền Văn học.
Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có một không gian nghệ thuật riêng của mình mang tính đặc thù của phong cách. Nhà văn Trương Vỹ cũng như bao nhiêu nghệ sĩ khác, cũng vẽ cho mình một không gian nghệ thuật riêng bao trọn trong tiểu thuyết “Đường Cây Sồi” để bóc tách không gian của giới thượng lưu với không gian hoang giã và không gian tâm lí- những ám ảnh số phận. Lấy góc nhìn từ nhân vật tôi- một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp đại học, ông đã mở thêm những con đường mới những không gian bao la, vô tận được soi chiếu qua nhiều vùng đất tương ứng với những cảnh đời khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi lựa chọn “Không gian biểu trưng cho giới thượng lưu- Đường Cây Sồi” để phản tư về cảm thức cũng như sự “kì bí” của những con người nơi đây.
Đọc tiếp: Không gian "Đường cây sồi" trong tác phẩm cùng tên phần 2