Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 4

Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 4

Bởi Học văn cô Hà Huyền 27/05/2024

Trải nghiệm trôi dạt đến một không gian khác: Núi

Truyện ngắn mở đầu với câu trần thuật ngắn gọn, khách quan: “VỌNG ĐI VÀO NÚI”. Sự kiện có tính chất chuyển dời này thông báo một thay đổi tất yếu, đánh dấu sự chủ động của nhân vật. Ngay trong đoạn sau, người đọc đã được cung cấp thông tin về nơi chốn xuất phát của Vọng: “Vọng bỏ Hà Nội”. Bỏ lại đằng sau một miền đất hứa với nhiều cơ hội để tiến về thiên nhiên rừng núi hé lộ những tự sự và căn cớ khác. Tại đây, bối cảnh của tác phẩm khả triển thành hai nửa đối lập, không ngừng luân phiên thay thế trong dòng trần thuật và để dễ bao quát, chúng tôi lập bảng sau đây về những chia tách giữa chúng, khơi lên thực chất mục đích của việc dứt bỏ và kiếm tìm:

Không gian rừng núi

Không gian Hà Nội

Mở ra với con đường mòn và ngã ba đường, chia hai: “cuối đường bên trái” và “cuối đường bên phải”, ứng với “nhà thờ nóc nhà có cây thập tự trong đó có nhiều người mặc áo chùng đen” và “nhà chùa trong đó có ít người hơn, mặc áo gụ thâm.

(Đậm nét trong không gian là dấu ấn tín ngưỡng, tinh thần và tôn giáo)

Vắng mặt trong trục đối chiếu

Núi hoang vu và cao”, “ngút ngàn hết tầm mắt

(Không gian rộng mở đưa đến trải nghiệm trực tiếp)

“…phòng chật có máy điều hòa, muốn chạm vào thiên nhiên thì đành phải nhìn mưa.

(Không gian kiềm giữ đưa đến trải nghiệm li gián)

“…anh đã lội qua một con suối rộng, cũng có thể gọi là sông và anh thanh thoát bước lên đến bờ bên kia”; “Vọng chọn chỗ không cỏ sát bờ suối, cúi xuống trân trọng hôn một ụ đất xanh xám màu ghi đậm, đất âm ẩm ngai ngái một mùi thanh sạch hoang dã rừng già.

(Không gian nâng con người, giúp sức đến đích)

Không rõ đích đến ở đâu.

“…khi Vọng đến trước cửa gỗ tu viện trời vẫn nhờ nhờ sáng.

(Không gian tỏ rõ)

Chiều của rừng không phải xuống quá nhanh như văn học mà người miền xuôi hay tả.

(Không gian tạo dựng mập mờ và định hình sai khác)

Vọng cố nhớ lại Kinh Lạy Cha mà xưa lắm Vọng cũng đã thuộc.

(Không gian an trú)

Vọng cố muốn quên cái cuộc họp gần đây nhất, không hiểu sao hôm ấy tất cả những người dự đều mặc áo ghi xám.”  (Không gian bất an)

Rất nhiều những con thạch sùng màu xám nhạt luẩn quẩn quanh cả bốn bức tường. Lâu lắm rồi Vọng mới ngủ một mình trong khung cảnh kiểu như thế này.

(Không gian khổ ải)

Có một đêm Vọng cũng ngủ một mình giữa rừng sau bữa nhậu ở nhà một phó chủ tịch tỉnh mến khách làm rất nhiều món lạ…Đến gần sáng một cô gái thật trẻ tìm thấy Vọng, khẽ nhúc nhích không sành sỏi lắm cô bé chui vào chăn. Vọng thở dài tự biết khó giữ mình. Chiều tối qua, chủ nhà có giới thiệu, đám sơn nữ là món lạ nhất của bữa tiệc rừng.

(Không gian sung sướng chứng kiến tha hóa)

 

“…trước chuông nhà nguyện chừng mười phút, anh ta nhè nhẹ gõ cửa, rất ngạc nhiên khi thấy Vọng quần áo chỉnh tề ngồi giữa mịt mù khói thuốc.

(Không gian của con chiên ngoan đạo)

Vọng nhấc tấm cạc mi ca đề chức danh của mình ra khỏi tập công văn anh đang kí dở, dưới sâu đám lộn xộn đó là một phong bì phồng căng.

(Không gian của kẻ mang tội)

- Không gian tôn giáo với tu viện, phòng khách nhà dòng, gắn với hình tượng Cha bề trên (vai trò dẫn dắt) và Kinh Lạy Cha (giáo lý dẫn lối)

- Nhân vật chiêm ngắm, ngưỡng vọng, “nao lòng”, “nghẹn ngào”, “ngây ngất” về một vùng đất chưa biết.

- Để đến đích cần trải qua khổ ải.

- Không gian đời thực trần trụi, biến loạn, mọi thứ đang rệu rã, gợi đến cảm quan mạt thế.

 

 

 

- Nhân vật “kinh sợ”, “mỏi mệt”, tự giễu nhại chính không gian sống: “Nghệ thuật của đám thị dân gần đây hay bị ủng vì mưa.”

 

Xét đến cùng, “VỌNG ĐI VÀO NÚI” như cách trốn chạy tình trạng bất an thuộc về trải nghiệm thành phố. Điều này chi phối đến lượng thông tin trần thuật xoay quanh rừng núi, tu viện chiếm ưu thế hơn trong phần đầu truyện ngắn và tất cả mô tả về Hà Nội chỉ được dựng lại qua hồi tưởng. Một phản tư xuất hiện: Hà Nội trong diễn ngôn thành phố vốn là nơi chốn đại diện cho bản sắc, được gắn nhãn “thủ đô” nhưng rõ ràng đến đây ta có quyền chất vấn: Liệu những định hình trong cộng đồng tưởng tượng đã đủ toàn vẹn và trong suốt? Thành phố không đứng yên, luôn giãn nở không ngừng, là sự hội tụ của nhiều luồng đối cực: thâm trầm – năng động, giải phóng – ràng buộc, khuôn mẫu – nổi loạn. Và như vậy, núi ngoài địa điểm “du lịch để thư giãn khuây khỏa” còn đưa đến triển vọng cứu rỗi tinh thần. Nó phóng chiếu đến hình ảnh của Phật buông bỏ quyền lực, dục vọng vào rừng sâu thực hành giác ngộ. Vọng lại tiếng chuông chùa cô tịch, bắt gặp những điểm tựa giáo lý và đấng dẫn dắt lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài thiên truyện như là tín hiệu đầy hứa hẹn.

Trôi dạt có lẽ để hội tụ đến đích. Tái trình hiện không gian như một trải nghiệm khác lạ ứng với mong mỏi của Vọng, nhưng liệu đây đã là nơi cần đến? “Sắp đến rồi” – câu khuyến khích của thằng bé vác thuê khi cả hai gần đến cửa tu viện – có phải vậy không?

Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 5

 

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22