Đường Cây Sồi - không gian xây dựng thế giới nghệ thuật đặc thù
Không gian tự nhiên của Đường Cây Sồi là nơi nổi bật nhất, không thể ngờ được nhất trong một thành phố, nó đẹp đến mức khiến người ta nghi hoặc, khiến người ta thắt tim. Khu “kì dị” này đã có từ hơn 200 năm trước, hồi đó thuộc về người nước ngoài, gọi là “tô giới”. Sau đó lại chuyển qua tay vài người khác, địa bàn cũng đã mở rộng gấp đôi nhưng phong cách của quần thể kiến trúc lại không thay đổi nhiều. 200 năm đã qua cây sồi to oai phong lẫm liệt, từ lâu đã không còn nhiều như trước nữa mà đã xen vào không ít những cây khác. Bên trong đường cây sồi là những tòa lâu đài cổ kính, uy nghi , cổng lớn một ngày có 24 giờ vệ binh canh giữ. Bên trong tuần cảnh đi lại ngày đêm, bộ dạng và trang phục của họ ngày đêm thay đổi, có lúc là trang phục màu đen, trên mũ rộng vành còn quấn một vòng khăn trắng, có lúc lại là trang phục màu vàng, trên đầu vai có đính quân hàm, cổ từ vai đến ngực còn có bông lúa. Có giai đoạn đã đổi thành nhân vật quái hơn, tuần cảnh là người phương Tây đen thui một màu, họ mặc áo trắng, đầu quấn vải nhiều lóp như cái đấu gỗ liễu. Không gian ở ngoài lâu đài, Chim nhỏ trên cây cực kỳ nhiều, chúng cũng tìm thấy lạc viên ở đây, kêu lích chính lích chích hát ca, rộn ràng không biết thấy u sầu. Nếu như chúng dừng lại, nơi đây liền trở thành một vùng yến tĩnh. Bất luận là đường nhựa thẳng tắp hay uốn cong thì đều phẳng như một tấm gương đen, xe con đi bên trên đều không phát ra tiếng động. Không dám xả khói cũng không dám phát ra tiếng còi to. Dòng người hỗn loạn, tiếng rao bán hàng ở khu phố khác căn bản không thấy ở nơi này. Không gian này cho thấy, cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người trong khu phố sống cuộc đời hưởng thụ họ không bị xô bồ bởi những bon chen của khu phố chật hẹp ngoài kia. Không gian được sắp xếp hài hòa và tinh tế, từ việc lựa chọn khung cảnh thiên nhiên cho đến việc bố trí các kiến trúc của tòa lâu đài khiến cho không gian trở nên đẹp mắt đến lạ thường, đồng thời cũng chấm phá không gian sống đầy màu sắc của giới thượng lưu.
Đọc tiếp: Không gian "Đường cây sồi" trong tác phẩm cùng tên phần 4