Tóm tắt: Sau năm 1975, khi đất nước ta bước vào giai đoạn mới sau chiến tranh, sự chuyển dịch kinh tế, thay đổi cơ cấu thị trường theo hướng hiện đại hoá đã khiến các tác phẩm văn học có sự thay đổi nhất định. Không còn hướng ngòi bút theo khuynh hướng sử thi, chú ý tới các vấn đề chiến đấu của đất nước nữa, văn chương thời kì bấy giờ quay trở lại với những vấn đề thế sự, những vấn đề con người. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm văn học. Bài viết này đề cập tới không gian nghệ thuật – một phạm trù quan trọng để xây dựng thế giới nghệ thuật – trong tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của nhà văn Ma Văn Kháng để thấy rõ những đặc điểm thi pháp và những biến chuyển về nội dung tư tưởng sau năm 1975 được khắc hoạ trong tác phẩm. Mở đầu Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng việc tìm hiểu thi pháp học, là một chìa khoá giúp cho người đọc có thể hiểu được những quan niệm, tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Với Ma Văn Kháng, ông rất dụng công xây dựng không gian nghệ thuật trong các tác phẩm của mình, qua đó truyền tải những suy nghĩ, tư tưởng và quan niệm của mình tới người đọc. “Mùa lá rụng trong vườn” chính là một tác phẩm được ông chú ý khắc hoạ không gian như thế. Nội dung Vài nét về không gian nghệ thuật Trong Từ điển thuật ngữ văn học, không gian nghệ thuật được định nghĩa là “Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định. Qua đó, thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quán tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật”. Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian vật lý hay không gian địa lý. Không gian vật chất là không gian tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được tác giả cảm nhận và miêu tả về nó. Như vậy, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là một hiện tượng nghệ thuật, một phạm trù nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan điểm về thế giới. Việc nghiên cứu không gian nghệ thuật có thể cho ta biết được tâm lý nhân vật, bộc lộ tư tưởng tình cảm của con người, đồng thời thể hiện quan niệm về thế giới của người nghệ sĩ. Về tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” Ma Văn Kháng là một trong những cây bút xuất sắc có nhiều đóng góp quan trọng trong việc cách tân văn xuôi đương đại Việt Nam. Trước thập kỉ 80, văn chương của Ma Văn Kháng mang hơi hướng sử thi hoà cùng không khí đấu tranh sôi nổi của đất nước. Nhưng khi đất nước bước sang một trang sử mới ông lại hướng ngòi bút của mình đến những vấn đề thế sự, hướng tới con người cá nhân trong cuộc sống thường nhật. Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông không còn đơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều, ông quan tâm đến con người trong nhiều quan hệ, hoàn cảnh khác nhau và cố gắng thể hiện con người một cách đầy đủ nhất trong tính đa dạng và toàn vẹn như nó vốn có. “Mùa lá rụng trong vườn” là một tiểu thuyết của tác giả Ma Văn Kháng. Lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, cuốn tiểu thuyết phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời kì bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình – một tế bào của xã hội. Cuốn tiểu thuyết xoay quanh gia đình ông Bằng. Ông Bằng có năm viên ngọc quý, anh cả Tường đã hy sinh ngoài mặt trận, vợ anh là Hoài đã tái giá nhưng vẫn thường xuyên viết thư thăm hỏi gia đình. Người con thứ hai là Đông, một trung tá đã xuất ngũ, sống cuộc sống đơn giản với Lý – một người con dâu đảm đang, nhanh nhẹn, tháo vát. Luận là con trai thứ ba, một nhà báo có nhiều trăn trở và suy tư về cuộc sống, vợ anh là Phượng, một người tốt bụng, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Trái ngược với các anh chị em, người con thứ tư – Cừ - lại là một mầm mống hư hỏng, không nghe lời cha mẹ, đã từng bị đuổi khỏi quân đội và bỏ ra nước ngoài. Cuối cùng là em út Cần đang đi học ở Liên Xô, sắp về nước. Câu chuyện về gia đình ông Bằng diễn ra trong trọn vẹn một năm, thế nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, có rất nhiều biến cố đã xảy ra với gia đình ông. Đầu tiên là chuyện Cừ trốn ra nước ngoài rồi tự tử, vợ Cừ bị nông trường sa thải khiến ba mẹ con phải dắt díu nhau lên Hà Nội nương nhờ nhà ông Bằng. Nhận cú sốc ấy, bệnh cao huyết áp của ông Bằng tái phát phải nhập viện, rồi qua đời. Chuyện của Cừ chưa nguôi ngoai thì bi kịch khác lại ập đến. Lý cảm thấy mệt mỏi chán chường khi sống cùng Đông, chị bị ông trưởng phòng vật tư ở cơ quan dụ dỗ. Vốn là người ít học, lại nhiễm lối sống thị thành xô bồ, Lý đi lạc hướng. Chị bỏ chồng, theo ông ta vào Sài Gòn ở hẳn. Chỉ tới lúc đã đi khỏi nhà, chị mới nhận ra những suy nghĩ sai lầm của mình, viết thư tỏ ý muốn quay lại. Câu chuyện kết thúc vào một đêm giáp Tết, khi mọi người đọc thư của Lý. Nhìn chung, trong tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, nhà văn Ma Văn Kháng đã đặt ra những vấn đề hết sức thiết thực và cấp thiết trong xã hội đương thời. Tác phẩm là bức tranh hiện thực cuộc sống được tác giả khắc hoạ một cách rõ nét, mọi sự kiện, mọi vấn đề, mọi sự bề bộn phức tạp được tác giả đặt ra đều chất chứa những hiện tượng xã hội đáng được quan tâm thời kì bấy giờ. Dưới ngòi bút của tác giả, khi đến với cuốn tiểu thuyết này, người đọc như thực sự được sống, được trải nghiệm đất nước Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Mùa lá rụng trong vườn phần 2
Không gian bên trong và bên ngoài Không gian nghệ thuật trong thơ trữ tình của Puskin còn bao chứa trong nó là sự đối lập giữa không gian bên ngoài và không gian bên trong. Đặc trưng tiêu biểu nhất vẫn là tâm lý nhân vật được giải phóng với nỗi buồn và sự vượt thoát. Ngay ở khổ thơ mở đầu, nỗi buồn và tâm trạng cô đơn của nhân vật được khai phóng trực tiếp qua những hình ảnh thiên nhiên dữ dội, to lớn “làn sương” và “mảnh trăng” trong không gian mênh mông không kém “lai láng” với “giăng xa” cùng với những động từ mạnh như “xuyên” và “chiếu”. “Xuyên những làn sương gợn sóng Mảnh trăn g mờ ảo chiếu qua Buồn dải ánh vang lai láng Trên cánh đồng buồn giăng xa” Ấy vậy mà, trong không gian rộng lớn, lạnh lẽo ấy lại chỉ có một con người cô độc và lẻ loi, đang tự gặm nhấm lấy chính nỗi buồn của mình – nỗi buồn ấy trải rộng ra khắp mọi triền không gian còn con người như cố gắng thu bé tất cả sự tồn tại của mình. Thiên nhiên rộng lớn của mùa đông nước Nga nuốt chửng con người – một con người thấu cảm toàn bộ nỗi đau, nỗi buồn, cô đơn và tuyệt vọng của chính mình. Sự đối lập bên trong và bên ngoài rõ rệt hơn nhiều khi không gian ngày càng to lớn, nỗi buồn lo cô đơn lại càng rộng nhưng lại chẳng bao chứa nỗi buồn của một con người cô độc với nỗi buồn cô lẻ. Nhưng nổi bật lên trong thi pháp đối cực của Puskin lại chẳng phải là nỗi buồn mà phải là một “nỗi buồn sáng trong. Nỗi buồn của Puskin nhuốm đẫm vào cảnh vật, mở rộng theo chiều kích của không gian: “Trên con đường mùa đông vắng vẻ Cỗ xe tam mã băng đi Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ Đều đều khắc khoải lòng quê” Sự xuất hiện của con đường ngay lập tức đi cùng với nỗi buồn, đó là sự “vắng vẻ” và “mùa đông”. Hình ảnh con đường xuất hiện làm người đọc liên tưởng đến sự giải thoát nhưng dường như vì nằm tron g không gian mênh mông của nỗi buồn nên con đường ở đây không còn ý nghĩa như ban đầu. Ta biết rằng con đường được đặt trong bối cảnh không gian thời gian u buồn vào màn đêm vắng lặng trong mùa đông lạnh lẽo, nó chạy qua cánh đồng mênh mông không một ánh lửa mái lều, nghĩa là cuộc hành trình ấy của con người ấy không có điểm dừng nghỉ ngơi, không có hơi ấm con người mà chỉ có một cỗ xe tam mã băng băng đi về phía trước, “xe vun vút lao đi”. Hình ảnh cỗ xe tam mã (loại xe nhỏ, có 1-2 người ngồi, do Puskin phác họa nên) đi nhanh như “băng” trên mặt đất đã thể hiện cho ý chí vượt lên hoàn cảnh. Hình ảnh cỗ xe tam mã ã trở thành biểu tượng cho sự vận động bay lên của văn học Nga. Nhưng tất cả chỉ góp phần tạo nên một không gian buồn bã mênh mông mà không có điểm dừng. Trong không gian vắng vẻ đìu hiu, nhân vật trữ tình luôn mơ về một mái ấm, nơi xuất hiện ánh lửa ấm nồng. Thế nhưng chỉ có những “cột cây số” hữu tình mà vô cảm đang ngược chiều, chạy tới, không gian đã trải rộng lại càng rộng thêm ra. Tác giả lấy những cái hư vô của ngoại cảnh để nói những cái hữu hình trong tâm tưởng nhân vật. Các cặp đối lập giữa ấm cúng trong tâm tưởng với sự lạnh lẽo và sự thật ở bên ngoài càng làm khắc sâu hơn tâm trạng xuyên suốt bài thơ của nhân vật. Ta thấy con đường xuất hiện với sự cô đơn trong khung cảnh lạnh lẽo tô đậm nỗi buồn của nhân vật nhưng đồng thời hình tượng con đường ấy còn là biểu trưng cho sự vận động hướng về phía trước, và nỗi buồn vì thế mà trở thành sáng trong. Khổ thơ thứ tư với vị trí bản lề đã tạo nên bước chuyển quan trọng trong tâm tưởng nhân vật, đó là dù bị bủa vây bởi không gian nhưng tâm trạng của nhân vật đã được tách ra để thấy được những khắc khoải trong lòng. Kết luận Có thể thấy rằng không gian trong tác phẩm “Con đường mùa đông” không chỉ làm nền cho bối cảnh của thơ mà nó trở thành đối tượng nhận thức khám phá, phản ánh của Puskin. Một không gian quen thuộc đặt trong dòng chảy của thời gian lặp, có tác động lớn tới hình tượng nhân vật, một không gian với đầy những xung đột bên trong, bên ngoài … Đặc biệt hơn, tác giả còn dẫn dắt người đọc đi sâu khám phá bản chất bên trong của con người thông qua các kiểu không gian để khơi ra trong đó những tồn tại, hạn chế mà không phải lúc nào chúng ta cũng đủ tỉnh táo và bản lĩnh để thấu suốt. Cả một thi phẩm khắc họa đầy đủ trong nó tất cả những đối cực trong đặc trưng cao nhất của thi pháp văn học nói chung và nền văn học Nga nói riêng - bản chất của chúng không nhằm để khắc họa một không gian thực mang theo tính chất vật lý hay địa lý; để nhấn mạnh hay ẩn dụ về nỗi buồn con người mà qua đó làm nổi bật lên sự vượt thoát không gian, vượt ra khỏi những gì tẻ nhạt, buồn chán Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Con đường mùa đông phần 1
Không gian hiện tại và tương lai Pushkin thường xây dựng trong thơ trữ tình của mình hai không gian tráo đổi lẫn nhau giữa hiện tại, tức không gian nỗi buồn mà nhân vật trữ tình đang tồn tại và tương lai, tượng trưng cho không gian thoát khỏi nỗi buồn mà nhân vật trữ tình tưởng tượng ra. Việc xây dựng hai thời điểm của không gian như vậy gắn với quan niệm nhân sinh của Pushkin về quy luật vận động của đời sống cũng là quy luật vận động của tâm thức con người, nhân vật trữ tình nhận thức được rằng nỗi buồn đang trải qua ở hiện tại là nhất thời và giữ vòng xoay không ngừng của đời sống, nỗi buồn rồi sẽ qua đi và niềm vui, hạnh phúc sẽ tới. Quan niệm về sự vận động luân hồi của cuộc sống trở thành một trong những điểm tựa tinh thần quan trong giúp nhân vật “tôi" tự tin bước đi trong nỗi buồn thực tại. Về cách thức tổ chức, Pushkin chủ đích để nhân vật trữ tình thoát khỏi khổ đau ở hiện tại trong phút chốc bằng một điểm nhìn về tương lai thế nhưng đó không phải kiểu thoát ly như tuyên ngôn của các nhà lãng mạn chủ nghĩa. mà nhân vật trữ tình của ông cuối cùng vẫn trở về thực tại với một niềm tin vững chắc và ý chí sống mãnh liệt hơn, không còn sợ nỗi buồn nữa và như vậy nỗi buồn trở thành “nỗi buồn sáng trong". Nghệ thuật tổ chức không gian và thời gian tâm tưởng như vậy cũng thể hiện rất rõ sự dụng công khéo léo của Pushkin khi ông để nhân vật trữ tình vượt thoát khỏi không gian khổ đau để đến với không gian hạnh phúc rồi lại soi chiếu vào không gian cũ để thấy nỗi buồn không đáng sợ nữa mà tiếp tục bước đi, hướng về phía trước. Sự luân chuyển giữa hai không gian hiện tại và tương lai được khắc họa rõ thông qua tác phẩm “Con đường mùa đông". Tại đây, nhân vật trữ tình tồn tại trong một không gian hiện tại với nỗi buồn và sự cô đơn. Con đườn g được đặt trong bối cảnh không gian và thời gian buồn vào ban đêm vắng lặng trong mùa đông lạnh lẽo, nó chạy qua cánh đồng mênh mông không một ánh lửa hay mái lều, nghĩa là cuộc hành trình của con người ấy chẳng có điểm dừng nghỉ ngơi, không có hơi ấm con người mà chỉ có độc một cỗ xe tam mã băng đi về phía trước, “xe vun vút lao đi”. “Xuyên những làn sương gợn sóng Mảnh trăn g mờ ảo chiếu qua, Buồn rải ánh vàn g lai láng Lên cánh đồng buồn giăng xa. Trên đường mùa đông vắng vẻ Cỗ xe tam mã băng đi Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ Đều đều khắc khoải lòng quê. Bài ca của người xà ích Có gì phảng phất thân yêu: Như niềm vui mừng khôn xiết, Như nỗi buồn nặng đìu hiu. Không một mái lều, ánh lửa… Tuyết trắng và rừng bao la… Chỉ những cột dài cây số Bên đường sừng sững chào ta. Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…” Bỗng chốc, không gian của nhân vật trữ tình thoát khỏi khung cảnh của nỗi buồn để vượt thoát đến một không gian tương lai “Ngày mai", nơi mà nhân vật được sống gần ên “em" với “lò lửa đỏ" và những vòng xoay nhịp nhàng sẽ “xua lũ người tẻ ngắt". Đây là không gian tâm tưởng của Pushkin xuất phát từ ý thức quy luật vận động của cuộc sống, niềm tin vào một “ngày mai" không còn khổ đau và “cỗ xe tam mã" sẽ đến được điểm cuối của con đường, nơi chỉ còn đọng lại niềm vui và hạnh phúc. “Trở về với em ngày mai Nhina, bên lò lửa đỏ Ngắm em, ngắm mãi không thôi. Kim đồng hồ kêu tích tắc Xoay đủ những vòng nhịp nhàng, Và xua lũ người tẻ ngắt Để ta bên nhau trong đêm.” Kết thúc không gian “ngày mai" với niềm hạnh phúc đong đầy, nhân vật trữ tình trở lại với không gian thực tại, nơi vẫn còn nỗi buồn tẻ nhạt và sự cô đơn bao trùm thế nhưng với một tâm thế khác, một tâm trạng vững vàng không còn sợ nỗi khổ đau. Với niềm tin vào “ngày mai" và Nhina- nhân vật đến từ tương lai hiện lên trong tâm thức nhân vật ở thực tại như một đức tin và sức mạnh giúp người tự tin hơn trên “con đường mùa đông" của chính mình. “Sầu lắm, Nhina, đường xa vắng, Ngủ quên bác xà ích lặng im Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm, Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng.” Trở lại với không gian của thực tại, nỗi buồn của nhân vật vẫn còn nhưng đã được “sáng trong" hoá bởi nhân vật không còn sợ hãi trước nỗi buồn mà đã vững tin bước qua nó, chấp nhận nỗi buồn như một quy luật tất yếu trong vòng quay cuộc sống. Đến đây, tư tưởng về nỗi buồn của Pushkin mới thực sự sáng rõ, nỗi buồn tồn tại trong con người như một tất yếu, khổ đau không đáng sợ mà chính nỗi sợ khổ đau mới là thứ tồn tại như màn đêm lạnh lẽo sẽ nuốt chửng con người. “Nỗi buồn sáng trong" từ đây được nảy sinh trong thơ trữ tình Pushkin như một điểm sáng, thể hiện một tuyên ngôn sống vững chãi và lạc quan: tâm thế con người mang nhiều khổ đau nhưng vẫn sẵn sàng đối mặt và vượt thoát khỏi nỗi buồn. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Con đường mùa đông phần 4
Thi pháp không gian trong thơ trữ tình Pushkin Không gian của các đối cực Bàn về thơ trữ tình Pushkin, ta không thể bỏ qua nghệ thuật phân cực trong kết cấu không gian của ông. Nét đặc trưng này bắt nguồn từ truyền thống văn hoá dân tộc Nga, người dân Nga thường có xu hướng kết hợp các đối cực khó kết hợp trong cùng một chỉnh thể nghệ thuật. Đối với Pushkin, việc xây dựng nên kết cấu phân cực trong sáng tác là một sự tiếp nối nhưng cũng đồng thời là một bước tiến mới trong truyền thống văn học Nga, thể hiện cách nhìn, cách cảm độc đáo về cuộc đời và con người. Pushkin xây dựng một kết cấu phân mảnh như chính sự giằng xé, mâu thuẫn bên trong của nhân vật nhưng bản thân nhà thơ lại luôn có ý thức rất rõ về sự hài hoà. Bởi vậy, đọc thơ Pushkin, người đọc có thể nhận ra sự phân cực tồn tại xuyên suốt trong từng khổ thơ và thậm chí là trong cùng một câu thơ, đó là sự phân mảnh của hai đối cực như giằng xé nhưng lại như đan vào nhau. Nhân vật trữ tình trong thơ Pushkin được khắc họa ban đầu trong ấn tượng về sự giằng xé nội tâm, mâu thuẫn giữa các đối cực, Pushkin để cho hai đối cực mâu thuẫn cùng lúc tồn tại và tăng tiến hết mức rồi bất ngờ chúng gặp nhau tại một điểm giữa nào đó trong không gian và chính tạo đây, ấn tượng nghệ thuật về sự hài hoà được khắc họa sâu sắc. Sự phân mảnh không gian trong thơ Pushkin thường gắn với hai đối cực của nỗi buồn và nỗ lực vận động vượt thoát khỏi nỗi buồn. Trong khi không gian nỗi buồn thường là không gian tĩnh tại của bóng tối và lạnh giá hay nỗi cô đơn thì không gian vượt thoát khỏi nỗi buồn lại là một chiều kích động, là nơi mà nhân vật trữ tình không ngừng nỗ lực vượt thoát khỏi bóng tối và cái lạnh giá. Kết cấu không gian phân cực xuyên suốt tác phẩm “Con đường mùa đông", thể hiện sự đối chọi giữa nỗi buồn và ý thức vượt thoát khỏi nỗi buồn. Hai đối cực đó tồn tại trong mọi khung cảnh, trong mọi sự vật của bức tranh mùa đông. Đối cực của nỗi buồn là những sự vật tĩnh tại, buồn tẻ trái lại với đối cực vượt thoát nỗi buồn, nơi những cảnh vật dường như muốn bung ra, muốn vượt thoát khỏi màn đêm và sự lạnh giá: “Trên con đường mùa đông, buồn tẻ Xe tam mã lao đi, Lục lạc đơn điệu Mệt mỏi rung lên.” Trong cùng một khung cảnh mùa đông, hai đối cực hiện lên giữa một bên là con đường “buồn tẻ" với một bên là cỗ xe tam mã “lao đi". Trên cái nền của nỗi buồn lại hiện lên hình ảnh lao đi của cỗ xe tam mã biểu trưng cho sự vượt thoát khỏi nỗi buồn. Trên cỗ xe đó, tiếng chuông lục lạc ngân lên “đơn điệu" nhưng vẫn kiên trì rung lên mãi, dù mệt mỏi nhưng con người vẫn lặng lẽ bước đi và cỗ xe vẫn đơn độc di chuyển. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Con đường mùa đông phần 3
Đặt vấn đề Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là “hình thức tồn tại của chủ quan hình tượng”. Mọi nhân vật, sự kiện, chi tiết… trong tác phẩm đều tồn tại trong không gian, vì thế không gian nghệ thuật có vai trò quan trọng “chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hiện tượng nghệ thuật” [5, tr.110]. Vấn đề không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học ngày càng được quan tâm hơn vì nó có ý nghĩa riêng, đời sống riêng không phụ thuộc vào nhân vật, cốt truyện. Nghiên cứu,, tìm hiểu rõ về không gian nghệ thuật là sẽ chìa khóa hữu ích giúp cho người đọc có thể cắt nghĩa được những quan niệm, tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm Puskin – mặt trời vĩ đại của thi ca Nga. Tác phẩm của ông không chỉ hấp dẫn về nội dung mà nghệ thuật cũng đạt tới độ tinh xảo. Có thể nói : ở Puskin người ta tìm thấy tâm hồn Nga đẹp đẽ nhất, con người Nga hoàn chỉnh nhất. Đặc sắc trong phong cách nghệ thuật nổi bất nhất của Puskin chính là sự hài hòa về nghệ thuật và nội dung, đó là sự hài hòa của một chỉnh thể động. Nhà phê bình Belinsky từng nhận định: “trong thơ của Puskin bao giờ cũng có bầu trời nhưng bầu trời đó lúc nào cũng hòa với mặt đất…” “Con đường mùa đông ” là bài thơ được ra đời trong những ngày tháng nhà thơ bị đi đày ở miền Bắc xa xôi.Tâm trạng bao trùm lên cả bài thơ là nỗi buồn - một nỗi buồn nặng trĩu. Sự hấp dẫn của bài thơ không dừng lại ở nội dung mà tác giả truyền tải mà nó còn cuốn hút độc giả bởi không gian nghệ thuật trong việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật chữ tình. Việc vận dụng thi pháp học để giải mã bài văn qua không gian nghệ thuật sẽ giúp ta có cái nhìn bao quát trong việc hiểu được tâm lí nhân vật, bộc lộ tư tưởng tình cảm của con người, đồng thời thể hiện quan niệm về thế giới của người nghệ sĩ. Nội dung Khái quát về không gian nghệ thuậ t Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng việc tìm hiểu thi pháp học. Đây là một chìa khóa giúp cho người đọc có thể hiểu được những quan niệm, tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Vậy trước hết, chúng ta cần hiểu được rõ thế nào là “không gian nghệ thuật”. Có thể thấy rõ rằng, không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian vật lý hay không gian địa lý. Không gian vật chất là không gian tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được tác giả cảm nhận và miêu tả về nó. Như vậy, “không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là một hiện tượng nghệ thuật, một phạm trù nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan điểm về thế giới. Việc nghiên cứu không gian nghệ thuật có thể cho ta biết được tâm lý nhân vật, bộc lộ tư tưởng tình cảm của con người, đồng thời thể hiện quan niệm về thế giới của người nghệ sĩ”. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Con đường mùa đông phần 2
Chi tiết Sự kiện, tình huống trong truyện ngắn không nhiều bởi vậy các chi tiết cũng chỉ xoay quanh làm nổi bật nội dung, chủ đề mà tác phẩm đang muốn đề cập tới. Tác phẩm là tiếng nói cảm thông, thương cảm những người mẹ Việt Nam anh hùng cô đọc có những người con hi sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt, đồng thời là tiếng nói tố cáo chiến tranh, phê phán lối sống ích kỷ, vô ơn của những người Việt Nam thuộc tầng lớp thượng lưu hiện đại. Tác phẩm được đặt tên là Mây trắng còn bay, chi tiết “mây trắng” cũng vì thế xuất hiện đến năm lần trong suốt câu chuyện. Trong lời nói hiếu kỳ của bà cụ về những đám mây hay những câu miêu tả máy bay qua những đám mây của nhân vật tôi. Đám mây trắng trôi bồng bềnh gợi sự nhẹ nhàng, thanh thản như tâm trạng của con người đối với quá khứ. Bà cụ đã thực hiện được ước nguyện đến nơi con trai hi sinh, nhân vật tôi sau khi chứng kiến hành động của bà cụ cũng hóa giải được phần nào tâm trạng trong lòng. Những đám mây trên trời vẫn tiếp tục bay không ngừng nghỉ mang ý niệm về sự chảy trôi của cuộc đời, quá khứ qua đi con người vẫn phải vượt qua nó và tiếp tục sống hướng về phía trước. Một chi tiết đắt giá khác được đặt trong tác phẩm là hành động “xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh” của nhân vật tôi. Nhân vật này từ đầu chỉ đứng ở góc độ quan sát, nhưng đến cuối tác phẩm mới có hành động trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Hành động ấy tưởng chừng như rất nhỏ nhưng đã khẳng định được lòng cảm thông, trân quý những bà mẹ Việt Nam anh hùng có con hi sinh trong chiến trận và lòng biết ơn công lao những người lính của tác giả. Cả chi tiết “người phi công trong ảnh còn rất trẻ” cũng gợi lên sự tàn khốc của chiến tranh. Chiến tranh không chỉ cướp đi sự tự do của dân tộc, sự đoàn tụ của mỗi gia đình mà còn cướp đi tuổi thanh xuân của nhiều chiến sĩ trẻ tuổi. Họ còn có cả một tương lai ở phía trước nhưng đã tình nguyện hiến dâng mình cho Tổ quốc. Họ mất đi để lại công lao to lớn cho đất nước nhưng cũng để lại sự mất mát không thể nào lấp đầy trong gia đình của mình. Ngôn ngữ và giọng điệu Chiến tranh qua đi, các tác phẩm truyện sau năm 1975 bắt đầu hướng tới cảm hứng thế sự đời thường. Bởi vậy, ngôn ngữ và giọng điệu hết sức đa dạng, vừa có sự bình dị, gần gũi vừa có sự suy tư, sâu lắng. Văn bản sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại với ngôn từ bình dị. Chẳng hạn như trong lời nói của bà cụ xuất hiện nhiều các từ hô ứng “các bác kìa”, “bác nhỉ”, “thưa các bác” hay việc bà cụ ví mây “y thể cây lá ngoài vườn”. Cả trong câu “Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc”. Không những thế, trong lời đối thoại với cô tiếp viên, bà cụ còn xưng hô nhân vật này là “con”: “Sắp đến sông Bến Hải chưa con?”, “Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé”. Phải nói rằng, việc bà cụ sử dụng các từ ngữ này trong lời nói đã thể hiện được bà cụ là người nông dân hiền lành, chất phác, thật thà, cởi mở. Giọng điệu chủ yếu của tác phẩm là giọng điệu triết lý, suy ngẫm. Nó hòa vào với dòng suy tư của nhân vật tôi để thể hiện những vấn đề hiện thực của cuộc sống. Đi theo trình tự tuyến tính của tác phẩm dưới điểm nhìn của nhân vật tôi. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy giọng điệu buồn, nhiều suy tư của nhân vật tôi từ đầu chuyến bay. Nhân vật này cũng là một người vừa trải qua chiến tranh mang nhiều tâm tư. Trước cảnh tượng bà cụ bày mâm giỗ con trai trên chuyến bay, khiến cho nhân vật tôi xúc động đến lặng người. Cảnh tượng ấy đã khiến cho nhân vật này dường như quên đi mọi mệt nhọc suốt chuyến bay mà suy ngẫm về những đau thương mà chiến tranh để lại và hi vọng vào một tương lai hòa bình, ấm no. Quả thật niềm hạnh phúc chiến thắng với nỗi đau mất mát trong lòng người không dễ dàng tách bạch. Kết luận Mỗi thể loại văn học sẽ có một đặc trưng riêng, mang đến cho người tiếp nhận những cảm nhận riêng khi đọc tác phẩm. Khi soi xét tác phẩm của Bảo Ninh từ góc độ thi pháp thể loại, ta sẽ cảm nhận được những nét đặc sắc về phong cách và phương diện nghệ thuật làm nên thành công truyện ngắn của nhà văn. Có thể nói, từ những đặc trưng nghệ thuật trên ta có thể khẳng định phong cách, tài năng của Bảo Ninh khó trộn lẫn được với một nhà văn nào. Đọc tiếp: Mây trắng cò bay nhìn từ góc độ thi pháp thể loại phần 1
Nhân vật – điểm nhìn Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn không đồ sộ như tiểu thuyết, tính cách của nhân vật cũng không được thể hiện thông qua đối thoại như kịch. Nhân vật trong truyện ngắn được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể, được xây dựng theo nguyên tắc điển hình hóa. Ở Mây trắng còn bay, văn bản có bốn nhân vật gồm: bà cụ, tay vận complet, cô tiếp viên hàng không và nhân vật “tôi”. Trong đó, hai nhân vật được tác giả chú trọng miêu tả là bà cụ và tay vận complet. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là bà cụ, những tư tưởng nghệ thuật, tình huống truyện đều được tác giả gửi gắm thể hiện qua nhân vật này. Bên cạnh đó, nhân vật trong tác phẩm đều không có tên cụ thể mà chỉ được gọi tên bằng đặc điểm. Cách xây dựng nhân vật không có tên riêng là dụng ý riêng của nhà văn, ông muốn mượn những nhân vật này để nói bao quát toàn bộ tầng lớp xã hội hiện đại Việt Nam sau năm 1975. Bà cụ đại diện cho những người mẹ anh hùng cô độc, tay vận complet đại diện cho tầng lớp thượng lưu sống hưởng thụ không biết ơn quá khứ. Nhân vật “bà cụ” chỉ một bà cụ già yếu, lần đầu được đi máy bay với ngoại hình “bé nhỏ, teo tóp” như “chìm lấp vào thân ghế”, “lưng còng” và hai bàn tay “gầy guộc” khắc họa rõ nét vẻ ngoài lam lũ, khắc khổ, nhọc nhằn của người mẹ Việt Nam thời xưa. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua từng hành động, từ việc không muốn nhận khay đồ ăn, dồn hết đồ ăn trên khay vào chiếc làn mây, chẳng ăn gì chỉ uống một chút nước lọc. Đến lời nói chủ yếu là các từ ngữ đưa đẩy như “các bác kìa, bác nhỉ, thưa các bác…” hay ví đám mây như cây lá ngoài vườn. Bà cụ đại diện cho một tầng lớp nông dân xưa với tính cách cởi mở, chắt chiu, tiết kiệm. Nhưng qua đó cũng thể hiện một mảnh đời cơ cực, vất vả. Lần đầu tiên được lên máy bay, không dám ăn đồ trên máy bay vì sợ tốn tiền, hồn nhiên hỏi cô tiếp viên mở cửa sổ cho thoáng. Sau ba chục năm con trai hi sinh, cụ mới có cơ hội được đi đến nơi con ra đi, bày biện ban thờ nhỏ ngay trên máy bay chật hẹp. Chứng kiến cảnh bà cụ sợ sệt, van xin tay vận complet ta càng cảm thấy xót xa, thương cảm cho số phận những người mẹ Việt Nam anh hùng sau chiến tranh. Đối lập với bà cụ là “tay vận complet”, người đọc có thể ngay lập tức cảm nhận được sự sang trọng của nhân vật này qua bộ complet mà hắn mặc. Nghe bà cụ hỏi hết câu này đến câu khác, hắn không đáp lại mà cứ bày ra vẻ “quàu quạu”, thơ ơ khó chịu với từng câu hỏi của bà cụ. Hắn còn thản nhiên châm điếu thuốc ngay trên máy bay trước biển báo cấm hút thuốc, quát nạt bà cụ khi thấy bà bày ban thờ ra, rồi cả việc “sang trọng đứng dậy” mắng cô tiếp viên, sau đó “gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi”. Tất cả những hành động đó của nhân vật này đều thể hiện hắn là một kẻ độc đoán, ích kỷ, bất lịch sự đối lập hoàn toàn với diện mạo sang trọng bên ngoài. Nhân vật này cũng không có tên gọi cụ thể, hắn đại diện cho một tầng lớp thượng lưu hiện đại, không coi trọng quá khứ mà chỉ quan tâm đến hiện tại và bản thân mình. Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất, qua điểm nhìn của nhân vật “tôi” một hành khách trên chuyến bay đó và ngồi cạnh bà cụ. Với điểm nhìn này, câu chuyện sẽ thêm phần khách quan, tăng tính xác thực và chân thật, bên cạnh đó còn có thể thay tác giả bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ. Câu chuyện chuyển sang góc nhìn đa chiều khi bà cụ bày ra đồ cúng con mình trên máy bay: cái nhìn cảm thông, đồng cảm của nhân vật tôi, cô tiếp viên và cái nhìn khinh miệt của tay vận áo complet. Mỗi nhân vật sẽ có một điểm nhìn, các đánh giá khác nhau tùy thuộc vào suy nghĩ của nhân vật đó. Bằng việc xây dựng sự đối lập về góc nhìn, suy nghĩ của mỗi nhân vật trước hành động của bà cụ, sự khác biệt giữa bà cụ và tay vận complet. Nhà văn muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp: bên cạnh những người nâng niu, trân trọng quá khứ, biết ơn những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc thì có những người sống vô tình, quên đi sự hi sinh của bao thế hệ trẻ vì đất nước. Đọc tiếp: Mây trắng cò bay nhìn từ góc độ thi pháp thể loại phần 4
Cốt truyện - kết cấu Văn bản được viết bằng thể loại truyện ngắn, một hình thức tự sự cỡ nhỏ. Câu chuyện được đề cập đến trong truyện ngắn chỉ là một lát cắt nhỏ của đời sống nhưng vẫn mang ý nghĩa sâu sắc. Truyện ngắn Mây trắng còn bay là câu chuyện nhân vật “tôi” kể về sự kiện diễn ra trong chuyến bay của mình. Tình huống đẩy câu chuyện lên cao trào là việc bà cụ mang đồ cúng bày ra ban thờ nhỏ ngay trên máy bay. Một tình huống bất ngờ không có dự báo trước. Câu chuyện được lấy bối cảnh trong khoang máy bay nhỏ và được kể theo trình tự tuyến tính từ khi máy bay cất cánh, cho đến giữa chuyến bay. Bắt đầu bằng việc chuyến bay cất cánh trong tình trạng thời tiết xấu, nhân vật “tôi” dường như mang một tâm trạng buồn, hối hận vì đã lên chuyến bay trong thời tiết xấu. Suốt từ đầu, câu chuyện mang một nét buồn, u sầu, ảm đạm trong một không gian chật hẹp. Mọi thứ diễn ra chậm rãi, im lặng duy chỉ có bà cụ ngồi cùng hàng ghế của nhân vật “tôi” đã phá tan đi sự im ắng ấy. Tiếng nạt khẽ của tay vận complet đã “đánh thức” câu chuyện, kéo nhân vật “tôi” ra khỏi dòng suy nghĩ miên man, u uất. Bà cụ bày ra một bàn thờ nhỏ ngay trên máy bay khiến ai cũng phải bất ngờ nhưng chỉ khi mọi người thấy tấm ảnh một thanh niên trẻ được cắt ra từ tờ báo cũ được dựng trên ban thờ ấy, nhân vật tôi cùng cô tiếp viên hàng không chỉ im lặng. Hóa ra cụ muốn thắp hương tưởng nhớ đứa con trai ở ngay nơi anh đã hi sinh vào ba mươi năm trước. Ai cũng biết hành động của bà cụ là trái với quy định an toàn bay. Nhưng cô tiếp viên lại im lặng, chẳng hề can ngăn bà cụ làm điều đó. Sự im lặng ấy đã nói lên được nhiều điều, đó là sự cảm thông, xúc động với một thế hệ thanh niên trẻ đã xả thân vì nền độc lập của Tổ quốc. Đến đây, câu chuyện kết thúc, nó kết thúc bằng sự lặng im của các nhân vật trong khung cảnh “đại dương khí quyển ngời sáng”. Lúc trước tiết trời mưa bão còn khiến những đám mây xám xịt, bầu trời u tối thì giờ đây bầu trời lại sáng hơn như mở ra một cánh cửa mới bên trong tâm hồn nhân vật tôi. Ánh sáng của bầu trời thể hiện một tương lai sáng ngời, cho dù chiến tranh qua đi đã để lại nhều mất mát nhưng nhà văn vẫn muốn gửi gắm tinh thần lạc quan, hi vọng về tương lai đất nước, muốn người đọc hiểu và trân trọng sự hi sinh của những chiến sĩ phi công bảo vệ vùng trời của Tổ quốc. Đọc tiếp: Mây trắng cò bay nhìn từ góc độ thi pháp thể loại phần 3
Mở đầu Thuật ngữ “Thi pháp” hiện nay đã khá quen thuộc với những người quan tâm nghiên cứu văn học và đặc biệt trong nhà trường phổ thông, học sinh đã bắt đầu được tiếp cận văn bản từ đặc trưng thể loại. GS.Trần Đình Sử cho rằng: “Thi pháp học đem lại những phạm trù mới, những đề tài mới cho nghiên cứu văn học, như con người, không gian, thời gian, trần thuật, điểm nhìn, đối thoại, giễu nhại, mỉa mai... mở rộng các cánh cửa tiếp cận văn bản”. Bởi vậy việc vận dụng thi pháp học vào phân tích một tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại sẽ mở ra nhiều hướng tiếp cận mới với văn bản đó. Bài viết sẽ đi vào phân tích tác phẩm truyện ngắn “Mây trắng còn bay” của tác giả Bảo Ninh theo đặc trưng thể loại để làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm. Đặc trưng thể loại truyện ngắn qua Mây trắng còn bay Bảo Ninh là một trong những nhà văn nổi bật của nền văn học hiện đại Việt Nam sau năm 1975. Tham gia quân ngũ vào năm 1969 và xuất ngũ vào năm 1975, sau khoảng thời gian dài chiến đấu vì độc lập tổ quốc, sự tàn khốc của chiến tranh vẫn đeo bám dai dẳng trong từng giấc mơ của ông, chính điều này đã thúc giục ông sáng tác. Các tác phẩm của ông chủ yếu đều viết về con người, xã hội sau chiến tranh để cho thấy những mất mát đau thương mà chiến tranh đã để lại. Truyện “Mây trắng còn bay” cũng là một tác phẩm viết về chủ đề này. Tác phẩm được viết sau năm 1975 về đề tài chiến tranh. Câu chuyện đã mang đến một cái nhìn mới về thời kì hậu chiến, sự xung đột giữa cái cũ – cái mới, cái truyền thống – cái hiện đại. Tác phẩm là câu chuyện được nhân vật “tôi” kể lại trong chuyến bay của mình – một chuyến bay cất cánh trong điều kiện xấu và nhân vật hối hận vì lên chuyến bay này. Trong khi nhân vật “tôi” và tay vận complet đang lo lắng chuyến bay có thể gặp sự cố vì đi trong mưa nhưng có một bà cụ lại trầm trồ trước những đám mây ngoài cửa sổ. Lần đầu được đi tàu bay, cụ thấy lạ lẫm với mọi thứ và không biết đồ ăn trên máy bay đã được bao gồm trong vé. Khi đi qua vĩ tuyến 17, cụ lập một ban thờ nhỏ trên máy bay, hành động này khiến tay vận complet khó chịu còn nhân vật “tôi” cùng cô tiếp viên chỉ lặng im và không nói gì khi nhìn thấy tấm ảnh cắt từ báo được lồng trong tấm kính ấy. Đọc tiếp: Mây trắng cò bay nhìn từ góc độ thi pháp thể loại phần 2
Thời gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật, là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ để thể hiện quan niệm về thế giới. Đây là thời gian mà người đọc có thể cảm nhận được, trải nghiệm được ở trong tác phẩm với độ dài, ngắn khác nhau, với tốc độ nhanh – chậm khác nhau, với chiều dài hiện tại – quá khứ - tương lai cũng khác nhau. Thời gian được sử dụng trong tiểu thuyết này cũng như các tiểu thuyết cổ điển khác, là thời gian tuyến tính. Đây không phải một cách dẫn dắt mới lạ, nếu đứng từ góc độ so sánh với các tiểu thuyết hiện đại sau này. Ở “Lão Goriot”, ta tìm thấy một số ít yếu tố chuyện kể quá khứ bên cạnh phần nhiều là lối trần thuật biên niên. Tuy vậy, Balzac cũng vẫn khiến người đọc cuốn theo những gì kịch tính nhất, hấp dẫn nhất đang diễn ra trong câu chuyện. Bắt đầu mỗi sự kiện trong tiểu thuyết, Balzac thường đưa cho người đọc một con số cụ thể về thời gian, mở đầu là năm 1819 và mọi sự việc đều xảy ra xoay quanh năm này. Tuy nhiên, Balzac không kể sự việc trải dài theo từng tháng, từng năm của câu chuyện mà hướng ngòi bút của mình tập trung vào khoảng thời gian ngắn ngủi – mười ba ngày. Ở những chương đầu tiên, người đọc thấy được sự xuất hiện của các con số chỉ năm như 1813, 1819, nhưng sau đó chỉ còn những từ chỉ tháng và ngày. Điều đặc biệt là, người đọc có thể cảm nhận thời gian tính bằng tháng, bằng năm của tác phẩm trôi qua rất nhanh, gói gọn trong khoảng hơn một trăm trang trên tổng số bốn trăm trang tiểu thuyết. Phần còn lại là diễn biến trong khoảng thời gian mười ba ngày. Trong thời gian ấy, các sự kiện được dồn nén, mâu thuẫn được đẩy lên đến đỉnh điểm, tạo nên những xung đột trong tâm lí các nhân vật. Có thể nhận xét rằng, khi thời gian cốt truyện được phác hoạ càng ngắn thì những mâu thuẫn xảy ra càng quyết liệt. Khắc hoạ sự việc theo diễn tiến của từng ngày, tác giả không cụ thể gọi tên những mốc thời gian cụ thể mà nhắc đến thời gian phiếm chỉ: ngày hôm sau, sáng hôm sau. Điều này vừa cho người đọc thấy như đang tham gia vào câu chuyện, vừa đem lại cảm giác mơ hồ, thời gian nào cũng được, ngày tháng nào cũng được. Điều đặc biệt là dù đề cập đến yếu tố thời gian một cách chi tiết nhưng Blazac yêu thích hơn cả là thời điểm “buổi chiều” và “buổi tối” hơn là ban ngày. Với Balzac, muốn hiểu Paris thì tốt hơn cả là ngắm nhìn nó khi về đêm như nhân vật Rastignac suy nghĩ “Ở cái đất Paris này, cần phải thức đêm mới biết rõ những sự việc xảy ra xung quanh mình.”. Cũng có thể hiểu khoảng thời gian này được Balzac lựa chọn vì nó mang một ý nghĩa ẩn dụ như là chiều của cuộc đời. Cái chết của lão Goriot xảy ra vào buổi chiều, Vautrin bị bắt vào xế chiều… Nếu Hugo để nhân vật của mình phát triển bước đến ánh sáng qua hình tượng đối lập của ánh sáng và bóng tối thì Balzac lại để các nhân vật của mình ở lại trong bóng tối. Đó là cách ông miêu tả những ảo mộng tan vỡ và là sự dự cảm cho nhân vật tiếp tục bước đi trên con đường bóng tối như nhân vật Rastignac. Những sự kiện cuối cùng của tác phẩm được miêu tả nhanh chóng, gấp gáp, nhất là khi Balzac kể về đám tang của lão Goriot, từ lúc đưa quan tài đến khi hạ huyệt. Nhờ vậy, hiện thực được lột tả một cách rõ nét trong sự qua quít, chóng vánh, sơ sài của lễ tang. Tác giả phơi bày cho chúng ta bức tranh hiện thực qua từng nét vẽ mà ở đó lòng người lạnh lẽo, phũ phàng. Cái kết của tác phẩm cũng hé lộ con đường tha hoá của nhân vật Rastignac qua chi tiết “giọt nước mắt của chàng trai trẻ lăn dài, rơi xuống đất rồi từ từ vút lên cao”. Kết luận Như vậy, qua việc khắc hoạ không gian và thời gian nghệ thuật, Balzac đã đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, buộc nhân vật phải bộc lộ tính cách, thế giới nội tâm của mình. Qua đó, bức tranh thế giới hiện thực, “tấn trò đời” mà tác giả khắc hoạ càng được lột tả rõ nét. Balzac đã theo sát nguyên tắc tổ chức tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa: xây dựng không gian xã hội và tác động của hoàn cảnh sống đến tính cách nhân vật. Tác giả đã miêu tả tỉ mỉ thực tại, những gì tác động từ từ đến quá trình thay đổi nội tâm, tính cách nhân vật. Nhân vật của Balzac không phi thường, ngoại lệ nhưng có logic với hoàn cảnh sống. Nếu với chủ nghĩa lãng mạn, nhà văn xây dựng nhân vật ngoại lệ trong tình huống ngoại lệ, khẳng định thế giới ước mơ bằng cách đối lập nó với thực tại, không cần lý giải gì thì đối với chủ nghĩa hiện thực, tác giả luôn luôn phải lý giải nhân vật, ước mơ bám vào cơ sở của thực tại, hình thành từ thực tại. Trong tác phẩm, mọi hành động đều được lý giải bằng hoàn cảnh sống và nó quyết định đến ý thức nhân vật. Việc ước mơ va đập với thực tại chính là sự tan vỡ. Tác phẩm của Balzac không nói về riêng câu chuyện của người đời trước, ở xã hội xa xôi nào mà đúng với cả ngày nay, với bất cứ con người nào ở xã hội nào. Tác phẩm đã thực sự tạo một dấu ấn lớn trong nền văn học Pháp nói riêng và văn học Thế Giới nói chung. Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Lão Goriot phần 1
Không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là môi trường sống của hình tượng nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan niệm về thế giới. Nó còn là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, như GS. Trần Đình Sử từng khẳng định: “Không có hình tượng nào không có không gian, không có nhân vật nào tồn tại ngoài một nền cảnh nào đó”. Mỗi nhà văn đều xây dựng một không gian riêng mang tính đặc thù, và mỗi nhân vật chỉ thực sự bộc lộ phẩm chất, tâm lí, tính cách trong không gian của mình. Xuyên suốt tác phẩm “Lão Goriot”, người đọc nhận thấy được hai không gian đối lập được nhà văn miêu tả với ngòi bút hiện thực: không gian nghèo nàn của quán trọ Vauquer khác hẳn với không gian sang trọng của giới thượng lưu Paris. Ngay từ những đoạn đầu tiên của tác phẩm, Balzac đã dành ra một thời lượng không nhỏ để miêu tả tỉ mỉ không gian bên ngoài và bên trong quán trọ Vauquer. Khung cảnh xung quanh quán trọ được miêu tả “Hiếm khi ngựa qua lại ở nơi này vì đây là một sườn dốc gập ghềnh nguy hiểm… Nhà cửa ở đây cũng thật nghèo nàn và buồn tẻ, những bức tường im ỉm và cũ mốc như tường của nhà tù.”. Nhìn từ ngoài vào ngôi nhà trọ, người ta thấy lớp vôi vàng ở những tầng trên cùng mà “tự nó tạo ra cho bản thân một sự hèn kém so với tất cả những ngôi nhà thời ấy ở Paris.”. Qua lời kể này, người đọc có thể thấy quán trọ Vauquer đã xuất hiện với vẻ ngoài cũ kĩ, nhàm chán lại nằm ở trong một khu phố yên tĩnh, buồn tẻ gần như bậc nhất của Paris. Mở đầu tiểu thuyết, người kể chuyện đã trò chuyện vài dòng với bạn đọc của mình. Người kể chuyện đã trực tiếp nhận định cho người đọc rằng câu chuyện sắp được kể đây ở không gian quán trọ Vauquer là một “thảm kịch” và sẽ làm người ta xúc động. Nhờ vậy, người đọc đã chuẩn bị tinh thần chứng kiến một câu chuyện buồn, bi hài giữa các nhân vật trong không gian không tạo được chút thiện cảm nào ngay từ khi bắt đầu. Không gian quán trọ này được Balzac miêu tả hoàn toàn đối lập với nơi phố thị phồn hoa trong lòng thành phố Paris. Không gian đối lập ấy đã tạo ấn tượng khác biệt hoàn toàn giữa cuộc sống của hai tầng lớp: thượng lưu và trung lưu trở xuống. Bên cạnh việc miêu tả không gian bên ngoài quán trọ, Balzac còn dẫn người đọc tiến vào sâu bên trong quán với cách miêu tả tỉ mỉ và chi tiết vô cùng. Trong quán trọ Vauquer xuất hiện rất nhiều đồ vật cũ kĩ, mang hơi hướng cổ điển mà không có vẻ gì là sang trọng. Từ màu sắc đến cách sắp xếp của căn phòng đều không tạo một vẻ chỉn chu và hấp dẫn khách đến ở. Điều khiến tôi ấn tượng nhất trong đoạn này đó là cách tác giả tạo ấn tượng về mùi ở bên trong quán trọ Vauquer, “một thứ mùi không có tên gọi trong ngôn ngữ nên gọi là mùi nhà trọ.”. Giúp người đọc hình dung được về các loại mùi là điều rất khó khăn đối với các nhà văn, nhưng các từ ngữ và cách thể hiện của Balzac đã đủ để người đọc tưởng tượng như đang bước chân vào chính không gian mà tác giả đang vẽ ra và hít hà cái mùi đặc trưng ở đó: “Nó có mùi vị như tất cả các mùi cộng lại: mùi một căn phòng sau bữa ăn tối, mùi hôi nhà bếp, mùi nhà tế bẩn.”, không gian như một nhà kho ẩm thấp, hôi hám của những loài vật lạ. Như vậy, Balzac cho người đọc cảm nhận không gian của các nhân vật của mình với không chỉ thị giác mà cả thính giác, vị giác, xúc giác. Tất cả những điều đó đã tạo ấn tượng mạnh về sự hèn kém, mục nát, xấu xí ở nơi những người tầng lớp dưới trong xã hội lúc bấy giờ sinh hoạt. Tôi có cảm giác rằng tác giả đang vạch rõ được ranh giới giữa hai tầng lớp này ngay từ không gian sinh hoạt của họ chứ chưa cần đến sự hiện diện của các nhân vật. Trái hẳn với việc miêu tả không gian quán trọ, nhà văn vẽ ra không gian nơi đô thị Paris phồn hoa bằng dung lượng ít hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không cần đi vào quá kĩ từng chi tiết của không gian dành cho giới thượng lưu (phòng khách nhà phu nhân bá tước Beausant) cũng đủ giúp người đọc thấy được những gì xa hoa, lộng lẫy hoàn toàn tương phản với quán trọ bình dân kia. Những vật dụng trong nhà phu nhân bá tước Beausant thật quá đỗi xa xỉ, lấp lánh: “chiếc cầu thang lớn trang trí đầy hoa, có tay vịn bóng loáng, nền trải thảm đỏ.”. Đọc đến đây khiến tôi liên tưởng rằng chiếc cầu thang sang trọng này gợi đến mong muốn tiến thân vào con đường giới thượng lưu của anh chàng Rastignac. Nó thể hiện những cám dỗ mà tầng lớp này đem lại khiến anh không thể cưỡng lại. Trong anh có lẽ cái ý định thay đổi tương lai cho mình xuất hiện từ trước càng lớn hơn sau khi trực tiếp chứng kiến thế giới vật chất đang bày ra trước mắt. Dù vậy, con người của tầng lớp thượng lưu sống trong không gian ấy lại không có sự liên kết với nhau. Các nhân vật dường như lẻ tẻ, mỗi người lại có trong mình một câu chuyện riêng mà không tìm được điểm gặp gỡ để họ có thể xây dựng một mối quan hệ thực sự giữa người với người. Với các không gian mà Balzac tạo ra trong tác phẩm, tôi thấy có một điểm chung giữa hai kiểu không gian này, đó là dù là rộng và sang như phòng khách nhà phu nhân bá tước Beausant hay hẹp và hèn kém như quán trọ Vauquer thì đều chỉ có một lối ra, lối vào chính là đường thoát duy nhất. Ví như lão Goriot sống hay chết thì cũng chỉ đi qua một cửa. Đặt quán trọ trong tình tiết cái chết của lão Goriot, đây không phải là một nhà trọ cụ thể của riêng Balzac mà là quán trọ cuộc đời. Triết lý này có điểm gặp gỡ với quan niệm của nhà Phật: “Con người chỉ là khách trọ tạm thời trên trái đất này, hay tâm là quán trọ còn thân là khách, sẽ đến ngày khách rời quán trọ ra đi”. Bước ra khỏi quán trọ cuộc đời tức là nơi tạm trú, con người không thể mang theo được thứ vật chất giá trị gì bên mình, nếu làm những điều tội lỗi thì sẽ kết thúc thời gian ở quán trọ cuộc đời nhanh chóng với cách bi thảm nhất. Chỉ với hai không gian điển hình, nhà văn đã khái quát, tạo ấn tượng cho người đọc về Paris. Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Lão Goriot phần 3
Đặt vấn đề Tác phẩm văn học tái hiện thế giới thực tại tạo thành thế giới nghệ thuật. Khi ấy, nhà văn sáng tạo không gian và thời gian nghệ thuật nhằm thể hiện hình thức tự nhiên của thế giới đó. Không gian và thời gian nghệ thuật là sản phẩm của nhà văn, thể hiện sự cảm nhận của cá nhân người nghệ sĩ. Hai khái niệm này không thể tách rời để làm nên tổng thể thế giới nghệ thuật. Nhờ có chúng, người đọc như được trải nghiệm cùng nhân vật, sống trong thế giới được nhà văn xây dựng nên. Honore de Balzac là nhà văn không có văn phong tạo ấn tượng đẹp như người Pháp vẫn coi trọng. Văn phong của Balzac thường được các nhà nghiên cứu nhận xét là quẩn quanh, tỉ mỉ và trúc trắc. Đây chính là nét điển hình trong văn phong hiện thực chủ nghĩa. Đi sâu vào phân tích, người đọc thấy được rằng bản chất của cả “Tấn trò đời” là tiền. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là quá trình tha hoá của con người khi họ lao vào những ham muốn, dục vọng của chính mình. Đôi khi ta nhận ra Balzac hình như không chỉ kể câu chuyện về “ai đó” ở ngoài xã hội mà còn muốn giễu cợt chính những khát vọng của mình. Trong cuộc sống, Balzac cũng có khao khát cho bản thân, có thể kể đến việc ông theo đuổi nữ bá tước. Đây là sự phản tỉnh của chính Balzac. Ông khảo cứu về cuộc đời thông qua chính mình. Cuộc sống và các nhân vật trong tác phẩm không hề xa lạ với người đọc bởi có thể nó tồn tại trong chính chúng ta. Ta có thể tìm thấy hình ảnh Balzac đằng sau những nhân vật thanh niên trẻ tuổi với khát vọng của họ. Tiểu thuyết “Lão Goriot” dựa trên bối cảnh là xã hội Paris năm 1819 với những vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc bấy giờ. Không gian và thời gian được xây dựng trong tác phẩm đã lột tả rõ hiện thực mà Balzac muốn phản ánh. Đồng tiền tha hoá mọi mối quan hệ, huỷ diệt tình yêu, tình người, tạo nên thế giới mà ở đó con người chà đạp lên nhau để sống. Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Lão Goriot phần 2
Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn Nam Bộ Dấu ấn Nam Bộ vẫn luôn là điểm đặc biệt trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng. Trong “Tôi thích làm vua”, ngay từ mở đầu truyện, nhà văn đã mở ra không gian đặc trưng của Nam Bộ với một loạt các từ ngữ thuộc trường từ vựng về sông nước như: cù lao, sông, xuồng ghe, tàu, sóng, bến, neo… Với những câu văn suồng sã theo cách nói của người Nam Bộ: “…chớ ai về chi cái đất cù lao, lúc nào cũng sóng gió.”, “Dạ, chú muốn mấy đứa cũng có ự - Tôi lẹ miệng đáp lại.”… Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng rất nhiều phương ngữ Nam Bộ như “làm phước, niểng mặt, …” với những từ xưng hô như “con, tụi con, tụi tôi,…”, và những từ ngữ miêu tả phong tục tập quán như “xuống xuồng băng qua sông, mũ mão họ phơi trên mui ghe,…”. Tất cả tạo nên một không gian nghệ thuật mang đậm màu sắc Nam Bộ cho truyện ngắn này. Một số thủ pháp sáng tạo ngôn từ trong truyện “Tôi thích làm vua” Trong truyện ngắn “Tôi thích làm vua”, Nguyễn Quang Sáng sử dụng rất nhiều câu văn ngắn và thường là câu đơn. Như khi miêu tả cái rạp hát, nhà văn đã sử dụng ba câu đơn “Rạp hát là nhà lồng chợ. Kệ thịt, kệ vải đều được dọn ra ngoài. Người ta lấy lá che kín hết bốn bên.” Ngay cả những câu ghép, các vế câu đều hết sức ngắn gọn “Tôi là cháu của thầy tuồng, tôi được đánh trống.” Cùng với đó, nhà văn nhiều lần sử dụng biện pháp liệt kê ở các cấp độ khác nhau: trong cùng một câu văn như: “Cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa.” hay “Tuồng này có một ông vua, hai ông quan, một nịnh, một trung, một anh hề, một ái khanh, một thằng quân”… giữa các câu văn như: “Cái vui kế đó là, trước khi xem hát, chúng tôi rủ nhau đi xem hình quảng cáo…”, “Cái vui cuối cùng là, sau khi gánh hát nhổ neo đi, lũ nhỏ tụi tôi lại lấy lá dừa kết thành mão,…” Tất cả tạo nên nhịp kể nhanh, phù hợp với cách nói của người dân Nam Bộ, đặc biệt là phù hợp với tâm trạng náo nức và giọng điệu hồ hởi của một đứa trẻ (bởi lẽ câu chuyện được kể lại với điểm nhìn khi tôi còn bé). Ngoài ra, tác giả còn sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ: lặp lại từ “thích” (6 lần) , “vua” (11 lần), trong đó cụm từ “thích làm vua” được lặp lại đến 4 lần. Kết hợp với những câu nghi vấn “Làm vua?”, “Sao con thích làm vua?”, “ai là người thực cho cuộc đời, ai là người cho sân khấu?”… cùng với hình ảnh ẩn dụ “vua”, cách đặt tên nhân vật “thằng Đực” (nhân vật duy nhất có tên riêng). Tất cả góp phần tập trung thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm. Kết luận Những đặc sắc về ngôn từ nghệ thuật đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn Tôi thích làm vua. Mượn câu chuyện tuổi thơ của nhân vật tôi, nhà văn đã giãi bày những suy ngẫm về cuộc đời. Bởi vậy ngôn từ trong tác phẩm vừa gần gũi, giản dị, mộc mạc, phù hợp với cách nói của trẻ nhỏ, phù hợp với tính cách con người Nam Bộ nhưng cũng mang tính chiêm nghiệm, đối thoại sâu sắc. Chính điều này đã góp phần khẳng định phong cách sáng tác độc đáo của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Đọc tiếp: Đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong Tôi thích làm vua phần 1
Ngôn ngữ mang tính đối thoại, triết lí Đặc điểm này được thể hiện rõ nhất qua đoạn đối thoại giữa nhân vật “tôi” với người chú của mình. Khi người chú hỏi tôi “Hồi chiều tập qua mấy vai con thích vai nào?”. Tôi đã nghĩ mình là con cháu nên sẽ được chú ưu ái hơn và chẳng ngần ngại trả lời “Con thích làm vua.” Vì trong suy nghĩ của tôi – một đứa trẻ khi ấy làm vua thì oai lắm “được mặc áo con rồng, được đội mão vàng, được ngồi trên cao…”, làm vua thì “nhứt hô bá ứng, muốn xử ai thì xử, muốn gì được nấy…”. Vua là người đứng đầu thiên hạ nên là người quan trọng nhất, được nhiều người ngưỡng mộ nhất. Thế nhưng, người chú lại cười: “Làm vua?...Không được, vai vua để cho thằng Đực.” Chính quyết định này đã khiến tôi ngạc nhiên vô cùng. Bởi lẽ: “Thằng Đực là thằng ngu” – nó là thằng bé khờ nhất trong đám bạn, nó không biết vui cũng chẳng biết buồn, không biết hát cũng không biết múa, nó chỉ ngồi đực ra đấy nên là “Nó làm vua sao được?”. Nhưng “Chính vì vậy nó mới làm vua.” – “… làm vua, chỉ việc ngồi sẵn đó, màn kéo ra, đã thấy mặt nó rồi. Nó chỉ có việc vuốt râu, cầm cái ấn gõ xuống bàn, “quân bây” với “ái khanh”, vậy là vừa với cái sức của thằng Đực”. Hóa ra, ông vua trong thực tế mang trong mình trọng trách là thế nhưng trên sân khấu tuồng thì lại là con người vô dụng và thừa thãi nhất. Hóa ra, người đứng đầu thiên hạ lại là người chẳng làm nổi việc gì. Câu hỏi của tôi “Nó làm vua sao được?” và câu hỏi của người chú “Sao con thích làm vua?” không chỉ là lời đối thoại giữa hai nhân vật mà còn là sự đối thoại của tác giả với bạn đọc, là sự chất vấn của nhà văn với những quan niệm xưa cũ. Để rồi, với tôi cuộc trò chuyện ấy trở thành bài học vỡ lòng trong cuộc đời làm sân khấu: “Ai là người thực cho cuộc đời, ai là người cho sân khấu?”. Tính triết lí của ngôn từ còn được thể hiện rõ trong lời thoại của nhân vật người chú khi giảng giải cho “tôi” nghe về các vai diễn trong một vở tuồng “nếu đóng vai nịnh thì phải biết luồn lọt, phải biết lời ong tiếng ve để làm xiêu lòng bề trên, để đổi trắng thay đen, để được vinh thân phì gia, làm được vậy đâu có dễ… Nếu đóng vai trung thì phải trung thực, dám nói thẳng với vua lời lẽ ngay thẳng, cuộc đời phải chịu nỗi oan… Làm cho người ta khóc đã khó, làm cho người ta cười lại càng khó hơn. Làm cho người ta cười để người ta quên đi cái cuộc đời cơ cực, dù là giây phút cũng có ích cho đời…” Lời nói của người chú vừa là kiến thức sân khấu của một người “thầy hát” “đọc nhiều sách Tàu, biết nhiều tuồng tích”, nhưng cũng là sự chiêm nghiệm về cuộc đời của một người từng trải, một người nhiệt thành với nghề sân khấu đến nỗi “bỏ nhà đi hoang”. Nhân vật người chú đang nói lên những triết lí về những vai tuồng trên sân khấu và cuộc đời: từ vai nịnh, vai bi, vai hài, vai quan hay vai quân đều khó vào vai, đều quan trọng, đều có ích nhưng chẳng ai khao khát, vai vua – một vai phù hợp với một đứa trẻ khờ, một thằng ngu nhưng lại là ước mơ của nhiều người trong cuộc đời. Vua trên sân khấu và vua ngoài đời thật thực chẳng giống nhau. Truyện ngắn được ra đời sau năm 1986, khi chiến tranh đã khép lại, đất nước bước vào thời kì đổi mới. Cuộc sống thời hậu chiến có rất nhiều sự thay đổi, nó khiến ta phải nhìn nhận lại các giá trị, các quan niệm xưa cũ liệu có còn phù hợp với thời đại mới. “Tôi thích làm vua” là sự nhận thức lại như thế của nhà văn. Đọc tiếp: Đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong Tôi thích làm vua phần 4
Đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn “Tôi thích làm vua” của Nguyễn Quang Sáng Lời kể giàu tính tự truyện, bộc bạch Truyện ngắn Tôi thích làm vua là dòng hồi ức của nhân vật tôi về câu chuyện tập một vở tuồng với nhóm bạn của mình. Tôi nhớ lại gánh hát ngày nào do người chú mời về xóm cù lao biểu diễn, nhớ nhất câu chuyện hai chú cháu phân vai đặc biệt là vai vua trong vở hát nọ. Kết thúc tác phẩm, tôi kể về hiện tại của bản thân, đồng thời bày tỏ suy nghĩ về mong muốn được “làm vua” thuở còn nhỏ của mình. “Tôi” là người kể chuyện, cũng chính là nhân vật người cháu. Có thể thấy ngay từ nhan đề của tác phẩm người kể chuyện đã tự xưng, tự giãi bày về mong muốn “làm vua” của mình. Cốt truyện giản đơn, không có xung đột hay biến cố gì đặc biệt. Câu chuyện như lời tự bộc bạch của nhân vật “tôi”. Lời trần thuật của “tôi” trong truyện không chỉ đơn thuần là tường thuật lại sự việc như “Tôi sanh ra trên một cù lao giữa sông Tiền.”, “Năm đó, gánh nhổ neo đi rồi nhưng chú tôi còn nán lại chơi vài ngày với bà con.” mà còn được đan xen với suy nghĩ của nhân vật. Cùng với lời tự sự, nhà văn để chính người kể chuyện được bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình về các sự việc diễn ra ví như “Nghe chú giảng giải, tôi không chối cãi vào đâu, vai vua không thể ai khác ngoài thằng Đực, đúng lắm, nhưng vẫn thấy thằng Đực có số hên.” hay “Tiếc thay, bây giờ quanh tôi vẫn còn có người thích làm vua.”. Vì thế, đọc truyện ta có cảm giác như đang nghe lời tự thuật, tự giãi bày suy nghĩ của nhân vật “tôi”. Người kể thuật lại một cách tự nhiên, chân thật, gần gũi như đang thổ lộ với bạn đọc. Khoảng cách giữa người kể chuyện và bạn đọc do đó được kéo gần lại. Ngôn ngữ mang ý nghĩa diễn tả sự đối lập Có thể nói, toàn bộ truyện ngắn “Tôi thích làm vua” được xây dựng trên trục ngôn ngữ mang ý nghĩa đối lập. Đối lập giữa cái có và không có, giữa các vai diễn trong vở hát với con người đời thực, giữa suy nghĩ của tôi và người chú, đối lập giữa sân khấu và cuộc đời, thậm chí đối lập với chính tôi khi còn bé và sau này trưởng thành. Mở đầu tác phẩm nhà văn lấy cái không có để làm nổi bật cái có của xóm cù lao “cù lao của tôi chỉ thua nơi khác là không có xe hơi nhưng có xe ngựa, xuồng ghe thì không đâu bằng.”, tàu hỏa không có “nhưng ngày nào lũ trẻ cũng thấy tàu chạy lên chạy xuống”; lấy cái có để làm nổi bật cái không có của vùng đất này: “Cù lao có đến ba làng Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa” nhưng “ba làng nhập lại chẳng ra làng nào.”, cù lao đủ đầy về vật chất có trường, có chợ, có tàu, có ghe,… có “người mê hát đến nỗi bị chìm xuồng chết trôi” nhưng lại thiếu về đời sống tinh thần - “thiếu nhất là không được xem hát.” Hay trong một vở hát, người chú tập cho lũ trẻ tất cả các vai quan, quân, vai trung, vai nịnh, vai ái khanh nhưng “Tôi chờ hoài mà không thấy chú tập vai vua”. Trong suy nghĩ của tôi vai vua quan trọng lắm nhưng thực tế lại không thấy chú tập cho, vai vua uy nghi, hoành tráng lắm nhưng người chú lại giao cho thằng Đực – một đứa bé khờ, chẳng làm nổi việc gì. Nếu khi còn nhỏ, tôi “thích làm vua” nhưng ở phần cuối truyện, khi vào nghề đạo diễn tôi lại thấy “Tiếc thay, bây giờ quanh tôi vẫn còn có người thích làm vua.” Để diễn tả ý nghĩa đối lập, nhà văn sử dụng rất nhiều những cặp từ trái nghĩa như có – không, có – thiếu, vắng. Bên cạnh từ ngữ mang ý nghĩa khẳng định, tác giả sử dụng nhiều cách diễn đạt thể hiện ý phủ định như “không được…, làm sao được…, tiếc thay…” Chính cách diễn đạt mang ý nghĩa đối lập này đã tạo nên tính đối thoại cho truyện ngắn “Tôi thích làm vua.” Đọc tiếp: Đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong Tôi thích làm vua phần 3
Tóm tắt: Nguyễn Quang Sáng được mệnh danh là cây đại thụ của văn học Nam Bộ. Bước vào thời bình, ông vẫn ghi dấu ấn qua các tác phẩm mang hởi thở của cuộc sống đương đại, trong đó phải kể đến truyện ngắn “Tôi thích làm vua”. Với ngôn từ giàu chất tự truyện, diễn tả nhiều sự đối lập, mang tính đối thoại và đậm chất Nam Bộ, truyện ngắn Tôi thích làm vua đã tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Từ khóa: Tôi thích làm vua, Nguyễn Quang Sáng Mở đầu Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã từng nhận xét các truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng “…giản dị và dễ đi vào lòng người. Nó chứa đựng tất cả các yếu tố để làm nên vẻ đẹp cho một câu chuyện: ngôn ngữ đối thoại, cách dựng truyện, lựa chọn nhân vật, … Trong các tác phẩm ấy, ông kể câu chuyện xúc động, thật đến mức giống như không phải ông đang viết văn mà là kể cho chúng ta nghe những câu chuyện của chính cuộc đời ông vậy.” Có thể thấy, ngôn từ nghệ thuật là một trong những yếu tố làm nên chất riêng trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng nói chung và trong truyện ngắn “Tôi thích làm vua” (1987) nói riêng. Nội dung Đôi nét về ngôn từ nghệ thuật và truyện ngắn “Tôi thích làm vua” Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ trong tác phẩm văn học bắt nguồn từ ngôn ngữ toàn dân nhưng là ngôn ngữ được lựa chọn, tổ chức theo chủ đích nghệ thuật của người nghệ sĩ. Bởi vậy, nó mang dấu ấn riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ, nó phụ thuộc vào nhãn quan, vào cá tính sáng tạo của từng tác giả. Ngôn từ nghệ thuật mang tính hư cấu, tính hình tượng, tính nội chỉ, tính lạ hóa và lệch chuẩn. Ngôn từ không chỉ là chất liệu để xây dựng nên thế giới nghệ thuật của một tác phẩm mà còn là phương tiện giao tiếp của người nghệ sĩ với độc giả. Nguyễn Quang Sáng đã sử dụng lớp ngôn từ nghệ thuật đặc biệt để viết nên truyện ngắn “Tôi thích làm vua”. Tác phẩm được hoàn thành vào ngày 7 tháng 7 năm 1987 và được nhà văn chọn làm nhan đề cho tập truyện cùng tên xuất bản năm 1988. Với truyện ngắn này, nhà văn đã cho thấy sự đổi khác của ngôn từ nghệ thuật mang hơi thở cuộc sống và tinh thần thời hậu chiến. Đọc tiếp: Đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong Tôi thích làm vua phần 2
Có thể thấy giữa màu sắc u tối của tháng ngày lịch sử 1930- 1945 không gian văn học vẫn hàm chứa những nét đối lập của “cái thanh” và “cái tục” trong những tác phẩm điển hình của thời đại. Ta còn thấy sự đối lập của cái thanh và cái tục trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và Tắt đèn (Ngô Tất Tố). Nếu như không gian văn học trong Tắt đèn là một màu sắc u tối dưới sự thống trị của cường hào, lý trưởng, cai lệ,… thì ta lại thấy sáng ngời lên nét đẹp của một Chị Dậu đảm đang, tháo vát, yêu chồng thương con. Giữa tầng lớp thống trị độc ác, bất nhân sẵn sàng cướp đi mạng sống và tự do của người dân vô tội đại diện cho “cái tục” thì chị Dậu được Ngô Tất Tố xây dựng lên với biết bao phẩm chất quý giá. Trong những năm tháng tối tăm mịt mờ “tối như cái tiền đồ của chị”, Chị Dậu bên cạnh phẩm chất dịu dàng, một người vợ yêu chồng thương con còn là một người có sức vươn lên đấu tranh mạnh mẽ. Chị phải giằng xé đến tận đáy lòng khi bán đi máu mủ cốt nhục của mình, đó là vì tình huống cấp bách trước mắt và cũng vì gia đình, vì chồng vì con. Không bán cái Tí chồng chị sẽ bị đánh chết, cái Tí không vào nhà Nghị Quế nó có thể chết đói. Chị hành động 1 cách hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh ép buộc. Chị có thể bán mình nhưng chị không thể đánh mất đi phẩm chất lương thiện, nhân cách một người vợ, một người mẹ. Người đàn bà ấy dám thách thức đầy liều lĩnh “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Đó là sự phản kháng mang tính tự phát nhưng cũng là kết quả của sự dồn nén áp bức từ bọn thống trị lên đầu chị bấy giờ mới có dịp khởi phát. “Cái thanh” và “cái tục” luôn có sự đối lập rõ rệt trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán. Sự đối lập này còn được thể hiện qua tác phẩm “Lão Hạc”. Khi sống giữa chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, lão vẫn giữ cho mình một phẩm chất cao quý. Lão là một người đàn ông bất hạnh nhưng có một tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. Lão thà chết chứ nhất quyết không bán đi mảnh vườn cha ông để lại, lão muốn giữ cho con mảnh vườn dù không biết đến bao giờ thằng con lão mới được về. Lão gửi ông giáo tiền ma chay để an lòng khi nhắm mắt mà không cần phiền tới hàng xóm láng giềng, lão là một người nông dân giàu lòng tự trọng. Giữa những năm tháng u tối của lịch sử, khi cái chết rải rác khắp mọi nơi, khi cõi âm tràn vào cõi dương, sự sống của con người mấp mé với bờ vực địa phủ thì lão Hạc lại sáng lên tư cách của một người làm cha và phẩm chất của một kẻ làm người. Sự lựa chọn cái chết của lão Hạc cho ta thấy “cái thanh” có thể thua thế giữa “cái tục” xấu xa, lấn lượt nhưng con người sẵn sàng nguyện chết để bảo vệ sự trong sáng suốt cuộc đời của mình. Có thể nói, trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930-1945 sự đối lập giữa “cái thanh” của tâm hồn con người và “cái tục” của xã hội đương thời luôn được các tác giả thể hiện rõ rệt. Qua đó khiến người đọc dễ dàng nhận ra một không gian nghệ thuật điển hình qua lăng kính hiện thực phê phán 1930- 1945. Kết luận Không gian nghệ thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mỗi tác phẩm, nó góp phần tạo nên hình tượng nghệ thuật mà nhà văn hướng đến trong sáng tác, đồng thời không gian nghệ thuật giúp người đọc có cái nhìn khái quát hơn về hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930-1945, các tác giả thường đặt nhân vật của mình trong một cuộc sống xã hội có nét chung đó là màu sắc u tối của chế độ thực dân nửa phong kiến. Tuy nhiên mỗi nhân vật đều mang một nét đặc trưng riêng, đại diện cho một phẩm chất điển hình riêng. Từ việc xây dựng nên không gian nghệ thuật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật, các nhà văn đều xoáy sâu vào tố cáo xã hội đương thời thối nát chà đạp lên quyền sống của con người. Bên cạnh đó, các nhà tri thức cũng ngầm bày tỏ sự cảm thương cho số phận và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân lúc bấy giờ. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930 1945 phần 1
Không gian hiện thực đen tối, u ám Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ta thấy ngay từ mở đầu tiểu thuyết đã hiện lên một bầu trời u ám, ngột ngạt của xã hội đương thời: “Bắt đầu từ gà gáy một tiếng, trâu bò lục tục kéo thợ cầy đến đoạn đường phía trong điếm tuần. Mọi ngày, giờ ấy, những con vật này cũng như những người cổ cầy, vai bừa kia, đã lần lượt đi mò ra ruộng làm việc cho chủ. Hôm nay, vì cổng làng chưa mở, chúng phải chia quãng đứng rải rác ở hai vệ đường, giống như một lũ phu vờ chờ đón những ông quan lớn. Dưới bóng tối của rặng tre um tùm, tiếng trâu thở phì phò, tiếng bò đập đuôi đen đét, xen với tiếng người khạc khúng khắng…” Không gian nghệ thuật mở ra trước mắt chúng ta một màu sắc ảm đảm của khung cảnh đất nước trước những năm tháng chưa có ánh sáng cách mạng. Đó là hình ảnh con người vất vả đầu tắt mặt tối ngày ngày cày thuê quốc mướn mà không biết đến bao giờ cuộc đời họ mới khấm khá lên được. Bao trùm lấy cuộc đời họ là một bầu không khí ảm đạm của bóng tối bao trùm lên không gian cùng hơi thở mệt mỏi của bầu trời làng quê nghèo đói. Không gian nghệ thuật còn trở nên đậm nét trong cảnh nông thôn chìm trong màu sắc u tối của tháng ngày sưu cao thuế nặng: “Những tiếng thét đậm, thét đánh đã yên. Người ta không nỡ bắt trói chị Dậu, tuy gặp chị lò mò trong bóng tối và biết chị đích thị là thủ phạm đã gây ra vụ chó sủa, người là, tù và rúc khắp làng”… “Sao thưa dần. Sương mù bắt đầu pha đục bầu trời. Mặt trăng tà tà đến gần mặt lũy. Tiếng gà te tê lần lượt từ nhà nọ truyền đến nhà kia….” Được sáng tác năm 1937, tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã phản ánh thẳng thắn hiện thực xã hội đương thời bằng tất cả những giác quan của mình. Ông đã tạo dựng nên một không gian nghệ thuật chân thực qua cảm nhận sắc bén, tinh tế để mang đến cho người đọc một khung cảnh ấn tượng với những gam màu đen tối ảm đạm của bóng tối và sương mù, cùng âm thanh căng thẳng của tiếng thét đánh hòa cùng tiếng chó sủa. Giữa khung cảnh ám ảnh đó là hình ảnh con người chìm trong những nỗi lo toan sưu cao thuế nặng cùng cái chết treo lơ lửng trên đầu những người nông dân Việt Nam. Không gian văn học trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán còn có nét đặc trưng riêng bởi nó chứ đựng biết bao bầu tâm trạng của con người. Trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao, nhà văn tuy không đi vào miêu tả cụ thể cảnh thiên nhiên nhưng tác giả lại tinh tế sáng tạo nên một không gian nghệ thuật chứa đựng nhiều tâm trạng của nhân vật. Để khắc họa nỗi buồn bã, đau khổ của Lão Hạc khi quyết định bán Cậu Vàng, Nam Cao tinh tế miêu tả gương mặt khắc khổ của lão hiện lên giữa mùi khói thuốc lào trong nắng chiều ảm đạm. Hay hình ảnh số phận bất hạnh của lão khi đã nghèo còn gặp phải trận ốm kéo dài cùng bão lũ phá hoại hoa màu, mùa màng. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm đã tái hiện lại cho chúng ta về nỗi đau khổ chung của con người Việt Nam những năm 1930-1945 khi họ vừa nghèo, vừa không có sức lao động, không có việc làm và đặc biệt phải sống trong sự bóc lột của chế độ thực dân nửa phong kiến. Họ bị dồn vào chân tường đến mức phải mò cua bắt ốc, ăn củ chuối, củ ráy để níu kéo từng hơi thở qua ngày như lão Hạc; họ phải bán con, bán chó để có tiền nộp sưu thuế như chị Dậu. Hay nặng nề hơn, họ phải tìm đến cái chết để giải thoát cho cuộc đời mình như Lão Hạc, Chí Phèo. Có thể thấy nét chung trong không gian nghệ thuật của giai đoạn văn học 1930-1945 có một màu sắc đen tối, u ám, qua đó phần nào phản ánh số phận con người của xã hội đất nước lúc bấy giờ. Không gian đối lập giữa cõi thanh và cái tục. Cõi thanh ở đây là cái đẹp, cái khát vọng sống cao quý của con người giữa cái tục là cái tối tăm, u ám của xã hội đương thời. Bản thân Chí Phèo được xây dựng là một anh canh điền hiền lành lương thiện, hắn được người dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi lớn. Chí Phèo ngày ngày chăm chỉ làm thuê cho nhà Bá Kiến với những ước mơ bình thường, giản dị đó là sau này có một gia đình nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải. Ước mơ ấy tưởng chừng trong sáng, bình dị, đơn giản nhưng đối với những người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ lại là một điều vô cùng khó khăn. Chí ấp ủ một khát vọng trong sáng nhưng lại đối diện với “cái tục” của xã hội đó là khi bà Ba nhà Bá Kiến gọi Chí đến để đấm lưng, bóp chân cho bà. Sau đấy, chỉ vì một cơn ghen của Bá Kiến mà Chí Phèo bị đẩy vào tù vô cớ. Sau 7,8 năm bị nhà tù thực dân hành hạ đến biến chất, Chí Phèo ra tù với bóng dáng của một con quỷ dữ của làng Vũ Đại: “Trông hắn như cái thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!..” Không những thế, hắn phủ lên không gian làng quê những tiếng chửi rủa đầy đáng sợ: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi…” Có thể thấy, Nam Cao đã phản ánh một hiện thực đầy xót xa lúc bấy giờ đó chính là “cái tục” của xã hội đang dần lấn lướt “cái thanh” của con người. Con người có thể bị tha hóa khi sống trong một xã hội tối tăm, u ám, luôn chà đạp lên quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc. Tuy nhiên, nhà văn Nam Cao vẫn dành cho nhân vật của mình một con đường quay trở về với bản tính vốn có, cũng như sự chiến thắng của “cái thanh” giữa “cái tục” xấu xa trong xã hội. Có thể thấy, tuy nhà tù thực dân đã nhào nặn Chí từ một anh canh điền hiền lành trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại nhưng ở sâu thẳm trong Chí lại là một khát vọng làm người lương thiện. Vào cái ngày chí gặp Thị Nở- một người đàn bà xấu xí, dở hơi nhưng mang trong mình trái tim nhân hậu. Người đàn bà ấy đã cho Chí sự quan tâm, chăm sóc vô điều kiện và chính điều này đã khơi dậy lại khát vọng sống trong Chí. Lần đầu tiên trong cuộc đời của mình, Chí cảm nhận được âm thanh của sự sống và tiếng nói của tâm hồn: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy ngày nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…” Không gian nghệ thuật ở đây không còn u tối, ảm đảm nữa mà thay vào đó là không gian trong sáng, sinh động của thiên nhiên. Việc tạo ra một không gian nghệ thuật tươi đẹp ấy dưới con mặt của một người đàn ông mới ngày hôm qua còn là con quỷ dữ mà một phát hiện độc đáo của nhà văn Nam Cao. Tác giả không chỉ tái hiện cái không gian nghệ thuật trong văn học, mà qua đó còn muốn phản ánh sự sống dậy của “cái thanh” trong tâm hồn con người. Bởi có lẽ chỉ khi đủ bình tĩnh con người mới có thể cảm nhận được âm thanh và nét đẹp của thiên nhiên, sự sống. Không những thế, Chí còn cảm nhận được nỗi đáng sợ của tuổi già, sự cô đơn- cái mà xưa nay chưa bao giờ tồn tại trong tâm can của Chí. Đỉnh cao sự quay về của “cái thanh” giữa cuộc đời trần tục là khát vọng Chí Phèo khao khát được làm người lương thiện. Chí muốn được trở về người đàn ông hiền lành ngày xưa và hy vọng Thị Nở sẽ là cầu nối đưa Chí quay về với cuộc sống của con người. Ấy vậy mà, “cái tục” vẫn chưa buông tha cho Chí, cái định kiến xã hội điển hình là bà cô Thị Nở đã một lần nữa cắt đứt sự kết nối của Chí với con người. Cái định kiến ấy đẩy Chí vào một bi kịch đó là bi kịch bị từ chối quyền làm người. Cánh cổng quay về con đường lương thiện gần như khép lại không cho Chí cơ hội để quay về. Và rồi, Chí không chấp nhận điều đó, Chí không thể tiếp tục cuộc sống chấp nhận cái xấu xa, tha hóa của xã hội nhào nặn lên con người mình, và Chí đấu tranh, phản kháng lại bằng cách đâm chết Bá Kiến- đâm chết cái nguyên nhân gây nên nỗi bi kịch của cuộc đời và cùng với đó là kết liễu cuộc đời mình để bày tỏ thái độ “thà chết chứ không tiếp tục một cuộc đời xấu xa” Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930 1945 phần 3
Tóm tắt: Giai đoạn lịch sử đất nước những năm 1930- 1945 có những biến đổi sâu sắc, đó là những năm tháng đất nước ta chìm vào một xã hội rối ren, đen tối về kính tế, chính trị cũng như những kiến trúc thượng tầng. Nền kinh tế kiệt quệ dưới ách thực dân phong kiến khi chế độ sưu thuế, chế độ bắt phu bắt lính của thực dân Pháp và chế độ Phong kiến suy tàn. Xã hội Việt Nam là một địa ngục, khắp nơi nạn đói hoành hành, bọn đầu trâu mặt ngựa tác oai tác quái, cái chết treo lơ lửng trên đầu mỗi người và khủng khiếp nhất là nạn đói vào mùa xuân năm 1945- hơn 2 triệu người chết đói. Những thế lực thống trị mẫu thuẫn nhau: mâu thuẫn giữa thực dân với phong kiến; mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản, mẫu thuẫn giữa tư sản với thực dân… Những lực lượng đối kháng cách mạng giao tranh, có những chiến tuyến rõ rệt như cách mạng, phản cách mạng; có những nhà yêu nước nhưng không có phương hướng, có những người bang quang, lẩn trốn, có những người đi theo tầng lớp thống trị của thực dân… Đặt vấn đề: Hoàn cảnh xã hội ngày càng có những thay đổi khi giai cấp tư sản: từ lực lượng tiến bộ chống đối phong kiến, quay sang bóc lột giai cấp công nhân, nhân dân lao động; giai cấp công nhân trở thành một lực lượng độc lập chống giai cấp tư sản; tầng lớp tri thức tư sản cấp tiến chứng kiến sự đối lập giữ hai giai cấp đưa hiện thực vào tác phẩm. Có thể thấy giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930-1945 ra đời trong hoàn cảnh xã hội chịu đựng sự tác động của các yếu tố xã hội đó, phương pháp sáng tác hiện thực phê phán có những nguyên tắc sáng tác riêng và truyện là loại thể phù hợp với những nguyên tắc ấy nên nó phát triển và đạt nhiều thành tựu. Không gian nghệ thuật trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930-1945 Không gian nghệ thuật trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930- 1945 được các nghệ sĩ lấy hiện thực làm đối tượng phản ánh. Tuy nhiên họ chỉ thấy hiện thực u ám, đen tối nên cảm hứng chủ đạo của họ là phê phán xã hội. Họ nguyện làm thư kí trung thành của thời đại nên các nghệ sĩ chủ yếu tái hiện hiện thực một cách khách quan, chân thực theo tinh thần như nó vốn có. Bên cạnh đó, ta còn thấy sự đối lập giữa các miền không gian trong văn học hiện thực phê phán đó là không gian tươi đẹp của thiên nhiên và không gian ngột ngạt, tù túng của con người; đối lập giữa cõi thanh (khát vọng sống của con người) và cái tục (một xã hội đen tối). Nhà văn phê phán trật tự xã hội, tác giả cũng mơ ước về một xã hội công bằng dưới con mắt nhân đạo, qua đó các nghệ sĩ ngoài cảm hứng phanh phui và phê phán trật tự xã hội họ còn phát hiện ra vẻ đẹp của con người. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 phần 2
Tác phẩm Ông già và biển cả, chúng ta không chỉ bắt gặp kiểu đối thoại mà còn cả độc thoại, bị ngắt quãng liên tục. “Cháu sẽ lấy cái lưới quăng đi bắt cá mòi. “ Ông ngồi sưởi nắng trên ngưỡng cửa chứ?”[1, 11]. Đáp lại thằng bé ông chỉ nói “Ừ”. Sự động viên và niềm tin tuyệt đối của chú bé Manolin là động lực cổ vũ lão tiếp tục theo đuổi khát vọng lớn nhất của cuộc đời mình, đó là khát vọng bắt được con cá lớn để chứng tỏ khả năng cũng như sự tồn tại của mình. Ông lão cảm thấy ngập tràn hạnh phúc trước những lời động viên kịp thời của chú bé Manolin chẳng hạn như: Ông lão nhìn chú bé bằng cặp mắt hiền từ và nói: “Cảm ơn cháu nhiều Manolin à. Quả thực ông rất hạnh phúc khi có cháu bên cạnh. Cháu là niềm động viên lớn nhất của ta”. Nhưng ở đây Hemingway chỉ nói “cảm ơn. Cháu làm ông hạnh phúc. Ông hi vọng sẽ không xuất hiện con cá vĩ đại đến mức sẽ chứng minh rằng ông cháu ta sai” và rõ ràng ở đây lời người dẫn truyện hoàn toàn khuất bóng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến ngôn ngữ trong tác phẩm bị cô đặc, thể hiện phong cách kiệm lời của Hemingway. Chính vì vậy, có thể nói Hemingway là người đã làm sống lại nghệ thuật tiểu thuyết thế kỉ XX. Như vậy, bằng kiểu đối thoại hay độc thoại, Ông già và biển cả đã rất thành công khi mang lại cho độc giả cảm giác gần như toàn bộ tác phẩm là dòng nội tâm của ông lão Santiago. Cuộc đời lão là một sự bi đát. Con người nhỏ bé, dẫu vẫy vùng đến đâu cũng không thoát khỏi vòng kìm kẹp của cuộc sống. Những dòng đối thoại và độc thoại nội tâm xen kẽ những dòng suy tư đã chứng tỏ sự cô đơn và những trải nghiệm về một quá khứ huy hoàng mà lão đã trải qua. Sự cô đơn đã khiến lão nhận thấy "Con người ta không nên sống một mình khi tuổi đã xế bóng" [1, 6]. Sự xa lạ ngay chính nơi mình sinh sống, ngay với những người mà mình thân quen đã khiến nhân vật Santiago đã cô đơn lại càng trở nên cô đơn hơn, đã khép mình lại càng trở nên khép mình hơn. Trước những cái nhìn ái ngại của nhũng ngư dân đánh cá, những con mắt tò mò, đỏng đảnh của những du khách lão trở nên vô danh như bộ xương cá Kiếm vậy. Điều này đã nêu lên một triết lí sống trong xã hội hiện đại mà cả một thế hệ thanh niên Mỹ trở về sau chiến tranh họ mất hết niềm tin vào cuộc sống, không thể hoà nhập với xã hội hiện đại mà vô tình họ tự nhận mình là "thế hệ vứt đi", đó là triết lí tất cả mọi thứ cuối cùng đều trở thành hư vô, điều cao quí của người này lại trở thành tầm thường, vô vị đối với người khác và ngược lại. Một xã hội vô tình, con người khó có thể lấy được sự cân bằng. Chỉ có nghị lực và niềm tin vào chính mình thì con người mới có thể tồn tại và tạo nên những thành quả bền vững, vĩnh hằng. Thứ ba, dựa vào nguyên lí “tảng băng trôi” và những nét đặc sắc về ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm các nhân vật hiểu và đến gần với nhau hơn Trong tác phẩm mỗi nhân vật đều có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại bổ sung cho nhau. Mỗi con người trong xã hội đều mong muốn được hoàn thiện mình và khẳng định vị thế của mình. Quả vậy, mỗi con người khi sinh ra và lớn lên đều phải chết một lần, nhưng ai cũng vươn lên không ngừng trước khi đến với cái chết. Con người trong xã hội Mỹ cũng như bản thân ông lão Santiagô đang trên con đường vươn tới tương lai, nhiều đau khổ, nhiều bất hạnh nhưng sẽ đạt được ước mơ của mình. Tác phẩm Ông già và biển cả xứng đáng là một sự cách tân đối với thể loại tiểu thuyết hiện đại, là tác phẩm văn xuôi hiện thực xuất sắc thế kỉ XX. Như vậy, sự xuất hiện của “Ông già và biển cả” đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Tiêu biểu cho nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi” là phương thức sáng tác độc đáo của Hemingway. Với nguyên lí “tảng băng trôi” Hemingway đã cắm ngọn cờ chiến thắng cho khuynh hướng văn học hiện thực. Ngòi bút Hemingway đã đi sâu phản ánh khát vọng làm nên những điều lớn lao của những con người bình dị. Nguyên lí “tảng băng trôi” thực sự đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngôn ngữ, có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ trong tiểu thuyết hiện đại. Hemingway xứng đáng là một nhà văn được mệnh danh là người có lối viết độc đáo, mãnh liệt nhất của tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Tính chất mãnh liệt đó thể hiện qua những đối thoại ngắn gọn, súc tích, sắc sảo, đôi khi kéo dài đầy kịch tính với những chi tiết bất ngờ đầy ẩn ý, điều này đã tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc tìm hiểu và nghiên cứu các tác phẩm của ông không chỉ hôm nay mà mãi mãi mai sau. Đọc tiếp: Đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong Ông già và biển cả phần 1