Không gian nghệ thuật trong Con đường mùa đông phần 3

Không gian nghệ thuật trong Con đường mùa đông phần 3

Bởi Học văn cô Hà Huyền 16/09/2024

Không gian hiện tại và tương lai

Pushkin thường xây dựng trong thơ trữ tình của mình hai không gian tráo đổi lẫn nhau giữa hiện tại, tức không gian nỗi buồn mà nhân vật trữ tình đang tồn tại và tương lai, tượng trưng cho không gian thoát khỏi nỗi buồn mà nhân vật trữ tình tưởng tượng ra. Việc xây dựng hai thời điểm của không gian như vậy gắn với quan niệm nhân sinh của Pushkin về quy luật vận động của đời sống cũng là quy luật vận động của tâm thức con người, nhân vật trữ tình nhận thức được rằng nỗi buồn đang trải qua ở hiện tại là nhất thời và giữ vòng xoay không ngừng của đời sống, nỗi buồn rồi sẽ qua đi và niềm vui, hạnh phúc sẽ tới. Quan niệm về sự vận động luân hồi của cuộc sống trở thành một trong những điểm tựa tinh thần quan trong giúp nhân vật “tôi" tự tin bước đi trong nỗi buồn thực tại. Về cách thức tổ chức, Pushkin chủ đích để nhân vật trữ tình thoát khỏi khổ đau ở hiện tại trong phút chốc bằng một điểm nhìn về tương lai thế nhưng đó không phải kiểu thoát ly như tuyên ngôn của các nhà lãng mạn chủ nghĩa. mà nhân vật trữ tình của ông cuối cùng vẫn trở về thực tại với một niềm tin vững chắc và ý chí sống mãnh liệt hơn, không còn sợ nỗi buồn nữa và như vậy nỗi buồn trở thành “nỗi buồn sáng trong". Nghệ thuật tổ chức không gian và thời gian tâm tưởng như vậy cũng thể hiện rất rõ sự dụng công khéo léo của Pushkin khi ông để nhân vật trữ tình vượt thoát khỏi không gian khổ đau để đến với không gian hạnh phúc rồi lại soi chiếu vào không gian cũ để thấy nỗi buồn không đáng sợ nữa mà tiếp tục bước đi, hướng về phía trước.

Sự luân chuyển giữa hai không gian hiện tại và tương lai được khắc họa rõ thông qua tác phẩm “Con đường mùa đông". Tại đây, nhân vật trữ tình tồn tại trong một không gian hiện tại với nỗi buồn và sự cô đơn. Con đườn g được đặt trong bối cảnh không gian và thời gian buồn vào ban đêm vắng lặng trong mùa đông lạnh lẽo, nó chạy qua cánh đồng mênh mông không một ánh lửa hay mái lều, nghĩa là cuộc hành trình của con người ấy chẳng có điểm dừng nghỉ ngơi, không có hơi ấm con người mà chỉ có độc một cỗ xe tam mã băng đi về phía trước, “xe vun vút lao đi”.

“Xuyên những làn sương gợn sóng

Mảnh trăn g mờ ảo chiếu qua,

Buồn rải ánh vàn g lai láng

Lên cánh đồng buồn giăng xa.

Trên đường mùa đông vắng vẻ

Cỗ xe tam mã băng đi

Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ

Đều đều khắc khoải lòng quê.

Bài ca của người xà ích

Có gì phảng phất thân yêu:

Như niềm vui mừng khôn xiết,

Như nỗi buồn nặng đìu hiu.

Không một mái lều, ánh lửa…

Tuyết trắng và rừng bao la…

Chỉ những cột dài cây số

Bên đường sừng sững chào ta.

Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…”

Bỗng chốc, không gian của nhân vật trữ tình thoát khỏi khung cảnh của nỗi buồn để vượt thoát đến một không gian tương lai “Ngày mai", nơi mà nhân vật được sống gần ên “em" với “lò lửa đỏ" và những vòng xoay nhịp nhàng sẽ “xua lũ người tẻ ngắt". Đây là không gian tâm tưởng của Pushkin xuất phát từ ý thức quy luật vận động của cuộc sống, niềm tin vào một “ngày mai" không còn khổ đau và “cỗ xe tam mã" sẽ đến được điểm cuối của con đường, nơi chỉ còn đọng lại niềm vui và hạnh phúc.

“Trở về với em ngày mai

Nhina, bên lò lửa đỏ

Ngắm em, ngắm mãi không thôi.

Kim đồng hồ kêu tích tắc

Xoay đủ những vòng nhịp nhàng,

Và xua lũ người tẻ ngắt

Để ta bên nhau trong đêm.”

Kết thúc không gian “ngày mai" với niềm hạnh phúc đong đầy, nhân vật trữ tình trở lại với không gian thực tại, nơi vẫn còn nỗi buồn tẻ nhạt và sự cô đơn bao trùm thế nhưng với một tâm thế khác, một tâm trạng vững vàng không còn sợ nỗi khổ đau. Với niềm tin vào “ngày mai" và Nhina- nhân vật đến từ tương lai hiện lên trong tâm thức nhân vật ở thực tại như một đức tin và sức mạnh giúp người tự tin hơn trên “con đường mùa đông" của chính mình.

“Sầu lắm, Nhina, đường xa vắng,

Ngủ quên bác xà ích lặng im

Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm,

Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng.”

 

Trở lại với không gian của thực tại, nỗi buồn của nhân vật vẫn còn nhưng đã được “sáng trong" hoá bởi nhân vật không còn sợ hãi trước nỗi buồn mà đã vững tin bước qua nó, chấp nhận nỗi buồn như một quy luật tất yếu trong vòng quay cuộc sống. Đến đây, tư tưởng về nỗi buồn của Pushkin mới thực sự sáng rõ, nỗi buồn tồn tại trong con người như một tất yếu, khổ đau không đáng sợ mà chính nỗi sợ khổ đau mới là thứ tồn tại như màn đêm lạnh lẽo sẽ nuốt chửng con người. “Nỗi buồn sáng trong" từ đây được nảy sinh trong thơ trữ tình Pushkin như một điểm sáng, thể hiện một tuyên ngôn sống vững chãi và lạc quan: tâm thế con người mang nhiều khổ đau nhưng vẫn sẵn sàng đối mặt và vượt thoát khỏi nỗi buồn.

Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Con đường mùa đông phần 4

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22