Vài nét về hình tượng nhân vật trữ tình và cái tôi trong Thơ Mới Hình tượng nhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình (tiếng Nga : liricheskyi geroi) là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, là phương thức bộc lộ ý thức tác giả. Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả – nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình (một chùm thơ, toàn bộ trường ca hay sáng tác thơ) như một con người có đường nét hay một vai sống động có thế giới nội tâm cụ thể hay số phận cá nhân xác định, đôi khi có cả nét vẽ chân dung (mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm của một nhân vật như trong tác phẩm kịch hay tự sự). Bắt đầu từ các nhà mỹ học thế kỷ XVIII – XIX, như Hegel, thơ trữ tình được xem như là sự biểu hiện của chủ thể và cả m thụ của chủ thể. Ông nói : “Cần phải khẳng định một chủ thể cụ thể – nhà thơ, như là điểm tập trung và là nội dung đích thực của thơ trữ tình”. Các nhà lý luận văn học Liên Xô như L. I. Timôthê Esv, G. N. Pospelov xác định nội dung trữ tình là tính cách xã hội được thể hiện qua nhân vật trữ tình. Một thời gian dài người ta đồng nhất con người trong thơ và tác giả thơ. Vì thế năm 1921, Tynianov mới nêu ra thuật ngữ “nhân vật trữ tình để nhằm vạch một ranh giới giữa người trữ tình trong thơ và tác giả –nhà thơ. Đó là một bước tiến. Cái tôi trong Thơ Mới Cái tôi là đặc trưng và là một điểm mới của phong trào Thơ Mới. Nhà phê bình Hoài Thanh từng nói: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùn g một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên … và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Nói như vậy để ta thấy, phong trào Thơ Mới xuất hiện chưa tới 10 năm (1932 – 1941) nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm và văn học Việt Nam phải mất bao lâu nữa mới có thể bắt gặp hàng loạt các ngôi sáng như thế này. Phong trào Thơ Mới được xem là một cuộc cách mạng khi chuyển đổi từ cái ta (cổ điển trung đại) cho đến cái tôi cá nhân Trong nghiên cứu hình tượng nhân vật trong thơ, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận: “Thơ không xây dựng các hình tượng khách thể như nhân vật trong truyện, kịch, kí, mà xây dựng hình tượng của bản thân dòng ý thức, cảm xúc đang diễn ra.” Nghĩa là bản thân hình tượng các nhân vật trong thơ, tự nó vốn không mang ý nghĩa của một số phận trong tính toàn diện, không nhằm khái quát nên một loại người, một số đông, hay một cuộc đời như nhân vật của truyện ngắn hay tiểu thuyết (trừ truyện thơ là một thể loại có tính chất giao thoa). Nhân vật trữ tình trong thơ là nhân vật của những trạng thái, những tình cảm, cảm xúc được nhà thơ hóa thân để gửi vào trong tác phẩm. Lịch sử văn học đã chứng minh, những bài thơ có sức sống lâu bền là những tác phẩm mà ở đó, những tình cảm, cảm xúc, những cung bậc trạng thái của nhân sinh được hiển hiện lên trong tâm hồn, trong suy nghĩ, tình cảm của một nhân vật. Thơ Nguyễn Bính có thể đi khắp làng quê ra đô thị, có thể rung động người trẻ lẫn người già, người nữ lẫn người nam, cả người ít chữ lẫn người nhiều chữ.” [1, 259] Một trong những lí do khiến cho thơ Nguyễn Bính có thể chạm vào trái tim nhiều thế hệ độc giả đến vậy là bởi người đọc tìm thấy được ở đó sự đồng cảm, hay nói đúng hơn, là thấy được trong tâm hồn nhân vật của Nguyễn Bính một mảnh tâm hồn mình. “Có ai sống được mà không yêu”, thì cũng mấy ai mà chưa từng trải qua, hoặc là nỗi tương tư tha thiết, hoặc là nhớ mong, hoặc là ôm một giấc mộng tình yêu mãi chẳng thành...Tất cả những điều đó đều có thể tìm thấy trong tâm hồn mỗi con người chúng ta lẫn trong thơ Nguyễn Bính. Trong thơ Nguyễn Bính, tất cả những điều ấy tập hợp và thống nhất tạo nên “hình tượng con người lỡ dở”. Nhà thơ Nguyễn Bính và hình tượng con người lỡ dở “Con người lỡ dở” không phải là một nhân vật, mà là một loại nhân vật, một kiểu nhân vật trong thơ Nguyễn Bính. Đó có thể là một chàng trai thôn quê ôm giấc mộng tình yêu trong nỗi tương tư, có thể là cô gái gửi gắm niềm hi vọng trong cơn mưa xuân và hội chèo làng Đặng, có thể là anh lái đò, là cô hàng xóm,... là tất cả những con người đời thường quanh ta, và đôi khi là chính chúng ta. Con người lỡ dở ấy hiện hình trong những cuộc chia ly, những mặc cảm xa cách; hay lỡ dở trên hành trình từ thị thành tới thôn quê; hay lỡ dở khi ôm ấp một giấc mộng tình yêu không thành… Đọc thơ Nguyễn Bính, vì thế, đôi khi bài thơ kết thúc rồi mà vang đọng lại vẫn là một cái gì vừa nhớ, vừa mong, vừa đợi lẫn chờ, vừa hi vọng đan xen thất vọng. Vọng lại là một chữ tiếc mà thôi: “Mười hai bến nước xa lăng lắc Lầm tự ngày xưa, lỡ tới giờ…” Đọc tiếp: Hình tượng con người lỡ dở trong thơ Nguyễn Bính phần 2
Điểm nhìn không gian Không gian trong tác phẩm có thể xem là không gian rộng lớn vì ông Năm Nhỏ đã rong ruổi hơn 12 năm trên khắp mọi miền, qua bao chợ, đồng, miền quê để tìm con. Nhưng câu chuyện với các sự kiện chính lại được diễn ra tại ngã ba Sương. Điểm nhìn từ ngã ba Sương đã mở ra một khoảng mênh mông, nhiều lựa chọn, nó khác biệt với căn lều như hộp quẹt của ông Năm Nhỏ. Đặt điểm nhìn ở đó ta thấy được sự đối lập giữa biển người rộng lớn với cái bé nhỏ của ông Năm. Ngã ba Sương vừa là địa điểm cụ thể nhưng nó lại mở ra nhiều lối đi và dường như con đường tìm con của ông Năm Nhỏ là vô vọng. Điểm nhìn thời gian Thời gian trong câu chuyện được kể theo trình tự hiện tại – quá khứ - hiện tại. Mở đầu là cảnh ông Năm Nhỏ theo đoàn ca múa nhạc đi tìm con, tiếp đến là kể về sự vụ con Cải bỏ nhà đi và cuối cùng lại quay về cảnh ông Năm trên hành trình tìm con tại ngã ba Sương. Như vậy thời gian có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại tạo thành một vòng tròn lặp lại. Ông Năm dường như bị quanh quẩn trong hành trình của mình mà như tuyệt vọng. Đặt điểm nhìn vào những sự thay đổi thời gian như thế cho thấy được những hi vọng ở hiện tại, hồi ức quá khứ để rồi hiện tại lại bẽ bàng, đau khổ. Sự xoay chuyển trong điểm nhìn thời gian khiến cho nhân vật hiện lên luôn khắc khoải trong nỗi nhớ. à Điểm nhìn hay cái nhìn là phương tiện quan trọng để đi sâu vào tìm hiểu một tác phẩm. Điểm nhìn cho phép độc giả đọc tác phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau và tìm được nhiều tầng ý nghĩa. Thông qua điểm nhìn có thể thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả từ đó làm rõ được nội dung, tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. Kết luận Phân tích điểm nhìn trong một tác phẩm tự sự là cần thiết và đó là một cách khai thác tác phẩm. Vận dụng thi pháp điểm nhìn vào dạy học có thể giúp học sinh chủ động hơn đối với văn bản. Cách làm này làm cho mô hình dạy học định hướng phát triển năng lực được tối ưu hóa và phát huy cao nhất khả năng tư duy của học sinh. Đọc tiếp: Tác phẩm Cải ơi từ thi pháp điểm nhìn phần 1
Điểm nhìn nhân vật + Tác phẩm có sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong. Từ cái nhìn khách quan của người trần thuật biết tuốt sang cái nhìn của nhân vật với suy nghĩ, tâm trạng bên trong. + Điểm nhìn của nhân vật ông Năm Nhỏ: Điểm nhìn của tác giả đã cùng với điểm nhìn nhân vật, dịch chuyển vào trong để khám phá những nỗi lòng sâu kín của một ông già có vẻ dở hơi. Đêm đến ông Năm Nhỏ không ngủ được vì còn day dứt nỗi nhớ con và “hổng biết cách nào tìm cho ra con Cải”. Qua những lời nói thiết tha của ông trong những lần mượn micro của đoàn hát: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con…” chứa đựng biết bao sự buồn rầu, mong mỏi và đầy đau thương. Năm Nhỏ trong lần bị Diễm Thương lừa nhận là con mình cũng thật tội nghiệp. Thoạt nhìn qua ông thật ngốc nghếch nhưng đó chính là nỗi đau bị dồn nén, nỗi mong chờ của ông đã lên cao độ. Trong phút chốc thấy Diễm Thương gọi ba, Năm Nhỏ cười “để miệng muốn méo sao thì méo” rồi tiếp đó ông nghĩ ngay đến cảnh đưa nó về khoe với dân làng Cỏ Cháy và chợt bợt khóc. Cuối cùng ông lại bẽ bàng lau nước mắt trước trò đùa của Diễm Thương. Như vậy có thể thấy trong một đoạn rất ngắn nhưng nhân vật bộc lộ được những biến đổi trong tâm lí rõ rệt. Từ vui mừng khôn xiết đến hạnh phúc vỡ òa và cuối cùng lại thất vọng ê chề. Giọt nước mắt của Năm Nhỏ chính là giọt nước mắt của tình yêu thương, tình phụ tử cao đẹp. Từ điểm nhìn nhân vật Năm Nhỏ thì hành động ăn trộm trâu của ông là có chủ đích chứ không hề “đãng trí” vì muốn được lên tivi mà Năm Nhỏ đã nghĩ ra trò ăn trộm để bị bắt. Ông diễn nét hết hồn nhưng “trong bụng thấy trúng ý” vì sắp được nhà đài về phòng vấn. Một lần nữa ông lại ca bài ca tìm con và dặn nhà đài đừng tắt tiếng: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè, nhà mình ở Cỏ Cháy,…”. Đó chính là lời tha thiết của người cha với mong muốn tìm thấy con của mình mà bất chấp mọi giá. Như vậy qua những hành động, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật ông Năm Nhỏ thì ông không còn là một người dở hơi mà đó là một người cha già mang cho mình những nỗi buồn, nỗi nhớ mong con da diết. + Điểm nhìn của nhỏ Diễm Thương: Với vẻ bề ngoài vô tư và lạnh lùng như thế nhưng Diễm Thương cũng là cô bé chịu nhiều tổn thương và có nội tâm phong phú. Diễm Thương trong trò đùa nhận làm con của ông Năm Nhỏ đã có những lời thoại, hành động như thật. Nó thoảng thốt gọi “Ba!”, sau đó nó “níu tay ông rưng rưng gọi thêm một tiếng Ba tha thiết”. Bản thân Diễm Thương cũng là một đứa trẻ mồ côi nên nó khao khát tìm thấy ba mẹ của mình. Chắc có lẽ sự khao khát đó khiến nó diễn cảnh đấy đạt như vậy. Tiếp theo là trong lần phóng sự đưa tin về các quán nhậu, Diễm Thương điềm nhiên trơ mắt ngó. Nhưng cái điềm nhiên của nó là cố ý, cái nhìn đso như dấu hỏi nao lòng, “tôi đây nè mà ba má ở đua? Có nhận ra tôi không? Có nghe đâu lòng?’’. Đó là dòng độc thoại của chính Diễm Thương. Con nhỏ cũng mong muốn lớn lao là tìm thấy ba mẹ của mình. Từ điểm nhìn là nhân vật Diễm Thương ta thấy thương cho con người này. Bề ngoài là người vô tư, giỡn vô duyên thì đó cũng là một mảnh tâm hồn vỡ vụn đang khát khao một mái ấm gia đình. -> Như vậy với điểm nhìn bên trong được đặt tại các nhân vật thì nhân vật trong truyện được khai thác đa chiều và có chiều sâu. Điểm nhìn nhân vật đã làm cho tác phẩm có nhiều tầng ý nghĩa và sâu sắc hơn. Đọc tiếp: Tác phẩm Cải ơi từ thi pháp điểm nhìn phần 3
Mở đầu Thi pháp văn học đã được ứng dụng trong dạy học bộ môn Ngữ văn trong nhiều năm qua. Hiểu được vai trò của thi pháp trong việc phân tích một tác phẩm nghệ thuật nên nhiều thầy cô lựa chọn hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm từ góc độ này. Đặc biệt với chương trình đổi mới, dạy học theo định hướng phát triển năng lực như hiện nay thì hướng khai thác này càng được chú trọng. Điểm nhìn là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc tác phẩm và là một phạm trù của thi pháp học. Điểm nhìn được hiểu là vị trí để người kể chuyện quan sát, đánh giá các sự vật, hiện tương trong tác phẩm. Vận dụng lí thuyết điểm nhìn vào dạy học một văn bản truyện ngắn cho phép học sinh phát huy cao độ khả năng tư duy theo phương pháp mới và ứng dụng lí thuyết vào thực tế tác phẩm. Về truyện ngắn “Cải ơi!” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Bộ - Nguyễn Ngọc Tư (1976). Tác phẩm nằm trong nằm trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” được phát hành năm 2005. Điểm nhìn tác giả: + Truyện kể theo ngôi thứ 3, người trần thuật là người kể chuyện biết tuốt và trần thuật lại toàn bộ câu chuyện. Với điểm nhìn này cho phép câu chuyện đảm bảo tính khách quan. Câu chuyện kể về ông “Năm Nhỏ” trong hành trình đi tìm đứa con riêng của vợ bị thất lạc được kể lại rất chi tiết. Ông Năm Nhỏ rất yêu thương Cải - con riêng của vợ với chồng trước. Nhưng vì làm mất đôi trâu mà Cải bỏ nhà đi, từ đó cả làng và vợ nghi ngờ, đổ oan cho ông đã giết hại Cải. Ông Năm vì thương nhớ con và bị mang tiếng xấu nên bỏ công đi khắp nơi tìm con. Ông đi hát rong và nhiều lần tìm cách lên tivi để được đưa tin về người con nhưng không thành. Câu chuyện dưới điểm nhìn của ngôi thứ 3 hiện lên đầy đủ các sự kiện trong suốt cuộc đời của các nhân vật. Với điểm nhìn này người đọc có thể dễ dàng nắm được cốt truyện. Câu chuyện được kể tường minh và khách quan nhất có thế. + Tác giả gọi nhân vật bằng tên cụ thể “”Năm Nhỏ”, “Quách Phù Thàn”, “Diễm Thương” gắn với các từ ngữ xưng hô, “ông già”, “con nhỏ”, “thằng” vừa làm nổi bật đặc trưng văn học miền Nam đồng thời cũng thể hiện thais độ gần gũi, dân dã đối với câu chuyện kể. Truyện ngắn nghe như một lời tâm sự đời thường, một câu chuyện bình dị mà chứa chan nhiều cảm xúc về tình cha con. + Từ điểm nhìn bên ngoài này, người kể chuyện có thể quan sát và miêu tả được hình dáng, hành động của nhân vật. “Con nhỏ Thương” tên nghe hay, khuôn mặt không đẹp nhưng bình thản, “lạnh trơ”, không cảm xúc, mái tóc vàng hoe. Nhỏ Thương rất vô tư và dễ thương. Còn ông già Năm Nhỏ lại liện lên với dáng người “khọm rọm” và như một gã dở hơi đi tìm con. Ông làm đủ nghề để kiếm sống và tìm mọi cách để “nhắn tìm con”. Ông nghĩ ra cách để được lên tivi tìm con là ăn trộm trâu để bị bắt. Hành động này xét theo khách quan có thể coi là điên khùng khi mà ông lên tivi phỏng vấn vụ trộm lại chỉ đọc bản tin tìm con. Đọc tiếp: Tác phẩm Cải ơi từ thi pháp điểm nhìn phần 2
Thời gian được trần thuật trong “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” Trong “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” đó là thời gian được tính bằng cuộc đời của cô gái Nilam từ khi cô 16 tuổi đến khi “Chị đào một cái huyệt cho mình, uống hết chai rượu cho say rồi nằm xuống đấy mà lịm đi. Không cần phải lấp đất thì chị cũng biết hôm nay mình sẽ chết.”. Nilam nhân vật chính trong truyện đã trải qua rất nhiều những biến cố, sự việc trong suốt cuộc đời của mình. Những sự kiện, sự việc ấy được gắn với những dấu mốc thời gian: 16 tuổi đi học hộ lí, rồi trở về lấy chồng, sinh ra đứa con gái, bị gia đình chồng ruồng bỏ, bị mẹ chồng tẩm xăng đốt biến dạng khuân mặt. Từ viện về với đứa con gái sinh non Nilam đã giải thoát cho nó khỏi kiếp đời sẽ bị cò kè giá cả, bị tưới xăng lên người đốt, gọn gàng nhanh chóng, đỡ phải đem ra bãi hỏa táng với bao nhiêu thủ tục phiền hà. Trở thành kẻ làm phúc cho bao nhiêu đứa trẻ như thế để rồi lựa chọn cái chết làm cuộc giải thoát cho chính mình. Mặc dù thời gian trần thuật trong truyện vẫn theo cách truyền thống nhưng cách tổ chức thời gian trần thuật của truyện lại có nhiều mới mẻ. Hồ Anh Thái đã khéo léo tổ chức thời gian sự kiện có tính chất dồn dập với những biến cố bất ngờ, liên tục khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, kích thích sự theo dõi của người đọc. Tính cách nhân vật Nilam cũng phát triển theo diễn biến cốt truyện. Từ một cô gái hồn nhiên trong mối tình đầu với chàng Riva, Nilam trở thành nguời phụ nữ nhẫn nhục khi về nhà chồng, sau cuộc cãi vã với mẹ chồng, bị bà ta tưới xăng đốt với khuôn mặt bị biến dạng cô đã trở thành một người khác quyết liệt hơn lạnh lùng hơn. Cô đã tìm cách giải thoát cho đứa con gái bé bỏng của mình và cho bao bé gái khác trong làng một cách vô cảm. Sự giải thoát tất yếu mà cô lựa chọn ngay cả người yêu thương cô nhất cũng không nhận ra cô, là cái chết. Câu chuyện được kết thúc ở thời điểm bất ngờ nhất - Cô gặp lại người cô yêu. Nhưng cũng đứng vào giây phút ấy cô đã giải thoát tất yếu cho mình đó là cái chết. Từng sự kiện một cứ diễn ra theo trình tự thời gian cuộc đời của Nilam. Thời gian cứ dần trôi qua để rồi đến cuối cùng Nilam đã lựa chọn cái chết như cách giải thoát cuối cùng cho cuộc đời của chính mình. Kết luận Thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật trong tác phẩm “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” trùng khít với nhau tạo nên hiệu ứng thời gian nghệ thuật cho toàn bộ tác phẩm. Cuộc đời của Nilam phải trải qua đầy đau đớn tủi hờn cũng chính là số phận đầy bất hạnh của con người Ấn Độ trước hậu quả của tập tục hồi môn. Câu chuyện trải dài theo từng sự kiện trong cuộc đời của nhân vật Nilam để cho người đọc càng rõ hơn về số phận con người cũng như tấm lòng của Hồ Anh Thái đối với con người. Đó là sự thấu hiểu, sự đồng cảm cũng như sự am hiểu văn hóa Ấn Độ của người cầm bút. Đọc tiếp: Thời gian nghệ thuật trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước phần 1
Thời gian trần thuật trong “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” Truyện “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” được trình bày theo trình tự truyền thống: trình tự tuyến tính. Với trình tự này thì các sự kiện, sự việc được sắp xếp theo những trình tự nhất định xoay quanh câu chuyện được kể. Các sự kiện được kể theo trật tự trước sau giúp người đọc xâu chuỗi và kể lại câu chuyện. Những câu chuyện kể theo trình tự này thường xoay quanh cuộc đời số phận của nhân vật chính. Mọi sự kiện diễn ra đều có những tác động nhất định đến hành động, cách ứng xử và lối sống,… của nhân vật. Và các mốc thời gian khi được nhắc tới cũng thường là các mốc thời gian quan trọng, có những tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thwucs, tư duy của con người. Đây là kiểu kết cấu không mới nhưng lại có hiệu quả cao khi nhà văn muốn nhấn mạnh quá trình phát triển của mạch truyện, nhấn mạnh logic, thời gian và đặc biệt diễn tả mối quan hệ giữa các sự việc, sự kiện. Bằng việc trần thuật theo thời gian tuyến tính truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” đã kể về cuộc đời cô Nilam xinh đẹp từ lúc 16 tuổi cho đến lúc qua đời. Với lối kết cấu thời gian này người đọc có thể thấy rõ toàn bộ cuộc đời đầy bi thảm của Nilam. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh cô gái Nilam 16 tuổi đã “làm cho lũ trai làng ngả nghiêng, đi đường thì sa chân xuốn g ruộng, đi cạnh hồ thì sảy chân xuống hồ. Có đứa còn mang sáo đến thổi, thổi mà ngồi dưới gốc cây bồ đề tít tắp đằng xa, đến tai người đẹp thì chỉ còn là tiếng dế kêu hoang vắng.” và cô được gửi lên thủ phủ để học nghề hộ lý. Tại đây cô đã gặp và yêu Riva, nhưng rồi tình yêu, công việc đều trở nên dang dở với cô khi cô phải theo cha mẹ về quê lấy chồng – một kẻ tầm ngẩm tầm ngầm Amar mà không hề có tình yêu. Những tập tục lạc hậu đã cướp đi của Nilam tất cả tình yêu, con cái, gia đình và nhan sắc. Gặp lại người yêu khi đã thân tàn ma dại, hạnh phúc lớn nhất đời dành cho cô là một hình bóng Nilam xinh đẹp vẫn tồn tại trong trái tim những chàng trai yêu cô một thuở. Truyện kết thúc (mở nút) bằng việc Nilam quyết định từ bỏ nơi trần thế với những đau khổ triền miên để tìm đến cái chết một cách nhẹ nhàng thanh thản. Từng mốc thời gian xuất hiện đều lưu dấu những sự kiện trong cuộc đời của Nilam. Tốc độ và nhịp kể trong câu chuyện cứ đều đều như muốn xoáy sâu vào lòng người đọc nỗi đau của cô gái Nilam nói riêng và biết bao người phụ nữ Ấn Độ nói chung. Mỗi hình ảnh được miêu tả chi tiết như ghim vào lòng người từng nỗi đau: Đó là nỗi đau khi “thỉnh thoảng ê chề trên chiếc giường đàn ông, bất động như một xác người bị đâm chết. Bao giờ cũng vào buổi sáng, sau một cái đưa mắt đầy âm mưu của hai mẹ con Amar, sau một cốc sữa tươi tồng tộc vào miệng Amar, được xem như một liều tăng lực cho đàn ông”. Là nỗi đau khi sinh ra một đứa con gái “Sinh một đứa con gái con gái tức là bắt đầu một cuộc ráo riết gom góp hồi mô n cho nó lấy chồng mười mấy năm sau. Cả nhà đều thở dài ngao ngán trước sự khởi đầu không may mắn”. Rồi mang bầu lần 2: “Bà mẹ chồng vào ra gầm ghè. Quân này chỉ đẻ rặt con gái cho mà xem, rồi thành quân ăn tàn phá hại trong nhà bà. Của rẻ mạt, người ta nhận cho với cái giá đổ đi mà còn tính gian lận 10.000 rupi, nhà bên ấy thật đúng là phường lừa đảo”. Nỗi đau khi vì cuộc tranh cãi với mẹ chồng mà biến bị bà tẩm xăng đốt, từ mộ cô gái xinh đẹp gương mặt Nilam biến dạng hoàn toàn và đẻ non đứa con gái. Là nỗi đau khi phải giết chết đứa trẻ, lần lượt lần lượt cả “rừng trẻ con” qua đời bàn tay Nilam bởi cô chẳng muốn chúng phải sống trong cái bầu trời đen như hắc ín, bởi cô coi đó là “làm phúc”. Thời gian quay chậm bao nhiêu. Bạn đọc chua xót bấy nhiều. Cùng là thân phận con người tại sao nỗi bất hạnh lại dồn lên người phụ nữ? Đọc tiếp: Thời gian nghệ thuật trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước phần 2
Tóm tắt: Tìm hiểu và tiếp cận tác phẩm văn học theo góc nhìn thi pháp học ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Hướng tiếp cận này giúp cho độc giả hiểu rõ, hiểu đúng hơn về các tác phẩm văn học theo từng thể loại. Trong đó, tìm hiểu tác phẩm dưới góc nhìn thời gian nghệ thuật cũng là một trong những hướng đi đáng chú ý. Trong tác phẩm “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” tác giả Hồ Anh Thái đã xây dựng thời gian tuyến tính theo các sự kiện diễn ra trong cuộc đời của nhân vật chính Nilam từ năm 16 tuổi cho tới khi cô lựa chọn cái chết để từ đó phản ánh số phận đầy bất hạnh của người phụ nữ Ấn Độ dưới chế độ đương thời. Tuy nhiên, Hồ Anh Thái đã có sự sáng tạo của mình trong sử dụng từ ngữ để tạo nên nhịp độ, tốc độ cho thời gian trong tác phẩm của mình từ đó tạo nên hiệu ứng thời gian phù hợp cho câu chuyện được kể. Từ khóa: thi pháp học, thời gian nghệ thuật, Tiếng thở dài qua rừng kim tước Mở đầu Thời gian nghệ thuật là “một phạm trù nghệ thuật, là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật”. Đó là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ để thể hiện quan niệm về thế giới. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà người đọc có thể cảm nhận được, trải nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tốc độ nhanh chậm khác nhau, với độ dài ngắn khác nhau, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan phụ thuộc vào cảm nhận tâm lí, trạng thái, cảm xúc của con người. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Thời gian nghệ thuật là “phạm trù đặc trưng của văn học”, bởi “Văn học là nghệ thuật thời gian” giúp ta có thể cảm nhận được nhịp điệu cuộc sống mà tác giả miêu tả. “Thời gian là đối tượng, là chủ để, là công cụ miêu tả - là sự ý thức và cảm giác vê sự vận động và đổi thay của thế giowistrong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” (Đ. X. Likhachep). Hồ Anh Thái là một trong số “các nhà văn nổi bật của thế hệ hậu chiến ở Việt Nam.” Tác giả từng tham gia nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng sáng tác văn học mang lại cho bản thân tác giả nhiều thể nghiệm và suy tư “Viết văn tôi được giãi bày, tâm sự nhiều hơn”. Chính vì vậy, Hồ Anh Thái đến với văn học với niềm say mê, yêu thích, và được xem là một trong những cây bút trẻ đầy tài năng của văn học hiện đại. Dưới sự ảnh hưởng của văn học thời đại Hồ Anh Thái luôn làm mới các sáng tác của mình bên cạnh việc tiếp thu các thành tựu nghệ thuật về việc tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật vào trong tác phẩm. Tuy nhiên với tinh thần tiếp thu nhưng không rập khuôn máy móc, Hồ Anh Thái đã có những sáng tạo mới mẻ trong việc tổ chức thời gian nghệ thuật tác phẩm để tạo ra những hiệu quả thẩm mĩ cao. Tiếng thở dài qua rừng kim tước là một tác phẩm xuất sắc của Hồ Anh Thái. Đó là một câu chuyện đầy ám ảnh về những đứa trẻ chưa kịp sống đã phải chết vì món nợ hồi môn sau này. Tác giả đã dựng lên một không gian đầy ghê rợn, đầy âm khí với cái chết của những đứa trẻ. Mỗi đứa trẻ chết được đánh dấu bằng một cây kim tước. Chẳng mấy chốc, một rừng kim tước đã mọc lên... Cùng với không gian đầy trầm buồn thì trong tác phẩm Hồ Anh Thái đã xây dựng hai lớp thời gian chính được chú ý trước hết là thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Không gian và thời gian kết hợp với nhau nhuần nhuyễn đã góp phần lột tả nét văn hóa cổ hủ của Ấn Độ đó là của hồi môn về nhà chồng của các cô gái, số phận của người phụ nữ dưới chế độ đầy hà khắc của Ấn Độ. Đọc tiếp: Thời gian nghệ thuật trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước phần 2
Cũng với giọng điệu mỉa mai kết hợp với sự tương phản so sánh, và xen lẫn giọng kể ngây thơ qua góc nhìn của Bruno, Boyne đã nêu bật sự hồn nhiên của các cậu bé đối lập với thực tại khốc liệt trong cuốn sách. Thomas Gray có một câu nói khá nổi ‘Ignorance is bliss’ (tạm mượn dịch sang tiếng Việt là ‘Ngu si hưởng thái bình’). Đối với Bruno và Shmuel, sự ngây thơ vô tội đã trở thành niềm hạnh phúc của hai cậu bé trong lúc vô tình bị ném vào một thời gian và không gian của nhiều điều đen tối và hiểm ác. Trong phần lớn khoảng đầu của cuốn sách, Bruno và Shmuel có những giả thuyết ngây thơ về những gì đang xảy ra với xung quanh. Tuy nhiên, về cuối cuốn sách, hai cậu bé đã bắt đầu có nhiều giả thuyết với những điều tệ hơn, xấu xa hơn về Auschwitz. Ví dụ, Bruno nói: “Em không biết vì sao chúng ta không được phép sang bên hai hàng rào. Chúng ta có gì không ổn tới mức không được phép sang bên đó chơi?” Câu nói này gợi ý rằng Bruno vô tội và không biết mục đích thực sự của trại tập trung. Cậu bé cũng tin rằng hàng rào ngăn cậu sang bên kia chứ không phải ngược lại. Giọng điệu mỉa mai được sử dụng xuyên suốt cuốn sách, để cho chúng ta thấy sự thật thông qua tâm trí của một cậu bé ngây thơ. Khi Bruno bị thương, cậu bé hỏi Pavel “Nhưng ông là người phục vụ mà.”, “Và ông gọt rau quả cho bữa tối. Làm sao ông có thể cũng là bác sĩ được.” Trích dẫn này củng cố lập trường ngây thơ của Bruno bởi cậu không thể hiểu tại sao một bác sĩ lại trở thành bồi bàn. Nhưng lý do thực sự thì người đọc đã rõ, Pavel không thể hành nghề bác sĩ vì ông là người Do Thái. Boyne đã đặt hai đứa trẻ vô tội vào một thực tế hiểm ác, sử dụng sự tương phản để nhấn mạnh sự trong sáng trong tâm hồn của các cậu bé. Khi Shmuel và Bruno gặp nhau lần đầu tiên, họ phát hiện ra rằng họ có cùng ngày sinh, Bruno nói, “Tớ không có ý bảo là không tin cậu. Ý tớ là tớ rất ngạc nhiên, chỉ thế thôi. Vì sinh nhật tớ cũng là 15.04 và tớ cũng sinh năm 1934. Chúng ta cùng sinh một ngày.” Câu nói này nhấn mạnh ý tưởng rằng Bruno và Shmuel không khác nhau lắm, tuy hai cậu sống ở hai cực đối lập của xã hội Đức Quốc xã, nhưng rõ ràng là Bruno và Shmuel không hiểu sự khác biệt đó. Họ có tâm hồn trong sáng và không tin rằng chủng tộc là nguyên nhân của sự phân biệt này. Kết thúc Chú bé mang pyjama sọc là một cuốn tiểu thuyết cố gắng đi sâu vào một trong những khoảng thời gian đen tối nhất của lịch sử nhân loại, nhưng theo một cách khác biệt, vẫn giữ được sự đáng yêu và vẫn có những khoảnh khắc sưởi ấm trái tim con người. John Boyne đã cho độc giả nhìn nhận về chiến tranh và tình bạn, định kiến và phân biệt, sự hồn nhiên và thực tại khốc liệt dưới một góc nhìn rất khác. Và đây cũng chính là điều khiến cuốn tiểu thuyết này có tầm ảnh hưởng thực sự lớn đến người đọc, cùng với thông điệp mà sẽ tồn tại qua nhiều thế hệ. Trong phần cuối của cuốn sách, Boyne đã viết rằng “Và đó là kết thúc câu chuyện về Bruno và gia đình cậu. Dĩ nhiên toàn bộ truyện này xảy ra cách đây rất lâu rồi và chẳng có chuyện gì giống như thế còn có thể xảy ra nữa. Trong ngày tháng và thời đại này thì không.” Boyne liên hệ đến những xung đột và vấn đề vẫn đang diễn ra ở thực tại, đồng thời ngụ ý rằng những vấn đề về định kiến và phân biệt này vẫn đang nhân rộng khắp nơi. Boyne đã viết một cuốn tiểu thuyết hàm chứa nhiều thông điệp khó hòa hoãn, phức tạp và đầy ẩn ý. Đọc tiếp: Hình tượng tác giả trong Chú bé mang pyjama sọc phần 1
Giọng điệu Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, giọng điệu là “Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…”. Như vậy giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng để nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật. Đồng thời linh hồn của tác phẩm văn học cũng phụ thuộc rất lớn vào giọng điệu, qua đó nó thể hiện đặc trưng phong cách của mỗ i nhà văn. Giọng điệu thể hiện thái độ của tác giả đối với nhân vật, thể hiện quan niệm, cái nhìn về con người và cuộc sống. Cho nên giọng điệu trở thành tâm hồn, gương mặt của tác giả trong tác phẩm. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của văn học, “nó gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện”. John Boyne sử dụng giọng điệu tự sự kết hợp với nhiều thủ pháp nghệ thuật khác để truyền đạt thái độ, lập trường tư tưởng, cảm hứng chủ đạo của mình, mỉa mai sự định kiến và phân biệt đối xử, và đồng thời nêu bật sự ngây thơ hồn nhiên để cho chúng ta cái nhìn đối lập sâu sắc về những trải nghiệm khốc liệt của người Do Thái trong thời kì Đức Quốc Xã. John Boyne khai thác chủ đề định kiến và phân biệt đối xử trong tiểu thuyết của mình thông qua việc sử dụng giọng điệu mỉa mai châm biếm và phép tương phản so sánh. Trong tiểu thuyết của Boyne, mặc dù bằng tuổi nhau, Shmuel vì là người Do Thái nên bị phân biệt đối xử và bị gửi đến trại tập trung, trong khi Bruno tận hưởng sự xa hoa của giới thượng lưu Đức Quốc xã vì có cha là một sĩ quan cấp cao của tầng lớp người da trắng thượng đẳng. Boyne sử dụng lối kể chuyện ở ngôi thứ ba giới hạn để cho chúng ta thấy góc nhìn của các nhân vật về thế giới xung quanh nhân vật chính. Ví dụ, khi Shmuel nhìn thấy Bruno trong bộ đồ ngủ, cậu bé đã nghĩ rằng “Thật là lạ thường. Nếu không phải là vì Bruno còn xa mới gầy gò như nhữngg đứa trẻ ở bên phía hàng rào nó, và cũng chẳng hề xanh xao như vậy, thì thật khó để phân biệt được hai đứa. Gần như thể (Shmuel nghĩ) chúng thực sự giống hệt nhau.” Câu nói này củng cố thêm cho sự thật về việc người Do Thái bị phân biệt đối xử dưới thời Đức Quốc Xã. Giọng điệu chứa đầy sự mỉa mai, châm biếm này lại cho chúng ta thấy được suy nghĩ và niềm tin của một đứa trẻ ngây thơ trong một thực tế khốc liệt hơn nhiều. Bruno ban đầu ghen tị với Shmuel, vì cậu tin rằng “Còn tớ thì không biết tại sao lại bị mắc kẹt ở đây, phía bê n này, chẳng có ai để trò chuyện và chẳng có ai để chơi cùng trong khi cậu có cả tá bạn và ngày nào cũng chơi hàng tiếng.” Câu nói chứa đầy sự châm biếm được sử dụng dưới góc nhìn của Bruno, bởi cậu bé tin rằng ngày nào Shmuel cũng được chơi rất nhiều trong trại tập trung. Tuy nhiên, giọng điệu tự sự đi kèm sự châm biếm này cũng mang lại cho người đọc cảm giác tối tăm hơn nữa về thực tế của trại tập trung. Không chỉ thế, Boyne cũng dùng sự tương phản so sánh trong lời kể để cho thấy chẳng có mấy khác biệt giữa người Do Thái và người da trắng thượng đẳng, và chứng minh sự phân biệt đối xử giữa hai chủng tộc là vô nghĩa đến nhường nào. Phép tương phản được sử dụng rõ ràng trong câu nói khiến người đọc phải suy nghĩ thật nhiều sau: “Chính xác thì đâu là sự khác nhau? Cậu băn khoăn tự hỏi. Và ai là người quyết định người nào mặc những bộ pyjama sọc còn người nào mặc đồn g phục?” Lời tự sự xuất sắc này khai phá tận cùng sự định kiến và phân biệt chủng tộc lúc bấy giờ, đồng thời để lại cho người đọc những suy ngẫm về nguyên nhân của Chủ nghĩa bài Do Thái ở Đức Quốc Xã. Đọc tiếp: Hình tượng tác giả trong Chú bé mang pyjama sọc phần 4
Cái nhìn nghệ thuật Theo cuốn Dẫn luận thi pháp học, cái nhìn có thể xét ở hai phương diện. Một là điểm nhìn của người trần thuật và nhân vật, và hai là cái nhìn thể hiện trong chi tiết khách thể, nơi cái nhìn hướng đến. Điểm nhìn, theo tôi là điểm thú vị và quan trọng nhất trong kết cấu trần thuật của cuốn tiểu thuyết này. Nó được viết ở ngôi thứ ba giới hạn, chủ yếu từ góc nhìn của Bruno, nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ cuốn tiểu thuyết, trần thuật theo tiêu điểm bên trong, theo những gì mà Bruno biết. Điều này có nghĩa là tác giả không sử dụng 'tôi' hay 'chúng tôi' nhưng người đọc có thể tìm hiểu xem nhân vật chính đang nghĩ gì và gần như toàn bộ câu chuyện đều tập trung vào cậu bé. Boyne đã đặt bối cảnh của cuốn tiểu thuyết này trong một không gian và thời gian xảy những điều vô cùng khủng khiếp và kinh hoàng trong lịch sử, đến nỗi gia đình của Bruno không muốn để cho cậu bé biết bất cứ điều gì về chúng. Tất cả điều này giúp người đọc cảm thấy được có mối liên hệ nào đó với Bruno, đồng thời cũng có sự đồng cảm với sự vô tri về hoàn cảnh xung quanh của cậu bé, đồng cảm với những điều xảy ra với chính cậu bé. Dưới điểm nhìn vô cùng ngây thơ và ngờ nghệch của Bruno, John Boyne đem lại rất nhiều điều ẩn ý hơn là những điều mang tính minh bạch trong những lời tự sự vô tri về những tội ác đang diễn ra xung quanh. Cũng có những sai lầm đơn giản mà cậu bé mắc phải, chẳng hạn như nghĩ rằng Auschwitz được phát âm là ‘Ao Tuýt’ (Out-With) và Fuehrer (trong tiếng Đức nghĩa là người thủ lĩnh) được phát âm là 'Fury' (Trong bản dịch của Nhã Nam để là Quốc trưởng, ở đây tôi xin được dùng từ tiếng Anh trong bản gốc). Sự ngây thơ và thiếu hiểu biết này cho phép cậu bé có thể trở thành một người tốt và hạnh phúc mặc dù cậu bé đang ở rất gần trại tập trung, trại tội ác, nhưng cũng có nghĩa cậu bé không làm gì để giúp đỡ hoàn cảnh xung quanh và cuối cùng dẫn đến cái chết của bản thân khi còn rất trẻ. Cái nhìn này cũng giúp tạo thiện cảm của người đọc với Bruno, nhưng phần nào đã bị đẩy đi quá xa ở nhiều đoạn khiến người đọc chỉ cảm thấy cậu bé thật ngu ngốc, và lẽ ra ở độ tuổi đó cậu bé phải cố gắng nhiều hơn để hiểu được hoàn cảnh xung quanh mình, hiểu được vị trí của chính mình. Một biện pháp nghệ thuật khác mà Boyne sử dụng để thiết lập tính trẻ con trong điểm nhìn của Bruno là phép lặp. Ví dụ: các cụm từ như 'Luôn luôn tuyệt đối tránh xa, không có ngoại lệ’ và 'Trường hợp vô vọng' thường được lặp lại khá nhiều trong tác phẩm vì Bruno đã nghe thấy những điều này và cố gắng bắt chước. Cậu bé chỉ lặp đi lặp lại những điều mà cậu đã nghe người khác nói như một chú vẹt vì cậu bé không thể nghĩ gì khác hơn rằng điều này là hết sức bình thường. Một ví dụ đặc biệt sâu sắc là “‘Heil Hitler!’ cậu nói, những từ mà cậu ước chừng là một cách khác để nói, ‘Vâng, tạm biệt, chúc cha một buổi chiều tốt lành.’” Điều này khiến tôi với tư cách là một độc giả tự hỏi liệu mình có khi nào cũng sẽ mù quáng y hệt như Bruno trước thực tế phũ phàng nếu mình cũng được nuôi dạy theo cách đó hay không. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những điều quan trọng nhất mà Boyne muốn độc giả phải suy nghĩ khi đọc cuốn tiểu thuyết. Trong những diễn biến sau này của cuốn tiểu thuyết, Bruno bắt đầu thực dần dần chút một đánh mất sự ngây thơ của mình và học hỏi, hiểu thêm về thế giới xung quanh. Ví dụ, khi cậu bé nói chuyện với Maria về cha mình, và cô hầu gái ấy bắt đầu kể cho cậu bé nghe về cuộc sống trước đây của cô. Cậu bé ấy “lần đầu tiên nhận ra cậu chưa bao giờ nhìn nhận đầy đủ về cô như một con người có đời sống và quá khứ riêng” Nhưng quá trình này không đủ nhanh và triệt để vì sự ngây thơ vẫn dẫn đến cái chết sớm của cậu bé trong phòng hơi ngạt. Tận khi đó, cậu bé vẫn nghĩ rằng mình chỉ đang trong một chuyến phiêu lưu để cố gắng giúp đỡ bạn mình. Và cũng chính vì vậy, điểm nhìn ngây thơ cả Bruno đóng vai trò như lòng dũng cảm, và che chở cậu bé khỏi nỗi sợ hãi trong khi bản thân lâm vào tình thế nguy hiểm, trong cả những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Đọc tiếp: Hình tượng tác giả trong Chú bé mang pyjama sọc phần 3
Tóm tắt: John Boyne là một trong những tiểu thuyết gia thành công và được ngưỡng mộ nhất trong thế hệ của ông. Trong sự nghiệp kéo dài hơn 30 năm, ông đã xuất bản 14 cuốn tiểu thuyết dành cho người lớn, 6 cuốn tiểu thuyết dành cho độc giả nhỏ tuổi và một tuyển tập truyện ngắn. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, Chú bé mang pyjama sọc (The boy in the striped pyjamas), là cuốn sách bán chạy số 1 của New York Times, và được chuyển thể thành phim truyện, vở kịch, vở ballet và vở opera, bán được hơn 11 triệu bản trên toàn thế giới. Tác phẩm nằm trong trong danh sách những cuốn tiểu thuyết kinh điển được xuất bản trên khắp thế giới và được sử dụng trong các trường học trên khắp thế giới để hướng cho độc giả trẻ có thêm cách nhìn và cách tiếp cận về thảm họa Holocaust. Bài viết là sự tổng hợp, kế thừa và học tập những nghiên cứu của các học giả đi trước đã phân tích nghiên cứu về tác phẩm này. Qua việc học tập và đọc lại tác phẩm giúp cho cá nhân hiểu rõ hơn về hình tượng tác giả, mà bình diện được hướng đến là cái nhìn nghệ thuật và giọng điệu trong tác phẩm. Từ khóa: John Boyne; Chú bé mang pyjama sọc; hình tượng tác giả; điểm nhìn; giọng điệu Mở đầu: Chú bé mang pyjama sọc của John Boyne là một tiểu thuyết lịch sử được xuất bản năm 2006, được biết đến rộng rãi trong cả mảng tiểu thuyết dành cho người lớn và dành cho thanh thiếu niên. Tác phẩm miêu tả một cậu bé người Đức, Bruno, có cha là chỉ huy cấp cao của trại tập trung, và tình bạn bất ngờ với một cậu bé Do Thái, Shmuel. Lấy bối cảnh xung quanh trại tập trung Auschwitz trong Thế chiến thứ hai, cuốn tiểu thuyết kết hợp chủ nghĩa hiện thực với ngụ ngôn, tác giả đã sử dụng điểm nhìn của ngôi thứ ba giới hạn và chủ yếu sử dụng giọng điệu mỉa mai, châm biếm, xen lẫn sự ngây thơ non nớt để mô tả các sự kiện dưới góc nhìn của một câu bé chín tuổi. Nội dung: Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, giáo sư Trần Đình Sử đã viết: “Tác giả được hiểu như là một ý thức, một thái độ đạo đức về đời sống, một giọng điệu thì sự biểu hiện của tác giả trong sáng tác là một vấn đề đang được nghiên cứu…Theo chúng tôi, hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu cái nhìn riêng, độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thẩm mĩ; giọng điệu của tác giả thâm nhập vào cả giọng điệu nhân vật; và ở sự miêu tả, có sự hình dung của tác giả đối với chính mình.” Trong bài viết này, tôi xin được đi vào phân tích cái nhìn nghệ thuật và giọng điệu nghệ thuật trong cuốn tiểu thuyết của John Boyne. Đọc tiếp: Hình tượng tác giả trong Chú bé mang pyjama sọc phần 2
Không gian thiên nhiên Trong ‘‘Truyện Genji’’, M.Shikibu không chỉ xây dựng không gian kinh đô xa hoa mà còn kiến tạo không gian thiên nhiên yên bình. Đó là không gian của những ngôi nhà, biển đảo Suma và vùng núi cao Uji,... Hình ảnh những ngôi nhà mở ra với những cành trúc la đà lấp lánh ánh sương mai. Điểm vào trong đó là tiếng côn trùng vo ve rộn rã bên tai xuất hiện nhiều vào mùa thu. Với bản chất lâu đời là yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, vậy nên không gian sống của người Nhật luôn thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên, hòa hợp với cây cỏ. Nằm xa cách với cung đình xa hoa, lộng lẫy, không gian biển đảo Suma mở ra như một thử thách đối với nhân vật khi Genji bị đi đày. Đó là không gian tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời của Genji. Từ một chàng công tử quen sống nơi phồn hoa đô hội với những lâu đài nguy nga, tráng lệ, giờ đây anh ta phải đối mặt với cuộc sống cô đơn đầy rẫy khó khăn nơi thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Giữa bờ biển Suma với mây trời, sóng biển rộng lớn là hình ảnh cô đơn, bé nhỏ của Genji. Qua góc nhìn và tâm trạng đó của nhân vật, không gian vùng biển Suma được phác họa vô cùng sống động. Nơi đây hoang vu, kì vĩ với tiếng sóng biển xô bờ mạnh mẽ, những bãi cát trắng trải dài vô tận: “Biển trải rộng bao la tít tắp xui khiến chàng nghĩ tới những gì đã qua, những gì còn sẽ tới”. Trong không gian biển rộng mênh mông, vắng lặng ấy có khoảnh khắc: “từ ngoài bãi biển vọng tới tiếng nói, tiếng hát của những người đánh cá, những chiếc thuyền nom mờ mờ ảo ảo giống như loài chim biển dập dềnh trên mặt biển hết sức vắng vẻ”. Giữa cái mênh mông của vũ trụ, ngôi nhà nhỏ bé, xinh xắn của Genji nằm trên đảo cách bờ một quãng khá xa: “Những nhà mái cỏ, những hành lang mái sậy nom cũng khá thú vị, trong vườn có rất nhiều hoa màu sắc rực rỡ đã khiến cho Genji có vẻ như một vị khách thần tiên xuống cõi trần chất chứa nhiều nỗi sầu nhân thế”. Không gian thiên nhiên trong ‘‘Truyện Genji’’ của nữ sĩ Shikibu không chỉ mang vẻ hoang vu, hùng vĩ mà còn mang vẻ đẹp thanh tịnh, yên bình. Tiêu biểu chính là không gian núi cao vùng Uji. Nơi đây mang vẻ đẹp trầm lặng với mây mù sương phủ, những dòng sông hiền hòa chảy. Nơi chân núi, cuộc sống con người hòa vào với gió ngàn, mây núi tạo nên một bức tranh đẹp đẽ, cuốn hút lạ thường. Bầu trời đem màn sương phủ vào vạn vật: “Sương xuống bao phủ núi rừng; trên một dải đất ven sông, một bầy hạc đang đứng rỉa lông cánh”. Tựa lưng vào sườn núi là những ngôi nhà nhỏ xinh, thấp thoáng khu vườn tràn ngập cây cối xanh tươi. Cuối góc vườn, những khóm ngải hương mọc tươi tốt, xanh rờn. Đêm đêm ánh trăng rải xuống sườn đồi sau núi. Gió nhẹ thoảng qua mang theo tiếng côn trùng kêu rả rích. Trong cái yên bình, lãng mạn ấy cuộc tình của hai chàng trai trẻ Kaoru, Niou với hai người con gái hoàng tử Tám, sau đó là nàng Ukifune đã âm thầm nảy nở nơi núi cao Uji. Bên cạnh vẻ đẹp lãng mạn, ở vùng Uji còn mang vẻ linh thiêng của những ngôi đền. Nơi đây là đích đến của những người tu hành muốn đắc đạo. Nằm chễm chệ ở đỉnh núi Uji là những ngôi đền được trang trí lộng lẫy, cùng những pho tượng Phật được chạm trổ tinh vi bằng gỗ đàm hương. Đặt cạnh đó là những chiếc đỉnh, khói hương nghi ngút quanh năm trên các mâm hoa sen đủ sắc màu: “Đối với một người muốn sống cuộc sống thanh tịnh thì chốn này có thể chỉ có tác dụng mài sắc thêm quyết tâm của người đó”. KẾT LUẬN Với việc tìm hiểu không gian nghệ thuật sẽ góp phần tạo dựng môi trường tinh thần cho con người, con người được bộc lộ bản thân một cách rõ nét nhất. Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật giúp thể hiện chiều kích tâm hồn con người nghệ sĩ và dấu ấn cá nhân, dấu ấn dân tộc cũng như dấu ấn Vậy là có thể thấy, không gian thiên nhiên trong ‘‘Truyện Genji’’ hiện lên vô cùng đa dạng, phong phú. Có lúc nó mang vẻ hoang vu, hùng vĩ đến rợn ngợp. Có khi lại thanh bình, lãng mạn, thơ mộng y hệt dáng vẻ một bức tranh thủy mặc. Thậm chí cũng có thể uy nghi, linh thiêng đầy thành kính. Chính cái đặc sắc, phong phú của không gian ấy đã góp phần tô đậm giá trị của tác phẩm thời đại. Như vậy, với vai trò vô cùng quan trọng đó của không gian nghệ thuật thì thế giới không gian trong “Truyện Genji” của nhà văn M.Shikibu đã phát huy được tác dụng của nó, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm cũng như tạo dựng được giá trị cao đẹp mà tác giả hướng đến. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Truyện Genji phần 1
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN GENJI CỦA M.SHIKIBU Không gian kinh đô Không gian kinh đô chính là không gian có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm. Không gian ấy xoay quanh những mối quan hệ trong hoàng cung, những người thuộc tầng lớp quý tộc. Đây là nơi mà tác giả có thể tập trung thể hiện chủ đề của truyện, nó kết nối trực tiếp với số phận của các nhân vật. Mở đầu tác phẩm các nhân vật trong truyện thường bắt đầu xuất hiện ở kinh đô. Đến khi tác phẩm kết thúc, họ lại trở về với chính không gian đó. Trong không gian kinh đô, cuộc sống diễn ra muôn hình vạn trạng. Đây là nơi lên ngôi, thống trị của tiền bạc, quyền lực; cũng là nơi diễn ra hàng loạt các hoạt động của đời sống sinh hoạt hàng ngày nơi kinh thành… Chính vì thế, không gian thường được miêu tả với vẻ đẹp huy hoàng, lộng lẫy, hào nhoáng như những bức tranh đầy sống động với mùi hương, ánh nắng, âm thanh... Không gian trong tác phẩm được miêu tả một cách cụ thể, rõ nét. Mỗi khu vườn có từng khoảng sân với những dãy hàng rào nối nhau sắp xếp gọn gàng, theo từng khu, được chăm sóc, cắt tỉa cẩn thận, tỉ mỉ “có một không hai với hoa lá cây cối được uốn tỉa thành nhiều hình khác nhau, một bến thuyền, ánh trăng đùa giỡn trên mặt nước; tất cả tạo thành một bức tranh. Đây là không gian sống xa hoa vương giả của các vương tôn quý tộc, với những tòa lâu đài luôn được trang hoàng lộng lẫy, những con thuyền bồng bềnh trên mặt nước, những con chim cốc được đưa đến để đi bắt cá chép”. Thêm vào đó những lâu đài với lối kiến trúc đặc sắc tạo nên sự kết hợp hài hòa với không gian của khu vườn có cây cối xanh tươi quanh năm, trăm hoa đua sắc, những con suối chảy róc rách đánh vào các tảng đá tạo thành âm thanh như tiếng nhạc… Mỗi góc trong khu vườn sẽ được thiết kế riêng để phù hợp với từng chủ nhân theo sở thích và tính cách riêng. Ví như tại lâu đài Rokujo, mỗi phu nhân sẽ được cai quản một mùa trong khu vườn. Phu nhân Akashi với tính cách trầm lặng sẽ cai quản tại khu vườn phía Tây Bắc với nhiều đồi núi nhân tạo cùng những vườn cúc sẽ tạo nên sắc đẹp rực rỡ trong những ngày đông tuyết rơi lạnh lẽo. Còn phu nhân Akikônomu thì chăm sóc khu vườn mùa thu ở phía Đông Nam với rất nhiều loài hoa sặc sỡ bên cạnh suối nước mùa thu. Còn lại là khu vườn mùa xuân phía Đông Nam và khu vườn sặc sỡ của những loài hoa mùa hè ở phía Bắc… Có thể thấy những không gian ấy tuy đều có nét đẹp lộng lẫy riêng nhưng đã hòa quyện hài hòa với nhau để tạo nên sự gần gũi với thiên nhiên chốn kinh đô hoa lệ Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Truyện Genji phần 3
TÓM TẮT Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là một hiện tượng, một phạm trù nghệ thuật. Nó là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là phương tiện để nhà văn thể hiện một quan niệm nhất định về thế giới. Là tác phẩm tiểu thuyết đầu tiên của nhân loại, ‘‘Truyện Genji’’ của M.Shikibu đã đem đến những không gian nghệ thuật mới mẻ, đặc sắc tạo nên giá trị cho tác phẩm. Trong phạm vi dung lượng có hạn, bài viết tập trung làm rõ ‘‘Không gian nghệ thuật trong ‘‘Truyện Genji’’ của M.Shikibu’’ để thấy được đóng góp to lớn của nhà văn vào thể loại tiểu thuyết. Từ khóa: không gian, nghệ thuật, truyện Genji, M.Shikibu ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những tác phẩm có giá trị của văn chương thời Heian nói riêng, văn chương Nhật Bản nói chung là ‘‘Truyện Genji’’ của tác giả M.Shikibu. Đây là tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự ra đời của thể loại tiểu thuyết. Nó cũng là tác phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những nhà văn hiện đại ở giai đoạn sau. Đặc biệt trên phương diện nghệ thuật, ‘‘Truyện Genji’’ đã đặt cơ sở cho kiểu kết cấu truyền thống trong việc viết tiểu thuyết Nhật Bản. Trong đó yếu tố không gian nghệ thuật đã được tác giả xây dựng một cách đặc sắc, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Truyện Genji phần 2
Cô Gái còn là người hay hoài niệm và trân trọng những kỉ niệm gắn liền với quá khứ. Cô trông coi ngôi nhà mà ông bà để lại. Mặc dù “không có người ở, nhưng cô tôi vẫn giữ nếp sáng mở ra, tối đóng lại như khi ông bà còn sống”. Ngôi nhà này nhiều chỗ bị mọt ăn rỗng, nhưng cô Gái cố gắng vá lại, quyết giữ gìn nó bằng bất cứ giá nào. Bởi lẽ, không đâu khác, chính căn nhà này là nơi ghi lại dấu vết của các thế hệ đi trước, nơi lưu giữ những kỉ niệm từ khi cô còn nhỏ đến hiện giờ. Vậy nên, có những hôm, cô ngồi im lặng giữa gian nhà, có khi lẩm bẩm điều gì đó, mà cũng có thể cô đang “nói chuyện với những người vô hình, những người đã sống trong ngôi nhà này”. Cô Gái xúc động khi nghe cô Thiệp, cô Mỹ nhắc lại những chuyện quá khứ, chuyện hồi nhỏ cô Thiệp làm vỡ cốc rồi bị mẹ mắng, chuyện con Vàng được ông mang về nuôi rồi khi ông mất nó cũng buồn bã đi theo, chuyện bố Thư hồi nhỏ đi tắm sông suýt chết đuối… Những kỉ niệm ấm áp ngày xưa đó đã đánh thức trái tim của cô Gái, “những giọt nước mắt chân thành bỗng ứa ra, chảy trên đôi gò má”, cô tiếc nuối tuổi thơ đã qua. Dường như lớp vỏ bọc lạnh lùng, vô cảm của cô đã bị tháo gỡ, lúc này cô Gái hiện lên thật dịu dàng, hiền hậu và đẹp đẽ. Cô Gái còn là người gìn giữ những giá trị văn hóa từ lâu đời. Cô “trông nom nhà cửa, bằng mọi cách cứu lấy nó, không cho nó trôi tuột vào quá khứ, không cho nó mất đi dáng vẻ bề ngoài”. Ngôi nhà ấy, không chỉ là nơi chứa đựng những kỉ niệm mà còn là nơi lưu dấu văn hóa của vùng miền. Từ cấu trúc đến cách sắp xếp, bày biện đồ vật bên trong ngôi nhà đều được cô Gái giữ nguyên như thời ông bà còn sống. Gia đình theo đạo Thiên Chúa, bởi vậy, cô vẫn đều đặn thực hiện các lễ nghi như làm dấu, đọc kinh, cầu nguyện, xưng tội,… Cô gìn giữ những món được xem là “bảo vật” (tóc thánh, xương thánh) và cảm thấy tự hào vì chỉ gia đình mình có thứ này. Công việc của cô là bán thuốc viên. Nghề thuốc được truyền từ thời kị cho cụ, từ cụ cho ông, rồi từ ông sang bác Linh, nhưng bác Linh lên tỉnh nên bỏ nghề. Cô Gái thấy tiếc nuối nên quyết định làm. Mặc dù không được truyền nghề, nhưng bằng vốn liếng có được khi giúp ông làm thuốc, cô lựa chọn gắn bó với nghề này. Cô ý thức được sự quý giá của những bài thuốc cổ truyền và thấy rằng mình cần có trách nhiệm gìn giữ nó. Cô trăn trở về việc tìm người nối nghề thuốc của gia đình. Với cô, làm cái nghề này cần có tâm, vì nếu không may truyền cho người xấu để họ lợi dụng “bắt chẹt làng nước thiên hạ, mình hóa ra có tội”. Như vậy, trái với vẻ ngoài lạnh lùng, keo kiệt, sâu bên trong cô Gái là người có tấm lòng nhân hậu, bao dung, là người biết trân quý những giá trị sống. Điều đó cũng được cậu bé Thư nhận thấy: “Thực ra, cô Gái tôi không phải người ác. Bên trong vẻ ngoài khắc khổ, nghiệt ngã, ẩn náu một trái tim tốt lành.”. Phải chăng, khi đứng trước cuộc sống bề bộn, con người thường bộc lộ vẻ xấu xa, đáng ghét, nhưng sâu thẳm trong họ vẫn giữ được bản tính lương thiện của con người. Kết luận Như vậy, con người trong quan niệm nghệ thuật của Vũ Thư Hiên gồm có hai mặt đó là con người xù xì, gai góc đương đầu với khó khăn thử thách và con người nhân hậu, khoan dung, bảo vệ những giá trị truyền thống lâu đời. Có lẽ, quan niệm nhà văn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ quan niệm truyền thống về con người, coi trọng vẻ đẹp phẩm chất hơn là vẻ đẹp hình thức: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.” Từ đó, nhà văn Vũ Thư Hiên lên tiếng ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của con người, dù hoàn cảnh có ra sao đi chăng nữa thì họ không bao giờ đánh mất đi sự lương thiện, phần “người” của mình. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Miền thơ ấu phần 1
Con người khoan dung, trân trọng với những giá trị sống Con người trong sáng tác của Vũ Thư Hiên hiện lên với vẻ ngoài xấu xa, đáng ghét nhưng bản chất bên trong lại nhân hậu, đáng quý. Bề ngoài, cô Gái tỏ ra là một người lạnh lùng, khó gần nhưng cũng có những khi cô quan tâm và yêu thương người khác. Cô yêu quý người em trai út (bố Thư), vậy nên khi nghe tin em bị bắt giam cô đau buồn và rơi nước mắt. Cô quyết định nhận nuôi Thư, mặc dù trước đó cô chẳng hề quan tâm đến cậu, nhưng có lẽ vì cậu là máu mủ ruột thịt và cũng vì cô thấy thương cho hoàn cảnh của cậu. Cô Gái thấu hiểu được tâm tư, nỗi niềm của người cháu khi phải sống xa gia đình. Cô biết Thư nhớ nhà, cô thương nhưng lại lúng túng không biết làm thế nào cho cậu khuây khỏa. Cô cố gắng nhớ lại những trò chơi thuở thơ ấu của mình để bày cho Thư chơi như đập ruồi làm mồi cho kiến tha, bắt bọ ngựa cho chúng đấu kiếm, gấp thuyền giấy thả xuống ao, đi câu công cống. Nhờ những trò chơi đó của cô mà Thư vơi đi nỗi nhớ, bắt đầu làm quen với cuộc sống ở vùng quê này. Những việc cô làm đó của cô xuất phát từ tấm lòng nhân hậu. Bởi nếu không yêu thương một ai đó, thì ta sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến cảm xúc của họ. Cô Gái kể cho Thư nghe những câu chuyện thời ông bà nội còn sống, đó là chuyện ông nhắc nhở các con cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, chuyện ông chăm sóc vườn cây, chuyện ngày bé ông bà cho kẹo khi bố Thư buồn… Chính những câu chuyện vụn vặt đó đã gắn kết tình cảm hai cô cháu lại gần nhau hơn. Cô không còn gọi Thư là “mày” lạnh lùng như ngày trước, mà chuyển sang gọi là “cháu”. Không chỉ yêu thương người thân trong gia đình, cô Gái còn dành tình thương cho những người nghèo khổ. Khi bán thuốc ở chợ mà gặp người bệnh nghèo, cô sẵn sàng cho không mà chẳng lấy của họ đồng nào. Cô Gái cũng thương hoàn cảnh của ông Nhiêu Tuất, nhà nghèo, lại bị vợ bỏ, con cái đi làm ăn xa ít khi gửi thư về. Lắm lúc cô tức giận thay ông: “Cái thằng con nhà Nhiêu Tuất không thấy gửi gì cho bố, quân bất hiếu bất mục” rồi lo lắng “không biết ông lão lấy gì ăn”. Thế rồi cô lại bảo Thư “mang sang cho ông Nhiêu Tuất một rá gạo”, nhờ đó mà ông cầm hơi chờ được tiền con trai gửi về. Với chú Khóa, khi biết Thư lén lút mang gạo cho chú, cô cũng không quát mắng. Đặc biệt, lúc chú Khóa mất, cô bỏ tiền cho người khiêng chú đi chôn và đóng tiền vào nhà xứ “để xin một lễ Mi-sa mồ cầu cho linh hồn chú”. Trong nạn đói, ông Phó Mã dắt hai đứa con đến nhà cô Gái xin ăn. Một lần nữa, Thư lại lén lút mang gạo cho ông lão. Khi biết tin, cô Gái “khen cháu sáng dạ”, cô còn sợ “thằng cháu ở nhà không biết san sẻ với người đói”. Từ những việc làm ở trên, ta chẳng còn thấy một cô Gái keo kiệt, bủn xỉn mà là một người có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Tấm lòng đó thật đáng trân trọng! Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Miền thơ ấu phần 5
Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Vũ Thư Hiên trong tiểu thuyết “Miền thơ ấu” thông qua nhân vật cô Gái Cô Gái là chị cả trong gia đình có bốn chị em. Dưới cô Gái là cô Thiệp, cô Mỹ và chú Tư (bố của Thư). Cô Gái sống trọn đời đồng trinh (không chồng, không con cái) trong ngôi nhà cũ kĩ từ thời cụ kị để lại, các em của cô người thì đi lấy chồng xa, người thì chuyển lên thành phố sống, thành ra một mình cô trông nom nhà cửa, vườn tược. Con người bày ra vẻ ngoài xấu xa, đáng sợ để đối mặt với cuộc sống Trong sáng tác của mình, Vũ Thư Hiên quan niệm con người thường trưng ra ngoài bộ dạng xấu xa, đáng sợ để đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bởi đó là cách họ xây dựng lớp vỏ bọc cho mình khỏi những ảnh hưởng ngoài xã hội. Trong tiểu thuyết “Miền thơ ấu”, tác giả xây dựng nhân vật cô Gái với vẻ ngoài lạnh lùng, đáng sợ. Cô có “vóc người cao lớn, xương xẩu, dáng đi thẳng đuột, bộ mặt quàu quạu, cái nhìn chê bai và soi mói, giọng nói lạnh lùng”. Có lẽ bộ mặt và ánh nhìn cau có, khó chịu đó là một trong những lí do khiến mọi người sợ hãi, tỏ ra e ngại mỗi khi gặp cô. Ngày đầu Thư mới về quê sống, cô gọi cậu bằng chất giọng lạnh lùng, cùng “cái nhìn soi mói, xa lạ, phán xét như nhìn một con vật vừa mua” khiến cậu run sợ, phải ngoan ngoãn nghe lời cô. Cũng chính thái độ lạnh lùng đó, khiến mẹ con cô Thiệp mới về chơi phải lúng túng, sợ sệt, cố gắng làm mọi thứ để cô Gái hài lòng. Hay như khi ông Phó Mão đến nhà xin gạo, ông cũng rào trước với Thư xem cô Gái có nhà hay không. Khi nhận được thông tin cô đã ra ngoài, “ông thở phào nhẹ nhõm”,những lo sợ trong lòng cũng tan biến. Dường như mọi người đều sợ cô Gái, cố gắng né tránh hoặc tìm cách làm cô hài lòng. Bộ dạng xấu xa, đáng ghét còn được thể hiện qua tính keo kiệt, bủn xỉn của nhân vật cô Gái. Cô sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo khó, chính hoàn cảnh đó đã tác động đến lối sống của cô. Việc ăn uống và chi tiêu của cô hết sức hà tiện: đong gạo nấu cơm thì chỉ lấy cho vừa đủ; hằng ngày cô chỉ ăn cơm với cá rô kho và “rau muống luộc chấm mắm cáy”; cô ít khi dùng đến diêm, thường thì để lửa bằng đống rấm, nếu rấm tắt thì sang nhà hàng xóm xin lửa, một que diêm cô chẻ làm đôi để dùng dần,… Lối sống hà tiện đó khiến mọi người e dè khi muốn nhờ vả hay xin cô thứ gì. Cô Gái còn là người hay ngờ vực và đề phòng, cô lo sợ mọi người trộm tài sản của mình. Nếu sự nghi ngờ ấy với những người xa lạ thì đó là lẽ đương nhiên. Ấy vậy nhưng, cô lại đề phòng ngay cả những người thân trong gia đình. Bằng chứng là, trong mấy ngày cô Thiệp về chơi, cô Gái đã nhắc nhở Thư cần phải cảnh giác: “Coi nhà cho kĩ, cô Thiệp đi một bước là phải theo một bước, kẻo cô táy máy nghe chửa?”. Rồi cả khi cô Gái tuyệt vọng, gào góc vì lũ mối gặm nhấm số tiền tiết kiệm của mình, Thư chạy vào an ủi, động viên, thậm chí giúp cô tìm lại những đồng bạc hoa xòe và những tờ tiền chưa bị mối đụng đến. Tuy nhiên, khi thấy cậu ngồi trước hàng xấp tiền giấy, cô lại tỏ ra ngờ vực, “vội chạy đến”, gạt cháu ra, rồi “hấp tấp cài then cửa”. Hỡi ôi! Của cải vật chất đã che mờ tình thân ruột thịt, nó khiến con người ta trở nên ích kỉ, keo kiệt hơn, nó làm người ta hoài nghi, đề phòng cảnh giác với chính người thân của mình. Thật đáng buồn! Vốn là người kĩ tính, hay soi xét, cô Gái cảm thấy khó chịu khi con cháu trong nhà nhận đồ của người khác. Khi thấy cô Nhung dấm dúi cho Thư mấy củ khoai lùi hay bắp ngô nướng, cô Gái “coi đó là sự phỉ báng lặng lẽ với bà”. Hay khi cô Thiệp được bạn bè trong xóm cho đồ, cô Gái không cho nhận và phản ứng một cách gay gắt. Với cô việc nhận sự giúp đỡ, hay ân huệ của người khác là một hành động “bêu xấu gia đình”, đánh mất lòng tự trọng, giống như kẻ ăn xin được người khác ban phát, bố thí cho. Cô Gái không chấp nhận việc hạ thấp bản thân mình nhưng điều đó lại vô tình làm tổn thương đến người khác. Người ta sợ không dám cho và cũng chẳng dám nhận thứ gì từ cô, họ sợ sự cay nghiệt của bà. Ở đời, con người ta thường hay so đo, tính toán với những người xung quanh, bao giờ cũng sợ bản thân thua kém họ. Và thế là họ tìm mọi cách khiến cho mình nổi bật hơn kẻ khác. Sự xấu xa và đáng ghét đó được thể hiện rất rõ trong nhân vât cô Gái. Cô hay hơn thua với những bà cô cùng cảnh như mình – không lấy chồng – đó là cô Oanh và cô Nhung. Khi thấy cô Oanh cho Thư bánh, cô Gái cũng gói bánh cho cậu ăn rồi tò mò muốn biết bánh của ai làm ngon hơn. Rồi cả khi cô kể chuyện ma cho mấy đứa cháu nghe, cô cũng muốn biết giữa cô, cô Nhung và cô Oanh ai kể hay hơn. Khi nhận được câu trả lời hài lòng, cô Gái “hởi lòng hởi dạ”, “mỉm cười sung sướng”, thế là cô kể hết chuyện này đến chuyện khác mà không thấy mệt. Như vậy, ở cô Gái hội tụ những tính cách tiêu biểu như lạnh lùng, keo kiệt, hoài nghi, so đo, tính toán,... Có lẽ, sự nghèo khó của làng quê, sự cô đơn khi phải gồng mình gánh vác trách nhiệm trông nom gia sản của ông bà để lại đã khiến cô trở nên xấu xa, đáng ghét và khó gần. Chính môi trường và hoàn cảnh sống đã nhào nặn con người ta trở nên xù xì, gai góc để chống chọi với những “phong ba bão táp” của cuộc đời. Đứng trước cuộc sống bề bộn, muôn màu muôn vẻ, nếu con người hèn nhát thu mình lại thì rất dễ bị kẻ mạnh hơn bắt nạt và chèn ép. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Miền thơ ấu phần 4
Vài nét về nhà văn Vũ Thư Hiên và tiểu thuyết “Miền thơ ấu” Nhà văn Vũ Thư Hiên Vũ Thư Hiên sinh năm 1933 tại Hà Nội, bút danh là Kim Ân. Cha ông là Vũ Đình Huỳnh và mẹ là Phạm Thị Tề đều là thành viên của Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội – tiền thân của Đảng cộng sản Đông Dương. Năm mười ba tuổi, ông tham gia đội tuyên truyền xung rồi trở thành người lính năm mười sáu tuổi. Trong thời gian này, tài năng văn chương của ông dần được bộc lộ. Năm 1953, Vũ Thư Hiên sáng tác vở kịch “Lối thoát”, đây là tác phẩm giúp ông gia nhập vào làng văn nghệ kháng chiến. Sau đó, Vũ Thư Hiên được mọi người biết đến nhiều hơn nhờ dịch “Bông Hồng Vàng” và tập truyện ngắn của nhà văn Nga K.G. Paustovsky. Tuy nhiên, đến truyện ngắn “Đêm mất ngủ” và kịch bản “Đêm cuối cùng, ngày đầu tiên” thì ông bị gán cho tội bất mãn chế độ, không lập trường giai cấp và bị đẩy vào tù. Năm 1976, ông ra tù rồi tiếp tục dịch sách, viết truyện và kịch. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông sau năm 1975 như Luật rừng, Khúc quân hành lặng lẽ, Miền thơ ấu, Đêm giữa ban ngày. Tiểu thuyết “Miền thơ ấu” “Miền thơ ấu” được Vũ Thư Hiên sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt, đó là vào thời gian ông bị bắt giam. Vũ Thư Hiên chia sẻ, mùa đông năm 1967, giữa cái lạnh buốt giá, ngồi trong xà lim không có lò sưởi, không có quần áo ấm, ông bỗng cảm thấy rất nhớ quê hương. Có lẽ, cái mùi khói cay nồng từ đống lá mà công nhân quét đường đốt lên để sưởi ấm bên kia bức tường đá của nhà ngục, bay vào trong xà lim đã đánh thức những kí ức về thời thơ ấu của nhà văn. Bởi vì, ở quê của ông, người ta cũng thường đốt những đống rấm như thế để ngăn sương muối không hạ xuống vườn rau. Bằng tình yêu và nỗi nhớ da diết về quê hương, Vũ Thư Hiên đã quyết định viết một cuốn sách về cái làng quê nghèo khó ấy, nơi chứa đựng biết bao kỉ niệm đáng nhớ của tuổi thơ. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình từ mùa thu năm 1969. Lúc đầu, ông viết trên vỏ bao thuốc lá, giấy kẹo, trên những riềm báo cũ bằng hai cái ruột bút. Những mẩu bản thảo được gia đình bí mật đưa ra ngoài và tập hợp thành một bản hoàn chỉnh. Sau khi Vũ Thư Hiên ra tù, mãi tới năm 1987 cuốn sách mới được nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh in ra. Cũng trong năm này, “Miền thơ ấu” đạt giải A, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho hạng mục tiểu thuyết. “Miền thơ ấu” kể về cậu bé Thư 7 tuổi sống cùng gia đình ở Hà Nội vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XX. Nhưng vì một biến cố đặc biệt – bố cậu tham gia hoạt động cách mạng bí mật rồi bị bắt – cậu phải về quê sống với cô Gái (chị cả của bố). Đó là một làng quê bùn lầy nước đọng ở vùng chiêm trũng Bắc Bộ, một xứ đạo Công giáo thuần thành. Mới đầu về, cậu bị cô Gái bắt học kinh bổn, cầu nguyện, đi nhà thờ,… rồi được cô dẫn đi chào hỏi các cô bác xung quanh. Dần dần, cậu cũng quen với cuộc sống làng quê, đi câu cá, tập bơi, tụ tập cùng các anh chị nghe kể chuyện ma, lén lút mang gạo cho người nghèo,… Những điều này đã trở thành một phần kí ước khó phai trong tâm hồn của cậu bé Thư. Mỗi nhân vật trong truyện đều có hoàn cảnh, tính cách và số phận riêng, cô Gái là một con chiên ngoan đạo, sống trọn đời đồng trinh, tính keo kiệt, bủn xỉn nhưng lại thương người nghèo, cô Thiệp nhút nhát, cố gắng làm mọi thứ để vừa lòng mọi người, chị Phương hiền lành, cam chịu gánh vác công việc của gia đình, ông Nhâm Tuất bị vợ bỏ, con trai đi làm ăn xa ít thư từ gửi về… Ở cái làng quê ấy, con người tuy nghèo khó, vất vả, dù đôi khi họ đỗi đãi với nhau nghiệt ngã, tủn mủn, nhưng ẩn phía sau là vẻ đẹp mộc mạc, chân chất, là tấm lòng nhân hậu, bao dung. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Miền thơ ấu phần 3
Tóm tắt Quan niệm nghệ thuật về con người là hướng tiếp cận và khám phá những giá trị bề sâu trong một tác phẩm mà nhà văn muốn truyền đạt. Trong tiểu thuyết “Miền thơ ấu”, thông quan xây dựng hình tượng nhât vật cô Gái, nhà văn Vũ Thư Hiên cho thấy quan niệm về con người của ông đó là con người mang vẻ bề ngoài xấu xa, đáng ghét nhưng ẩn chứa bên trong là một tâm hồn đẹp đẽ và lương thiện. Từ khóa: quan niệm nghệ thuật, con người xấu xa, con người lương thiện. Mở đầu Quan niệm nghệ thuật là yếu tố đặc biệt quan trọng chi phối đến quá trình sáng tác của nhà văn. Việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người là cách khám phá những thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm của mình. Trong bài viết này, tôi xin đi vào tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Vũ Thư Hiên trong tiểu thuyết “Miền thơ ấu”. Việc nghiên cứu này có thể xem như một góc nhìn mới về con người trong sáng tác của Vũ Thư Hiên. Nội dung Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu cách cắt nghĩa, cách lí giải, cách cảm nhận về con người của nhà văn nhưng được thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua hệ thống các phương tiện nghệ thuật.a Đối tượng trung tâm của văn học là con người, dù tác phẩm đó có trực tiếp viết về con người hay không, hay chỉ viết về đồ vật, con vật, cây cối,… thì ẩn sau nó vẫn có hình bóng của con người. Câu chuyện nhà văn viết là câu chuyện về cõi nhân sinh. Mỗi thời đại, mỗi nhà văn khác nhau, lại có những quan niệm khác nhau về con người. Dù số lượng nhân vật có phong phú đến đâu thì đều chịu sự chi phối chung về quan niệm con người của nhà văn. Bản thân mỗi nhà văn quan niệm nghệ thuật về con người cũng có sự thay đổi qua các thời kì. Vì vậy, muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn nào thì ta phải đi vào khám phá, khảo sát tác phẩm của nhà văn đó. Việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn có vai trò rất quan trọng. Thứ nhất, nó làm nổi bật tính chủ thể, vai trò chủ thể của nhà văn trong việc miêu tả nhân vật. Thứ hai, nó là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính nhân văn của một nền văn học. Thứ ba, nó cũng là tiêu chí để đánh giá sự đổi mới của một nền văn học, một giai đoạn văn học. Cuối cùng, việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người sẽ đánh giá được sự đóng góp của nhà văn, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò và tài năng của nhà văn trong nền văn học đó. Quan niệm nghệ thuật về con người được thể hiện trong toàn bộ tác phẩm, nhưng tập trung nhiều nhất là việc miêu tả nhân vật. Nói cách khác, nhân vật chính là phương tiện để thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Trong bài viết này, tôi xin đi vào tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Vũ Thư Hiên trong tác phẩm “Miền thơ ấu” thông qua nhân vật “cô Gái”. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Miền thơ ấu phần 2
MỞ ĐẦU Người ta thường nói “Văn học là nhân học”. Môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục tình cảm, tư tưởng cho học sinh. Bàn về vấn đề này, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng cho rằng “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mìn h suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, snags tỏ, chính xác, làm nổi bật được điều mình muốn nói”. Chương trình môn Ngữ văn lơp 6 cấp Trung học cơ sở (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm mục tiêu hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc và viết với hệ thống văn bản được kết nối chặt chẽ trên cả trục chủ đề và trục thể loại. Học sinh được phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ cũng như các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và sáng tạo. Đồng thời cũng bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất chủ yếu được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đặc biệt là những phẩm chất gắn với đặc thù của môn Ngữ văn như: khoan dung, lòng nhân ái, tinh thần trượng nghĩa, tình yêu quê hương đất nước,… Trong đó việc đọc hiểu các văn bản truyện đồng thoại có vị trí rất quan trọng góp phần rát lớn trong việc hình thành các phẩm chất năng lực cho người học. Việc dạy học Văn theo tinh thần Thi pháp học là xu hướng chung của thế giới. Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện việc này. “Hình tượng thế giới” không chỉ có nhân vật mà còn có thời gian, không gian. Thi pháp học chỉ chú ý những chi tiết thời gian, không gian nào có ý nghĩa, góp phần thể hiện cuộc sống con người, chúng vừa mang tính quan niệm lại vừa như thủ pháp nghệ thuật (lấy cảnh tả tình). Không gian và thời gian thường gắn liền, chi phối, cộng hưởng lẫn nhau tạo ra một “thế giới mang tính quan niệm”. Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành chứa đựng rất nhiều tri thức về Thi pháp học, trong đó nổi bật nhất là văn bản “Hoàng tử bé”. Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: vận dụng thi pháp học (không gian, thời gian, nhân vật) vào dạy học văn bản truyện đồng thoại "Hoàng tử bé" với mục tiêu đưa thi pháp học vào giảng dạy văn bản này. KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI "HOÀNG TỬ BÉ" Cũng như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không không gian ba chiều: rộng, xa, cao và chiều thứ tư là thời gian, không gian nghệ thuật luôn gắn với thời gian, mở ra với thời gian, và cũn g có các chiều ấy, nhưng có thêm điểm nhìn chủ quan của con người, tạo thành một mô hình thế giới, mang đậm tính chất thẩm mĩ, xã hội, màu sắc cảm xúc, tưởng tượng, không giống với không gian trong thực tế và đặc biệt, nó là không gian tạo ý nghĩa, mang quan niệm nhất định. Không gian trong nghệ thuật là đại lượng hữu hạn. Tính vô hạn chỉ là viễn cảnh, còn không gian hoạt động của nhân vật luôn là hữu hạn. Mặt khác, không gian nghệ thuật có tính gián đoạn. Nhà văn không thể và không cần miêu tả toàn bộ tính liên tục của không gian, mà chỉ chọn lấy những gì quan trọng, tiêu biểu đối với hoạt động của nhân vật. Không gian nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm qua các cặp đối lập như trên – dưới, đây – đó, trong – ngoài, cao – thấp, to – nhỏ, rộng – hẹp, quê mình – quê người, phải – trái, lên – xuống, vô hạn- hữu hạn…; các biểu tượng không gian như mặt đất - bầu trời, núi cao – biển rộng, ngôi nhà - cánh đồng, con đường – làng quê, dòng sông – bến nước… Từ một trải nghiệm vô nhân đạo và quá sức - trải nghiệm đã biến cả nhân loại với một định mệnh và lịch sử vô cùng phức tạp thành một thuật toán rồi sau đó thành một nạn nhân – Saint Exupery muốn giải cứu con ngườii chứ không phải những số liệu thống kê. Những số liệu thống kê có thể là bất cứ người nào trên địa cầu bị ám ảnh với việc tôn sùng “đếm”, đếm những vì sao nếu đó là nhà du hành vũ trụ hay là lợi nhuận nếu đó là một doanh nhân. Cách để thưởng thức “Hoàng tử bé” đủ đầy nhất chính là coi nó như là một câu chuyện ngụ ngôn được mở rộng về thể loại và sự ngu ngốc của trừu tượng - cùng với đó là sức mạnh và sự chua chát đến từ việc Saint-Exupery làm kịch tích hoá sự đấu tranh chống lại sự trừu tượng không như là một vật thể triết học mà như là một câu chuyện về cái chết - sự sống. Cuốn truyện di chuyển từ cổ tích và hài kịch đến bi kịch kì bí, đi từ thiên thạch đến sa mạc để khẳng định một điều luôn tái diễn: Bạn không thể yêu hoa hồng nói chung, bạn chỉ có thể yêu một bông hồng mà thôi.