Tóm tắt:
Giai đoạn lịch sử đất nước những năm 1930- 1945 có những biến đổi sâu sắc, đó là những năm tháng đất nước ta chìm vào một xã hội rối ren, đen tối về kính tế, chính trị cũng như những kiến trúc thượng tầng. Nền kinh tế kiệt quệ dưới ách thực dân phong kiến khi chế độ sưu thuế, chế độ bắt phu bắt lính của thực dân Pháp và chế độ Phong kiến suy tàn. Xã hội Việt Nam là một địa ngục, khắp nơi nạn đói hoành hành, bọn đầu trâu mặt ngựa tác oai tác quái, cái chết treo lơ lửng trên đầu mỗi người và khủng khiếp nhất là nạn đói vào mùa xuân năm 1945- hơn 2 triệu người chết đói. Những thế lực thống trị mẫu thuẫn nhau: mâu thuẫn giữa thực dân với phong kiến; mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản, mẫu thuẫn giữa tư sản với thực dân… Những lực lượng đối kháng cách mạng giao tranh, có những chiến tuyến rõ rệt như cách mạng, phản cách mạng; có những nhà yêu nước nhưng không có phương hướng, có những người bang quang, lẩn trốn, có những người đi theo tầng lớp thống trị của thực dân…
Đặt vấn đề:
Hoàn cảnh xã hội ngày càng có những thay đổi khi giai cấp tư sản: từ lực lượng tiến bộ chống đối phong kiến, quay sang bóc lột giai cấp công nhân, nhân dân lao động; giai cấp công nhân trở thành một lực lượng độc lập chống giai cấp tư sản; tầng lớp tri thức tư sản cấp tiến chứng kiến sự đối lập giữ hai giai cấp đưa hiện thực vào tác phẩm. Có thể thấy giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930-1945 ra đời trong hoàn cảnh xã hội chịu đựng sự tác động của các yếu tố xã hội đó, phương pháp sáng tác hiện thực phê phán có những nguyên tắc sáng tác riêng và truyện là loại thể phù hợp với những nguyên tắc ấy nên nó phát triển và đạt nhiều thành tựu.
Không gian nghệ thuật trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930-1945
Không gian nghệ thuật trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930- 1945 được các nghệ sĩ lấy hiện thực làm đối tượng phản ánh. Tuy nhiên họ chỉ thấy hiện thực u ám, đen tối nên cảm hứng chủ đạo của họ là phê phán xã hội. Họ nguyện làm thư kí trung thành của thời đại nên các nghệ sĩ chủ yếu tái hiện hiện thực một cách khách quan, chân thực theo tinh thần như nó vốn có. Bên cạnh đó, ta còn thấy sự đối lập giữa các miền không gian trong văn học hiện thực phê phán đó là không gian tươi đẹp của thiên nhiên và không gian ngột ngạt, tù túng của con người; đối lập giữa cõi thanh (khát vọng sống của con người) và cái tục (một xã hội đen tối). Nhà văn phê phán trật tự xã hội, tác giả cũng mơ ước về một xã hội công bằng dưới con mắt nhân đạo, qua đó các nghệ sĩ ngoài cảm hứng phanh phui và phê phán trật tự xã hội họ còn phát hiện ra vẻ đẹp của con người.
Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 phần 2