Tóm tắt: Thi pháp học là khuynh hướng nghiên cứu văn học đã có lịch sử lâu đời, mở ra những khía cạnh tiếp cận mới mẻ cho độc giả tiếp nhận. Văn học không còn tồn tại sự rời rạc giữa cái gọi là nội dung và hình thức mà tồn tại dưới dạng chỉnh thể dựa trên mối quan hệ tương trợ giữa hai yếu tố trên. Quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những đối tượng nghiên cứu của thi pháp học, là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự đóng góp của nhà văn, sự đổi mới và tính nhân văn của một nền văn học. Nguyễn Nhật Ánh nổi lên như một hiện tượng của văn học hiện đại, thông qua các tác phẩm của ông, quan niệm nghệ thuật về con người được thể hiện rõ nhất với hình tượng con người tự chữa lành – một quan niệm sáng tạo trong xu thế đổi mới của giai đoạn văn học sau năm 1975 đến nay. Truyện dài “Đi qua hoa cúc’ của Nguyễn Nhật Ánh là một minh chứng điển hình cho quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Từ khóa: thi pháp học, quan niệm nghệ thuật về con người, con người tự chữa lành, Nguyễn Nhật Ánh… Mở đầu Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến nay đã có những sự chuyển mình rõ rệt, cách tân mới mẻ trong việc khai thác đề tài và cách nhìn nhận về con người trong nhãn quan nghệ thuật của các nhà văn. Nguyễn Nhật Ánh và những sáng tác của ông cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Sự chuyển biến của lịch sử, của những nhận thức mới mẻ trong tư duy sáng tác của các thế hệ cầm bút là một trong những nhân tố thúc đẩy sự đa dạng, phong phú của quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học. Giai đoạn này, quan niệm nghệ thuật về con người đã quan tâm nhiều hơn đến dấu ấn cá nhân, đời tư. Chiến tranh đi qua nhưng những tàn dư mà nó để lại thì luôn hiện hữu, đặc biệt là trong tâm lý con người. Con người bi kịch, chấn thương từ chiến trường trở về, không tìm được sự hòa nhập trong cuộc sống. Con người nuối tiếc, đặt ra vấn đề giữa cống hiến và quyền, giữa cho và nhận. Vấn đề nhân tính ở con người, sự vênh lệch giữa hình thức và nội tại; con người tâm linh, mộng triệu, điềm báo. Con người là cái không thể hiểu nổi. Tất cả những quan niệm ấy xuất hiện phổ biến trong các sáng tác văn học sau năm 1975. Bên cạnh đó, thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thời kì đất nước đổi mới, đời sống tinh thần của con người cũng vì thế mà trở nên phức tạp, đa diện và những tổn thương tâm lý cũng nảy sinh từ nhiều nguyên nhân, một trong số ấy là tình yêu – khía cạnh sâu thẳm khó lí giải trong đời sống nội tâm của con người. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói: “Làm sao sống được mà không yêu/Không nhớ, không thương một kẻ nào?”, tình yêu là thứ tình cảm có nhiều cung bậc: nó khiến chúng ta hạnh phúc nhưng cũng lại đồng thời khiến ta đau khổ. Trạng thái được yêu và không được yêu luôn luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong chuyện tình cảm đôi lứa. Trong những sáng tác về đề tài tình yêu tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh, ta luôn bắt gặp nhiều câu chuyện tình đơn phương đầy nuối tiếc, dang dở và chính từ đó, xuất hiện quan niệm nghệ thuật đầy mới mẻ về con người của tác giả: con người tự chữa lành sau những tổn thương trong tình yêu của kẻ không được yêu. Con người tự chữa lành trong truyện dài “Đi qua hoa cúc” của Nguyễn Nhật Ánh là điển hình cho một kiểu quan niệm nghệ thuật về con người đầy tính nhân văn, một tư tưởng giải thoát về mặt tâm lý đang rất phổ biến trong giới trẻ hiện đại ngày nay. Đọc tiếp: Con người tự chữa lành trong Đi qua hoa cúc phần 2
KẾT LUẬN Khi nói về văn học Mỹ thế kỷ XX, chúng ta không thể không nói đến Hemingway và những tác phẩm của ông, ông đã để lại cho đời những tác phẩm văn học có giá trị. Ông là một thiên tài, một danh nhân của nước Mỹ và thế giới. Ông ra đi vĩnh viễn đã để lại sự xót thương cho biết bao con người yêu văn. Âm hưởng sự tiếc nuối khóc thương cho một con người suốt cuộc đời sống hết mình cho nhân loại đến nay vẫn còn vang vọng. Con người muốn tồn tại không bị diệt vong, không bị huỷ diệt tâm hồn phải hoạt động, đời ông là một chân lý về điều đó. Tóm lại, Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của Ernest Miller Hemingway đã thể hiện rõ một nhà văn nghiêm túc với nghề, với đời. Nhà văn đã đem đến cho tá c phẩm của mình những nét mới độc đáo, khiến cho người đọc như đang sống cùng tác phẩm, đi từng bước theo tác phẩm và trải nghiệm tất cả mọi thứ đan g diễn ra. Tác phẩm không đơn thuần là câu chuyện về chuyến đi câu của một ông lão mà hơn trên tất cả là quan điểm đề cao con người, đứng về phía người lao động và khẳng định giá trị của họ. Con người phải luôn hoạt động, không ngừng đấu tranh để tồn tại và khẳng định ý nghĩa của chính mình. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đã toát lên vẻ đẹp của con người, làm nghề gì không quan trọng mà quan trọng là mình đã thực hiện nó ra sao và trở thành người nghệ sĩ đích thực trong chính con đường mà mình đã chọn. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 1
Con người với thiên nhiên Thiên nhiên là người bạn đồng hành với con người Trên biển cả bao la, bạn đồng hành cuả Santiago không có ai khác ngoài con cá Kiếm. Sự cảm nhận của ông lão đối với con cá Kiếm không chỉ dừng lại ở mức độ của một người đi săn đới với con mồi của mình mà còn cao hơn nữa là sự cảm thông bộc lộ ở những lời đối thoại của ông lão với con cá. Những lời lẽ và ý nghĩa này đã biến con cá thành một nhân vật có linh hồn: "cá này tao sẽ cầm cự với mày cho đến chết" [6;413] -"cá này, tao rất yêu và ngưỡng mộ mày. Nhưng tao sẽ giết mày trước khi ngày kết thúc" [6;414] -"gió nhẹ, cá này thời tiết thuận cho ta là hơn cho mày" [6;419] -"tin xấu cho mày đây cá" [6;421] Ông lão đã mệt mỏi trong cuộc vật lộn với con cá nhưng ông không biêt người bạn của mình có mệt mỏi không "cá này, nếu mày không mệt mỏi thì mày đúng là dị thường" [6;423] hay "mày cảm thấy thế nào hả cá? còn tao thì thấy khỏe..." [6;427] Đã có lần ông lão trực tiếp nói ra rằng "con cá cũng là bạn của ta" vì thế việc giết con cá Kiếm là buộc phải làm mà ông lão không muốn tí nào "ta chưa hề được nhìn thấy hay nghe nói về một con cá nào như thế. Nhưng ta lấy làm mừng vì chúng ta không phải giết những vì sao". Mệt mỏi vì cuộc chiến đấu, ông lão đã nói như cầu xin con cá kiếm "đừng nhảy, cá. Đừng nhảy", "cá này, dẫu sao thì mày cũng chết. Mày muốn tao cùng chết à" [6;438]. Thiên nhiên là biểu tượng của cái đẹp, là ước mơ chinh phục của con người Biển cả là hiện thân của cái đẹp, là biểu tượng cho cái đẹp của tự nhiên. Ông lão là con người biết nhìn nhận, khám phá, phát hiện và biết trân trọng cái đẹp. Còn biển chính là đối tượng là hiện thân của cái đẹp để ông lão tôn vinh, chiêm ngưỡng, chinh phục. Đối với cảm nhận của ông lão thì mọi thứ trên biển đều đẹp, kể cả cá Mập nhưng trừ bộ hàm sắc nhọn của nó. Biển cả cũng là nơi mà ông lão hướng tới, nơi ông làm việc, thể hiện tài năng và để sinh tồn, nhờ biển ông có thể bắt được những con cá, nó là công việc là cuộc sống của lão. Ông chinh phục biển cả bằng tất cả khả năng của mình, nhưng đồn thời biển cả cũng chinh phục ông lão bằng tất cả sức mạnh và vẻ đẹp của nó. Cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá Kiếm đã thể hiện rõ điều đó. Con cá Kiếm vừa là mục tiêu vừa là điều ông muốn vươn tới "ước gì ta là con cá" nhưng "ta sẽ giết nó dẫu nó có kiêu hãnh và vĩ đại đến nhường nào. Coi nó là bạn nhưng vẫn phải chinh phục nó vì chỉ có thế ông lão mới chứng tỏ được bản lĩnh của mình trước tất cả mọi người. Chỉ có câu được con cá ông lão mới xứng đáng với lòng ngưỡng mộ của cậu bé Manolin. Đã có lúc Santiago coi con cá là một kẻ trượng phu, kiêu hùng "mày đang giết tao, cá à. Nhưng mày có quyền làm như thế. Tao chưa thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai" [6;439]. Ông lão chấp nhận cái chết vì ông lão đã coi con cá như một người hùng và chiến thắng dành cho những người xứng đáng với nó. Con cá Kiếm còn là biểu tượng của cái đẹp. Đó là vẻ đẹp của sự hư ảo nhưng cũng là vẻ đẹp thực sự. Cái hư ảo đó là rồi tất cả chỉ còn lại bộ xương. Còn vẻ đẹp thực sự là do người ta đo được "từ mũi đến đuôi tất cả dài sáu mét" [6;458] và nhìn vào đuôi bộ xương mà người ta phát biểu rằng "Con cá thật ra trò! Chưa từng có một con cá như thế" [6;458]. Hình ảnh con cá Kiếm trước khi ông lão chiếm lĩnh nó thật là đẹp. Vẻ đẹp của nó được miêu tả trực tiếp từ xa đến gần, từ cảm nhận trực tiếp đến cảm nhận gián tiếp. Nó bình tĩnh, cao thượng, hùng dũng duyên dáng trong mắt ông lão. Sự xuất hiện lần cuối cùng của nó thật ấn tượng: tung mình lên không trung khi đã mang trong mình cái chết... Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, là biểu tượng cho vẻ đẹp của ước mơ khát vong kỳ vọng của con người. Dù chỉ còn lại bộ xương nhưng với ông lão đó vẫn là niềm vui, tự hào của ông sau những ngày mệt nhọc trên biển lớn mênh mông. Tuy vậy bộ xương cũng gợi bao nỗi buồn u ám trong đó. Con cá Kiếm là cái đẹp của tự nhiên, ông lão tiêu diệt nó chính là tiêu diệt cái đẹp. Đó là bi kịch khi ông lão nhận thức được. Bộ xương con cá còn thể hiện cái đẹp hài hòa của con gười với thiên nhiên, khát vọng sống với nghề và phải chiến thắng, thu về con cá lớn xem như là ước muốn hòa mình vào thiên nhiên. Bộ xương là thành quả lao động của một con người giàu nghị lực mang trong mình niềm tin tuyệt dối về chân lý - đã làm người thì không được chịu thất bại. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 7
Con người trong mối quan hệ xã hội Con người xa cách với xã hội Hình ảnh những người dân chài xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm không hiện lên trực tiếp qua đối thoại mà qua cái nhìn của người kể chuyện. Sự xuất hiện của họ với cái nhìn không thiện cảm giành cho ông lão Santiago, người trẻ thì cho là ông lão hoàn toàn “salao” (cách diễn đạt tệ nhất của vận rủi), người già thì cho ông lão đã “hết thời”, không còn nữa những vinh quang của một thời trai trẻ trước đây của lão. Tại sao họ lại có cái nhìn như vậy đối với ông lão ? Người đi biển có những quan niệm về may rủi của cái nghề chài lưới này, với họ cho dù có là một tay đánh cá cừ khôi nếu ra khơi mà không đánh được con cá nào chứng tỏ anh ta đã hoàn toàn “salao” và họ xa lánh những người đó, để tránh bị vận rủi đeo bám. Cha mẹ chú bé Manolin vì thế mà không muốn cho cậu đi câu chung với ông lão nữa và bắt cậu phải đi trên những con thuyền may mắn. Quan niệm về may rủi khiến những người dân xa lánh ông lão nhưng điều quan trọng hơn đó là họ không hiểu ông lão. Họ đâu có gần gũi ông, hiểu được những tâm tư, con người ông. Người đọc nhận thấy trong cùng một không gian tồn tại nhưng số phận của mỗi nhân vật lại tự đóng kín. Những người dân chài không quan tâm đến ông lão và ông lão cũng không quan tâm họ đánh cá như thế nào ? Chính sự xuất hiện của những người dân chài khiến nhân vật chính là ông lão Santiago càng cảm thấy cô đơn ngay trong môi trường mình sống, mình tồn tại. Trong cùng một không gian nhưng những con người trong đó lại thờ ơ với nhau thì cuộc sống sẽ càng trở nên buồn tẻ. Con người được yêu thương, tôn trọng và ghi nhận Trong tác phẩm “Ông già và biển cả”, ngoài nhân vật chính là Santiago thì còn có nhân vật Manolin cũng được Hemingway gửi gắm nhiều ý nghĩa triết lý qua đó. Không chỉ là một cậu bé lanh lợi mà Manolin còn là một cậu bé có tấm lòng cao đẹp, đó chính là tình yêu thương mà cậu giành cho người bạn già của mình, quấn lấy ông lão và kính phục ông mặc dù mọi người đều coi thường ông. Ngược lại, Santiago đối với thằng bé thì coi nó như con trai của mình và cho nó đi cùng trong những cuộc hành trình của mình. Khi cha mẹ cậu bé không cho cậu đi theo ông, cậu vẫn muốn đi nhưng ông lão không đồng ý, bởi vì “cháu đang đi với con thuyền may mắn. Hãy ở lại với họ” [6;387], vì thực sự ông không dám chắc vận rủi đã buông tha ông, ông cần khẳng đinh lại chính mình. Dù không được ông lão đồng ý cho đi cùng nhưng Manolin vẫn muốn làm việc gì đó giúp ông lão: “cháu đi kiếm giúp ông mấy con cá mòi ngày mai nhé?... Nếu cháu không được câu cá với ông thì cháu muốn giúp ông việc gì đó” [6;388]. Cậu bé đã trở thành người bạn tin cậy của ông lão và là người ông lão có thể tâm sự được “ông lão nhìn thằng bé bằng ánh mắt chứa chan tình thương, tin cậy ấm áp của mình” [6;388]. Cậu bé Manolin hiện hữu trong cuộc đời Santiago với một tấm lòng cao thượng. Tình cảm mà Manolin giành cho ông lão xuất phát từ chính trái tim, bởi với cậu “có nhiều người đánh cá giỏi và tài ba vĩ đại. Nhưng ông là người duy nhất” [6;395]. Santiago không chỉ quý cậu bé mà ông còn ước cậu bé là con trai mình “nếu cháu là con ta thì ta sẽ đưa chúa đi cầu may một phen” [6;388], cậu bé đã mang lại cho ông lão niềm tin vào khả năng của mình “Cảm ơn. Cháu làm ông hạnh phúc” [6;395]. Cậu bé là một tấm gương, một nguồn sức mạnh tinh thần để ông lão vượt qua trong những lúc khó khăn. Điều này thể hiện rõ trong cuộc hành trình của ông lão Santiago, mỗi khi gặp khó khăn ông lão đều ước “giá mà có thằng bé ở đây”, gần đến chục lần ông lão nhắc đến cậu bé. Khi ông lão trở về với bộ xương con cá Kiếm, dưới con mắt của những du khách thì bộ xương chỉ gợi chí tò mò trong chốc lát chứ không có nghĩa lý gì. Nhưng với cậu bé Manolin nó lại là một chiến công, một chiến thắng cho nỗ lực không mệt mỏi của ông lão. Chỉ có Manolin hiểu và cảm thông với tâm trạng của ông lão, bởi vì mỗi cậu là người gần gũi và hiểu ông nhất. Manolin là một hình tượng đẹp đẽ cho tấm lòng bao dung cao thượng, một tấm lòng nhân ái của một con người có trái tim nhân hậu, bao dung và vị tha. Mối quan hệ giữa ông lão và Manolin là mối quan hệ của hai hình tượng đẹp, một già và một trẻ nhưng lại gắn bó thân thiết với nhau, hiểu thấu được nội tâm của nhau, cùng chia sẻ với nhau cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 6
Con người cô đơn trước số phận và thời cuộc Cô đơn là bản chất con người. Cá nhân là riêng tư, cá thể, không thể trộn lẫn với ai và không có phiên bản khác. Mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ bí ẩn, không ai hoàn toàn hiểu nó. Hình tượng con người cô đơn xuất hiện nhiều trong tác phẩm của Hemingway. Ngay cả nhan để tác phẩm“Ông già và biển cả” cũng gợi người đọc về nỗi cô đơn ấy, có ông già với biển cả mà thôi, không có ai khác nữa. Santiago còn là nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh con người cô đơn. Vợ mất lão sống một mình trong căn lều tồi tàn, không tài sản. Tuổi già lại bị dân làng xa lánh cho rằng ông gặp vận rủi và đã “hết thời”, chỉ có một người duy nhất là cậu bé Manolin yêu thương, quan tâm ông lão. Lão ra khơi cũng một mình riêng rẽ từ khi bố mẹ cậu bé Manolin cấm cậu không được đi câu cùng ông. Bởi thế lão có thói quen nói to một mình “lão không nhớ lần đầu tiên lão nói to một mình như thế là tự bao giờ... có lẽ lão bắt đầu nói lớn khi chỉ có một mình, khi thằng bé ra đi... nhiều người đi biển kiêng nói chuyện nhảm, ông lão luôn thực hiện và tôn trọng điều đó. Nhưng bây giờ thì lão đã nói lớn ý nghĩ của mình bao nhiêu lần, bởi chẳng còn ai có thể nghe thấy để bực mìn” [6;405]. Đối lập với sự mênh mông của biển trời là sự nhỏ bé của ông lão đánh cá vùng Nhiệt lưu, bản thân ông cũng nhận thức được “người già không nên sống một mình khi đã xế bóng” nhưng “không thể nào tránh khỏi” [6;410]. Không bình luận, không nhân xét nhưng người đọc cảm nhận giọng văn của Hemingway khi miêu tả về sự cô đơn của nhân vật Santiago toát lên một nỗi buồn-một nỗi buồn thấm thía “lão nhìn quanh biển và biết lúc này lão cô đơn đến nhường nào” [6;418] bởi vậy lão thèm có người để trò chuyện, trong tác phẩm có gần đến 10 lần lão ước “giá mà có thằng bé ở đây thì tốt biết bao” và những lúc mệt mỏi đã có những lúc mệt mỏi, lão chỉ biết cầu nguyện sự giúp đỡ của đấng tối cao “lạy chúa, xin chúa” , “xin chúa hãy giúp nó đớp mồi” [6;407], “cầu xin chúa làm cho nó nhảy lên” [6;414]. Hình tượng con người cô đơn trong ông già và biển cả mang tính thời đại. Ở một số tác giả hiện đại, con người cô đơn xuất hiện cùng với những bế tắc chán ngán về cuộc sống, Rừng Nauy của H. Murakami là một tiêu biểu. Nhân vật chính trong tác phẩm hoang mang, cô đơn, cố gắng tìm cách tương thông với người khác trong tình bạn, tình yêu, tình dục mong tìm thấu ý nghĩa của cuộc đời dù trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhất, nhưng cô đơn vẫn hoàn toàn cô đơn. Bế tắc, buồn chán nhân vật tìm đến cái chết, đến rượu, đến sự hành xác và lang thang vô hướng, đến thái độ bất cần, bất hợp tác với người khác. Nhưng cô đơn chỉ vơi đi chứ không biến mất. Nó trở thành một khối đặc quánh bao vây họ. Còn với Hemingway trong Ông già và biển cả, ông lão Santiago cô đơn nhưng ông ý thức được sự cần thiết của những người xung quanh “được nói chuyện với ai đó thì dễ chịu hơn phải tự nói một mình” [6;459] rằng “con người ta không nên sống một mình khi tuổi đã xế bóng” và nếu như không có ai xung quanh thì thiên nhiên cũng có thể làm bạn, với lão “con người ta không bao giờ cô đơn trên biển” bởi có mây trời chim cá nói chuyện với ông. Như vậy nỗi buồn, sự cô đơn không làm cho hình tượng Santiago trở thành hình tượng nhân vật yếu đuối mà trái lại nó đã làm toát lên vẻ đẹp của nhân vật, bởi vì chính nỗi buồn, sự cô đơn đã tiếp thêm nghị lực sống cho ông lão để đấu tranh với tự nhiên và với chính bản thân mình. Đây là một đặc điểm tích cực trong tư tưởng của Hemingway. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 5
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm “Ông già và biển cả “Ông già và biển cả” là một tiểu thuyết rất ngắn, số lượng nhân vật của tác phẩm cực ít. Theo C. Carey, “Ông già và biển cả” có tám nhân vật (bao gồm cả cá kiếm và cá mập), song hiện diện trên hầu hết các trang sách và trung tâm của tác phẩm là nhân vật Santiago. Ba ngày đêm của cuộc đời Santiago được tái hiện trong tác phẩm quá ngắn ngủi. Hơn nữa khi được đặt trong không gian mênh mông về bản chất nhưng chật hẹp bởi thị lực con người, câu chuyện dường như diễn ra trong khoảnh khắc. Tuy vậy, bằng ngòi bút tài năng của mình, Hemingway đã diễn tả được nhiều bình diện quan hệ của con người chỉ thông qua nhân vật chính Santiago. Có những lúc, ta thấy một ông già đơn độc đối chọi với biển cả; lại có khi ta thấy ông gắn bó với người bạn thân thiết là chú bé Manolin, nhận sự chăm sóc như gia đình; có khi lại là mối quan hệ xa cách với những người dân chài, nhưng ông vẫn ý thức mình “là một mảnh của toàn thể”; cả cách ông đối diện với thiên nhiên như với một kẻ thù, nhưng cũng là một ân nhân, … Tất cả những phức tạp trong những mối quan hệ ấy làm nên tính đa chiều cho nhân vật. Đọc “Ông già và biển cả”, tìm hiểu về nhân vật Santiago, chúng ta thấy không chỉ một con người ở đó, nhân vật ấy là hiện thân của rất nhiều kiểu người trong cuộc sống. Soi chiếu nhân vật trong các mối quan hệ, chúng ta sẽ thấy rõ quan niệm nghệ thuật về con người mà Hemingway gửi gắm trong đó. Con người cá nhân Con người với những ước mơ, khát khao chinh phục Trong con mắt của những người dân biển, Santiago giờ đây chỉ là một ông già gầy gò, yếu ớt vô tích sự vì chưa đánh được con cá nào đáng giá. Để mưu sinh nuôi bản thân và cũng là để chứng minh cho mọi người thấy khả năng của mình, Santiago đã quyết định một chuyến đi xa trên biển. Hy vọng của ông lão tưởng chừng như vô vọng bởi tám mươi tư ngày trôi qua chỉ là con số không. Ngày thứ tám mươi lăm - ngày thắp lên hy vọng trong cuộc đời chài lưới của ông lão, và cái hy vọng đó đã trở thành hiện thực khi có một con cá Kiếm khổng lồ cắn câu. Nhưng để có được chiến thắng con người ta phải trải qua đấu tranh gian khổ. Ông lão Santiago để đưa được con cá Kiếm vào bờ đã phải trải qua những vật lộn chinh phục con cá. Khát vọng dấn thân vào cuộc hành trình dù biết trước nó sẽ ẩn chứa bao trở ngại khó khăn. Qua những trang viết đầy hấp dẫn của Hemingway, ta thấy Santiago hiện lên như một chiến sĩ, một anh hùng kiên trung trên mặt trận chống lại số phận. Dù đã trải qua bao bất trắc, sóng dập, gió dồi nhưng ông vẫn luôn lạc quan, yêu đời “hãy giữ tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người” [6;439]. Ông lão cho rằng “con người sinh ra không phải để thất bại... con người có thể bị hủy diệt chứ không thể khuất phục” [6;445]. Với ông cuộc sống vẫn đáng yêu biết nhường nào khi đã được sinh ra, được làm người trên cuộc đời này. Dù khi đã hoa mắt, dù khi “đã kiệt sức đến lả đi” nhưng đã là con người thì không bao giờ được bó tay trước mọi hoàn cảnh. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 4
NỘI DUNG “Quan niệm nghệ thuật về con người” trong tác phẩm văn học là gì? Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người nghĩa là hệ thống những cái nhìn, sự khám phá, lý giải, trình độ chiếm lĩnh con người của nhà văn và quan niệm đó có tính chất nghệ thuật đối với con người trong văn học. Vì vậy, có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngườ i là cái nhìn cụ thể trong hình thức nghệ thuật thể hiện của một tác giả thông qua tác phẩm của họ. Nó là một loại nội dung, cái lí, cái logic của sự miêu tả về con người, tức là nội dung của riêng hình thức. Nó trả lời câu hỏi vì sao nhà văn lại miêu tả con người như thế, chọn hình ảnh và chi tiết như thế. Đó là sự cắt nghĩa, lí giải về cách làm của nhà văn chứ không phải là phân tích một nhân vật cụ thể nào đó trong tác phẩm để thấy được tư tưởng của tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật về con người giúp ta biết được giới hạn trong nhận thức, cảm thụ và miêu tả về con người trong văn học. Nhà văn sẽ miêu tả con người, nhân vật trong tầm nhìn của họ. Con người được nhận thức, soi sáng qua nhiều bình diện với những mối quan hệ phong phú và sinh động với tự nhiên, xã hội, bản thân trong tất cả mối quan hệ của con người với các vấn đề cá nhân, cộng đồng, ... Mỗi thời kì văn học sẽ có những quan niệm khác nhau. Quan niệm nghệ thuật về con người không giới hạn ở địa vị, quan hệ xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác mà nó còn mở rộng ranh giới vượt ra ngoài nghề nghiệp và tuổi tác. Con người được thể hiện qua hành động hoặc tâm lí, ý thức và có thể có tất cả những mặt ấy. Con người có thể quan niệm qua giao tiếp, từ ngữ xưng hô, hoặc qua các phương thức tu từ như ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nghịch dị, qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật về tư thế, động tác, màu sắc, ... Các thể loại khác nhau có sự thể hiện con người khác nhau, vì phương tiện nghệ thuật của chúng cũng khác nhau. Nhân vật không có sẵn để nhà văn sao chép hay chụp lại mà chính nhà văn đã sáng tạo ra nhân vật. Nhân vật được hiện ra theo cách hình dung cảm nhận của tác giả. Từ đó, có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con người chính là sự khám phá về con người bằng nghệ thuật. Vì vậy, nó phản ánh cấu trúc của nhân cách con người và các hình thức phức tạp tương ứng trong qua n hệ con người đối với thế giới. Đồng thời, quan niệm nghệ thuật về con người cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn thẩm mĩ đầy tính phát hiện độc đáo của các nhà văn, nhà thơ qua các thời kỳ văn học. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 3
Tóm tắt: “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.” (Nguyễn Minh Châu). Thật vậy, từ xưa đến nay, văn học luôn lấy con người làm đối tượng trung tâm. Người đọc đến với văn chương bắt gặp một thế giới mới hiện ra như chính thế giới thực tại với biết bao con người, bao số phận được các nhà thơ, nhà văn tái hiện trong tác phẩm. Từ đó, văn học làm cho con ngườ i thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, và ngày càng hiểu về con người nhiều hơn. Nghiên cứu “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của Ernest Miller Hemingway” là tìm về những giá trị mà nhà văn đã lí giải, cắt nghĩa, thể hiện tầm nhìn, tầm cảm về con người trong tác phẩm của ông. Đó là những suy nghĩ, trăn trở và cảm nhận về con người của nhà văn soi chiếu trên những bình diện: con người cá nhân; con người trong mối quan hệ với xã hội và con người với thiên nhiên. Giáo sư Trần Đình Sử trên báo Văn học và tuổi trẻ số tháng 10, năm 2008 có viết: “Nét đặc sắc của Hemingway trong tác phẩm này là sáng tạo ra con người như một ý thức về mình. Mọi sự vật, hoạt động khách quan đều được đưa vào ý thức ông lão”. Có thể nói, quan niệm nghệ thuật về con người của Hemingway được khai thác đa phương diện thông qua một nhân vật chính là ông lão Santiago. Từ đó, Ernest Hemingway giúp chúng ta tìm về những giá trị giá trị tốt đẹp của con người mà đôi khi ẩn khuất giống như phần chìm của “tảng băng trôi”. Từ khóa: Quan niệm nghệ thuật; Ông già và biển cả; Quan niệm nghệ thuật về con người; Hemingway. MỞ ĐẦU Là một nhà văn lớn, Ernest Miller Hemingway và tác phẩm “Ông già và biển cả” của ông trở thành mục tiêu nghiên cứu và cảm hứng sáng tạo cho nhiều nhà phê bình và nhà văn trên toàn thế giới. Những công trình nghiên cứu với các mức độ nông, sâu khác nhau đã soi chiếu con người và sáng tác của Ernest Hemingway trên rất nhiều phương diện. Đặc biệt, quan niệm nghệ thuật về con người lại là một trong những vấn đề cơ bản, cốt lõi khi đi sâu tìm hiểu về tư tưởng, phong cách của nhà văn. Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học phương Tây chỉ ra nhiều vấn đề đặc sắc của tác phẩm “Ông già và biển cả”: “Santiago giống như một biểu tượng về cuộc đấu tran h của con người hiện đại trên thế giới này: suốt cuộc đời cực nhọc vẫn đuổi theo một giấc mơ kỳ vĩ,… Tuy nhiên bên cạnh ông, vẫn còn chú bé Manolin đang nhìn ông mơ giấc mơ sư tử, đang khóc vì bàn tay rách nát của ông... Người ta nhìn thấy qua Ông già và biển cả một bản di chúc của con người đã suốt đời lao động sáng tạo và hiểu nỗi đắng cay của con người ở giữa cuộc đời này, là Hemingway.” [8;722]. Tác giả Lê Huy Bắc viết hẳn một cuốn sách về Hemingway đó là cuốn “Nhà văn Ơnit Hêmingway”, trong đó ông viết: “Hemingway luôn tâm niệm sẽ cố viết cho bằng được áng văn xuôi chân thực về con người”. Như vậy, Hemingway luôn chú ý nhân vật của mình được viết như thế nào, có ý nghĩa gì khi xuất hiện trong tác phẩm. Dựa vào những đánh giá trên đây, chúng ta phần nào cũng có được cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm, từ đó thấy được quan niệm nghệ thuật về con người của Ernest Miller Hemingway. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 2
Cách thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi Trong sử thi Odyssey, xuất phát từ mục đích tôn vinh người anh hùng Ulisses thông qua những hành động và phẩm chất lí tưởng, Homer đã tạo dựng nên bối cảnh không gian hoành tráng để tạc nên bức chân dụng toàn mỹ của con người Hi Lạp cổ. Những hành động anh hùng của Ulisses chỉ có thể trở thành mẫu mực và huyền thoại khi ở trong không gian đậm chất sử thi. Không gian này trải dài và mở rộng trên khắp các lục địa và biển đảo, ấn định các tọa độ xứ sở Phaeacia, xứ Lotus, xứ người khổng lồ Cyclop, xứ Laestrygon,... Chúng còn có tác dụng mở ra sự đa chiều cho không gian của câu chuyện, làm nổi bật sự bề thế và đồ sộ của tầm vóc sử thi. Không gian thiên nhiên cũng được tác giả khắc họa hết sức hùng vĩ và ẩn chứa sức mạnh lớn lao: những vùng biển thơ mộng, bầu trời rộng lớn, những cánh rừng rậm rạp bí ẩn, những dãy núi hiểm trở và hoang sơ. Bức tranh nghệ thuật hoành tráng đó không chỉ mở rộng không gian hiện thực mà còn khẳng định vị thế của con người sánh ngang với vũ trụ, thân xác phàm trần không thể ngăn cản được trí lực lớn lao muốn chinh phục thiên nhiên, mở mang bờ cõi. Sử thi Iliad xây dựng nên không gian chiến trận với quy mô đồ sộ, nổi bật ở đó là hình ảnh người anh hùng đại diện cho hình mẫu con người lí tưởng của thời đại đó. Mỗi cuộc chiến đều mang tầm vóc to lớn và hoành tráng, mỗi cuộc chiến nổ ra đều được miêu tả vô cùng sống động và chân thực, đó không chỉ là cuộc chiến giữa các bộ tộc mà còn là cuộc chiến của vũ trụ, của đất trời. Điều này tác động mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của người nghe, người đọc, càng làm nổi bật lí tưởng “con người khổng lồ” của người Hi Lạp cổ đại. Tầm vóc của người anh hùng nổi bật giữa không gian hùng vĩ của chiến trận, sức mạnh của con người sánh ngang với sức mạnh của thiên nhiên, của vũ trụ. Trong sử thi Ramayana cũng đã xây dựng nên không gian chiến trận không kém phần hào hùng và tàn khốc. Trên cái nền hoành tráng ấy, tầm vóc của người anh hùng được đo bằng chiều kích vũ trụ, kẻ thù càng mạnh, càng nguy hiểm, đáng sợ bao nhiêu càng khẳng định tài năng, phẩm chất và sức mạnh của người anh hùng bấy nhiêu. Tóm lại, không gian nghệ thuật trong sử thi mang đậm nhưng nét huyền diệu bên cạnh yếu tố hiện thực. Ngòi bút phóng đại đã mang đến cho các tác phẩm sử thi có sự đan xen vô cùng khéo léo giữa chất hiện thực và yếu tố hư cấu để thể hiện rất rõ ràng đặc trưng của thời đại "con người khổng lồ", thời đại chiến tranh bộ lạc, của thế giới diệu kì nơi con người chung sống với các vị thần. PHẦN 3: KẾT LUẬN Quan niệm nghệ thuật về con người được coi là một phương diện không thể thiếu khi dạy đọc hiểu những tác phẩm truyện và kí trong chương trình phổ thông hiện nay. Vì thế, nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi là một vấn đề vô cùng quan trọng. Thể hiện cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của con người và thế giới thông qua nghệ thuật trong các tác phẩm sử thi. Đặc biệt 2 bộ sử thi Iliad và Odyssey là hai bức tranh sống động kể về những sự kiện trọng đại của thời đại, của quá khứ hào hùng; tái hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, dân tộc với quá trình vận động và phát triển của con người. Nơi mà cách họ giao tiếp, quan tâm, đối nhân xử thế với nhau, với thế giới và với chính bản thân mình. Gợi nhắc những quá khứ cao cả, đẹp đẽ, hào hùng của dân tộc làm sống lại ở mỗi bên trong trái tim con người. Tuy vậy, với đề tài này chúng tôi đã làm sáng tỏ về quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi Iliad và Odyssey thể hiện ở những phương diện như: Con người có sức mạnh phi thường; con người tập trung sức mạnh, trí tuệ, phẩm chất của cộng đồng; con người lí trí; con người chưa phát triển ý thức cá nhân và cách thức thể hiện quan niệm nghệ thuật con người trong sử thi qua thủ pháp phóng đại, tạo không gian hùng vĩ với lối kể chuyện hướng đến cộng đồng. Nhìn chung có thể thấy con người trong sử thi họ đều là những con người của lý tưởng, của niềm tin và chúng ta có thể thấy ở trong con người họ khó tìm thấy chút riêng tư cho bản thân. Chẳng hạn như tình yêu nam nữ trong tác phẩm luôn được hòa vào với tình yêu đất nước, tình yêu nhỏ nằm trong tình yêu lớn. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer phần 1
Con người sử thi chưa phát triển ý thức cá nhân “Họ là những con người đại diện cho toàn năng của bộ tộc, dân tộc. Là những người được lý tưởng hóa cao độ, đại diện cho cộng đồng ở mọi phương diện: sức mạnh, trí tuệ, phong tục tập quán,…”. Như nhân vật Achilles – nhân vật đại diện toàn năng, vị anh hùng trong sử thi Illiad của Homer. Chàng là một người trần được sinh ra bởi một vị vua Hy Lạp Peleus và nữ thần biển cả Thetis, chàng có sức mạnh phi thường và có điểm yếu duy nhất ở gót chân. Sức mạnh ấy đến cả chính những vị thần tối cao trên đỉnh Olymper cũng phải thừa nhận: “Nếu để một mình Achille giao chiến với quân Troy thì chúng sẽ không sao đương đầu nổi với người con nhanh nhẹn của Pêlê, dù là trong chốc lát. Trước đây, mới nhát trông thấy chàng, chúng đã mất vía đi rồi! Bây giờ, chàng đang tím mật bầm gan vì bạn, ta lại càng lo chàng sẽ bất chấp số mệnh, triệt hạ thành trì của chúng”. [3- tr.78]. Hồi còn nhỏ, Achilles có một người bạn thân là Patroclus và khi Patroclus bị tử trận dưới nhát dao của hoàng tử thành Troy là Hector thì chàng vô cùng quẫn trí. Vì cái chết của người bạn thân mình, Achilles tuyên bố lấy mạng Hector bất chấp lời tiên tri từ mẹ về vận mệnh an bài và cái chết của bản thân sau đó. Chàng là niềm tự hào của người dân Hy Lạp và là nỗi khiếp sợ của dân thành Troy: “Khi thần linh chưa xuống với người trần thì quân Akay rất đổi tự hào vì Achille, người lâu nay không tham dự chiến trận đau thương, bây giờ đã trở lại. Còn quân Troy thì sửng sốt, rụng rời khi trông thấy người con nhanh nhẹn của Pêlê xuất hiện, khiến giáp sáng ngời, khủng khiếp chẳng kém gì Aret, tai họa của loài người” [3-tr.78]. Achilles truy đuổi Hector quanh bức tường thành: “Hai người chạy qua đấy kẻ chạy trốn người đuổi theo. Người chạy trước rất anh dũng, kẻ chạy sau còn anh dũng hơn…” [3-tr.102] và lợi dụng kẽ hở ở cổ áo, đâm mũi giáo xuyên qua cổ họng Hector, với hơi thở cuối cùng Hector yêu cầu chàng trả xác mình để làm lễ an táng nhưng bị từ chối yêu cầu một cách phũ phàng, mà ngược đãi thi thể của Hector. Hector là người hội ngộ đủ phẩm chất cao quý của người anh hùng chống lại sự xâm lăng cũng như bảo vệ danh dự của bản thân và vua cha khi hăng hái ra trận đối đầu với nguy hiểm và cái chết. Sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp dân tộc, để bảo vệ quê hương, cầm đầu đội quân Troy chiến đấu hết mình, là biểu tượng cho lý tưởng chiến đấu của quân Troy. Nếu như ở Achille là vị anh hùng bất khả chiến bại của Hy Lạp thì ở Hector là sự dũng cảm, trọng danh dự, sẵn sàng hiên ngang trước thành Troy và chấp nhận cuộc chiến sinh tử, quyết chiến vì dân tộc. Có thể thấy, “Achilles và Hector” được coi như những chiến binh vĩ đại nhất tại quê hương , họ đại diện cho những gì tốt đẹp nhất của vô vàn anh hùng vô danh của “người Hy Lạp và người Troy”. Con người sử thi chưa có thế giới nội tâm phong phú, chưa có tình yêu Con người sử thi sống bằng lí trí, do vậy tình yêu của họ cũng có cội nguồn từ lí trí, chưa có con người bên trong. Trong sử thi Odyssey, Ulisses sau khi trở về được quê hương, biết tin người vợ yêu dấu Penelope đang phải một mình đối phó với một trăm linh tám kẻ cầu hôn, chàng vẫn giữ một lí trí tỉnh táo và sắc bén để hạ gục và đuổi tất cả những kẻ nhòm ngó vợ chàng đi, đủ bình tĩnh và tinh tế để hoàn thành thử thách của Penelope và cuối cùng đoàn tụ với gia đình sau hơn hai mươi năm lưu lạc. Nàng Penelope tuy đã nhận ra chồng dưới vỏ bọc người hành khất, nhưng vẫn rất thận trọng và lịch sự, không hề để lộ bất kì cảm xúc nào. Chỉ khi Ulisses chính miệng nói ra bí mật riêng của hai người thì nàng mới vỡ òa cảm xúc và đoàn tụ với người chồng yêu dấu. Như vậy có thể nhận xét rằng nội tâm của con người sử thi còn nghèo nàn, chưa có chiều sâu. Tất cả mọi xúc cảm yêu, ghét, hờn, giận hoàn toàn biểu hiện ra bề ngoài. Điều đó cho thấy con người sử thi chưa có con người bên trong, con người cho mình. Họ biểu hiện tình cảm riêng một cách lộ liễu, thậm chí ồn ào. Đây là cách xây dựng điển hình của sử thi, thông qua hành động mà bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Những biểu hiện của cuộc sống bên trong như những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lý… của nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà họ gặp phải trong cuộc đời hầu như không xuất hiện. Con người sử thi đại diện cho cộng đồng, cho số phận chung của xã hội chứ không đại diện cho một cá nhân, con người cụ thể. Do vậy, tình yêu và hôn nhân của họ hầu như ít xuất phát từ nhu cầu riêng tư mà có liên quan chặt chẽ tới bộ lạc, thị tộc nên tình yêu cá nhân xuất hiện rất ít và cũng chưa phát triển thế giới nội tâm mà chủ yếu để khẳng định sức mạnh về trí tuệ và thể chất của người anh hùng trong hôn nhân và tình yêu. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer phần 6
Con người sử thi là con người lí trí “Lý trí là khả năng của ý thức để hiểu các sự việc, sử dụng logic, kiểm định và khám phá những sự kiện; thay đổi và kiểm định hành động, kinh nghiệm và niềm tin dựa trên những thông tin mới hay có sẵn. Lý trí thường được sử dụng trong các hoạt động trí tuệ của con người”. Con người trong sử thi có lí trí cao, không hành động vì cảm giác, tình cảm nhất thời Con người lí trí được thể hiện rõ trong “sử thi Hi Lạp” đặc biệt là ở nhân vật Penelope trong tác phẩm “Ulisses trở về”. Penelope hiện lên trong tác phẩm là một người phụ nữ kiên trinh, thánh thiện ,trí tuệ và lí trí cao. Sau mấy chục năm chồng đi chinh chiến, có rất nhiều người đến cầu hôn nhưng nàng vẫn một lòng đợi chồng trở về. Dù đã được nhũ mẫu khẳng định về chiếc sẹo khi đi săn của chồng“Vậy để già nói cho con một dấu hiệu khác nhé, một dấu hiệu không sao cãi được: đó là cái sẹo do rang nanh trawngsg của một con lợn lòi húc người ngày xưa để lại.” [6-tr.48], nhưng Penelope vẫn rất đỗi “phân vân” mặc cho lời nhũ mẫu nói. Vì trong lòng còn nhiều nghi hoặc nên nàng đã có một kế hoạch cực kì lí trí và thông minh. Nàng thử thách Ulisses về “bí mật chiếc giường cưới”. Khi Ulisses hờn trách với vẻ mặt giận dỗi “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường ngủ vì trái tim trong ngực nàng làm bằng sắt”, Penelope nói với nhũ mẫu để đáp lại: “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Ulisses xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải trên giường” [6-tr.50]. Ulisses giật mình bởi chiếc giường do chính nàng làm nên từ gốc cây nên không thể di dời đi chỗ khác được. Sau đó Ulisses nói hết những đặc điểm về chiếc giườngmà chỉ có hai người mới biết. Đây chính là sự khôn khéo của nàng để thử thách Ulisses. Bản thân nàng rất muốn tin đó là chồng minh nhưng nàng cố phải tỏ ra bình tĩnh để trấn an nhũ mẫu và nghĩ kế sách. Trước những lời Telemac trách móc nàng là “người độc ác và sắt đá” nàng vẫn kiên đinh: “nếu đúng là cha, thì cha mẹ sẽ nhận ra nhau”. Cuối cùng Penelope đã xác minh được người hành khất kia chính là chồng của mình. Lúc này thái độ của nàng hoàn toàn thay đổi “Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác,…” và những cử chỉ với chồng thật âu yếm: “Penelope cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời [6-tr.51]”. Qua việc phân tích nhân vật Penelope ta mới thấy rõ được vẻ đẹp lí trí và vẻ đẹp trí tuệ của Penelope một người luôn thận trọng trong mọi lời nói và hành động của mình và cuối cùng nàng cũng được trở về bên người chồng thân yêu. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer phần 5
Biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi Con người sử thi là con người của cộng đồng Quan niệm cộng đồng xét theo nhiều phương diện như sức mạnh, tài năng, trí tuệ, giàu có, phong tục, tập quán hay về nét đẹp con người. Tính cộng đồng được thể hiện rõ qua các tác phẩm Homer phản ánh thời gian lịch sử của cả một dân tộc, dòng họ hay một chế độ. Như trong tác phẩm Homer đã vẽ lại một bức tranh sống động, chân thực của một sự kiện lịch sử có thật. Tác phẩm hiện lên một khung cảnh đa sắc phản ánh được cuộc sống, phong tục,...trong chiến tranh và thời bình. Hòa chung không khí chiến đấu sôi nổi ấy là khung cảnh hội họp của binh sĩ “Như ong vỡ tổ từ bỏ hốc đá vù vù thành dòng bất tận, đàn vẫy cánh phía kia…” hay quy luật phân chia hơn thua nhau phần thưởng của Achilles đã trở thành quy ước cộng đồng thời ấy. Trong Iliad, người viết đã xây dựng “Achilles” và “Hector” thể hiện cho sức mạnh toàn dân, khí thế cả một cộng đồng. “Achilles” xuất thân từ một á thần, sức mạnh phi thường “Dũng sĩ không hề chán ngấy cảnh chiến tranh” được mệnh danh với đôi chân không biết mệt mỏi, chạy nhanh như gió. Vị chủ tướng “Agamemnon” đã sai lầm đặt lòng tham không đúng chỗ khi đã xúc phạm tới “Achilles”. Khi xét ở một góc độ văn hóa, cơn giận ấy đã thể hiện ra một thái độ phản đối làm vi phạm quy ước cộng đồng. Tính chất cộng đồng được Achilles bộc lộ rõ qua cuộc chiến. Chỉ bằng tiếng thét thanh “gây ra trong lòng hàng ngũ quân Troian một sự nháo nhác khôn tả... Tiếng của Achilles cất lên cũng chói vang như vậy, làm quân Troy vừa mới nghe thấy tiếng thét đồng của Achilles là lòng dạ rối bời,…” [4-tr15]. Không chỉ làm nổi bật người anh hùng Achilles mà nhân vật Hector một hình mẫu con người mang tinh thần cộng đồng được tác giả sử thi miêu tả sắc nét. Hector là hiện thân cho lí tưởng “Toàn thể anh em hãy xông lên mà chiến đấu, tiến sát vào chiến thuyền,…! Đối với người chết để bảo vệ quê hương thì chẳng có gì mà xấu hổ cả” [4-tr19]. Trước tâm thế sẵn sàng đứng lên bảo vệ danh dự, gìn giữ quê hương là điểm sáng hiện lên người anh hùng Hector. Con người sống triết lí với lí tưởng cao cả vì tập thể dù cho có những lúc chàng sợ hãi, muốn rời bỏ cuộc chiến nhưng vì cộng đồng, dân tộc và ý thưc trách nhiệm mà chàng đã vượt lên tất cả để đấu tranh. Dù gia đình, vợ ngăn cản nhưng với ý chí kiên cường “...vì ta đã quen bao giờ cũng chiến đấu anh dũng ở hàng đầu quân Troian để gìn giữ danh tiếng lẫy lừng của phụ thân ta và của ta. Chính ta đây trong thâm tâm ta cũng biết một ngày kia, Illion thần thánh, Priam và thần dân của Priam phóng lao điêu luyện thế nào cũng sẽ bị tiêu diệt” [4-tr20] Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer phần 4
PHẦN 2: NỘI DUNG Giới thuyết chung Quan niệm nghệ thuật về con người Theo từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, thì khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người được quan niệm “là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sau nào đó….”[1-tr140]. Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người qua một số nhà nghiên cứu văn học Nga “Thứ nhất, xem như một hiện tượng văn hóa lịch sử có tính loại hình dựa trên lý luận của Mác về sự tương ứng giữa cấu trúc nhân cách, sự tự cảm thấy của con người với hình thái kinh tế xã hội. Thứ hai, khái niệm này trở thành trung tâm của đấu tranh ý thức hệ giữa vô sản và tư sản, giữa văn học xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa hiện đại phương Tây. Thứ ba, dựa vào đặc trưng hình tượng sự phản ánh phương diện cảm tính của hiện thực để phân biệt quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới so với các quan niệm triết học, xã hội,..” Thể loại sử thi Sử thi, tiếng Anh là Epic, tiếng Pháp là Époppeé là thuật ngữ từ mượn quốc tế (còn có tên gọi là anh hùng ca, tráng sĩ ca, trường ca). Tác giả Nguyễn Bích Hà đã có nhận định như sau về sử thi: “Sử thi là một loại truyện dân gian có tính chất hát kể, xâu chuỗi, đúc kết các thần thoại, truyền thuyết thành hệ thống một cách nghệ thuật, sống động và hấp dẫn, tạo nên bức tranh hoành tráng về lịch sử cộng đồng dân tộc”. [2-tr199] Tác giả Homer và sử thi sử thi Illiad và Odyssey Homer là người thuộc đất nước Hy Lạp thần thánh. Câu chuyện về Homer được lan truyền nhiều dị bản và cho đến nay thì rất nhiều thành phố tranh nhau làm quê hương ông. Ông được coi là nhà nghẹ thuật thiên tài xuất hiện vào thế kỉ IX TCN. Hy Lạp là vùng đất của sử thi nhưng Iliad và Odyssey là cái tên nảy ra trong đầu bất kì ai kho nghe tới sử thi Hy Lạp. Đấy là hai tác phẩm có ảnh hưởng hớn tới văn chương Châu Âu. Sử thi Iliad được sáng tác vào thế kỉ thứ 8 TCN. Bộ sử thi xoay quang câu chuyện về cuộc chiến thành Troy – giữa chiến binh vĩ đại Achilles trong cuộc đấu với vua Agamemnon. Cuối thế kỉ thứ 8 TCN, sử thi Odyssey ra đời và được coi là phần tiếp theo của sử Iliad. Bản hugf ca viết thề ccuocj phiêu lưu của Odyssey sau cuộc chiến thành troy và hành trình trở về đầy trắc trở của anh. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer phần 3
PHẦN 1: MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Chất liệu chính của văn học chính là từ con người và cuộc sống. Một nghệ sĩ chân chính luôn có điểm khởi đầu và đích đến cuối cùng vị nhân sinh. Hình tượng nghệ thuật con người được lấy chính từ con người thực tại. Tuy nhiên con người qua lăng kính của người nghệ sĩ cũng không thể trùng khớp với hình tượng gốc ban đầu. Vì thế, tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật về con người chính là cách để khám phá về tâm tưởng nhà văn và thời đại văn học. Tuy nhiên, thời đại nào, văn học ấy. Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lại có cách xây dựng quan niệm nghệ thuật về con người một khác. Ở thời kì cổ đại, khi nhận thức của con người vẫn còn sơ khai. Sử thi không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn cuốn sách bách khoa toàn thư tái hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, dân tộc với quá trình vận động và phát triển của con người. Với mong muốn thâm nhập và khám phá các giá trị của sử thi trên các bình diện trên, tôi chọn đề tài “Quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer”. Đây là dịp để người viết được trau dồn, học tập và nâng cao vốn tri thức của mình không chỉ về thể loại sử thi mà còn về quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer Lịch sử vấn đề “Quan niệm nghệ thuật về con người” không còn là một lĩnh vực xa lạ với người nghiên cứu văn học, đặc biệt lầ trên bình diện thi pháp học. Trần Đình Sử đã có bài viết “Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người” cho rằng đây là một quan niệm quan trọng khi bắt đầu tìm hiểu về thể loại và giai đoạn văn học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu “ quan niệm nghệ thuật về con người ” trong sử thi vẫn còn sơ lược và cần khai thác các giá trị trên nhiều phương diện. Mục đích nghiên cứu Đề tài hướng đến việc làm sáng tỏ đặc trưng quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer, cũng như có cái nhìn toàn diện và bao quát hơn về sử thi – cuốn bách khoa toàn thư của mỗi dân tộc. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi của đề tài giới hạn trong các bộ sử thi như sử thi Illiad, sử thi Odyssey của Homer. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong đề tài là: Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp lịch sử Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer phần 2
Trong những cuộc điện thoại bí mật với Yasuko, hơn hai lần Ishigami đã phải kiềm chế việc tra hỏi Yasuko về người đàn ông này dù anh biết mình có quyền làm điều đó. Đỉnh điểm của cuộc đấu tranh nội tâm được thể hiện thông qua những lời nhắn điên rồ và đáng sợ mà Ishigami viết trên hai bức ảnh chụp trộm khi Yasuko ở cùng Kudo: “Tôi đã tìm ra danh tính người đàn ông mà em thường xuyên gặp gỡ. [...] Tôi rất muốn hỏi em: em có quan hệ như thế nào với người đàn ông này? Nếu là yêu đương thì đó sẽ là hành động phản bội vô cùng tồi tệ. Em có biết tôi đã làm điều gì vì em không? Tôi có quyền được ra lệnh cho em: Hãy từ bỏ người đàn ông này ngay lập tức. Nếu không, cơn tức giận của tôi sẽ chuyển sang anh ta. Đối với tôi, việc cho anh ta một kết cục giống như Togashi là điều vô cùng đơn giản. Tôi đã chuẩn bị rồi, thậm chí chuẩn bị cả cách thức tiến hành nữa.” Những dòng chữ viết bằng giọng điệu tức giận và đầy tính đe doạ phản ánh sự ghen tuông tới cực điểm của Ishigami và tạo cho người đọc những dự cảm xấu. Nhưng cuối truyện, khi chúng được dùng làm bằng chứng để Ishigami kết tội chính mình trước cảnh sát nhằm biến mẹ con Yasuko vô can lại khiến người đọc cảm động không ngừng. Chắc chắn những lời nhắn đó không chỉ được Ishigami viết ra bởi lí trí nhằm mục đích tham gia vào kế hoạch, mà nó cũng thể hiện một phần chân thật nội tâm của nhân vật, cảm xúc thật giả lẫn lộn không thể rạch ròi. Tuy nhiên, sau rốt thì cái cao cả trong anh đã chiến thắng. Ishigami lựa chọn tàn nhẫn với chính mình cũng không muốn làm tổn thương tới mẹ con Yasuko. Dù đau khổ khi tình yêu không được đáp lại, nhưng dựa trên lập trường của lí trí, anh vẫn khuyên Yasuko cách tốt nhất để có được hạnh phúc: “Kudo Kuniaki là một người chân thành và đáng tin cậy. Việc gắn bó với anh ấy sẽ làm tăng xác xuất em và Misato được hạnh phúc. Hãy quên mọi chuyện về tôi đi. Em không được cảm thấy mình có tội. Vì nếu em không hạnh phúc thì mọi việc tôi làm đều là vô nghĩa.” Những mâu thuẫn trong nội tâm của nhân vật Ishigami tiếp tục là một đại diện cho bản chất con người mà văn học hiện đại muốn thể hiện. Đó là bản chất đa dạng và phức tạp, với sự đan cài của nhiều yếu tố. Trong Phía sau nghi can X, Higashino Keigo đã không ngừng đưa ra những thử thách cho tâm lí nhân vật để người đọc có thể chứng kiến cuộc chiến nội tâm không khoan nhượng với chính mình của Ishigami. Cuối cùng, tình yêu cao thượng đã vượt lên những ham muốn chiếm hữu ích kỉ. Qua đó thể hiện được sự tin tưởng của nhà văn vào bản chất tốt đẹp và lương thiện của con người. Đồng thời cho thấy sự tinh tế trong cách diễn tả những biến chuyển tâm lí phức tạp của nhân vật đồng thời cho thấy khả năng quan sát tài tình, cũng như một sự chiêm nghiệm sâu sắc về con người của nhà văn. KẾT LUẬN Phía sau nghi can X là cuốn tiểu thuyết trinh thám đương đại hàng đầu của văn học Nhật Bản. Nó thành công phá vỡ những quy luật bất thành văn của truyện trinh thám. Phía sau nghi can X dường như đang tiến gần tới loại hình tiểu thuyết mang hơi hướng giả trinh thám, bởi việc mô tả tội ác hay cách thức gây án không được chú trọng ở đây mà nó tập trung vào khai thác sâu thế giới nội tâm chất chứa mâu thuẫn của nhân vật. Ngoài ra, bằng nghệ thuật tài tình trong việc khắc hoạ chân dung trong sự vênh lệch với phẩm chất, những hành động không thể trả lời bằng một câu hỏi đúng hay sai, vẫn luôn bỏ ngỏ đáp án tạo một sức gợi mở vô cùng lớn cho tác phẩm. Đồng thời, chúng giúp cho việc xây dựng hình tượng con người cô đơn của qua nhân vật Ishigami trở nên độc đáo, ấn tượng hơn. Đó là sự cô độc của một thiên tài ẩn dật, là cảm giác vô nghĩa tới lạc loài của bản thân khi đánh mất lẽ sống, cũng là nỗi niềm bơ vơ của một trái tim yêu đơn phương không được hồi đáp. Con người hiện đại thay vì phải vác súng ra chiến trường chiến đấu với quân địch thì lại phải đối mặt và chiến đấu với chính nội tâm của mình. Con người hiện đại có thể đi từ châu lục này sang châu lục khác, có thể nói chuyện với mọi người trên thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột, nhưng lại luôn phải đối mặt với nỗi cô đơn thường trực trong tâm trí. Những cảm xúc đơn độc khi không có cùng tần số với thế giới, khi phải đầu hàng trước cơm áo gạo tiền, biến bản thân trở thành dáng vẻ xa lạ mà chính mình cũng không nhận ra, hay cảm giác lẻ loi khi tình yêu không đơm hoa kết trái, tất cả tạo nên cảm thức cô đơn của con người hiện đại được Higashino tinh tế thể hiện trong tác phẩm. Phía sau nghi can X là một cuốn tiểu thuyết trinh thám không hề đẫm máu mà là đẫm nước mắt. Tiếng hét và nước mắt ở những dòng cuối cùng của tác phẩm gợi ra rất nhiều suy ngẫm. Nó thể hiện mối quan tâm sâu sắc của nhà văn tới những số phận cá nhân trong thế giới này. . Đọc tiếp: Hình tượng nhân vật cô đơn trong Phía sau nghi can X phần 1
Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Khác với đa số truyện trinh thám theo lối cổ điển, nhân vật thường thuộc kiểu nhân vật hành động, Phía sau nghi can X chú trọng xây dựng kiểu nhân vật tâm lí. Nhờ sự đột phá mới mẻ về cốt truyện mà tác phẩm này thay vì xoay quanh vụ án giết người, cách thức gây án tinh vi, ... lại luôn xoay quanh những biến đổi trong tâm lí, đời tư nhân vật. Hung thủ và nạn nhân đã được tiết lộ ngay từ đầu, điều mà tác giả chú trọng nhất không nằm ở đó, mà ở việc lí giải nguyên nhân dẫn tới tội tội ác và những hành động ấy . Higashino Keigo không hân vật Ishigami chủ yếu bộc lộ mình qua những dòng suy nghĩ và độc thoại nội tâm. Hình tượng Ishigami được khắc họa không chỉ có sự vênh lệch về ngoại hình với phẩm chất, mà nội tâm cũng chứa đầy những cuộc đấu tranh tự thân không ngừng giữa phần cao cả, tốt đẹp và phần tầm thường, xấu xa. Những cuộc đấu tranh ấy chủ yếu được thể hiện khi nhân vật rơi vào tình yêu đơn phương với Yasuko. Đầu tiên là mâu thuẫn giữa mặc cảm bản thân và việc thể hiện tình yêu. Ishigami vốn dĩ là một người lạnh lùng, khô khan, không quan tâm tới ngoại hình hay văn chương nghệ thuật. Anh cũng không giỏi trong việc thể hiện cảm xúc hay gây thiện cảm với người khác. Từ khi phải lòng Yasuko, một Ishigami luôn tự tin về trí tuệ của mình bao nhiêu lại trở nên tự ti về bản thân bấy nhiêu. Không chỉ là nỗi tự ti về ngoại hình mà còn về hoàn cảnh. Ishigami cảm thấy mình xấu xí và có một cuộc đời xám xịt, trái ngược với hai mẹ con xinh đẹp và mang cuộc đời tươi sáng. Mặc cảm ấy khiến anh do dự ngay cả trong việc bắt chuyện với Yasuko. Khi quyết tâm giúp mẹ con cô giải quyết cái xác, anh đã nghĩ: “Cơ hội để một người như mình có được mối quan hệ thân mật với một phụ nữ đẹp thế này chắc chắn sẽ không còn nữa. Phải dùng tất cả trí tuệ và sức mạnh để ngăn tai hoạ đến với mẹ con họ.” Bên cạnh đó là mâu thuẫn giữa việc tiếp tục bảo vệ hai mẹ con Yasuko hay phá hỏng tất cả khi phát hiện ra Yasuko đã phải lòng một người đàn ông khác. Sự xuất hiện của nhân vật Kudo là một thử thách lớn đối với Ishigami. Việc anh giúp đỡ mẹ con Yasuko là hành động xuất phát một phần bởi lí do ích kỉ của bản thân. Anh đã đặt cược tất cả, kể cả tự do và danh tiếng vào ván bài cứu lấy mẹ con Yasuko với mục đích muốn mẹ con cô phải chịu ơn của mình. Từ đó mà dần chiếm được tình cảm của Yasuko. Thế nhưng Kudo lại đột ngột biến thành trở ngại, quan sát cách họ ở bên nhau khiến hi vọng của Ishigami dần vụt tắt, thay vào đó là ngọn lửa ghen tuông. Đọc tiếp: Hình tượng nhân vật cô đơn trong Phía sau nghi can X phần 8
Nghệ thuật thể hiện con người cô đơn qua việc xây dựng nhân vật Ishigami Khác với nhân vật trong các giai đoạn văn học trước đó như văn học cổ đại hay trung đại, nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên tắc đồng nhất, văn học hiện đại và hậu hiện đại xây dựng nhân vật dựa trên nguyên tắc không đồng nhất. Họ là hiện thân của một chỉnh thể bao chứa nhiều sự vênh lệch và các mặt đối lập. Nhân vật Ishigami trong Phía sau nghi can X cũng được xây dựng dựa trên nguyên tắc đó. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sự vênh lệch giữa ngoại hình với phẩm chất và trong những hành động. Higashino Keigo đã khắc hoạ nhân vật Ishigami trước tiên từ ngoại hình. Ngoại hình ấy thể hiện sự vênh lệch rõ ràng với phẩm chất bên trong. Bề ngoài của anh được soi chiếu từ nhiều góc nhìn: góc nhìn của người kể chuyện, nhân vật Yasuko, nhà vật lí Yugawa và các điều tra viên là Kusanagi, Kishiya. Qua lời người kể chuyện, Ishigami là người “có khuôn mặt tròn, nét mặt vô cảm và đôi mắt nhỏ như sợi chỉ đang nhìn thẳng về phía trước.” Qua nhận xét của Yugawa, Ishigami trong quá khứ có dáng ngồi tròn tròn mỗi khi tập trung giải toán, và khuôn mặt luôn có phần già dặn. Qua con mắt Kusanagi đồng nghiệp Kishiya, đó là “một người độ tuổi trung niên có vẻ ngoài thấp đậm” và cũng già hơn tuổi thực, bởi khi biết Ishigami cũng từng học cùng một trường đại học với bạn mình, viên thanh tra đã lập tức mặc định đó là đàn anh khóa trước. Yasuko thì quan sát tỉ mỉ và có nhiều nhận xét hơn cả về ngoại hình của Ishigami. Anh “có dáng người thấp đậm, mặt tròn và to. Trái ngược với khuôn mặt, hai mắt anh ta nhỏ như hai sợi chỉ. Mái tóc mỏng, được cắt ngắn. Trông anh ta xấp xỉ năm mươi, mặc dù có thể thực tế trẻ hơn thế.”, là kiểu người không chú ý tới vẻ bề ngoài vì “lúc nào cũng mặc những bộ quần áo có vẻ giống nhau.” Mặc dù Yasuko không thể hiện đánh giá trực tiếp của bản thân về bề ngoài của Ishigami, nhưng nó không có vẻ gì là gây hứng thú hay thiện cảm đặc biệt cho cô. Từ những góc nhìn ấy, bức chân dung của Ishigami được khắc hoạ hoàn toàn không phải là một người đàn ông có sức hấp dẫn về ngoại hình. Đặc biệt, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nhưng Ishigami lại có một đôi mắt “nhỏ như sợ chỉ”, nó không thể giúp anh dễ dàng toát ra được bản chất thiên tài cũng như giới hạn đi khả năng biểu hiện cảm xúc của khuôn mặt. Khiến ở anh toát ra một vẻ vô cảm. Yasuko đã bật cười chua xót khi không thể tưởng tượng nổi khi con người “khô khan cứng nhắc” như Ishigami mời mình đi chơi thì sẽ thế nào. Nhưng ẩn chứa trong hình thức xấu xí kém hấp dẫn ấy lại là một bộ óc thiên tài hiếm gặp. Ishigami có thể dùng sáu tiếng để tìm ra chỗ sai sót của một bài chứng minh toán học mà như giáo sư nhận xét là ngay cả những người am hiểu tường tận về toán học cũng khó mà tìm ra. Anh đã vạch ra kế hoạch gần như hoàn hảo để đánh lạc hướng cảnh sát trong vụ án của Togashi. Đằng sau vẻ lạnh lùng lí trí là một người con hiếu thảo đầy trách nhiệm, đã chấp nhận từ bỏ hoài bão làm một nhà toán học để kiếm tiền phụng dưỡng cha mẹ già. Ẩn dưới vẻ khô khan, cứng nhắc và vô cảm lại là một trái tim yêu nhiệt thành. Anh sẵn sàng đánh đổi tất cả để bảo vệ người mình yêu thậm chí chấp nhận việc huỷ hoại đi danh tiếng và đánh mất tự do của bản thân. Đứng trước nguy cơ kế hoạch bị bại lộ và Yasuko phải vào tù, anh đã tung ra con át chủ bài cuối cùng. Ishigami tự nhận mình là kẻ giết Togashi. Điều này nhằm biến mẹ con Yasuko thành nạn nhân vô tội và biến bản thân anh thành kẻ giết người, một tên tâm thần biến thái luôn nghe lén mẹ con họ. Đó là một sự hi sinh cao cả tới điên rồ như Yugawa từng nói với Yasuko: “Đó là một sự hi sinh mà những người bình thường như tôi và chị không thể tưởng tượng ra nổi”. Ishigami đã thành công che đậy vụ án không chỉ ở phương diện vật chất mà còn ở cả phương diện tinh thần. Hai mẹ con Yasuko không cần phải nói dối vì cảnh sát đã đi sai hướng ngay từ đâu. Mà cách giải này chỉ có anh mới tìm ra. Thế nhưng sự hi sinh cao cả của Ishigami có hoàn toàn đáng được ngợi ca? Trở lại chi tiết Ishigami tự sắp xếp và chuẩn bị những bằng chứng tố cáo chính mình để chịu tội thay Yasuko. Xét về góc độ tình cảm, đó là một hành động hi sinh cao thượng, nhưng xét về lí trí, nó lại là hành vi vi phạm pháp luật. Và khủng khiếp hơn nữa, sự bảo vệ ấy dựa trên một tiền đề đẫm máu, đó là Ishigami đã sát hại thêm một người vô tội khác để hoán đổi thân phận với Togashi bị giết vào tối hôm trước, nhằm đánh lạc hướng cảnh sát về thời gian tử vong. Xét về góc độ logic, Ishigami đã lập ra được một kế hoạch gần như hoàn hảo, nhưng điều đó đi liền với sự trả giá. Đó là biến chính mình thành kẻ giết người. Và để hoàn thành “bức tranh” biến mẹ con Yasuko thành vô tội thì cần thêm một cái xác vô tội nữa. Ishigami đã làm rất kín kẽ và sắp che mắt được tất cả mọi người. Thế nhưng Yugawa lại là một biến số bất ngờ xuất hiện. Yugawa cuối cùng đã hiểu được tính logic trong kế hoạch vì có cùng kiểu suy nghĩ với Ishigami, nhưng Kusanagi thì không thể nào chấp nhận: “Giết người là hợp logic à?” - câu hỏi của Kusanagi có lẽ cũng là câu hỏi của rất nhiều người. Rất ít người có thể nhận ra trái tim cao thượng và vẻ đẹp tâm hồn của Ishigami thông qua vẻ bề ngoài như vậy. Nhưng cũng không ai nhận ra anh có thể tạo nên một tội ác dã man đáng ghê tởm để che giấu đi một tội ác khác. Ishigami như một ẩn số X trong phép toán chưa có lời giải. Không ai thực sự hiểu hết về anh kể cả Yugawa - người luôn tự tin là hiểu anh, kể cả độc giả - những người được nhìn anh qua ngôi kể toàn tri của người kể chuyện. Những điều vênh lệch không đồng nhất trong cách mối quan hệ giữa ngoại hình và tính cách của Ishigami cũng như sự phức tạp, khó đoán, khó lí giải trong các hành động của nhân vật này phản ánh sự phức tạp của thế giới nội tâm con người được đặt trong dòng chảy đầy biến động của thực tại xã hội. Thực tại đa sự và đa đoan ẩn chứa những điều không ai có thể dự đoán trước. Đúng sai, phải trái đôi khi không thể phân biệt rạch ròi mà chỉ có thể đứng từ nhiều góc độ để quan sát và lí giải. Những gì Higashino Keigo đưa ra về nhân vật không mang một định hướng rõ ràng nào về tư tưởng, hay thậm chí là đạo đức, điều đó tạo ra tính đối thoại, tạo ra một khoảng mở để người đọc cùng suy ngẫm. Đọc tiếp: Hình tượng nhân vật cô đơn trong Phía sau nghi can X phần 7
Nỗi bơ vơ của một tình yêu đơn phương không được hồi đáp Trong toàn bộ phần đầu và phần giữa của cuốn tiểu thuyết Phía sau nghi can X Higashino Keigo để người đọc cảm nhận tình yêu của Ishigami dành cho Yasuko dường như xuất phát từ niềm yêu thích và ngưỡng mộ trước ngoại hình của cô. Yasuko từng làm tiếp viên tại câu lạc bộ, dù đã ngoài bốn mươi nhưng cô vẫn là một phụ nữ xinh đẹp và trẻ hơn so với tuổi thật. Họ là hàng xóm của nhau nhưng hầu như không có nhiều sự tiếp xúc nào ngoại trừ những lúc Ishigami tới mua cơm tại cửa hàng mà Yasuko làm việc. Trong khi đó, Ishigami vẫn được thể hiện như một con người lạnh lùng, lí trí, luôn tuân theo logic và không quan tâm tới vẻ bề ngoài. Thế nên điều này khiến tình yêu anh dành cho cô phần nào đó phi lí và có thể bị xem nhẹ. Từ đó dẫn tới chi tiết Ishigami hi sinh bản thân, chấp nhận tạo ra một tội ác khác để che giấu cho tội ác vô tình của mẹ con Yasuko trở nên khiên cưỡng. Điều này cũng được Higashino Keigo gián tiếp thể hiện thông qua thái độ của Yugawa khi khám phá ra sự thật đằng sau vụ án mạng. Nhà vật lí học vô cùng đau buồn và thất vọng, anh không thể hiểu được vì sao người bạn mình cho rằng đã hiểu rất rõ lại có thể làm một chuyện khủng khiếp như vậy. Chỉ khi đọc tới cuối cùng, người đọc mới nhận ra điểm bắt nguồn cho tình yêu ấy sâu xa và cảm động hơn rất nhiều. Đối với Ishigami, mẹ con Yasuko còn là ân nhân đã cứu anh khỏi sự tuyệt vọng với cuộc sống. Vào buổi tối Ishigami quyết định tự kết liễu cuộc đời vô nghĩa của mình trên một sợi dây thừng, mẹ con Yasuko đã xuất hiện dưới tư cách là hàng xóm mới chuyển tới. “Cuộc sống của Ishigami thay đổi hẳn kể từ sau lần gặp gỡ mẹ con Hanaoka. Anh không còn ý muốn tự sát nữa mà đã tìm được niềm vui trong cuộc sống. [...] Trên toạ độ thế giới có hai điểm mang tên Yasuko và Misato. Đối với Ishigami, điều đó thật kì diệu.” Mất đi niềm vui được cống hiến cho toán học, Ishigami lần nữa tìm được ý nghĩa của cuộc sống, tình yêu dành cho người khác cũng là liều thuốc cứu rỗi chính mình. Tới đây, hành động hi sinh bản thân để cứu lấy hai mẹ con Yasuko không còn phi lí và kém thuyết phục nữa, nó không chỉ xuất phát từ tình yêu, mà như đã nói ở trên, nó còn là sự trả ơn và tự giải thoát. Thế nhưng, niềm hạnh phúc mà tình yêu đem lại ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Đồng thời với việc Ishigami phải lòng Yasuko, anh lại rơi vào nỗi cô đơn vô tận khi tình yêu ấy không bao giờ được đáp lại. Sự tự ti về bản thân khiến anh chần chừ và do dự không dám tiến lại gần hai mẹ con. Anh chỉ một mình ôm thứ tình cảm đơn phương đó âm thầm quan sát, viện cớ tới mua cơm để có thể gặp mặt Yasuko mỗi ngày. Ishigami đã chấp nhận dấn thân vào tội ác và nguy hiểm để giúp mẹ con Yasuko thoát khỏi việc chịu tội khi vô tình gây ra cái chết cho Togashi. Anh chỉ mong có thể được Yasuko để mắt tới. Thế nhưng Yasuko lại muốn gắn bó với Kudo, một người đàn ông được cho là tốt hơn Ishigami về nhiều khía cạnh. Sự xuất hiện của Kudo càng khiến trái tim Ishigami tan nát. Bởi tính chất của vụ ánh, anh và Yasuko không thể để lộ mối quan hệ đặc biệt. Ishigami cũng không thể chia nỗi buồn đau với ai khác. Bằng lí trí của mình, anh nhận ra Kudo là người thích hợp nhất với Yasuko.. Nhưng điều đó không ngăn được trái tim anh đau khổ. Chứng kiến những lần Yasuko và Kudo gặp gỡ, chứng kiến tình cảm đang lớn dần lên giữa hai người khiến Ishigami tiếp tục rơi vào hố sâu của sự cô đơn khủng khiếp. Điều đó từng khiến Ishigami cảm thấy bất công. Trong khi bản thân đã chấp nhận làm chuyện kinh khủng nhất là giết người và vạch ra một kế hoạch hoàn hảo mà chính mình cũng chỉ là một quân cờ để có thể giúp mẹ con Yasuko thoát tội thì cô lại hẹn hò với một người đàn ông khác. Ishigami thuê xe theo dõi Kudo và chụp lại ảnh cả hai đang hẹn hò không chỉ là một phần của kế hoạch được tính toán kĩ lưỡng mà còn do cả ngọn lửa ghen tuông đang bùng cháy. Tình yêu vẫn luôn là liều thuốc diệu kì giúp con người ta trở nên hạnh phúc. Thế nhưng nó cũng có thể là liều thuốc độc có thể hủy hoại cả cuộc đời. Một tình yêu đơn phương không được đáp lại, không có kết quả khiến bất cứ ai rơi vào đều sẽ phải âm thầm gặm nhấm nỗi cô đơn và đau khổ. Thông qua việc thể hiện tình yêu đơn phương không được đáp lại của nhân vật Ishigami, Higashino Keigo đã bộc lộ một lòng trắc ẩn, một sự cảm thông và quan tâm sâu xa tới con người. Đọc tiếp: Hình tượng nhân vật cô đơn trong Phía sau nghi can X phần 6
Cảm giác vô nghĩa về sự tồn tại khi mất đi lẽ sống Ngoại trừ hai mẹ con Yasuko và Misato sau này mới xuất hiện trong một tình huống đặc biệt và chiếm cứ tâm trí cũng như trái tim Ishigami, thì trước đó, anh là người “chẳng quan tâm điều gì khác ngoài toán”. Đối với anh, toán học không chỉ là đam mê mà còn là lẽ sống. Nhưng Ishigami đã không được tự do sống với lẽ sống lớn ấy. Niềm say mê của Ishigami dành cho toán học được thể hiện một cách rõ ràng và trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm. Trong cuộc nói chuyện của Yugawa với người bạn thân là điều tra viên phụ trách vụ án của Yasuko - Kusanagi, nhà vật lí đã nhận xét: “Anh ấy là kiểu người không thích dùng máy tính mà thường giam mình trong phòng nghiên cứu đến nửa đêm, giải những bài toán khó chỉ bằng giấy và bút chì.” Ishigami so sánh quá trình giải toán thú vị giống như việc đi tìm kho báu. Anh sẵn sàng “dành cả đời mình cho toán học.” và “Nguồn cảm hứng mang tên toán học đang ngủ say, để khơi dậy được nó dù phải mất cả đời cũng vẫn là chưa đủ.” Tình yêu mà Ishigami dành cho toán học là một tình yêu thuần khiết và không vụ lợi. Anh tự nhủ “mình không cần ai công nhận.” mặc dù bản chất của con người vẫn luôn là mong muốn được công nhận. Như nhiều người khác, Ishigami cũng muốn được phát biểu công trình nghiên cứu, được đánh giá. Nhưng anh vẫn sáng suốt nhận ra “đó không phải là bản chất của toán học”, và “Việc ai trèo lên được đỉnh núi đầu tiên là quan trọng nhưng chỉ cần người đó biết là đủ.” Đáng lẽ bằng niềm đam mê không chút tạp niệm và tài năng hiếm có, bộ não của Ishigami nên được sống hết mình với toán học. Nhưng trong xã hội vật chất lên ngôi, con người ta thường phải đầu hàng trước khó khăn về tiền bạc. “Sau khi học xong thạc sĩ, cũng như Yugawa anh quyết tâm ở lại trường để học lên tiến sĩ. Nhưng điều đó đã không trở thành hiện thực do anh phải chăm sóc bố mẹ. Bố mẹ anh đã có tuổi và đều mang bệnh. Anh không thể kiếm tiền đủ cho bố mẹ dù vừa học vừa đi làm thêm.” Sau đó, anh từng được một giáo sư giới thiệu công việc trợ lí tại một trường đại học, nhưng không may đó lại là nơi mà “Không thể làm được một việc gì gọi là nghiên cứu trong trường học đó. Các giáo sư chỉ nghĩ đến tranh giành quyền lực và giữ chỗ của mình. Họ chẳng hề nghĩ tới việc đào tạo những học giả ưu tú hay thực hiện những nghiên cứu mang tính đột phá. Những báo cáo Ishigami nhọc công viết ra mãi mãi chỉ nằm trong ngăn kéo cửa các giáo sư. Trình độ của sinh viên thì thấp. Thời gian nghiên cứu của Ishigami bị lấy mất do phải hướng dẫn những sinh viên còn chưa hiểu hết toán cấp III.” Ishigami từng có ý định tìm tới một trường đại học khác nhưng toán học không được ưa chuộng và đầu tư bởi nó không giúp các doanh nghiệp kiếm ra tiền như ngành kĩ thuật. Con đường thực hiện ước mơ của Ishigami luôn vấp phải những trở ngại, và chúng khiến anh dần đánh mất lẽ sống, đánh mất bản thân. Cuối cùng, chúng đã phá hỏng cả cuộc đời anh. Dồn anh vào bi kịch cảm thấy tồn tại của chính mình là vô nghĩa. Ishigami chấp nhận làm một giáo viên dạy toán nhưng luôn lạc lõng trong cuộc sống mà anh buộc phải lựa chọn. Anh không tìm thấy niềm vui trong công việc, không thể gắn bó với trường lớp, đồng nghiệp hay học sinh mà chỉ như một cỗ máy vô cảm, lạnh lùng lặp đi lặp lại những hoạt động nhàm chán ngày này qua ngày khác. Trong toàn bộ tiểu thuyết chỉ có hai lần tác giả trực tiếp thể hiện Ishigami trong tâm trạng vui và hạnh phúc. Một lần khi Ishigami được nhận lời cảm ơn đầu tiên từ người anh yêu. Còn một lần là khi gặp lại Yugawa - người có chung tần số với anh và họ cùng bàn về toán học. “Ishigami cảm thấy anh đánh mất những khoảng thời gian vui vẻ thế này từ rất lâu rồi. Có lẽ đây là lần đầu tiên anh có thể nói chuyện vui vẻ như vậy kể từ khi rời trường đại học.” Guồng quay cuộc sống bị điều khiển bởi những giá trị ngoại tại với lực li tâm mạnh mẽ khiến anh càng ngày càng rời xa cuộc đời, biến thành một kẻ cô độc lặng lẽ đứng bên lề cuộc đời. Không được theo đuổi đam mê khiến Ishigami cảm thấy việc sống chẳng còn ý nghĩa và bản thân trở nên vô giá trị: “một người chỉ biết toán như mình nếu như không chọn con đường sự nghiệp là toán thì cũng chẳng còn giá trị gì”. Nỗi tuyệt vọng khiến anh thậm chí đã từng lựa chọn cách giải thoát tiêu cực nhất, đó là tự tử, “Anh chẳng có lí do gì để chết. Chỉ là anh không có lí do để sống thôi”. Vậy nên khi Ishigami quyết định nhận tội thay Yasuko, có thể trong mắt người khác nó chỉ đơn thuần xuất phát từ sự hi sinh vô cùng cao cả vì tình yêu, nhưng với bản thân anh, đó còn là sự trả ơn cho mẹ con Yasuko và tự giải thoát cho chính mình. Xét trong mối quan hệ giữa việc làm một giáo viên toán hay một tù nhân, việc làm một giáo viên khiến anh được tự do về thân thể nhưng cầm tù về suy nghĩ. Việc phải dạy học cho những học sinh không chút hứng thú với môn toán mà không thể toàn tâm toàn ý dành toàn bộ thời gian cho toán học khiến Ishigami thấy thật vô nghĩa. Nhưng nếu ở trong tù, trong hoàn cảnh bị giới hạn và mất tự do tới tột cùng về thân xác, anh lại có thể tự do dùng toàn bộ trí não của mình cho những phép tính. “Việc mất tự do chẳng là gì đối với anh [...] Giả sử có bị trói chân, trói tay đi nữa thì anh sẽ làm việc đó trong đầu. Kể cả không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì thì cũng không ai có thể chạm tới bộ não của anh. Với anh đó là một thiên đường vô tận.” Vấn đề gặp phải của Ishigami không phải là điều hiếm thấy, đặc biệt là trong xã hội mà vật chất nắm quyền chi phối các giá trị quan. Nó phản ánh mâu thuẫn giữa khát vọng được theo đuổi ước mơ, hoài bão cao đẹp và thực tế cuộc sống tầm thường xoay quanh cơm áo gạo tiền.. Higashino Keigo nhận ra được mâu thuẫn nghiệt ngã đó. Tác giả đã thể hiện bi kịch của nhân vật Ishigami như là một điển hình cho bi kịch đánh mất giá trị bản thân. Nó dẫn tới hệ quả là con người không thể xác định vị trí của mình trong cuộc đời. Càng ý thức rõ về bản thân, chúng ta càng chẳng thể nào ngăn lại được cảm giác cô đơn, lạc lõng thậm chí là tuyệt vọng khi nhận ra sự khác biệt theo hướng tiêu cực giữa con người bản thân muốn trở thành và con người bản thân đang trở thành. Đọc tiếp: Hình tượng nhân vật cô đơn trong Phía sau nghi can X phần 5
PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN QUA NHÂN VẬT ISHIGAMI Những phương diện nỗi cô đơn của nhân vật Ishigami Sự đơn độc của một thiên tài Ishigami là một thiên tài, nhưng là một thiên tài ẩn dật, hầu như không ai biết tới điều đó, ngay cả chính anh cũng chưa bao giờ tự nhận bản thân là thiên tài mặc dù anh vẫn tự tin vào hiểu biết về toán học của mình so với nhiều người khác. Bởi thế thay vì được mọi người công nhận và chú ý bằng vầng hào quang tỏa ra từ vẻ đẹp mẫn tiệp của trí tuệ thì Ishigami lại sống cuộc đời lặng lẽ trong căn hộ thuê nhỏ, an phận làm một giáo viên dạy toán. Thiên tài Ishigami chỉ xuất hiện thông qua lời kể và dòng hồi tưởng của người bạn cũ Yugawa cũng như thông qua việc anh tự bộc lộ những suy nghĩ, lập luận sắc bén của mình về vụ án. Ngay cả Yugawa - một thiên tài vật lí, giáo sư tại một trường đại học danh tiếng cũng phải nể phục và ấn tượng mãi không quên về một “Daruma Ishigami” dù đã không gặp hơn hai mươi năm. Trong kí ức của nhà vật lí học, Ishigami được giáo sư nhận xét là “tài năng mà năm mươi năm hay một trăm năm mới có được một người.” Như định mệnh chung của các thiên tài, Ishigami có một đời tư với những mối quan hệ xã hội hạn hẹp nếu chưa muốn nói là vô cùng nghèo nàn. Ngay từ thời đi học, anh đã quen với chuyện độc lai độc vãng. Chính nhà thiên tài ẩn dật cũng tự nhận xét bản thân là một người kì lạ. Không mấy ai có thể hiểu được một người có sự khác biệt quá lớn về suy nghĩ với bản thân, các sinh viên và cả giáo viên tại đại học có lẽ không thể hiểu nổi Ishigami. Khác với đa số sinh viên lựa chọn ngồi ở cuối lớp, chờ sau khi điểm danh có thể ra về hoặc làm việc riêng, để có thể nghe giảng thật rõ ràng, anh thường ngồi một mình ở bàn thứ hai bên phải. Mối quan hệ bạn bè tại trường đại học của thiên tài này, trước khi gặp được Yugawa, là một con số không tròn trĩnh: “Yugawa là người bạn đầu tiên Ishigami có thể nói chuyện, đồng thời cũng là người duy nhất anh thừa nhận tài năng từ khi vào đại học”. Bước sang tuổi tứ tuần, Ishigami vẫn miệt mài cống hiến cho toán học trong âm thầm. Anh chưa từng kết hôn, cuộc sống chỉ xoay quanh việc tới trường dạy toán và về nhà tiếp tục giải toán. Vào thời khắc Yugawa xuất hiện, chính anh cũng bất ngờ vì vẫn còn ai đó nhớ tới mình. Khi Ishigami thay đổi từ loại sushi tổng hợp cỡ vừa quen thuộc sang sushi tổng hợp cỡ lớn và sashimi, nhân viên cửa hàng cũng ngạc nhiên và phải thốt lên: “Có lẽ phải mấy năm rồi ngôi nhà này mới có khách đến chơi”. Ishigami là con người vốn dĩ sinh ra đã phải chịu cái định mệnh đơn độc của một thiên tài. Giống như một ai đó khi đứng trên đỉnh cao, có thể nhìn thấy mọi thứ nhiều hơn ai hết, nhưng cũng cô độc hơn ai hết. Thế nhưng, đây không phải bi kịch lớn nhất của anh. Ishigami chấp nhận định mệnh thiên tài của mình, tự thấy bản thân kì lạ nhưng không có gì là buồn bực. Và bằng niềm kiêu hãnh tự thân, bằng tính cách trầm tĩnh tới lạnh lùng, lí trí, anh không cố gắng chủ động tạo mối quan hệ với mọi người xung quanh. Người mà anh muốn tiếp xúc có lẽ chỉ cần là ai đó có thể dùng toán học làm chủ đề để nói chuyện, như Yugawa chẳng hạn. Từ nhân vật Ishigami, ta thấy được chân dung của con người trong thế giới hiện đại. Dù Ishigami được coi là thiên tài, nhưng anh cũng mang những khía cạnh của con người bình thường. Nếu như trước đây, nỗi cô đơn khi thiếu vắng sự giao tiếp với đồng loại trở thành ám ảnh lớn đối với nhân loại, thì con người trong thế giới hiện đại, dù vẫn cô đơn nhưng chấp nhận nó và thậm chí là tận hưởng nó. Ishigami có niềm say mê vô bờ đối với toán học, việc được giao tiếp với những bài toán cũng khiến anh thỏa mãn trong thế giới riêng của mình. Khi chúng ta tìm được đam mê, có thể vui thú dạo chơi trong tâm trí của chính mình thì việc không có nhiều mối quan hệ chẳng còn là điều gì quá đáng sợ. Đọc tiếp: Hình tượng nhân vật cô đơn trong Phía sau nghi can X phần 4