Quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer phần 4

Quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer phần 4

Bởi Học văn cô Hà Huyền 08/11/2024

Con người sử thi là con người lí trí

“Lý trí là khả năng của ý thức để hiểu các sự việc, sử dụng logic, kiểm định và khám phá những sự kiện; thay đổi và kiểm định hành động, kinh nghiệm và niềm tin dựa trên những thông tin mới hay có sẵn. Lý trí thường được sử dụng trong các hoạt động trí tuệ của con người”. Con người trong sử thi có lí trí cao, không hành động vì cảm giác, tình cảm nhất thời

Con người lí trí được thể hiện rõ trong “sử thi Hi Lạp” đặc biệt là ở nhân vật Penelope trong tác phẩm “Ulisses trở về”. Penelope hiện lên trong tác phẩm là một người phụ nữ kiên trinh, thánh thiện ,trí tuệ và lí trí cao. Sau mấy chục năm chồng đi chinh chiến, có rất nhiều người đến cầu hôn nhưng nàng vẫn một lòng đợi chồng trở về. Dù đã được nhũ mẫu khẳng định về chiếc sẹo khi đi săn của chồng“Vậy để già nói cho con một dấu hiệu khác nhé, một dấu hiệu không sao cãi được: đó là cái sẹo do rang nanh trawngsg của một con lợn lòi húc người ngày xưa để lại.” [6-tr.48], nhưng Penelope vẫn rất đỗi “phân vân” mặc cho lời nhũ mẫu nói. Vì trong lòng còn nhiều nghi hoặc nên nàng đã có một kế hoạch cực kì lí trí và thông minh. Nàng thử thách Ulisses về “bí mật chiếc giường cưới”. Khi Ulisses hờn trách với vẻ mặt giận dỗi “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường ngủ vì trái tim trong ngực nàng làm bằng sắt”, Penelope nói với nhũ mẫu để đáp lại: “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Ulisses xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải trên giường” [6-tr.50]. Ulisses giật mình bởi chiếc giường do chính nàng làm nên từ gốc cây nên không thể di dời đi chỗ khác được. Sau đó Ulisses nói hết những đặc điểm về chiếc giườngmà chỉ có hai người mới biết. Đây chính là sự khôn khéo của nàng để thử thách Ulisses.

Bản thân nàng rất muốn tin đó là chồng minh nhưng nàng cố phải tỏ ra bình tĩnh để trấn an nhũ mẫu và nghĩ kế sách. Trước những lời Telemac trách móc nàng là “người độc ác và sắt đá” nàng vẫn kiên đinh: “nếu đúng là cha, thì cha mẹ sẽ nhận ra nhau”. Cuối cùng Penelope đã xác minh được người hành khất kia chính là chồng của mình. Lúc này thái độ của nàng hoàn toàn thay đổi “Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác,…” và những cử chỉ với chồng thật âu yếm: “Penelope cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời [6-tr.51]”. Qua việc phân tích nhân vật Penelope ta mới thấy rõ được vẻ đẹp lí trí và vẻ đẹp trí tuệ của Penelope một người luôn thận trọng trong mọi lời nói và hành động của mình và cuối cùng nàng cũng được trở về bên người chồng thân yêu.

Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer phần 5

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22