Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 5

Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 5

Bởi Học văn cô Hà Huyền 08/11/2024
  1.  

Con người trong mối quan hệ xã hội

Con người xa cách với xã hội

Hình ảnh những người dân chài xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm không hiện lên trực tiếp qua đối thoại mà qua cái nhìn của người kể chuyện. Sự xuất hiện của họ với cái nhìn không thiện cảm giành cho ông lão Santiago, người trẻ thì cho là ông lão hoàn toàn “salao” (cách diễn đạt tệ nhất của vận rủi), người già thì cho ông lão đã “hết thời”, không còn nữa những vinh quang của một thời trai trẻ trước đây của lão. Tại sao họ lại có cái nhìn như vậy đối với ông lão ? Người đi biển có những quan niệm về may rủi của cái nghề chài lưới này, với họ cho dù có là một tay đánh cá cừ khôi nếu ra khơi mà không đánh được con cá nào chứng tỏ anh ta đã hoàn toàn “salao” và họ xa lánh những người đó, để tránh bị vận rủi đeo bám. Cha mẹ chú bé Manolin vì thế mà không muốn cho cậu đi câu chung với ông lão nữa và bắt cậu phải đi trên những con thuyền may mắn. Quan niệm về may rủi khiến những người dân xa lánh ông lão nhưng điều quan trọng hơn đó là họ không hiểu ông lão. Họ đâu có gần gũi ông, hiểu được những tâm tư, con người ông. Người đọc nhận thấy trong cùng một không gian tồn tại nhưng số phận của mỗi nhân vật lại tự đóng kín. Những người dân chài không quan tâm đến ông lão và ông lão cũng không quan tâm họ đánh cá như thế nào ? Chính sự xuất hiện của những người dân chài khiến nhân vật chính là ông lão Santiago càng cảm thấy cô đơn ngay trong môi trường mình sống, mình tồn tại. Trong cùng một không gian nhưng những con người trong đó lại thờ ơ với nhau thì cuộc sống sẽ càng trở nên buồn tẻ.

    1.  

Con người được yêu thương, tôn trọng và ghi nhận

Trong tác phẩm Ông già và biển cả”, ngoài nhân vật chính là Santiago thì còn có nhân vật Manolin cũng được Hemingway gửi gắm nhiều ý nghĩa triết lý qua đó. Không chỉ là một cậu bé lanh lợi mà Manolin còn là một cậu bé có tấm lòng cao đẹp, đó chính là tình yêu thương mà cậu giành cho người bạn già của mình, quấn lấy ông lão và kính phục ông mặc dù mọi người đều coi thường ông. Ngược lại, Santiago đối với thằng bé thì coi nó như con trai của mình và cho nó đi cùng trong những cuộc hành trình của mình. Khi cha mẹ cậu bé không cho cậu đi theo ông, cậu vẫn muốn đi nhưng ông lão không đồng ý, bởi vì “cháu đang đi với con thuyền may mắn. Hãy ở lại với họ” [6;387], vì thực sự ông không dám chắc vận rủi đã buông tha ông, ông cần khẳng đinh lại chính mình. Dù không được ông lão đồng ý cho đi cùng nhưng Manolin vẫn muốn làm việc gì đó giúp ông lão: “cháu đi kiếm giúp ông mấy con cá mòi ngày mai nhé?... Nếu cháu không được câu cá với ông thì cháu muốn giúp ông việc gì đó” [6;388]. Cậu bé đã trở thành người bạn tin cậy của ông lão và là người ông lão có thể tâm sự được “ông lão nhìn thằng bé bằng ánh mắt chứa chan tình thương, tin cậy ấm áp của mình” [6;388]. Cậu bé Manolin hiện hữu trong cuộc đời Santiago với một tấm lòng cao thượng. Tình cảm mà Manolin giành cho ông lão xuất phát từ chính trái tim, bởi với cậu “có nhiều người đánh cá giỏi và tài ba vĩ đại. Nhưng ông là người duy nhất” [6;395]. Santiago không chỉ quý cậu bé mà ông còn ước cậu bé là con trai mình “nếu cháu là con ta thì ta sẽ đưa chúa đi cầu may một phen” [6;388], cậu bé đã mang lại cho ông lão niềm tin vào khả năng của mình “Cảm ơn. Cháu làm ông hạnh phúc” [6;395]. Cậu bé là một tấm gương, một nguồn sức mạnh tinh thần để ông lão vượt qua trong những lúc khó khăn. Điều này thể hiện rõ trong cuộc hành trình của ông lão Santiago, mỗi khi gặp khó khăn ông lão đều ước “giá mà có thằng bé ở đây”, gần đến chục lần ông lão nhắc đến cậu bé. Khi ông lão trở về với bộ xương con cá Kiếm, dưới con mắt của những du khách thì bộ xương chỉ gợi chí tò mò trong chốc lát chứ không có nghĩa lý gì. Nhưng với cậu bé Manolin nó lại là một chiến công, một chiến thắng cho nỗ lực không mệt mỏi của ông lão. Chỉ có Manolin hiểu và cảm thông với tâm trạng của ông lão, bởi vì mỗi cậu là người gần gũi và hiểu ông nhất. Manolin là một hình tượng đẹp đẽ cho tấm lòng bao dung cao thượng, một tấm lòng nhân ái của một con người có trái tim nhân hậu, bao dung và vị tha. Mối quan hệ giữa ông lão và Manolin là mối quan hệ của hai hình tượng đẹp, một già và một trẻ nhưng lại gắn bó thân thiết với nhau, hiểu thấu được nội tâm của nhau, cùng chia sẻ với nhau cả niềm vui lẫn nỗi buồn.

Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 6

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22