Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 7

Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 7

Bởi Học văn cô Hà Huyền 08/11/2024

 KẾT LUẬN 

Khi nói về văn học Mỹ thế kỷ XX, chúng ta không thể không nói đến Hemingway và những tác phẩm của ông, ông đã để lại cho đời những tác phẩm văn học có giá trị. Ông là một thiên tài, một danh nhân của nước Mỹ và thế giới. Ông ra đi vĩnh viễn đã để lại sự xót thương cho biết bao con người yêu văn. Âm hưởng sự tiếc nuối khóc thương cho một con người suốt cuộc đời sống hết mình cho nhân loại đến nay vẫn còn vang vọng. Con người muốn tồn tại không bị diệt vong, không bị huỷ diệt tâm hồn phải hoạt động, đời ông là một chân lý về điều đó. Tóm lại, Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của Ernest Miller Hemingway đã thể hiện rõ một nhà văn nghiêm túc với nghề, với đời. Nhà văn đã đem đến cho tá c phẩm của mình những nét mới độc đáo, khiến cho người đọc như đang sống cùng tác phẩm, đi từng bước theo tác phẩm và trải nghiệm tất cả mọi thứ đan g diễn ra. Tác phẩm không đơn thuần là câu chuyện về chuyến đi câu của một ông lão mà hơn trên tất cả là quan điểm đề cao con người, đứng về phía người lao động và khẳng định giá trị của họ. Con người phải luôn hoạt động, không ngừng đấu tranh để tồn tại và khẳng định ý nghĩa của chính mình. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đã toát lên vẻ đẹp của con người, làm nghề gì không quan trọng mà quan trọng là mình đã thực hiện nó ra sao và trở thành người nghệ sĩ đích thực trong chính con đường mà mình đã chọn.

Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Ông già và biển cả phần 1

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22