Con người sử thi chưa phát triển ý thức cá nhân
“Họ là những con người đại diện cho toàn năng của bộ tộc, dân tộc. Là những người được lý tưởng hóa cao độ, đại diện cho cộng đồng ở mọi phương diện: sức mạnh, trí tuệ, phong tục tập quán,…”. Như nhân vật Achilles – nhân vật đại diện toàn năng, vị anh hùng trong sử thi Illiad của Homer. Chàng là một người trần được sinh ra bởi một vị vua Hy Lạp Peleus và nữ thần biển cả Thetis, chàng có sức mạnh phi thường và có điểm yếu duy nhất ở gót chân. Sức mạnh ấy đến cả chính những vị thần tối cao trên đỉnh Olymper cũng phải thừa nhận: “Nếu để một mình Achille giao chiến với quân Troy thì chúng sẽ không sao đương đầu nổi với người con nhanh nhẹn của Pêlê, dù là trong chốc lát. Trước đây, mới nhát trông thấy chàng, chúng đã mất vía đi rồi! Bây giờ, chàng đang tím mật bầm gan vì bạn, ta lại càng lo chàng sẽ bất chấp số mệnh, triệt hạ thành trì của chúng”. [3- tr.78]. Hồi còn nhỏ, Achilles có một người bạn thân là Patroclus và khi Patroclus bị tử trận dưới nhát dao của hoàng tử thành Troy là Hector thì chàng vô cùng quẫn trí. Vì cái chết của người bạn thân mình, Achilles tuyên bố lấy mạng Hector bất chấp lời tiên tri từ mẹ về vận mệnh an bài và cái chết của bản thân sau đó. Chàng là niềm tự hào của người dân Hy Lạp và là nỗi khiếp sợ của dân thành Troy: “Khi thần linh chưa xuống với người trần thì quân Akay rất đổi tự hào vì Achille, người lâu nay không tham dự chiến trận đau thương, bây giờ đã trở lại. Còn quân Troy thì sửng sốt, rụng rời khi trông thấy người con nhanh nhẹn của Pêlê xuất hiện, khiến giáp sáng ngời, khủng khiếp chẳng kém gì Aret, tai họa của loài người” [3-tr.78]. Achilles truy đuổi Hector quanh bức tường thành: “Hai người chạy qua đấy kẻ chạy trốn người đuổi theo. Người chạy trước rất anh dũng, kẻ chạy sau còn anh dũng hơn…” [3-tr.102] và lợi dụng kẽ hở ở cổ áo, đâm mũi giáo xuyên qua cổ họng Hector, với hơi thở cuối cùng Hector yêu cầu chàng trả xác mình để làm lễ an táng nhưng bị từ chối yêu cầu một cách phũ phàng, mà ngược đãi thi thể của Hector. Hector là người hội ngộ đủ phẩm chất cao quý của người anh hùng chống lại sự xâm lăng cũng như bảo vệ danh dự của bản thân và vua cha khi hăng hái ra trận đối đầu với nguy hiểm và cái chết. Sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp dân tộc, để bảo vệ quê hương, cầm đầu đội quân Troy chiến đấu hết mình, là biểu tượng cho lý tưởng chiến đấu của quân Troy. Nếu như ở Achille là vị anh hùng bất khả chiến bại của Hy Lạp thì ở Hector là sự dũng cảm, trọng danh dự, sẵn sàng hiên ngang trước thành Troy và chấp nhận cuộc chiến sinh tử, quyết chiến vì dân tộc. Có thể thấy, “Achilles và Hector” được coi như những chiến binh vĩ đại nhất tại quê hương , họ đại diện cho những gì tốt đẹp nhất của vô vàn anh hùng vô danh của “người Hy Lạp và người Troy”.
Con người sử thi chưa có thế giới nội tâm phong phú, chưa có tình yêu
Con người sử thi sống bằng lí trí, do vậy tình yêu của họ cũng có cội nguồn từ lí trí, chưa có con người bên trong. Trong sử thi Odyssey, Ulisses sau khi trở về được quê hương, biết tin người vợ yêu dấu Penelope đang phải một mình đối phó với một trăm linh tám kẻ cầu hôn, chàng vẫn giữ một lí trí tỉnh táo và sắc bén để hạ gục và đuổi tất cả những kẻ nhòm ngó vợ chàng đi, đủ bình tĩnh và tinh tế để hoàn thành thử thách của Penelope và cuối cùng đoàn tụ với gia đình sau hơn hai mươi năm lưu lạc. Nàng Penelope tuy đã nhận ra chồng dưới vỏ bọc người hành khất, nhưng vẫn rất thận trọng và lịch sự, không hề để lộ bất kì cảm xúc nào. Chỉ khi Ulisses chính miệng nói ra bí mật riêng của hai người thì nàng mới vỡ òa cảm xúc và đoàn tụ với người chồng yêu dấu.
Như vậy có thể nhận xét rằng nội tâm của con người sử thi còn nghèo nàn, chưa có chiều sâu. Tất cả mọi xúc cảm yêu, ghét, hờn, giận hoàn toàn biểu hiện ra bề ngoài. Điều đó cho thấy con người sử thi chưa có con người bên trong, con người cho mình. Họ biểu hiện tình cảm riêng một cách lộ liễu, thậm chí ồn ào. Đây là cách xây dựng điển hình của sử thi, thông qua hành động mà bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Những biểu hiện của cuộc sống bên trong như những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lý… của nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà họ gặp phải trong cuộc đời hầu như không xuất hiện. Con người sử thi đại diện cho cộng đồng, cho số phận chung của xã hội chứ không đại diện cho một cá nhân, con người cụ thể. Do vậy, tình yêu và hôn nhân của họ hầu như ít xuất phát từ nhu cầu riêng tư mà có liên quan chặt chẽ tới bộ lạc, thị tộc nên tình yêu cá nhân xuất hiện rất ít và cũng chưa phát triển thế giới nội tâm mà chủ yếu để khẳng định sức mạnh về trí tuệ và thể chất của người anh hùng trong hôn nhân và tình yêu.
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong sử thi của Homer phần 6