Tác phẩm Cải ơi từ thi pháp điểm nhìn phần 1

Tác phẩm Cải ơi từ thi pháp điểm nhìn phần 1

Bởi Học văn cô Hà Huyền 17/09/2024

Mở đầu

Thi pháp văn học đã được ứng dụng trong dạy học bộ môn Ngữ văn trong nhiều năm qua. Hiểu được vai trò của thi pháp trong việc phân tích một tác phẩm nghệ thuật nên nhiều thầy cô lựa chọn hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm từ góc độ này. Đặc biệt với chương trình đổi mới, dạy học theo định hướng phát triển năng lực như hiện nay thì hướng khai thác này càng được chú trọng.

Điểm nhìn là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc tác phẩm và là một phạm trù của thi pháp học. Điểm nhìn được hiểu là vị trí để người kể chuyện quan sát, đánh giá các sự vật, hiện tương trong tác phẩm. Vận dụng lí thuyết điểm nhìn vào dạy học một văn bản truyện ngắn cho phép học sinh phát huy cao độ khả năng tư duy theo phương pháp mới và ứng dụng lí thuyết vào thực tế tác phẩm.

Về truyện ngắn “Cải ơi!” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Bộ - Nguyễn Ngọc Tư (1976). Tác phẩm nằm trong nằm trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” được phát hành năm 2005.

Điểm nhìn tác giả:

+ Truyện kể theo ngôi thứ 3, người trần thuật là người kể chuyện biết tuốt và trần thuật lại toàn bộ câu chuyện. Với điểm nhìn này cho phép câu chuyện đảm bảo tính khách quan. Câu chuyện kể về ông “Năm Nhỏ” trong hành trình đi tìm đứa con riêng của vợ bị thất lạc được kể lại rất chi tiết. Ông Năm Nhỏ rất yêu thương Cải - con riêng của vợ với chồng trước. Nhưng vì làm mất đôi trâu mà Cải bỏ nhà đi, từ đó cả làng và vợ nghi ngờ, đổ oan cho ông đã giết hại Cải. Ông Năm vì thương nhớ con và bị mang tiếng xấu nên bỏ công đi khắp nơi tìm con. Ông đi hát rong và nhiều lần tìm cách lên tivi để được đưa tin về người con nhưng không thành. Câu chuyện dưới điểm nhìn của ngôi thứ 3 hiện lên đầy đủ các sự kiện trong suốt cuộc đời của các nhân vật. Với điểm nhìn này người đọc có thể dễ dàng nắm được cốt truyện. Câu chuyện được kể tường minh và khách quan nhất có thế.

+ Tác giả gọi nhân vật bằng tên cụ thể “”Năm Nhỏ”, “Quách Phù Thàn”, “Diễm Thương” gắn với các từ ngữ xưng hô, “ông già”, “con nhỏ”, “thằng” vừa làm nổi bật đặc trưng văn học miền Nam đồng thời cũng thể hiện thais độ gần gũi, dân dã đối với câu chuyện kể. Truyện ngắn nghe như một lời tâm sự đời thường, một câu chuyện bình dị mà chứa chan nhiều cảm xúc về tình cha con.

+ Từ điểm nhìn bên ngoài này, người kể chuyện có thể quan sát và miêu tả được hình dáng, hành động của nhân vật. “Con nhỏ Thương” tên nghe hay, khuôn mặt không đẹp nhưng bình thản, “lạnh trơ”, không cảm xúc, mái tóc vàng hoe. Nhỏ Thương rất vô tư và dễ thương. Còn ông già Năm Nhỏ lại liện lên với dáng người “khọm rọm” và như một gã dở hơi đi tìm con. Ông làm đủ nghề để kiếm sống và tìm mọi cách để “nhắn tìm con”. Ông nghĩ ra cách để được lên tivi tìm con là ăn trộm trâu để bị bắt. Hành động này xét theo khách quan có thể coi là điên khùng khi mà ông lên tivi phỏng vấn vụ trộm lại chỉ đọc bản tin tìm con.

Đọc tiếp: Tác phẩm Cải ơi từ thi pháp điểm nhìn phần 2

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22