Thời gian trần thuật trong “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”
Truyện “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” được trình bày theo trình tự truyền thống: trình tự tuyến tính. Với trình tự này thì các sự kiện, sự việc được sắp xếp theo những trình tự nhất định xoay quanh câu chuyện được kể. Các sự kiện được kể theo trật tự trước sau giúp người đọc xâu chuỗi và kể lại câu chuyện. Những câu chuyện kể theo trình tự này thường xoay quanh cuộc đời số phận của nhân vật chính. Mọi sự kiện diễn ra đều có những tác động nhất định đến hành động, cách ứng xử và lối sống,… của nhân vật. Và các mốc thời gian khi được nhắc tới cũng thường là các mốc thời gian quan trọng, có những tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thwucs, tư duy của con người. Đây là kiểu kết cấu không mới nhưng lại có hiệu quả cao khi nhà văn muốn nhấn mạnh quá trình phát triển của mạch truyện, nhấn mạnh logic, thời gian và đặc biệt diễn tả mối quan hệ giữa các sự việc, sự kiện.
Bằng việc trần thuật theo thời gian tuyến tính truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” đã kể về cuộc đời cô Nilam xinh đẹp từ lúc 16 tuổi cho đến lúc qua đời. Với lối kết cấu thời gian này người đọc có thể thấy rõ toàn bộ cuộc đời đầy bi thảm của Nilam. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh cô gái Nilam 16 tuổi đã “làm cho lũ trai làng ngả nghiêng, đi đường thì sa chân xuốn g ruộng, đi cạnh hồ thì sảy chân xuống hồ. Có đứa còn mang sáo đến thổi, thổi mà ngồi dưới gốc cây bồ đề tít tắp đằng xa, đến tai người đẹp thì chỉ còn là tiếng dế kêu hoang vắng.” và cô được gửi lên thủ phủ để học nghề hộ lý. Tại đây cô đã gặp và yêu Riva, nhưng rồi tình yêu, công việc đều trở nên dang dở với cô khi cô phải theo cha mẹ về quê lấy chồng – một kẻ tầm ngẩm tầm ngầm Amar mà không hề có tình yêu.
Những tập tục lạc hậu đã cướp đi của Nilam tất cả tình yêu, con cái, gia đình và nhan sắc. Gặp lại người yêu khi đã thân tàn ma dại, hạnh phúc lớn nhất đời dành cho cô là một hình bóng Nilam xinh đẹp vẫn tồn tại trong trái tim những chàng trai yêu cô một thuở. Truyện kết thúc (mở nút) bằng việc Nilam quyết định từ bỏ nơi trần thế với những đau khổ triền miên để tìm đến cái chết một cách nhẹ nhàng thanh thản. Từng mốc thời gian xuất hiện đều lưu dấu những sự kiện trong cuộc đời của Nilam.
Tốc độ và nhịp kể trong câu chuyện cứ đều đều như muốn xoáy sâu vào lòng người đọc nỗi đau của cô gái Nilam nói riêng và biết bao người phụ nữ Ấn Độ nói chung. Mỗi hình ảnh được miêu tả chi tiết như ghim vào lòng người từng nỗi đau: Đó là nỗi đau khi “thỉnh thoảng ê chề trên chiếc giường đàn ông, bất động như một xác người bị đâm chết. Bao giờ cũng vào buổi sáng, sau một cái đưa mắt đầy âm mưu của hai mẹ con Amar, sau một cốc sữa tươi tồng tộc vào miệng Amar, được xem như một liều tăng lực cho đàn ông”. Là nỗi đau khi sinh ra một đứa con gái “Sinh một đứa con gái con gái tức là bắt đầu một cuộc ráo riết gom góp hồi mô n cho nó lấy chồng mười mấy năm sau. Cả nhà đều thở dài ngao ngán trước sự khởi đầu không may mắn”. Rồi mang bầu lần 2: “Bà mẹ chồng vào ra gầm ghè. Quân này chỉ đẻ rặt con gái cho mà xem, rồi thành quân ăn tàn phá hại trong nhà bà. Của rẻ mạt, người ta nhận cho với cái giá đổ đi mà còn tính gian lận 10.000 rupi, nhà bên ấy thật đúng là phường lừa đảo”. Nỗi đau khi vì cuộc tranh cãi với mẹ chồng mà biến bị bà tẩm xăng đốt, từ mộ cô gái xinh đẹp gương mặt Nilam biến dạng hoàn toàn và đẻ non đứa con gái. Là nỗi đau khi phải giết chết đứa trẻ, lần lượt lần lượt cả “rừng trẻ con” qua đời bàn tay Nilam bởi cô chẳng muốn chúng phải sống trong cái bầu trời đen như hắc ín, bởi cô coi đó là “làm phúc”. Thời gian quay chậm bao nhiêu. Bạn đọc chua xót bấy nhiều. Cùng là thân phận con người tại sao nỗi bất hạnh lại dồn lên người phụ nữ?
Đọc tiếp: Thời gian nghệ thuật trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước phần 2