Hình tượng tác giả trong Chú bé mang pyjama sọc phần 3

Hình tượng tác giả trong Chú bé mang pyjama sọc phần 3

Bởi Học văn cô Hà Huyền 17/09/2024

Giọng điệu

Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, giọng điệu là “Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…”. Như vậy giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng để nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật. Đồng thời linh hồn của tác phẩm văn học cũng phụ thuộc rất lớn vào giọng điệu, qua đó nó thể hiện đặc trưng phong cách của mỗ i nhà văn. Giọng điệu thể hiện thái độ của tác giả đối với nhân vật, thể hiện quan niệm, cái nhìn về con người và cuộc sống. Cho nên giọng điệu trở thành tâm hồn, gương mặt của tác giả trong tác phẩm. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của văn học, “nó gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện”.

John Boyne sử dụng giọng điệu tự sự kết hợp với nhiều thủ pháp nghệ thuật khác để truyền đạt thái độ, lập trường tư tưởng, cảm hứng chủ đạo của mình, mỉa mai sự định kiến và phân biệt đối xử, và đồng thời nêu bật sự ngây thơ hồn nhiên để cho chúng ta cái nhìn đối lập sâu sắc về những trải nghiệm khốc liệt của người Do Thái trong thời kì Đức Quốc Xã.

John Boyne khai thác chủ đề định kiến và phân biệt đối xử trong tiểu thuyết của mình thông qua việc sử dụng giọng điệu mỉa mai châm biếm và phép tương phản so sánh. Trong tiểu thuyết của Boyne, mặc dù bằng tuổi nhau, Shmuel vì là người Do Thái nên bị phân biệt đối xử và bị gửi đến trại tập trung, trong khi Bruno tận hưởng sự xa hoa của giới thượng lưu Đức Quốc xã vì có cha là một sĩ quan cấp cao của tầng lớp người da trắng thượng đẳng. Boyne sử dụng lối kể chuyện ở ngôi thứ ba giới hạn để cho chúng ta thấy góc nhìn của các nhân vật về thế giới xung quanh nhân vật chính. Ví dụ, khi Shmuel nhìn thấy Bruno trong bộ đồ ngủ, cậu bé đã nghĩ rằng “Thật là lạ thường. Nếu không phải là vì Bruno còn xa mới gầy gò như nhữngg đứa trẻ ở bên phía hàng rào nó, và cũng chẳng hề xanh xao như vậy, thì thật khó để phân biệt được hai đứa. Gần như thể (Shmuel nghĩ) chúng thực sự giống hệt nhau.” Câu nói này củng cố thêm cho sự thật về việc người Do Thái bị phân biệt đối xử dưới thời Đức Quốc Xã. Giọng điệu chứa đầy sự mỉa mai, châm biếm này lại cho chúng ta thấy được suy nghĩ và niềm tin của một đứa trẻ ngây thơ trong một thực tế khốc liệt hơn nhiều. Bruno ban đầu ghen tị với Shmuel, vì cậu tin rằng “Còn tớ thì không biết tại sao lại bị mắc kẹt ở đây, phía bê n này, chẳng có ai để trò chuyện và chẳng có ai để chơi cùng trong khi cậu có cả tá bạn và ngày nào cũng chơi hàng tiếng.” Câu nói chứa đầy sự châm biếm được sử dụng dưới góc nhìn của Bruno, bởi cậu bé tin rằng ngày nào Shmuel cũng được chơi rất nhiều trong trại tập trung. Tuy nhiên, giọng điệu tự sự đi kèm sự châm biếm này cũng mang lại cho người đọc cảm giác tối tăm hơn nữa về thực tế của trại tập trung. Không chỉ thế, Boyne cũng dùng sự tương phản so sánh trong lời kể để cho thấy chẳng có mấy khác biệt giữa người Do Thái và người da trắng thượng đẳng, và chứng minh sự phân biệt đối xử giữa hai chủng tộc là vô nghĩa đến nhường nào. Phép tương phản được sử dụng rõ ràng trong câu nói khiến người đọc phải suy nghĩ thật nhiều sau: “Chính xác thì đâu là sự khác nhau? Cậu băn khoăn tự hỏi. Và ai là người quyết định người nào mặc những bộ pyjama sọc còn người nào mặc đồn g phục?” Lời tự sự xuất sắc này khai phá tận cùng sự định kiến và phân biệt chủng tộc lúc bấy giờ, đồng thời để lại cho người đọc những suy ngẫm về nguyên nhân của Chủ nghĩa bài Do Thái ở Đức Quốc Xã.

Đọc tiếp: Hình tượng tác giả trong Chú bé mang pyjama sọc phần 4

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22