Thời gian nghệ thuật trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước phần 1

Thời gian nghệ thuật trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước phần 1

Bởi Học văn cô Hà Huyền 17/09/2024

Tóm tắt: Tìm hiểu và tiếp cận tác phẩm văn học theo góc nhìn thi pháp học ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Hướng tiếp cận này giúp cho độc giả hiểu rõ, hiểu đúng hơn về các tác phẩm văn học theo từng thể loại. Trong đó, tìm hiểu tác phẩm dưới góc nhìn thời gian nghệ thuật cũng là một trong những hướng đi đáng chú ý. Trong tác phẩm “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” tác giả Hồ Anh Thái đã xây dựng thời gian tuyến tính theo các sự kiện diễn ra trong cuộc đời của nhân vật chính Nilam từ năm 16 tuổi cho tới khi cô lựa chọn cái chết để từ đó phản ánh số phận đầy bất hạnh của người phụ nữ Ấn Độ dưới chế độ đương thời. Tuy nhiên, Hồ Anh Thái đã có sự sáng tạo của mình trong sử dụng từ ngữ để tạo nên nhịp độ, tốc độ cho thời gian trong tác phẩm của mình từ đó tạo nên hiệu ứng thời gian phù hợp cho câu chuyện được kể.

Từ khóa: thi pháp học, thời gian nghệ thuật, Tiếng thở dài qua rừng kim tước

Mở đầu

Thời gian nghệ thuật là “một phạm trù nghệ thuật, là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật”. Đó là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ để thể hiện quan niệm về thế giới. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà người đọc có thể cảm nhận được, trải nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tốc độ nhanh chậm khác nhau, với độ dài ngắn khác nhau, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan phụ thuộc vào cảm nhận tâm lí, trạng thái, cảm xúc của con người. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Thời gian nghệ thuật là “phạm trù đặc trưng của văn học”, bởi “Văn học là nghệ thuật thời gian” giúp ta có thể cảm nhận được nhịp điệu cuộc sống mà tác giả miêu tả. “Thời gian là đối tượng, là chủ để, là công cụ miêu tả - là sự ý thức và cảm giác vê sự vận động và đổi thay của thế giowistrong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” (Đ. X. Likhachep).

Hồ Anh Thái là một trong số “các nhà văn nổi bật của thế hệ hậu chiến ở Việt Nam.” Tác giả từng tham gia nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng sáng tác văn học mang lại cho bản thân tác giả nhiều thể nghiệm và suy tư “Viết văn tôi được giãi bày, tâm sự nhiều hơn”. Chính vì vậy, Hồ Anh Thái đến với văn học với niềm say mê, yêu thích, và được xem là một trong những cây bút trẻ đầy tài năng của văn học hiện đại. Dưới sự ảnh hưởng của văn học thời đại Hồ Anh Thái luôn làm mới các sáng tác của mình bên cạnh việc tiếp thu các thành tựu nghệ thuật về việc tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật vào trong tác phẩm. Tuy nhiên với tinh thần tiếp thu nhưng không rập khuôn máy móc, Hồ Anh Thái đã có những sáng tạo mới mẻ trong việc tổ chức thời gian nghệ thuật tác phẩm để tạo ra những hiệu quả thẩm mĩ cao.

Tiếng thở dài qua rừng kim tước là một tác phẩm xuất sắc của Hồ Anh Thái. Đó là một câu chuyện đầy ám ảnh về những đứa trẻ chưa kịp sống đã phải chết vì món nợ hồi môn sau này. Tác giả đã dựng lên một không gian đầy ghê rợn, đầy âm khí với cái chết của những đứa trẻ. Mỗi đứa trẻ chết được đánh dấu bằng một cây kim tước. Chẳng mấy chốc, một rừng kim tước đã mọc lên... Cùng với không gian đầy trầm buồn thì trong tác phẩm Hồ Anh Thái đã xây dựng hai lớp thời gian chính được chú ý trước hết là thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Không gian và thời gian kết hợp với nhau nhuần nhuyễn đã góp phần lột tả nét văn hóa cổ hủ của Ấn Độ đó là của hồi môn về nhà chồng của các cô gái, số phận của người phụ nữ dưới chế độ đầy hà khắc của Ấn Độ.

Đọc tiếp: Thời gian nghệ thuật trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước phần 2

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22