Tóm tắt:
John Boyne là một trong những tiểu thuyết gia thành công và được ngưỡng mộ nhất trong thế hệ của ông. Trong sự nghiệp kéo dài hơn 30 năm, ông đã xuất bản 14 cuốn tiểu thuyết dành cho người lớn, 6 cuốn tiểu thuyết dành cho độc giả nhỏ tuổi và một tuyển tập truyện ngắn.
Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, Chú bé mang pyjama sọc (The boy in the striped pyjamas), là cuốn sách bán chạy số 1 của New York Times, và được chuyển thể thành phim truyện, vở kịch, vở ballet và vở opera, bán được hơn 11 triệu bản trên toàn thế giới. Tác phẩm nằm trong trong danh sách những cuốn tiểu thuyết kinh điển được xuất bản trên khắp thế giới và được sử dụng trong các trường học trên khắp thế giới để hướng cho độc giả trẻ có thêm cách nhìn và cách tiếp cận về thảm họa Holocaust.
Bài viết là sự tổng hợp, kế thừa và học tập những nghiên cứu của các học giả đi trước đã phân tích nghiên cứu về tác phẩm này. Qua việc học tập và đọc lại tác phẩm giúp cho cá nhân hiểu rõ hơn về hình tượng tác giả, mà bình diện được hướng đến là cái nhìn nghệ thuật và giọng điệu trong tác phẩm.
Từ khóa: John Boyne; Chú bé mang pyjama sọc; hình tượng tác giả; điểm nhìn; giọng điệu
Mở đầu:
Chú bé mang pyjama sọc của John Boyne là một tiểu thuyết lịch sử được xuất bản năm 2006, được biết đến rộng rãi trong cả mảng tiểu thuyết dành cho người lớn và dành cho thanh thiếu niên. Tác phẩm miêu tả một cậu bé người Đức, Bruno, có cha là chỉ huy cấp cao của trại tập trung, và tình bạn bất ngờ với một cậu bé Do Thái, Shmuel. Lấy bối cảnh xung quanh trại tập trung Auschwitz trong Thế chiến thứ hai, cuốn tiểu thuyết kết hợp chủ nghĩa hiện thực với ngụ ngôn, tác giả đã sử dụng điểm nhìn của ngôi thứ ba giới hạn và chủ yếu sử dụng giọng điệu mỉa mai, châm biếm, xen lẫn sự ngây thơ non nớt để mô tả các sự kiện dưới góc nhìn của một câu bé chín tuổi.
Nội dung:
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, giáo sư Trần Đình Sử đã viết: “Tác giả được hiểu như là một ý thức, một thái độ đạo đức về đời sống, một giọng điệu thì sự biểu hiện của tác giả trong sáng tác là một vấn đề đang được nghiên cứu…Theo chúng tôi, hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu cái nhìn riêng, độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thẩm mĩ; giọng điệu của tác giả thâm nhập vào cả giọng điệu nhân vật; và ở sự miêu tả, có sự hình dung của tác giả đối với chính mình.” Trong bài viết này, tôi xin được đi vào phân tích cái nhìn nghệ thuật và giọng điệu nghệ thuật trong cuốn tiểu thuyết của John Boyne.
Đọc tiếp: Hình tượng tác giả trong Chú bé mang pyjama sọc phần 2