Điểm nhìn nhân vật
+ Tác phẩm có sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong. Từ cái nhìn khách quan của người trần thuật biết tuốt sang cái nhìn của nhân vật với suy nghĩ, tâm trạng bên trong. + Điểm nhìn của nhân vật ông Năm Nhỏ: Điểm nhìn của tác giả đã cùng với điểm nhìn nhân vật, dịch chuyển vào trong để khám phá những nỗi lòng sâu kín của một ông già có vẻ dở hơi. Đêm đến ông Năm Nhỏ không ngủ được vì còn day dứt nỗi nhớ con và “hổng biết cách nào tìm cho ra con Cải”. Qua những lời nói thiết tha của ông trong những lần mượn micro của đoàn hát: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con…” chứa đựng biết bao sự buồn rầu, mong mỏi và đầy đau thương. Năm Nhỏ trong lần bị Diễm Thương lừa nhận là con mình cũng thật tội nghiệp. Thoạt nhìn qua ông thật ngốc nghếch nhưng đó chính là nỗi đau bị dồn nén, nỗi mong chờ của ông đã lên cao độ. Trong phút chốc thấy Diễm Thương gọi ba, Năm Nhỏ cười “để miệng muốn méo sao thì méo” rồi tiếp đó ông nghĩ ngay đến cảnh đưa nó về khoe với dân làng Cỏ Cháy và chợt bợt khóc. Cuối cùng ông lại bẽ bàng lau nước mắt trước trò đùa của Diễm Thương. Như vậy có thể thấy trong một đoạn rất ngắn nhưng nhân vật bộc lộ được những biến đổi trong tâm lí rõ rệt. Từ vui mừng khôn xiết đến hạnh phúc vỡ òa và cuối cùng lại thất vọng ê chề. Giọt nước mắt của Năm Nhỏ chính là giọt nước mắt của tình yêu thương, tình phụ tử cao đẹp. Từ điểm nhìn nhân vật Năm Nhỏ thì hành động ăn trộm trâu của ông là có chủ đích chứ không hề “đãng trí” vì muốn được lên tivi mà Năm Nhỏ đã nghĩ ra trò ăn trộm để bị bắt. Ông diễn nét hết hồn nhưng “trong bụng thấy trúng ý” vì sắp được nhà đài về phòng vấn. Một lần nữa ông lại ca bài ca tìm con và dặn nhà đài đừng tắt tiếng: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè, nhà mình ở Cỏ Cháy,…”. Đó chính là lời tha thiết của người cha với mong muốn tìm thấy con của mình mà bất chấp mọi giá. Như vậy qua những hành động, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật ông Năm Nhỏ thì ông không còn là một người dở hơi mà đó là một người cha già mang cho mình những nỗi buồn, nỗi nhớ mong con da diết.
+ Điểm nhìn của nhỏ Diễm Thương: Với vẻ bề ngoài vô tư và lạnh lùng như thế nhưng Diễm Thương cũng là cô bé chịu nhiều tổn thương và có nội tâm phong phú. Diễm Thương trong trò đùa nhận làm con của ông Năm Nhỏ đã có những lời thoại, hành động như thật. Nó thoảng thốt gọi “Ba!”, sau đó nó “níu tay ông rưng rưng gọi thêm một tiếng Ba tha thiết”. Bản thân Diễm Thương cũng là một đứa trẻ mồ côi nên nó khao khát tìm thấy ba mẹ của mình. Chắc có lẽ sự khao khát đó khiến nó diễn cảnh đấy đạt như vậy. Tiếp theo là trong lần phóng sự đưa tin về các quán nhậu, Diễm Thương điềm nhiên trơ mắt ngó. Nhưng cái điềm nhiên của nó là cố ý, cái nhìn đso như dấu hỏi nao lòng, “tôi đây nè mà ba má ở đua? Có nhận ra tôi không? Có nghe đâu lòng?’’. Đó là dòng độc thoại của chính Diễm Thương. Con nhỏ cũng mong muốn lớn lao là tìm thấy ba mẹ của mình. Từ điểm nhìn là nhân vật Diễm Thương ta thấy thương cho con người này. Bề ngoài là người vô tư, giỡn vô duyên thì đó cũng là một mảnh tâm hồn vỡ vụn đang khát khao một mái ấm gia đình.
-> Như vậy với điểm nhìn bên trong được đặt tại các nhân vật thì nhân vật trong truyện được khai thác đa chiều và có chiều sâu. Điểm nhìn nhân vật đã làm cho tác phẩm có nhiều tầng ý nghĩa và sâu sắc hơn.
Đọc tiếp: Tác phẩm Cải ơi từ thi pháp điểm nhìn phần 3