Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

  Nhân vật phi nghệ sĩ và thế cuộc đang tan rã Nếu ngôi sao nhân tính trong các nhân vật nghệ sĩ ở tập truyện này đang chập chờn, thì ở những nhân vật không phải nghệ sĩ, tình hình cũng không khả quan hơn. Thậm chí, vì không phải là người của công chúng (hoặc không chuẩn bị thành người của công chúng), không cần giữ gìn hình ảnh, họ có thể phơi mở phần trần trụi và những góc khuất một cách ngang nhiên. Mỗi nhân vật theo kiểu này như một nét vẽ tối màu tạo nên bức tranh thế cuộc đang tan rã. Đó là Meg (trong Người hát tình ca) – “suối nguồn hiểu biết” của những cô gái tham vọng trong vai phục vụ bàn, bởi “chị ta biết mọi quy tắc, mọi mưu mẹo về chuyện giăng lưới một ngôi sao”. Nhờ bậc thầy chiến lược này, các cô gái “luồn lách, mưu tính, liều thân” với mục đích giăng bẫy được một người nổi tiếng. Lindy là một chân dung tiêu biểu: cô bắt hồn được ca sĩ tài danh Dino. Khi ngôi sao của Dino “rụng xuống rất nhanh”, Lindy kịp rời bỏ Dino và cưới Tony Gardner – “một ngôi sao đang rất sáng, sáng lắm”. Có thể nói, trong thế giới của họ, tình yêu và hôn nhân đã trở thành thứ gì đó phù phiếm, thừa thãi. Châm ngôn sống hợp thời phải là “yêu đương hợp nơi, hôn nhân hợp người, li dị hợp lúc”. Tình yêu bị hạ cấp, tình bạn cũng bị giáng bậc thê thảm. Trong Mưa đến hay nắng đến, Charlie – một doanh nhân thành đạt – nhân danh tình bạn thân thiết đã triệu hồi người bạn cũ Raymond từ Tây Ban Nha đến London, để dùng hình ảnh thất bại của người bạn “đã biến đời mình thành ổ lợn” mà nâng cấp bản thân trong mắt vợ để cứu vãn cuộc hôn nhân sắp đắm của mình. Tình cảm thiêng liêng nhất – tình thân – cũng không thoát khỏi quy luật xói mòn ấy. Trong Khu đồi Malvern, Maggie và chồng chia sẻ với cậu em nghệ sĩ đang loay hoay tìm cảm hứng một chỗ tá túc và bóc lột sức lao động của cậu một cách bất cận nhân tình. Những nhân vật này hiện ra như một chiến lược gia tài tình, dùng mọi giá trị sống làm tham số trong phương trình đời người. Họ đã trở thành những cỗ máy vô cảm, những xác sống làm hoại tử xã hội. Tuy nhiên, đốm sáng khiến thế giới trong Dạ khúc: Năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông “ngập tràn trắc ẩn” (Neel Munherjee Time) vẫn tồn tại bền bỉ. Đốm sáng ấy tản mát ở nhiều nơi nhưng lắng kết ở nhân vật người kể chuyện. Nhân vật xưng “tôi” trong cả năm truyện ngắn này hàm chứa nhiều phẩm chất. Và chính họ đã níu giữ chất người, giúp cho thế giới bấp bênh nhưng không tan rã. Đọc tiếp: Thi pháp nhân vật trong Dạ khúc năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Thi pháp nhân vật trong Dạ khúc: Năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông (Kazuo Ishiguro) Hệ thống nhân vật và sự trình hiện đời sống Khác với thế giới nhân vật đa dạng trong các tiểu thuyết như Người khổng lồ ngủ quên, Mãi đừng xa tôi, Tàn ngày để lại; tập truyện ngắn được xuất bản năm 2009 của nhà văn Anh gốc Nhật này tập trung vào kiểu nhân vật nghệ sĩ. 4/5 tác phẩm đều có một nghệ sĩ đóng vai trò nhân vật chính, và xoay quanh đó là những nhân vật phụ không hoạt động nghệ thuật. Do đó, tìm hiểu hệ thống nhân vật trong Dạ khúc: Năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông, chúng tôi chia thành nhân vật nghệ sĩ và nhân vật phi nghệ sĩ. Nhân vật nghệ sĩ và sự báo động về nhân tính Người nghệ sĩ vốn thường được nhìn nhận như những người giàu nhân tính để có thể “cho máu” (Elsa Triolet) hay “đi tìm đạo cho dân chúng” (Nguyễn Huy Thiệp). Tuy nhiên, người nghệ sĩ trong năm truyện ngắn này đều được khắc họa trong sự xói mòn nhân tính. Tony Gardner (trong Người hát tình ca) – ca sĩ đang mất đi tên tuổi lẫy lừng - sẵn sàng từ bỏ cuộc hôn nhân 27 năm hạnh phúc để xây dựng hình ảnh người nghệ sĩ độc thân nhằm quay lại đỉnh cao. Người nhạc sĩ kiêm ca sĩ “không đạt được tất cả các mục tiêu đề ra” (trong Khu đồi Malvern) thích thú chơi khăm cặp vợ chồng già bằng cách chỉ cho họ khu nhà trọ tồi tàn nhất vùng. Tibor (trong Nghệ sĩ cello), người được đào tạo bài bản ở Nhạc viện hoàng gia Luân Đôn chấp nhận chơi thứ nhạc cậu ghét sau khi bị bật ra khỏi các buộc biểu diễn danh giá và trở thành chai sạn. Đỉnh cao của sự xói mòn nhân tính phải kể đến Steve (trong Dạ khúc), nghệ sĩ saxophone đang đợi cơ hội lên “đẳng cao” đành lòng để người vợ yêu dấu rời con thuyền hôn nhân, bỏ qua lòng tự trọng để nhận món tiền từ chồng mới của vợ nhằm phẫu thuật gương mặt “xấu kiểu hãm tài” mong đạt tới thành công trong sự nghiệp. Tất cả, dù ở những mức độ khác nhau nhưng đều ở trong tình trạng tha hóa. Phần người nhạt đi khi tự trọng mòn, trung thực mất, tình yêu trượt giá, vô cảm tăng đều. Phải chăng điều đó đã góp phần đẩy sự nghiệp của họ xuống dốc? Đọc tiếp: Thi pháp nhân vật trong Dạ khúc năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt Dạ khúc: Năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông là tập truyện ngắn duy nhất được Kazuo Ishiguro xuất bản cho đến nay (5/2023). Đặt bên cạnh những tiểu thuyết kì vĩ, tuyển tập truyện ngắn có vẻ khiêm tốn này không hề lép vế, mà tạo nên một dấu ấn riêng, đầy sức ám ảnh. Một trong những phương diện tạo nên sức hấp dẫn ở tác phẩm này của Ishiguro chính là thế giới nhân vật đặc biệt: “xoay quanh tài năng nghệ thuật […] ai có và ai không” (Christopher Tayler, The Guardian). Tìm hiểu năm truyện ngắn từ góc độ thi pháp nhân vật sẽ góp phần lí giải thành công của tác phẩm, cũng như làm rõ vấn đề mà “bậc thầy phân tích nhân tính” (Hàm Đan) Ishiguro đặt ra trong đó: sự tàn lụi của nhân tính. Từ khóa: thi pháp nhân vật, Ishiguro, nhân tính, nghệ sĩ, nghệ thuật. Mở đầu Chúa đã “làm ra con người” (Sáng thế), còn nhà văn thì “làm ra” nhân vật. Con người làm cho đời sống mà Chúa kiến tạo thêm phong phú, còn nhân vật làm cho thế giới nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo trở nên độc đáo với những thông điệp giàu tính nhân văn. Vì vậy, khám phá tác phẩm văn học không thể tách rời yếu tố nhân vật, bởi qua đó, nhà văn đã trình xuất cái nhìn đời sống và đề xuất một lựa chọn về cách sống. Nhân vật trong tác phẩm của Kazuo Ishiguro càng có tầm quan trọng. Trong các trước tác của nhà văn được trao giải Nobel văn học năm 2017, người “đã khám phá ra vực thẳm bên dưới cảm giác ảo tưởng của chúng ta về sự kết nối với thế giới”, nhân vật là sự phóng chiếu đời sống, là sự lắng kết của những thông điệp thẩm mĩ mà người viết gửi gắm, là kết tinh những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. Xuất phát từ quan niệm đó, chúng tôi nghiên cứu thi pháp nhân vật trong tác phẩm độc đáo của Kazuo Ishiguro - tập truyện ngắn duy nhất của ông - Dạ khúc: Năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông. Đọc tiếp:  Thi pháp nhân vật trong Dạ khúc năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Nghệ thuật xây dựng không – thời gian kí ức Không – thời gian kí ức huyền trong truyện ngắn “Thị trấn Yumiura” được tác giả Kawabata dụng công xây dựng, để kín đáo gửi gắm quan niệm mang đậm cảm hứng mỹ học Nhật Bản: đề cao vẻ đẹp mong manh, mơ hồ, khó nắm bắt; trân trọng khoảnh khắc bừng ngộ của tâm hồn, nơi cái đẹp có thể chỉ vụt hiện trong khoảnh khắc. Trước hết, không – thời gian kí ức được xây dựng và miêu tả bằng cách sử dụng người kể chuyện đa điểm nhìn, vừa là người kể ngôi ba với điểm nhìn bên ngoài, mô tả toàn diện, đầy đủ bối cảnh thực tại cùng những lượt lời của nhân vật (trong đó dung chứa toàn bộ diện mạo của không – thời gian kí ức), vừa là người kể ngôi ba di chuyển điểm nhìn vào nhân vật Kasumi để thể hiện rõ những bối rối, trăn trở, lo âu, bừng ngộ, tạo cảm giác lưỡng lự, hồ nghi. Trong điều kiện đó, không – thời gian nghệ thuật được tự do biến hóa, tự do tác động vào các nhân vật và cả không gian lí tính của thực tại để thể hiện tính huyền ảo của mình. Bên cạnh đó, thủ pháp đối lập cũng được tận dụng triệt để để thể hiện rõ tương phản giữa thực tại và kí ức, từ đó càng làm nổi bật sức mạnh của kí ức đối với thực tại. Đi liền với đối lập, không thể bỏ qua nghệ thuật song chiếu quá khứ - thực tại, một thủ pháp không thể thiếu để sáng tạo cái huyền ảo trong văn học. Đặt cạnh nhau những thứ đối lập nhau, để thấy đằng sau sự tranh đấu, tương phản là nỗ lực dung hòa, xoa dịu, trấn an của kí ức, tạo niềm tin màu nhiệm và vẫn rất đỗi tự nhiên cho con người. Cách đặt tên riêng cho người, địa danh của Kawabata cũng tương hỗ với hình tượng không – thời gian kí ức, tạo nên tư tưởng của tác phẩm: Yumiura gợi nhắc trực tiếp đến không gian rộng lớn, khoáng đạt của bãi biển hình cánh cung “tạc theo hình rặng núi chạy ven biển”, con người thuộc về/ làm chủ không gian đó cũng mang cái tên gợi nhắc đến một hòn đảo đẹp xinh của đất nước Ý – Murano; còn con người thuộc về/ làm chủ thực tại lại mang cái tên Kasumi, gợi nhắc màn sương mù mờ mịt của thói quen trong thực tại. Thực chất, đến cuối truyện, Kasumi vẫn chưa xóa được màn sương mù bởi sự hồ nghi vẫn chưa được làm sáng rõ, song, ánh sáng của niềm tin mà kí ức mang đến đã làm màn sương ấy không mịt mờ, gây bối rối và sợ hãi nữa, mà biến nó trở thành thứ mơ hồ giàu chất thơ và cơi nới mọi chiều kích trong tâm hồn con người. Chính cái không rõ ràng, rất đỗi mong manh và mơ hồ đó đã kết nối tâm hồn nhân vật với tâm hồn Kawabata, với cả kí ức và tâm hồn mọi người con của xứ mặt trời mọc, tạo nên thứ mỹ cảm rất truyền thống trong một truyện ngắn hiện đại. Kết luận Không gian và thời gian kí ức huyền ảo như một tín hiệu nghệ thuật, đồng thời như một thủ pháp trong truyện ngắn “Thị trấn Yumiura”. Với những kiến giải của mình, chúng tôi hi vọng bài viết sẽ mang đến một hướng tiếp cận hiệu quả tác phẩm Kawabata dưới góc độ một yếu tố thi pháp học. Qua không – thời gian, tác phẩm thể hiện những quan niệm nghệ thuật sâu sắc về cuộc đời và con người, nơi không – thời gian của kí ức huyền ảo như sự cứu rỗi thực tại của con người. Điều đó một lần nữa khẳng định đặc trưng trong thi tháp truyện ngắn Kawabata, đồng thời là một nét phong cách, một lối tư duy của tác giả: luôn trân trọng, hướng về quá khứ, coi kí ức là chốn về để chữa lành những thương tổn của con người trong đời sống thực tại Đó cũng chính là con đường khiến Kawabata luôn trở về với kí ức nguồn cội, sau rất nhiều cuộc gặp gỡ với những giá trị hiện đại. Đọc tiếp: Không gian và thời gian trong Thị trấn Yumiura phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Không – thời gian huyền ảo của kí ức không chỉ đưa con người đến thế giới mộng mơ, mà còn chèo lái con người chạm đến cái khác lạ, cái không quen. Thế giới thực tại lặp đi lặp lại đến mức cái “không báo trước” (bất ngờ) lại nằm trong địa hạt của cái “mỗi ngày” (không bất ngờ), những vị khách hằng ngày đến trò chuyện với Kasumi có thể đem đến nhiều thứ không nhàm chán hay giống nhau, nhưng không có nghĩa là những câu chuyện có sức “công phá” vào nếp sống, nếp suy nghĩ đã trở thành thói quen của tiểu thuyết gia – người coi sự mới mẻ, sáng tạo như điều kiện sống còn của hoạt động nghệ thuật. Chỉ đến khi kí ức huyền ảo được Murano mang đến, nó mới làm thực tại phải động cựa và đổi khác đi bằng cái lạ, cái khó truy nguyên bằng lí tính. Nếu thời gian 30 năm về trước và không gian thị trấn Yumiura vẫn hiện hữu rõ ràng trong tâm trí của Kasumi, nó sẽ đơn thuần thuộc về lãnh thổ của quá khứ, kỉ niệm, sự kiện đã qua, không khơi gợi trí tò mò, nỗi mộng mơ. Cái huyền ảo đến từ sự không thể lí giải, khó nắm bắt đã mang đến không – thời gian lí tính của thực tại một khối sương mù dày đặc mà xuyên qua nó, con người có thể nhìn thấy bất cứ điều gì mình muốn, chạm đến bất cứ khả khả thể nào. Đó là lí do vì sao, không – thời gian quá khứ không phải là cái quen đã có sẵn ở đó từ lâu, mà thuộc về phạm trù cái lạ chứa đựng khả năng và những phán đoán của Kasumi. Song, chúng không chỉ có ý nghĩa với riêng những người không nằm lòng kí ức như Kasumi hay ba vị khách còn lại, không – thời gian kí ức còn là niềm an ủi, điểm nương tựa cho chủ nhân của nó – Murano: “Nhớ lại kỉ niệm xưa, sao mà vui quá”. Dĩ vãng về 7 tháng ở thị trấn Yumiura là miền thần tiên dịu êm, giống như niềm xúc động khi nghĩ đến tấm lòng của người trông cây hoa trà mỏng manh ngay chỗ rửa tay đông người qua lại, đã là niềm ủi an cho những khoảnh khắc gian nan, vất vả, cô độc của người phụ nữ. Lời tự nhủ “Chứ riêng em thì suốt đời, lúc nào em cũng thương cái thị trấn Yumiura”; “con người dù đang ở trong hoàn cảnh nào, bao giờ cũng thấy dĩ vàng là thần tiên” của người phụ nữ là sự khẳng định chắc chắn sức mạnh của quá khứ huyền ảo trong mọi khoảnh khắc cuộc đời bà. Đó là lí do bà có thể lật lại từng dấu chấm, dấu phẩy, từng trang của không – thời gian kí ức. Đó cũng có thể là lí do, bà có thể đã mường tượng ra và tô đắp thêm cho những mảng kí ức đã mai một, làm nó xinh đẹp và thơ mộng hơn, để can đảm tìm về người tri kỉ sau 30 năm, để làm nó sống lại như chính thực tại đang diễn ra. Kí ức với không – thời gian rộng mở, trải ra miên viễn của mình đã là cứu cánh cho người phụ nữ đáng thương, để giờ đây bà mang thứ “thần tiên” ấy đến san sẻ với Kasumi. Sau cuộc trò chuyện đầy mơ hồ và hoài nghi, nhưng không kém phần cuốn hút với vị khách, nhà tiểu thuyết và ba vị khách có lẽ đã bị không – thời gian kí ức ám ảnh, và hiển nhiên, cũng cuốn hút, đến mức “hiệp lực” để tìm ra thị trấn Yumiura trong tấm danh bạ các tỉnh thành. Đến đây, cái huyền ảo của không – thời gian kí ức một lần nữa được tô đậm khi thật bất ngờ, không có vùng đất nào tên là Yumiura, kí ức của Kasumi cũng nhắc ông rằng chẳng có cuộc viếng thăm nào đến đảo Kyuushuu, nữa là thị trấn thuộc đảo này. Hơn thế nữa, thứ đã làm ông có cảm xúc êm ái mộng mơ trước đó là chuyến viếng thăm của hai quý thầy Kida và Akiyama 30 năm về trước không hề có mặt ông, chỉ là sự kiện ông được nghe kể lại khi đến Nagasaki. Rõ ràng, bằng chứng trong thực tại khẳng định tính không xác thực, thậm chí là phi lí. Đó là lí do vì sao ba người khách (những người thuộc về thực tại và ít liên quan đến kí ức huyền ảo hơn cả) lại “phá lên cười”, “nghĩ có thể bà ta đã tưởng tượng ra câu chuyện hay tự đánh lừa mình”, “họ đoán chắc bà này không phải là người tỉnh táo”. Cái thực tại vẫn ở đó, bất biến và tỉnh táo, dùng lí tính để phán đoán và lí giải được tất cả. Nhưng với Kasumi, thứ kí ức đó một khi đã tìm đến, sẽ mãi mãi thay đổi tâm hồn của ông. Dù không lí giải được, dù tự nhận thức được “mình cũng bất bình thường không kém chi người đàn bà”, Kasumi vẫn nảy nở trong lòng mình niềm tin chân thành về sức mạnh của sự lưu giữ kí ức. Đó có thể là phương thuốc trấn an và cứu cánh cho dòng chảy khắc nghiệt của thời gian thực tại; là thứ níu giữ tên và tâm hồn ông lại với cuộc đời ngay cả khi sinh mệnh ông không còn nữa. Sự huyền ảo đồng nghĩa với thế giới của vô vàn những khả thể, những hi vọng dẫu là hão huyền nhất, để con người có niềm tin vào cuộc đời, khi biết rằng chính những kí ức dù có thể không vẹn nguyên như quá khứ đã chắp cánh cho chúng ta đến hiện tại, và đến cả tương lai. Thực tại có thể lại biến thành một kí ức, những điều không thực cũng có thể biến thành kí ức. Miễn là con người còn niềm tin, kí ức huyền ảo sẽ là miền “thần tiên” diệu kì trấn an và xoa dịu những điều khó chịu, nhàn nhạt, quen thuộc, nhàm chán, hay những giây phút khổ đau, tuyệt vọng trong đời. Đọc tiếp: Không gian và thời gian trong Thị trấn Yumiura phần 7

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Cái huyền ảo của không- thời gian kí ức như sức mạnh trấn an thực tại Ở bề mặt, thực tại và kí ức đối lập nhau gay gắt, gây nên những phản ứng tâm lí trái chiều của nhân vật trong mỗi không – thời gian tương ứng. Nhưng như đã khẳng định, không thể phủ nhận sự tác động mạnh mẽ của kí ức đến thực tại trong mạch vận động ở bề sâu tác phẩm. Minh chứng cho điều này là những tâm trạng phức tạp, đầy xao động của Kasumi. Rõ ràng kí ức dẫu mơ hồ, không gian và thời gian dẫu có trở nên mù mờ trong tâm trí, nó vẫn tác động mạnh mẽ đến xúc cảm của con người. Không chỉ vậy, với cách sắp xếp tình tiết khéo léo mà vẫn rất tự nhiên, Kawabata còn khiến mỗi quan hệ giữa không – thời gian kí ức và không – thời gian thực tại vận động theo chiều hướng giảm dần sự tương phản, gia tăng tính tương hỗ bằng những tín hiệu mơ hồ, liêu trai, hay còn gọi là cái huyền ảo. Cái huyền ảo là một phạm trù không mới lạ trong văn chương, nhưng mang đến nhiều chiều kích của tương tượng, tư duy và dễ chạm đến địa hạt của tâm thức con người. Khác với cái kì ảo, huyễn ảo, không hướng tới sự kì bí, siêu thực, ma quái, huyền ảo xóa mờ ranh giới hư – thực, coi những điều bất khả giải là lẽ dĩ nhiên, không gây ra sự kì lạ mà được chấp nhận một cách hiển nhiên. Vì lẽ đó, huyền ảo có thể là tính chất của bất kì đối tượng nghệ thuật nào được nhà văn, hoặc độc giả, hoặc văn bản phú cho. Với “Thị trấn Yumiura”, đó là không gian kí ức huyền ảo và thời gian kí ức huyền ảo, chúng không gây ra sự sợ hãi ma quái cho con người, mà gây trăn trở bởi sự hiển nhiên và sức lôi kéo không sao lí giải được của mình. Sự chấp nhận, tin tưởng của con người một cách vô tư, tự nguyện đã làm cho chất thơ của không – thời gian huyền ảo chảy tràn trên trang viết. Dẫu làm cho Kasumi đi từ bất ngờ đến lo âu, bực tức, những kí ức mang không gian đầy chất thơ và thời gian xa mờ của quá khứ thực sự là dòng chảy đầy thơ mộng, dẫu khó nắm bắt và đầy chất liêu trai. Trong thực tại không có mấy thứ để tưởng tượng và mộng mơ, những không gian của “lễ hội”, “tiệc mừng”, “mé biển”, “bến cảng”, “bầu trời đỏ rực” của hoàng hôn trên biển, “mặt biển”, “đường chân trời”… trong mùa thu lãng mạn, với xúc cảm và hạnh phúc dịu dàng, đằm thắm của tình yêu đã cơi nới tâm hồn con người, đưa con người vốn bị đóng khung trong thứ không – thời gian lặp lại đều đặn, bất di bất dịch trở thành con người mộng mơ, phiêu lưu trong vùng mênh mông của kí ức và tưởng tượng. Điều quan trọng cần nhấn mạnh, đó là cái mênh mông và tưởng tượng đó thuộc về kí ức (thứ mà người ta vẫn cho là đã hoàn tất và đóng khung, không xê dịch được nữa; thực tại và tương lai mới là không – thời gian dành cho những điều bất ngờ, không thể đoán định). Làm nên khả năng đặc biệt này của kí ức, nói cách khác, làm nên chất huyền ảo của không – thời gian quá khứ, yếu tố quan trọng nhất phải kể đến việc Kawabata đã chọn điểm đến của kí ức là một nhà tiểu thuyết đã luống tuổi, không chắc chắn về trí nhớ của mình, không thể kết luận chắc chắn rằng kí ức đó có thật hay không; đồng thời, điểm xuất phát của kí ức là trái tim chân thành và niềm tin mãnh liệt của người phụ nữ lạ mặt mà khăng khăng là quen thân. Sự tương giao những yếu tố đối lập đó khiến cho cái huyền ảo của không – thời gian có cơ hội được cất cánh, khó lí giải nhưng không đòi hỏi được lí giải. Chính kí ức mộng mơ, khó nắm bắt đã tạo nên sức quyến rũ không thể chối bỏ trong câu chuyện về thị trấn Yumiura của người phụ nữ. Đó là lí do vì sao, dù từ đầu đến cuối không thể nhớ ra kí ức nào về Yumiura và Murano, Kasumi vẫn không một lần phủ định hay từ chối tâm tìm của vị khách. Thậm chí, nhân vật càng ngày càng bị cuốn vào những kỉ niệm ấm áp, sống động ở thị trấn Yumiura. Từ những lời đáp ngắn, bị động, đến nửa cuối cuộc trò chuyện, ông đã chủ động đưa ra những câu hỏi, cuối cùng còn cố gắng suy nghĩ để lật lại trí nhớ, chủ động tìm kiếm vùng đất này trên bản đồ,… Đọc tiếp: Không gian và thời gian trong Thị trấn Yumiura phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Những trường đoạn lời thoại tương đối dài khi trải lòng về kỉ niệm quá khứ khiến cho nhân vật Murano như là con người thuộc về quá khứ, tách ra khỏi thực tại, cũng mơ hồ như kí ức. Còn Kasumi – người chưa thâm nhập được vào kí ức, vẫn mắc ở thực tại lại mang đặc điểm của thực tại, hiện lên thật rõ ràng, cụ thể. Trong tương quan đối sánh với nhau, diện mạo của hai nhân vật cũng mang dáng dấp, diện mạo của không – thời gian mà họ ở trong. Murano hiện lên qua phán đoán ở mức độ chắc chắn không cao về tuổi tác và ấn tượng về ngoại hình: “cỡ ngoài 50 nhưng có vẻ trẻ hơn số tuổi,… Bây giờ bà còn còn giữ được cặp mắt to như thế có lẽ nhờ khuôn mặt không bị đẫy ra; Người đàn bà choàng áo khoác haori màu đen có thêu hoa văn…. chúng có vẻ được giữ gìn kỹ lưỡng”; còn Kasumi lại hiện lên qua cái nhìn đầy chắc chắn của Murano: “Thầy trông chẳng thay đổi chút nào. Từ mang tai đến cằm, vâng, cả hàng lông mày nữa, vẫn giống hệt như xưa”. Những cảm nhận về diện mạo ấy là ý kiến chủ quan của các nhân vật, nhưng ẩn chứa trong đó trạng thái tinh thần khác nhau rõ rệt khi đối diện với quá khứ: Kasumi bối rối, lo âu, thậm chí bực bội, hoài nghi khi không thể nhớ ra quá khứ; Murano lại nằm lòng quá khứ với niềm xúc cảm mãnh liệt mà lại rất dễ chịu, đầy tin tưởng. Có thể thấy rõ vị thế làm chủ của hai nhân vật trong không – thời gian của mình: Kasumi là chủ căn nhà, cũng làm chủ không – thời gian thực tại; Murano là khách ở không – thời gian thực tại nhưng lại làm chủ không – thời gian kí ức, biến Kasumi thành khách thể đầy bỡ ngỡ trong kí ức của mình. Bị đẩy vào cái bất ngờ, vào sự quên cái đáng lẽ phải thân quen, vào tình thế phải cố để nhớ, vào không – thời gian kí ức, Kasumi không còn bất định như không – thời gian mà mình làm chủ, tinh thần ông cũng bị xoay vần với nhiều trạng thái phức tạp, từ “lúng túng”, “lo cho cái trí nhớ quá kém cỏi của mình” đến “cố gắng moi móc để nhớ lại”, rồi đến “bối rối, cố đào bới trong trí nhớ”, thậm chí “sợ hãi”. Những cái đổ ào tới của kí ức cũng lật nhào, xới tung tinh thần và tâm trí Kasumi – con người thuộc không – thời gian thực tại, dự báo sự tác động của kí ức đến toàn bộ thực tại. Như vậy, sự đối lập không gian và thời gian của quá khứ và thực tại không phải được xây dựng để đơn thuần tạo nền cho nhân vật, mà chúng có mối quan hệ mật thiết tới diễn biến tâm lí nhân vật, góp phần hé mở những tầng nghĩa khác nữa trong tác phẩm. Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đi sâu khám phá sự tác động mạnh mẽ của không – thời gian kí ức đến toàn bộ thực tại, chứ không chỉ riêng phản ứng hay tâm lí của nhân vật Kasumi. Đọc tiếp: Không gian và thời gian trong Thị trấn Yumiura phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Sự đối lập không – thời gian thực tại và không – thời gian kí ức: Ngay bản thân hai chữ kí ức đã hàm chứa trong nó sự phân biệt với thực tại và tương lai. Khi ta nói về một kí ức, có nghĩa là ta đang đứng ở thực tại để nhìn về những gì thuộc về/ đã xảy ra trong quá khứ. Ở truyện ngắn “Thị trấn Yumiura”, không gian và thời gian quá khứ được tái hiện lại trong lời kể của người phụ nữ trong cuộc viếng thăm bất ngờ, được cảm nhận qua cái nhìn của các nhân vật thuộc về không – thời gian thực tại. Mỗi lần xuất hiện, không – thời gian kí ức lại không ngừng thể hiện sự đối lập với không – thời gian thực tại, qua đó, nó cũng liên tục gây ra những phản ứng trái ngược nhau của nhân vật. Thực tại được miêu tả với không gian phòng khách đã có ít nhất bốn người ngồi, thêm vị khách là năm, nên có thể coi là không mấy rộng rãi, thậm chí còn chật chội. Thời lượng của cuộc trò chuyện giữa chủ và khách không được nói đến trực tiếp nhưng có lẽ cũng kéo dài không quá lâu, trọng tâm là cuộc trò chuyện với vỏn vẹn khoảng 20 lượt lời. Trong số lượng lượt lời đó, kí ức đổ ào về với khả năng dung chứa những không gian và thời gian vượt xa, đối lập với thực tại. Trong kí ức của người phụ nữ tên Murano, thời gian lùi về 30 năm trước, không gian mở ra khung cảnh của thị trấn Yumiura.Yumiura trong tiếng Nhật chỉ không gian của một bờ vịnh/ bờ biển hình cánh cung ăn sâu vào đất liền, thị trấn bên bờ biển chắc hẳn là một vùng đất rộng lớn. Cái khoáng đạt như vô hạn của không gian đối lập với sự nhỏ bé, hữu hạn của phòng tiếp khách. Khoảng thời gian gần nửa đời người cũng dài đến độ khiến trí nhớ của Kusami trở nên mù mờ giữa quên và nhớ, gây ra sự bối rối, thậm chí khó chịu. Đó là cái bối rối, khó chịu của sự va đập giữa thực tại và quá khứ. Không gian rộng và thời gian dài của kí ức bất chợt đổ ập về không giạn hẹp và thời gian ngắn của thực tại tạo nên sự đối lập gay gắt, khiến thực tại không sao thích nghi ngay lập tức được. Không chỉ khác nhau về biên độ, không- thời gian kí ức và thực tại còn được đặt trong thế đối lập khi để lộ ra diện mạo của mình. Ở thực tại, thời gian được miêu tả chính xác, cụ thể: “2 giờ trưa một ngày giữa tháng Chạp”, con người hay những hiện tượng thuộc về thực tại cũng được cố gắng soi chiếu bởi những ý niệm gợi nhắc thời gian minh xác: “người thứ tư” (thứ tự trước sau); “ngoài 50” (tuổi tác). Không gian cũng không bao giờ vượt quá khỏi căn nhà của tiểu thuyết gia, từ không gian phòng khách, đến hành lang, đến cửa phòng tiền đường, ngoài cổng đều là những không gian hạn hẹp, dù có những độ mở nhất định nhưng điểm nhìn trần thuật không bao giờ vượt qua những ngưỡng đó. Nói cách khác, không gian là cái khung vững chãi, không bị lay chuyển hay biến đổi trong thực tại. Vì bị bó hẹp và đóng khung như vậy, thời gian dù chảy thôi không ngừng trong không gian thực tại, nó vẫn không mang đến nhiều sự thay đổi: cuộc gặp gỡ của Kasumi với các vị khách “đến chơi mà không hẹn trước” (đáng lẽ sẽ mang đến bất ngờ, mang đến cái lạ) lại diễn ra “mỗi ngày”, tức là đã trở thành thói quen, không có gì bất ngờ, không có khả năng gây ra những cú sững lại ngỡ ngàng của tinh thần Kasumi. Chỉ khi vị khách mang thứ hồi ức từ 30 năm trước ở Yumiura đến, nhân vật mới có những phản ứng khác với thói quen của mình. Không – thời gian kí ức ùa ra từ lời kể của Murano lại vận động và xoay chuyển không ngừng: từ rộng đến hẹp (từ “thị trấn Yumiura” đến “căn phòng trọ”); từ bao quát đến cụ thể và ngược lại (từ “cách đây khoảng 30 năm” đến “một buổi chiều bến cảng có lễ hội”, lúc “em mới cắt tóc”, khi “trời đã cuối thu”, khung cảnh mé biển và bầu trời “sau khi buổi tiếp dân kết thúc”, trên mạn thuyền,…). Chỉ bằng lời kể của nhân vật, không – thời gian dãn dài, co ngắn, chuyển đổi liên tục chỉ trong khoảnh khắc, làm hồi ức trở thành miên viễn, không trình tự, liên tục xoay vần và đổ dồn về thực tại cùng một lúc. Chính điều đó cũng tạo nên cái mơ hồ, khó nắm bắt của không – thời gian, đặc biệt đối với nhân vật Kasumi – người đang mù mờ lật tìm lại kí ức mà mãi không nổi. Trong sự cụ thể, minh xác được nhận thức một cách rõ ràng của không- thời gian thực tại, kí ức là một cơn bão xới tùng tất cả bằng sự hỗn loạn, mơ hồ của mình. Đọc tiếp: Không gian và thời gian trong Thị trấn Yumiura phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Nội dung “Thị trấn Yumiura” lấy bối cảnh một cuộc gặp gỡ và chuyện trò của nhà viết tiểu thuyết Kusami với những vị khách đến không hẹn trước mà ngày nào ông cũng đón. Đó sẽ là lịch trình, thói quen mỗi ngày của ông nếu không có sự xuất hiện của một vị khách đặc biệt. Bà tự nhận mình đã gặp gỡ và gắn bó sâu sắc với Kusami, thậm chí còn được ông cầu hôn tại vùng đất Yumiura từ 30 năm về trước. Điều đặc biệt là Kusami không thể nhớ nổi cuộc gặp gỡ rõ ràng là đáng nhớ đó, cũng không nhớ nổi người phụ nữ đáng lẽ là khó quên kia. Cuộc trò chuyện của ông với cố nhân diễn ra dường như chỉ có cảm xúc và hồi ức đơn phương của người phụ nữ. Câu chuyện kết thúc với một bất ngờ: không có vùng đất nào tên là Yumiura trên bản đồ. Song, bất ngờ đó lại khiến một niềm tin rất đỗi dịu dàng chớm nở trong lòng tiểu thuyết gia… Cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi với những điều mơ hồ khó nhớ ra tưởng như sẽ chỉ là thoáng qua trong tâm trí nhà văn Kusami, nhưng sự thật đằng sau đó lại có sức tác động mạnh mẽ đến nhận thức và xúc cảm của nhân vật. Để tạo ra sức mạnh đó, sự lặp lại cấu trúc không – thời gian kí ức, trong thế song chiếu với thực tại đóng vai trò chủ đạo. Ngay từ nhan đề, “Thị trấn Yumiura” đã dự báo sự ám ảnh của không gian trong tác phẩm. Trong tác phẩm, thị trấn Yumiura là điểm về của kí ức mà người khách nữ nương vào đề khơi lại những kí ức dịu êm, hạnh phúc, vẫn vẹn nguyên của mình. Nhờ cách xuất hiện không trực tiếp mà thông qua hồi ức, không gian thị trấn Yumiura luôn được đặt trong thời quá khứ. Vì vậy, cấu trúc không – thời gian không bao giờ tách rời nhau trong xuyên suốt mạch truyện. Cứ nhắc tới không gian thị trấn, là người đọc hiểu nhân vật đang nói về thời gian 30 năm trước. Và ngược lại, cứ nhắc về thời gian quá khứ là gợi nhắc những kí ức liên quan đến thị trấn Yumiura. Từ đó, thị trấn Yumiura trở thành một hình tượng kép – hình tượng không-thời gian lặp lại, vừa là một điểm nhấn thẩm mỹ, vừa góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Trong truyện ngắn này, chúng tôi nhận thấy những tương quan giữa không – thời gian quá khứ và không – thời gian thực tại đóng vai trò quan trọng trong mạch truyện, đồng thời là cách thức thể hiện quan niệm nghệ thuật của Kawabata về con người và cuộc đời. Đọc tiếp:  Không gian và thời gian trong Thị trấn Yumiura phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt Từ việc hệ thống và giải mã những tín hiệu không gian và thời gian lặp đi lặp lại trong truyện ngắn “Thị trấn Yumiura”, bài viết đã chỉ ra và chứng minh ý nghĩa của hình tượng không – thời gian kí ức, trong sự đối sánh với thực tại, là cơi nới, xoa dịu và trấn an thực tại. Tìm ra cách thức trấn an là sử dụng triệt để sức mạnh của cái huyền ảo, bài viết đồng thời cũng cố gắng khái quát nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian kí ức như những biểu hiện của thi pháp tác phẩm. Từ khóa: thi pháp học, Kawabata, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, truyện ngắn. Mở đầu Hành trình ngàn dặm của “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” (Mishima Yukio) Yasunari Kawabata đã kết thúc được nửa thế kỉ, nhưng cái đẹp mà ông mang đến vẫn không thôi gây thổn thức và khơi dậy khao khát kiếm tìm của bao trái tim. Là nhà văn đầu tiên của xứ Phù Tang, đồng thời là nhà văn thứ ba của Châu Á nhận giả Nobel Văn học, Yasunari Kawabata đã dung hòa cái đẹp mang tinh thần phương Tây với kí ức thân quen nhất của phương Đông, của đất nước Nhật Bản để tạo nên giá trị không thể thay thế cho các sáng tác của mình. Với ông, cội nguồn là thói quen, là chốn về, là giá trị không thể bị lạc mất trong tư duy và trái tim con người: ''Bị lôi cuốn bởi những trào lưu hiện đại phương Tây, đôi lúc tôi cũng lấy đó làm mẫu. Nhưng về gốc rễ, tôi vẫn là người phương Đông và không bao giờ từ bỏ con đường ấy” [4]. Với tinh thần đó, văn chương của Kawabata luôn bàng bạc thứ kí ức giàu chất thơ thuộc về truyền thống, văn hóa quê hương, là điểm tựa tinh thần, là nơi con người trở về và được cứu rỗi khỏi cái gai sờn của thực tại, cái khốc liệt của thời gian, cái đổ ập vào của những thứ mới trong cuộc sống hiện đại. Ta bắt gặp một “Xứ tuyết” trong ngần, tinh khôi mà hùng vĩ, đối lập với Tokyo phồn hoa, sầm uất, mang đến cho người lữ khách những rung cảm mãnh liệt và khoảnh khắc ấm áp, thư thái trong tâm hồn. Ta bắt gặp nỗi lo âu của người lữ khách khi nét đẹp của truyền thống trà đạo Nhật Bản đang dần mai một, bay biến như “Ngàn cánh hạc”. Ta còn bắt gặp cái đẹp đượm buồn mà vẫn thanh tao, nhã nhặn, mang đặc trưng của mỹ cảm wabi trong “Cố đô” hay “Đẹp và buồn”,… Ý niệm về kí ức đã len lỏi vào tâm hồn người con yêu dấu của đất nước mặt trời mọc, khiến ngòi bút Kawabata luôn ám ảnh, luôn kiếm tìm. Đó có thể là kí ức văn hóa, truyền thống, cảm thức dân tộc, cũng có thể là thứ kí ức mơ hồ cứ tự dưng thành hình để khi thì quẩy đảo, khi thì nâng niu trái tim con người. Truyện ngắn “Thị trấn Yumiura” là cuộc viếng thăm bất ngờ của thứ kí ức như vậy. Bằng việc xây dựng những không – thời gian thuộc về kí ức ngày một dày đặc, chảy tràn vào giác quan và tâm trí nhân vật, Kawabata đã khiến kí ức vượt lên cả địa hạt của cái đã qua, cái bất biến, cái chỉ có thể nhớ hoặc quên. tạo cho nó sức mạnh lay chuyển, sức mạnh cứu rỗi thực tại. Khi xuất hiện và lặp lại liên tục, không – thời gian kí ức không còn chỉ là nền cảnh hay một chi tiết, mà trở thành hình tượng trung tâm, chứa đựng quan niệm của tác phẩm. Đọc tiếp:  Không gian và thời gian trong Thị trấn Yumiura phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

“Thị cũng chả hiểu sao, cứ thấy thị là n ó lại cất cao đầu...  khi tắm cho ông chủ, lúc chị kỳ cọ đến cái chỗ nhạy cảm đó, nó cứ phồng to nên rồi cứng nhắc. Nhưng đến khi quay lại để tắm tiếp cho ông chủ thì thị đã không cưỡng được cảm xúc của chính thị, khiến thị cứ nắm chặt tay vào cái con giống con má… Thị nằm mộng có một người đàn ông hôn thị khiến cho cảm xúc thèm khát của thị đang ngủ im bật dậy. Thị nhớ rõ mồn một giấc mơ tối qua là thị đã nắm chặt lấy con giống con má để đưa nó vào người… Thị tỉnh giấc trong ngất ngây của sự khát thèm”. Lúc này ta có thể thấy cái “bản năng đàn bà” của Thị trỗi dậy rất đời và rất con người. Tới đây chắc hẳn người đọc sẽ cho rằng tác giả chỉ tập trung vào sự “tục tĩu”, “khoét sâu” vào khía cạnh bản năng của con người. Nhưng với cá nhân tôi thấy rằng đằng sau khát vọng bản năng ấy của nhân vật chính là những ẩn ức bị dồn nén của hoàn cảnh xã hội, gia đình và cuộc sống lên đôi vai nhỏ bé của người đàn bà. Đàn bà Viêt Nam âu vẫn là vậy ,dù có sống ở thời nào đi nữa thì cũng đều bị “áp bức” , “đè nén” bởi những định kiến và sức mạnh của khuôn phép , tiêu chuẩn nào đó . Vẫn là sự thiệt thòi hơn so với đàn bà nơi khác mặc dù có bình đẳng hô vang, có nâng tầm thì tôi vẫn thấy đàn bà nước mình đáng được yêu thương và cảm thông hơn nữa. “Tôi chỉ hy vọng, khi đọc truyện ngắn này, những ai sống trong thời đại đó có thể hiểu và thông cảm được phần nào với con người ở những nhu cầu sinh lý bìn h dị nhất”. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Y Ban đã bộc lộ cái nhìn khá tinh tế và chân thực về con người. Điều dễ nhận thấy là quan niệm của nhà văn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ tình hình lịch sử xã hội của đương thời. Y Ban đã mang đến cho độc giả một cái nhìn đầy chân thực về hiện thực và con người trong thời đại đầu những năm 2000. Bà đã phô bày phần bản năng vốn có của con người,tiếp nối những cái mới theo cách riêng của mình . Mặc dù quan niệm của bà về con người nhất là về những người đàn bà có phần bản năng nhưng không vì thế mà ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm bị suy giảm. Đọc truyện ngắn của bà, tôi đọc được sự thương cảm, bênh vực, cảm thông, thấu hiểu của nhà văn về số phận con người trong xã hội hiện đại. Con người đời nào cũng vậy cũng có nhưng hoàn cảnh éo le, cũng có những áp lực đè nén đến mức quên đi cả cái hạnh phúc thường ngày của lứa đôi, vợ chồng , đành phải khao khát và nhớ nhung , ao ước. Con người vẫn tồn tại nhưng tồn tại một cách khiếm khuyết, với sự oan ức vốn dĩ không nên vi phạm . Đọc tiếp: Hình tượng người đàn bà bản năng trong I am đàn bà phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Người đàn bà với bản năng tính dục : So với những cây viết cùng thời thì chủ đề mà tác giả đề cập tới trong truyện không phải là mới mẻ. Hình tượng người đàn bà với bản năng tính dục của mình được nhà văn khắc họa trong truyện ngắn là một kiểu đàn bà đáng thương hơn đáng trách . Người ta cũng phê phán ,xì xèo, là bởi ở vị trí của người đàn bà phận đi xuất khẩu lao động ấy mà không biết kiềm chế cơn dục vọng của mình mà gây ra chuyện ,dẫn tới cơ sự bị hầu tòa, nhục nhã thay cho cái nết con người phụ nữ Việt Nam vốn dĩ xưa nay nổi tiếng hy sinh, chịu đựng . Cái bản năng tính dục của Thị được tác giả nói tới đầu tiên ở chỗ Thị đẻ tòn tòn ba đứa con trong khi gia đình kinh tế thì khó khăn. Trong lời tâm sự với ông chủ Thị nói “Chị cũng là con người, cũng khao khát nhớ nhung… Họ bảo con người khác con vậ t là phải có lý trí. Có lý trí thì sẽ chiến thắng dục vọng. Ban đầu chị cũng tin nhưng sau thì chị chả tin. Chị đẻ 3 con rồi, không muốn đẻ nữa. Chị với chồng chị có lý trí rất cao là không đẻ nữa thìi không được chửa nữa. Thế mà chị vẫn bị chửa. Chửa rồi thì phải đi kế hoạch tội lắm. Chị với chồng chị không chiến thắng được dục vọng.” Và ở một góc cạnh khác chính cái bản năng tính dục rất con người mà nó cũng là biểu hiện của sự sống , của sự hồi sinh . Với thằng bé Đức bị bỏ rơi trong rừng kia, Thị tưởng rằng nó tím tái người như người là đã chết rồi ,trong lúc chuẩn bị tiễn đưa nó về với lòng đất mẹ thì Thị sờ vào cái biểu hiện tính dục của thằng bé đó. Thị còn chắc chắn sờ và xác nhận bằng cả năm ngón tay , Thị thấy cái chim của thằng bé còn cứng , cứng tức là còn sống. Thị liền cởi chiếc áo ngực của mình ra(biểu hiện tính dục bản năng của Thị ) mà cho thằng nhỏ nó áp vào ngực mình, cho nó bú dòng sữa cạn . Và chính nhờ cái sự nhạy cảm về bản năng con người ấy mà Thị đã cứu sống được thằng bé. Thằng bé bú mút lấy dòng sữa thơm ngon của Thị, đón nhận sự sống mà chính Thị đã ban tặng cho nó . Còn đối với ông chủ bị liệt kia, cũng được phục hồi bệnh liệt nhờ có bản năng từ Thị , đó là bản năng yêu thương mà trong đó có cả bản năng tính dục nữa. Như một liều thuốc thần kỳ vượt lên trên cả tài năng của khoa học, người  đàn ông kia bỗng nhiên hồi phục một phần thân thể, đặc biệt là hồi phục chính cái bản năng sống sót và duy trì nòi giống rất con người ấy. Chính xác là từ sau khi được bà chủ phó thác, tin tưởng giao cho nhiệm vụ tắm cho ông chủ thì Thị mới có những tiếp xúc gần gũi, cơ hội bộc lộ cái “bản năng đàn bà” ấy. Những ngày đầu là tắm chỗ ấy của ông chủ Thị còn ngại , còn ngượng, nhưng sau là tập cho ông chủ bỏ bỉm, Thị quan sát và chuẩn đoán tình hình chỗ đó nhiều hơn , Thị cũng dần trở nên quen. Trong một lần nọ, Thị vẫn đang say sưa kể chuyện và đấm bóp cho ông chủ thì bắt gặp ánh mắt nhìn đăm đăm của ông chủ vào mình Thị giật mình đoán định nghĩ ông chủ muốn đi tiểu “Thị lấy bô hứng vào nhưng con giống con má nó không tiểu. Nó cất cao đầu gật gù. Thị nhìn đăm đắm vào nó như bị thôi miên. Nó đã lớn bổng lên mập mạp như củ dong riềng. Người thị bỗng nóng bừng. Thị thấy máu trong người thị chảy rào rào. Thị lại thấy hai cái tý thị co tròn lại, phía cửa mình nướ c đang ào ra. Thị bỏ chạy ra khỏi phòng. Thị ngồi xuống ghế và thấy da mặt mình tê bần.- Cu, cu tiểu đi. Được rồi. Hôm nay ngoan. Cu đừng trêu chị nhé. Cu làm chị tủi thân lắm đấy”. Đọc tiếp:  Hình tượng người đàn bà bản năng trong I am đàn bà phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Hình tượng người đàn bà trong truyện ngắn “I am đàn bà”: Nói về nhà văn Y Ban đôi chút , bà là nhà văn đương đại với sự thấu hiểu và cảm thông về giới nữ bà đã thể hiện cái nhìn vô cùng độc đáo, chân thực về người đàn bà . Nét đàn bà trong tác phẩm của Y Ban được thể hiện qua cả hai mặt đó là suy nghĩ, thế giới nội tâm và hình thức bên ngoài đó là thân thể, ham muốn về thể xác. Bởi lẽ theo cách nghĩ của bà thì “tình dục cổ xưa như loài người vậy, bởi nó trước hết là con đường duy trì nòi giống cho nhân loại. Nhưng sex không chỉ dừng lại ở đó. Để có một em bé, người ta cần đến "x lần", hai em bé - "2x lần"… nhưng trong một đời người, có đến hàng trăm, hàng nghìn cái "x lần" như vậy”. Đàn bà cũng là con người, họ cũng là một phần của việc tạo ra thế giới tương lai và còn trao tặng cho cái thiên chức làm mẹ, sinh ra đứa bé . Vậy nếu phê phán phụ nữ với cái hình ảnh tính dục thì chẳng lẽ là phê phán cái thiên chức cao đẹp kia hay sao? Hay việc mang thai từ chỗ là niềm vui mừng tiếp nối kế thừa thì phải bị lên án, nhục nhã. Trong truyện ngắn “I am đàn bà” từ lúc ra đời cũng bị chỉ trích và phê phán vì có chỗ nhà văn miêu tả tỉ mỉ, chi tiết cái bộ phận của nam giới và cả cái cách nhà văn nói về sự khát khao ,rạo rực, rung động của Thị dẫn tới hành động “rất đàn bà” ấy. Nhưng nếu chỉ nhìn tới đó thì chẳng phải quá là trần tục hay sao? Riêng tôi thì thấy cảm thông và thấu hiểu hơn cho thân phận những người đàn bà chân quê, mộc mạc, giản dị ,yêu thương và biết rung cảm ấy. Cái hành động “rất đàn bà” khi gây ra , bộc phát đó lại là kết quả của biết bao dồn nén, chịu đựng, thiếu thốn trong một thời gian rất dài , nó đủ để khiến con người đó bị cảm thấy xấu hổ , e thẹn như những lần đầu vậy. Người đàn bà với bản năng yêu thương tự nhiên:    Trong “I am đàn bà” người phụ nữ được gọi là Thị ấy có một tình yêu thương luôn thường trực như một lẽ của tự nhiên vậy. Minh chứng cụ thể cho điều ấy là xuất hiện ở ngay đầu câu chuyện việc Thị nhìn thấy một cái dành treo trên cành cây trong rừng. Thị nhìn thấy một đứa bé “còn nguyên dây rốn bị kiến bu đầy, tím tái, bị kiến cắn thủng cả mí mắt thị hét lên rùng rợn. Tiếng hét dội vào rừng cây vọng lại thành tiếng hú thê thảm. Sau sự sợ hãi là sự đau đớn chất cùng phả ra từ bản năng làm mẹ của thị. Thị khóc vật vã. Khóc kiệt cùng. Một lát sau nước mắt thị khô kiệt. Thị cũng không hiểu sao nước mắt thị mau kiệt thế.” Cái cơn khóc vật vã của Thị nó xuất phát từ chính tình yêu thương con người, lòng trắc ẩn vốn sẵn có bên trong người Thị. Thị không thể diễn , giả trân như vậy được vì có ai xem Thị diễn trong rừng vậy đâu cơ chứ. Đó là tình yêu thương vô bờ, xót thương cho những số phận nhỏ bé, em thơ, giống như những đứa con của Thị ở nhà thiếu thốn và nghèo khổ. Thị cảm thông và sẵn lòng sẻ chia sự sống cho đứa bé nhặt được kia. Thị đem nó về nhà và chăm sóc yêu thương từ ngày đó. Mặc cho bà Miêu có nói “Tính sao? Nhà rách như tổ đỉa, lại thêm miệng ăn nữa rồi lấy gì mà đổ vào mồm?” Thị chẳng đoái hoài bởi lẽ vật chất có thể thiếu nhưng ở cái nhà của Thị thì tình yêu thương không thiếu . Thị “giãy lên như đỉa phải vôi:- Không có đâu. Trời đã cho nhà chúng tôi rồi, thì nhà tôi phải nuôi nó chứ”. Tình yêu thương bản năng của Thị còn được thể hiện ở khi Thị chăm sóc cho ông chủ nhà giàu người Đài Loan kia. Từ việc Thị thành thạo hết các công việc trong nhà cho tới việc quan tâm ông chủ -một người bị liệt không cử động ,nói năng gì được cả, coi như một người sống thực vật rồi. Thị bắt đầu với việc bóp đầu, ấn huyệt, giật tóc, bóp lưng, đấm chân tay cho ông chủ. Thay vì làm một cách lung tung cho có thì Thị làm rất bài bản, đúng bài , rất có tâm sức . Cái sự yêu thương này tại sao lại nói là bản năng là bởi vì trong điều khoản hợp đồng thì không hề có mục đấm bóp này, mà hoàn hoàn là do tự Thị muốn làm vậy. Chẳng là ngày còn nhỏ Thị được mẹ dạy cho  cách xoa bóp này rồi , mà tới giờ Thị vẫn còn nhớ rành mạch . Cũng bởi một lý do nữa là Thị nhìn ông chủ nằm vậy một chỗ Thị nhủ lòng thương xót thay, một người còn trẻ như vậy, tuấn tú như thế mà không may nằm một chỗ ,ra cơ sự này kể ra cũng thấy thương tiếc biết chừng nào. Thị còn tâm sự với ông chủ , hát cho ông chủ nghe , coi ông chủ như người thân, mong cho ông chủ mau khỏe bệnh lại. Đáp lại với sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương hàng ngày đó của Thị , ông chủ cũng dần dần khỏe lại, mắt có hồn hơn, biết đi vệ sinh đúng giờ , hiểu những gì Thị nói và cử động được tay… Có thể nói bằng sự yêu thương bản năng tràn đầy ấy của Thị mà đã khiến cho những con người ở bên bờ vực của sự sống với cái chết hay giữa vô tri và hữu tri được hồi sinh . Từ việc thằng Đức -đứa bé được Thị nhặt được trong rừng đó được sống sót và lớn khôn cũng chính nhờ vào cái tình yêu thương bản năng vô bờ của Thị. Cho tới người đàn ông bị liệt sống thực vật , y học đã phải bó tay rồi mà với tình yêu thương bản năng của Thị cũng đã dần hồi phục, có tiến triển tốt từng ngày. Hình tượng người đàn bà với yêu thương bản năng đã được nhà văn Y Ban khắc họa rõ nét trong truyện ngắn “I am đàn bà” với lối viết giản dị, dễ đọc, dễ hiểu , dễ cảm nhận . Đọc tiếp:  Hình tượng người đàn bà bản năng trong I am đàn bà phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Lý do chọn đề tài:     Trong bộ môn thi pháp học nói chung quan niệm nghệ thuật về con người đã trở thành một chương mục không thể thiếu. Và trong bất cứ một tác phẩm văn học nghệ thuật nào thì chúng ta đều thấy sự xuất hiện của con người trong đó. Từ việc lặp đi lặp lại hình ảnh con người theo dụ ý của tác giả nó đã trở thành một phương diện cho ta hiểu về cách nhìn, cách cảm và cách đánh giá của tác giả về con người trong cuộc sống. Tìm và đọc tác phẩm của nhà văn Y Ban trong một lần tình cờ , bản thân tôi ấn tượng bởi lối viết chân thật, bộc bạch và nhất là hình ảnh về những con người trong truyện ngắn của tác giả. Đó là lý do tôi muốn chọn đề tài này đề nghiên cứu dưới cái nhìn của chuyên đề thi pháp học . Tóm tắt truyện ngắn “I am đàn bà”:    Đó là câu chuyện kể về nhân vật chính một người phụ nữ(Thị) thôn quê, nghèo khó đã có chồng và bốn đứa con (ba đứa con đè và một đứa con nuôi). Đứa con út Thị nhặt được trong rừng trên một cái cây cao, Thị đem về nhà và yêu thương, nuôi nấng đối xử rất tốt với nó. Xã hội đổi thay , quanh xóm láng Thị đàn bà con gái đi xuất khẩu lao động rất nhiều, và Thị cũng vì đồng tiền mà chấp nhận xa chồng xa con sang Đài Loan để làm ô sin cho gia đình chủ giàu có. Hàng ngày Thị làm nhiệm vụ chăm sóc cho ông chủ bị bệnh nằm liệt một chỗ và cơm nước nhà cửa.Thị rất yêu công việc của mình và tận tình chăm sóc cho ông chủ , được bà chủ khen, hài lòng . Thế nhưng trong một lần tắm cho ông chủ và tiếp xúc gần bộ phận nhạy cảm ,Thị đã rung động và có cái khát khao , rung cảm rất đàn bà . Thị đã làm chuyện đó với ông chủ một lần duy nhất và sau đó là ân hận và tự trách bản thân mình. Sau lần đó bệnh tình của ông chủ lại tiến triển tốt hơn, cử động được chân tay và nắm được tay Thị nữa. Niềm vui mừng của Thị chưa được lâu thì ngay đêm hôm đó Thị bị bà chủ lôi tóc túm ra ngoài tẩm cho một trận và lĩnh án 5 năm tù giam vì tội quấy rối tình dục ông chủ theo đơn kiện của bà chủ. Bà chủ đã đặt nén máy quay và ghi âm trên đầu giường của ông chủ mà Thị không hề hay biết. Sắp phải đối mặt với những điều kinh khủng trước tòa án vào ngày tới đây Thị đã bình tĩnh và tự bào chữa cho chính mình . Thị mong muốn họ nhận ra những thứ tốt đẹp của đàn bà mà tha thứ cho Thị được về với chồng con. Thị sẽ hét to trước tòa câu nói “I am đàn bà”. Đọc tiếp:  Hình tượng người đàn bà bản năng trong I am đàn bà phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Phân tích không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ta còn thấy được cái nhìn thế giới của nhà thơ. Đó chính là tính quan niệm về nghệ thuật trong sáng tác của mỗi người nhà văn, nhà thơ. Qua bài thơ “Cây trám chua”, ta thấy được một quan niệm nghệ thuật của Tòng Văn Hân được ẩn sâu dưới tầng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Người con của mảnh đất Điện Biên anh hùng nhìn thế giới bằng một đôi mắt của hoài niệm để “phục dựng” những vẻ đẹp khôi nguyên của hương sắc bản mường. Từ đó kết lại thành bức tranh thơ sáng lên vẻ đẹp của mường bản yêu thương, lung linh vẻ đẹp của tính cách, tâm hồn con người nơi xứ sở. Thơ nói về cây trám chua, nhưng sâu xa hơn chính là nói về quê hương, về tình yêu làng bản, về cái đẹp của tình người, tình người chân chất, mộc mạc, đơn sơ, nhưng sắt son bền chặt bởi vì được bắt rễ nơi tấm lòng sâu thẳm: “Quả trám nhọn hai đầu Nhân bùi trong vỏ cứng Như tình yêu chúng mình Chẳng sâu nào cắn nổi.” Phân tích không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Tòng Văn Hân càng làm nổi bật phong vị thơ mang đậm âm hưởng dân gian trong lối diễn đạt rất gần gũi bằng ngôn ngữ của dân tộc Thái. Nhà thơ đã thả trái tim mình vào thơ với bao nhiêu cảm xúc tự nhiên, hồn hậu, chân thành. Hơn nữa, Tòng Văn Hân đã mang tới cho thơ cái thật, cái chân, như chính phẩm chất tâm hồn của họ - chân thật đến vô cùng. Và bạn đọc cũng sẽ thấy trong thơ cái cách cảm, cách nghĩ rất riêng, thể hiện ra trong ngôn ngữ thơ rất giàu hình ảnh, đầy sức gợi cảm, tự nhiên mà rất đỗi tinh tế, tài hoa, cái tài hoa của người dân tộc Thái. Trên đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta có tới hơn 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật đa dân tộc, giàu bản sắc để không đánh mất mình trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ ngày nay. Chúng ta muốn hội nhập với thế giới, phải có cái gì là “của ta” để “nhập” với thế giới, không để “chìm”, để “tan” trong thế giới. Chính vì vậy mà việc gìn giữ bản sắc của mỗi dân dân tộc Việt Nam ta là vô cùng cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay. “Cây trám chua” như một tiếng lòng nói với thế hệ sau về ý thức giữ gìn bản sắc quê hương, truyền thống dân tộc: “Hỡi những người con đất Việt, đừng bao giờ lãng quên nguồn cội”. Nó thật đúng với ý thơ rất sâu sắc dưới đây của nhà thơ Tòng Văn Hân: “Quả trám chua cho lòng người ngọt Quả trám chát cho lòng người thơm Lá trám toả cho lòng người bản ta gắn kết Cây trám vút cao để người đi biết nhớ đường về…” Có lẽ chính nhờ lịch sử bi tráng của quê hương Điện Biên đã hun đúc nên trong tâm hồn nhà thơ Tòng Văn Hân ý thức mãnh liệt về truyền thống dân tộc tự hào: tình yêu quê hương đất nước mà trên hết đó là niềm tự hào kiêu hãnh về những người con anh dũng đã chiến đấu, hy sinh cho quê hương xứ xở, cho Tổ Quốc muôn đời. Kết luận Việc phân tích không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong bài thơ “Cây trám chua” đã giúp tôi khám phá một phong vị thơ mang đậm âm hưởng dân gian trong lối diễn đạt rất gần gũi với ngôn ngữ dân tộc Thái của Tòng Văn Hân. Đó là hồn thơ đằm thắm, thiết tha của một người con khi viết về Điện Biên Phủ - nơi biên cương đã đi vào lịch sử, là miền đất sinh thành và còn lưu giữ được bao nét đẹp nguyên sơ của văn hóa bản mường. Ông là nhà thơ có giọng điệu và tiếng nói từ sâu thẳm trong tâm hồn của một người con yêu quê hương, xứ sở. Đọc thơ ông ta thấy được hơi thở bản sắc dân tộc Thái thấm đẫm trong từng câu chữ. Chính những điều này đã giúp nhà thơ tạo ra cho mình một phong cách riêng không trộn lẫn và hơn hết là tạo dựng nên được một thế giới nghệ thuật độc đáo trong thơ Tòng Văn Hân. Đến với thơ Tòng Văn Hân, người đọc không thể không bị cuốn hút vào vòng xoáy của những câu thơ miên man say đắm và những tứ thơ độc đáo bất ngờ. Nhà thơ đóng vai nhân vật người kể chuyện và kể cho ta nghe câu chuyện gắn với hình ảnh những cây trám chua – một loại quả đặc trưng của quê hương ông. Câu chuyện bằng thơ ấy thật hấp dẫn, sinh động khiến người đọc phải say sưa với nó. Từ đó ta càng thêm mến yêu những người con của núi rừng đã sống một cuộc đời bình dị và sáng trong, cao thượng và mạnh mẽ. Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Cây trám chua phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Quan niệm nghệ thuật của Tòng Văn Hân qua “Cây trám chua” Xâu chuỗi những kí hiệu miêu tả không gian và thời gian nghệ thuật trong bài thơ “Cây trám chua”, ta có thể hình dung trước mắt là hình ảnh của một không gian của bản mường, núi rừng Tây Bắc với cuộc sống vô cùng yên bình. Ở đó, con người sống với nhau chan hòa, họ “Mộc mạc như cây trên núi trên rừng”, “Cũng đơn giản như hình thù quả trám” và “rắn rỏi như hạt trám mà thôi”. Cấu trúc không gian nghệ thuật trong bài thơ là cấu trúc đi từ điểm nhìn quá khứ cho tới hiện tại và hướng tới tương lai. Như vậy bao trùm cả bài thơ “Cây trám chua” với 25 dòng thơ ngắn gọn mà chứa đựng trong đó là cả một tình yêu quê hương tha thiết. Tìm hiểu bài thơ ta không chỉ thấy ở nó chất thơ mà còn là những kỉ niệm thời ấu thơ của Tòng Văn Hân gắn bó với hình ảnh những cây trám. Tuy nhiên, cho dù là không gian, thời gian về quá khứ, hiện tại hay tương lai thì “Cây trám chua” vẫn chứa đựng chung một nguồn cảm hứng. Đó là cảm hứng về cội nguồn, không gian cuộc sống, không gian văn hoá. Tòng Văn Hân đã vẽ lên một bức tranh sinh động, vô cùng gần gũi, thân thương từ không gian miền núi Tây Bắc. Với thể thơ tự do, câu thơ phóng khoáng, lối thơ trùng điệp giàu chất tự sự - trữ tình, “Cây trám chua” như một câu chuyện kể đầy hấp dẫn của tác giả Tòng Văn Hân. Nếu phẩm chất cao nhất của thơ là tính hình tượng và tính biểu cảm, thì thơ Tòng Văn Hân có đầy đủ phẩm chất đó. Trong thơ ông tràn đầy những hình ảnh so sánh rất sinh động, gợi cảm, mang dấu ấn của một tư duy thẩm mĩ độc đáo: “Chúng mình lớn theo từng mùa hoa trám Mộc mạc như cây trên núi trên rừng Cũng đơn giản như hình thù quả trám Và rắn rỏi như hạt trám mà thôi” Tính yêu đôi lứa vút lên trong chiều sâu của một tứ thơ rất đậm tính nhân văn:   “Quả trám nhọn hai đầu Nhân bùi trong vỏ cứng Như tình yêu chúng mình Chẳng sâu nào cắn nổi.” Với lối thơ trùng điệp, giàu hình ảnh theo cách cảm, cách nghĩ của người Thái. Tòng Văn Hân đã đưa người đọc đến những không gian và thời gian của những vẻ đẹp khôi nguyên của hương sắc bản mường. Ông đã mang tới cho người đọc biết bao cái hay, cái lạ, cái đẹp của quê hương đổi mới, cái đẹp của tình lứa đôi chung thủy. Nó đã trở thành một nét đẹp, nét thơ riêng biệt trong thơ Tòng Văn Hân. Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Cây trám chua phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

  Thời gian của hoài niệm, tương lai Hai bình diện không gian và thời gian nghệ thuật được coi là quan trọng nhất đối với cấu tạo thế giới nghệ thuật. Hai yếu tố này không chỉ gắn bó với nhau mà còn hòa trộn thành chỉnh thể: Không gian là phương tiện biểu hiện thời gian và ngược lại. Như vậy, cùng với hai không gian nghệ thuật: Không gian quá khứ và không gian hiện tại – tương lai thì trong bài thơ “Cây trám chua” ta cũng có cặp thời gian tương tự: Thời gian quá khứ và Thời gian hiện tại – tương lai. Thời gian của quá khứ hiện lên với những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả. Đó là “Những ngày chăn trâu trên núi/ Ớt muối xuýt xoa cay/Môi hồng nước mắt chảy”. Thời gian trong bài thơ đã được nhà thơ dồn nén, cô đọng để thể hiện những cái gì hay nhất, tinh túy nhất. Đó chính là tính hư cấu – một đặc trưng nghệ thuật của thời gian nghệ thuật. Khổ đầu nhà thơ kể về cây trám từ thời ông còn chưa sinh ra, và “cây trám đầu bản/ Mởn xanh bốn mùa”. Tới khổ hai thì cây trám đó đã “thành cây cổ thụ” còn “chúng mình vừa sinh”. Thời gian cứ thế tiếp tục trôi đi, tới khổ sáu, thời gian của hiện tại và tương lai hiện lên rõ nét, nhà thơ đã trưởng thành, còn cây trám vẫn ở đó “Lá trám tỏa cho lòng người bản ta gắn kết/ Cây trám vút cao để người đi biết nhớ đường về”. Ta thấy ở đây có một dòng chảy ngầm của sự sống. Con người từ khi sinh ra đến khi rời khỏi cõi trần đều luôn hướng về quê hương, bản mường. Đó là lí do mà không gian nguồn cội luôn khắc khoải trong thơ Tòng Văn Hân nói riêng và thơ các dân tộc thiểu số nói chùng. Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Cây trám chua phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Nội dung Không gian của nguồn cội bản mường Đọc “Cây trám chua” của Tòng Văn Hân, gồm 6 khổ thơ, ta thấy hình ảnh miêu tả không gian và thời gian bao trùm toàn bài thơ là hình ảnh cây trám: Cây trám đầu bản (Khổ 1); Trám thành cây cổ thụ (Khổ 2); Chúng mình lớn theo từng mùa hoa trám; Cũng đơn giản như hình thù quả trám (Khổ 3); Quả trám nhọn hai đầu (Khổ 5); Quả trám chua cho lòng người ngọt/ Quả trám chát cho lòng người thơm/ Lá trám toả cho lòng người bản ta gắn kết/ Cây trám vút cao để người đi biết nhớ đường về (Khổ 6). Bài thơ có sự xuất hiện của hai cặp không gian: Không gian quá khứ và không gian hiện tại – tương lai. Trong không gian quá khứ lại có không của bản mường và núi đồi. Trước hết, về không gian quá khứ trong “Cây trám chua”. Ở khổ thơ đầu tiên, Tòng Văn Hân đã dẫn dắt người đọc đi từ không gian bản mường thủa sơ khai của lịch sử con người. Khi mà sự sống của con người chưa sôi nổi trên Trái đất này thì cây trám đã có mặt và vị trí của nó được tác giả giới thiệu là “đầu bản”: “Sinh ra từ thủa Đất chưa chật tiếng chân Rừng chưa thưa tiếng thú Cây trám đầu bản Mởn xanh bốn mùa” Ở khổ thơ ba và khổ thơ bốn, ta còn thấy sự xuất hiện không gian của núi rừng - không gian nghệ thuật căn bản trong thơ các dân tộc thiểu số và miền núi: “Chúng mình lớn theo từng mùa hoa trám Mộc mạc như cây trên núi trên rừng … Những ngày chăn trâu trên núi Ớt muối xuýt xoa cay” Trong thơ các dân tộc thiểu số không gian miền núi luôn là cái nền của cảm xúc và bao giờ cũng chứa đựng cuộc sống con người. Cảm xúc chủ đạo trong thơ các dân tộc thiểu số là cảm xúc hướng về cội nguồn, không gian cuộc sống, không gian văn hoá của các dân tộc thiểu số. Tòng Văn Hân cũng tiếp thu cái nền đó để khơi gợi cảm xúc được nảy sinh từ hoài niệm về quá khứ thân thương gắn với hình ảnh cây trám đầu làng. Tiếp đó, ta tìm hiểu không gian của hiện tại và tương lai. Tuy vẫn là không gian của bản mường gắn với hình ảnh cây trám nhưng ở đây có một sự thay đổi trong chính nhà thơ. Nếu không gian trong quá khứ là những kỉ niệm với cây trám khi nhà thơ còn là một cậu bé “chăn trâu trên núi”, thì tới hai khổ thơ cuối nhà thơ đã trưởng thành và không gian bản mường càng được tô đậm bằng lời nhắn nhủ: “Cây trám vút cao để người đi biết nhớ đường về”. Đó là cảm xúc về những dự cảm về một ngày mai - một tương lai tươi sáng. Con người miền núi từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, dù đi đâu về đâu vẫn luôn luôn nhớ về cội nguồn. Đó là “nơi chôn rau cắt rốn, là nơi tắm mình từ dòng nước đầu nguồn, là nơi nuôi mình từ củ sắn bắp ngô nứt ra từ hốc đá.” Khi lớn lên, ta rời xa quê hương đi kiếm sống, hình ảnh con đường cũng là một kí hiệu về không gian nghệ thuật. Con người ta khi bước ra khỏi làng có thể sẽ đối mặt với nhiều gian nguy, thử thách chứ không còn cuộc sống bình yên khi ở trong làng. Đây là một quan niệm về nghệ thuật: Cái đẹp, cái bình yên chỉ có trong làng, còn khi bước ra khỏi làng thì sẽ bị mất phương hướng. Tòng Văn Hân đã nói hộ mọi người cái lòng yêu mảnh đất quê hương Điện Biên. Cái tâm tình khiến con người ta dù đi đâu xa vẫn không quên nhớ về nguồn cội: “Quả trám chua cho lòng người ngọt Quả trám chát cho lòng người thơm Lá trám toả cho lòng người bản ta gắn kết  Cây trám vút cao để người đi biết nhớ đường về.” Đọc tiếp:  Không gian thời gian nghệ thuật trong Cây trám chua phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

TÓM TẮT: Phong vị thơ Tòng Văn Hân mang đậm âm hưởng dân gian trong lối diễn đạt rất gần gũi với ngôn ngữ của dân tộc Thái giúp nhà thơ tạo ra cho mình một phong cách riêng không trộn lẫn. Trong bài viết này, tôi nghiên cứu không gian, thời gian nghệ thuật trong bài thơ “Cây trám chua” để minh chứng cho thơ của Tòng Văn Hân đưa người đọc bay qua mọi giới hạn không gian và thời gian để đến với những vẻ đẹp khôi nguyên của hương sắc bản mường. Từ khoá: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, Tòng Văn Hân Đặt vấn đề Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai bình diện quan trọng nhất đối với cấu tạo thế giới nghệ thuật. Hai yếu tố này không chỉ gắn bó với nhau mà còn hòa trộn thành chỉnh thể. Phân tích thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật sẽ giúp ta khám phá được thế giới nghệ thuật chìm dưới lớp ngôn từ để từ đó bước vào một thế giới sống động chỉ có trong tác phẩm và trong tưởng tượng nghệ thuật. Tòng Văn Hân được biết tới với tư cách là nhà thơ. Những sáng tác của ông mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái và được đánh giá là một đóa hoa đẹp góp vào vườn hoa văn học của đất nước nói chung, vườn hoa văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng. Trong đó, bài thơ “Cây trám chua” đã để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi. Tôi thật may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng. Tại đây, tôi được thừa hưởng một nền văn hóa giàu bàn sắc dân tộc từ các dân tộc cùng sinh sống. Trong đó nổi bật nhất là dân tộc Thái - một dân tộc có chữ viết từ rất sớm, một dân tộc được sinh thành, nuôi dưỡng bởi thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ và trong cái nôi văn hóa riêng với bao phong tục tập quán đặc sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, từ ngày xưa cho đến bây giờ. Đặc biệt, đường lối chính sách văn nghệ của Đảng hiện nay đã được cụ thể hóa trong việc quan tâm tới hoạt động sáng tác của các nhà văn, nhà thơ người dân tộc thiểu số. Do vậy, việc lựa chọn đi vào phân tích không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong “Cây trám chua” sẽ phần nào giúp tôi có được những cảm nhận mới mẻ về hồn thơ Tòng Văn Hân. Đồng thời, ta thấy được những đóng góp của các sáng tác mang tên của nhà thơ Tòng Văn Hân cho vườn hoa văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đọc tiếp:  Không gian thời gian nghệ thuật trong Cây trám chua phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Nhận thức của nhân vật chính về triết lí tình thương – Nguồn cội của lòng yêu nước Khác với các nhân vật phụ, qua hành trình năm ngày, trải biết bao sự kiện bất ngờ và thử thách nhân sinh quan vốn có, Lev Beniov cuối cùng đã ngộ ra lí tưởng của mình trong cuộc chiến tưởng chừng không hồi kết và không liên quan gì đến mình. Ban đầu, anh cũng mơ hồ về cuộc chiến không kém người bạn đồng hành bất đắc dĩ Kolya. Sự sống với anh thật vô thường: Những người bạn của anh “đã trở thành hư ảo, cứ như thể cái chết đã xóa sạch cuộc đời trước kia của họ vậy”. Khi cảnh sát bắt cha anh đi, anh “không sao hiểu nổi làm thế nào mà một con người… lại có thể không hề tồn tại nữa, như thể ông chẳng qua chỉ là một làn khói thuốc”. Chiến tranh với anh thật vô nghĩa: “Cảm giác điều đó thật mơ hồ đến tuyệt vời…, cuộc chiến của ai đó khác”. Anh cảm thấy tốt nhất là biết giữ cái thân mình đã. Tuy nhiên, từ khoảnh khắc Kolya cứu anh khỏi tên đồ tể, anh bắt đầu nhận ra trong cuộc chiến còn có tình người. Tình huống tiếp theo đẩy nhân vật lên một bước phát triển mới, đó là khi Lev cương quyết phản bác Vika: “Không…, tôi không đồng ý. Markov quan trọng. Tôi và cả cô cũng vậy. Đó là lí do tại sao chúng ta phải thắng”. Lần đầu tiên kể từ khi bước vào cuộc chiến, Lev nhận thức được mình chiến đấu cho điều gì. Quá trình tư duy của Lev về vai trò mà mỗi cá nhân đóng góp vào chiến thắng đạt đến cao trào ở sự kiện: Lev giết hai tên lính Đức để cứu Vika và Kolya. Lúc này, anh không chỉ nhận thức mà còn hành động. Anh đã lấy lại niềm tin vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại: “Ta chưa từng bao giờ là người ái quốc gì cho lắm… Nhưng đêm nay,… ta bỗng trào lên một tình yêu thuần khiết dành cho đất nước mình”. Nỗi sợ cái chết của anh đã chuyển hóa thành nỗi sợ những người thân yêu của mình phải chết. Đến đây, hẳn là Lev Beniov đã có thể rời “sân khấu” được rồi. Không, anh còn một nhiệm vụ: đem trứng về cho viên đại tá. Nhân vật của chúng ta cần trở lại chiến tuyến thực sự của anh – thành phố Piter. Cái chết của Kolya khép lại năm ngày sóng gió của Lev Beniov trong niềm đau đớn vô hạn nhưng có lẽ Kolya đã hoàn thành sứ mệnh người thầy dạy cho Lev thế nào là chiến tranh và giá trị của sự hi sinh. Điều đó phần nào an ủi những người trong cuộc. Kolya, Lev và Vika đã truyền thụ cho nhau và gửi gắm đến độc giả một định nghĩa giản dị về lòng yêu nước: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu thương đồng loại, không phải ngay từ đầu đã là một cộng đồng lớn mà xuất phát từ lòng yêu từng con người thân thuộc bên mình.  KẾT LUẬN Tiểu thuyết “Thành phố trộm” dựng lên chân dung những con người “không thể hóa thân đến cùng vào cái thân xác xã hội - lịch sử hiện hữu” [1]. Con người trong tiểu thuyết là con người nếm trải, như Lev Beniov, Kolya và Vika bị chiến tranh thử thách và trở thành những khả thể khác của chính họ. Qua đó, tiểu thuyết hướng bạn đọc đến một tư duy cởi mở và đa chiều về chiến tranh. Bằng phương pháp nghiên cứu của thi pháp học, người viết đã soi chiếu và phân tích một đặc trưng của thể loại tiểu thuyết – nhân vật nếm trải – trong một trường hợp cụ thể. Từ đó, người viết rút ra kết luận về vẻ đẹp nhân cách của con người có thể bị bào mòn hoặc củng cố thông qua những tình huống thử thách khắc nghiệt nhất về nhân tính. Đọc tiếp: Nhân vật nếm trải trong tiểu thuyết Thành phố trộm phần 1

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22