Bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân trong Chữ Người Tử Tù
A Đặt vấn đề
- Giới thiệu tác giả tác phẩm, dẫn yêu cầu của đề bài
B Giải quyết vấn đề
1 Khái quát
2 Giới thiệu về xuất xứ hoàn cảnh sáng tác
3 Giới thiệu về biện pháp lãng mạn
- Là một cụm từ thể hiện nét đặc trưng về nghệ thuật ở đó sự vật, sự việc con người được xây dựng hướng theo cái tư tưởng sáng tác của nhà văn chủ ý theo hướng ngợi ca với vẻ đẹp lí tưởng khiến cho đối tượng trong tác phẩm của mình hiện lên rõ nét nhất
4 Kết quả đối tượng biện pháp lãng mạn Chữ Người Tử Tù
- Với Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân: thì biện pháp lãng mạn được thể hiện ở những phương diện nghệ thuật sau: thủ pháp cường điệu, đối lập, biện pháp so sánh chi tiết giàu sức gợi tả, ngôn ngữ giọng điệu
II Phân tích
1 Thủ pháp cường điệu
- Là thủ pháp quen thuộc của văn học dân gian được nhà văn sử dụng để miêu tả nhân vật nhằm làm nổi bật vẻ đẹp lí tưởng, vẻ đẹp khác thường của hai nhân vật Huấn Cao và Quản ngục.
- Với nhân vật Huấn Cao (đề 2) nét tài hoa của Huấn Cao khiến mọi sự xung quanh đều trở thành tuyệt mỹ hoàn hảo khi tiếp xúc với tài hoa nhân vật ấy. Lời khen được quản ngục biết qua lời đồn (gián tiếp) được đồn đến nhà tù -> lời khen đồn khiến thầy trò cảm phục, Huấn Cao xuất hiện trong lời đồn như một huyền thoại khiến nhân vật mang vẻ kỳ lạ bí ẩn. Sự xuất hiện của Huấn Cao khiến mọi việc đảo lộn, Quản ngục cũng vậy công việc suy nghĩ bị đảo lộn -> Chính vì vậy vẻ đẹp của Huấn Cao cảm hóa được Quản ngục
- Huấn Cao là điển hình cho những người nho sĩ với phẩm chất trong sáng sáng, cái tâm cao đẹp. Huấn Cao coi khinh tiền bạc quyền thế “ta nhất sinh không vì tiền bạc quyền thế để ép viết chữ bao giờ giờ” (câu 2) ý thức với người xin chữ Ông chỉ cho chữ với bạn tri kỷ. Huấn Cao là điển hình cho hình mẫu cho những người có khí phách anh hùng
- Quản ngục: tấm lòng biệt nhỡn thiên tài. Bất chấp vị thế sinh mạng của mình để đối xử tốt với tử tù Huấn Cao một kẻ thù một kẻ đại nghịch của triều đình
- Sở nguyện cao quý của nhân vật: thể hiện mãnh liệt sâu sắc. Chưa từng giáp mặt với Huấn Cao treo chữ Huấn Cao trong nhà để thưởng thức vẻ đẹp con chữ. Một nhân cách con người khi giáp mặt Huấn Cao thì coi con chữ như “vật báu” khổ tâm lo sợ -> và khi biết một ngày Huấn Cao chết ông ân hận vì không xin được chữ cho nên bằng cả tấm lòng của mình Quản ngục đối xử tốt khiến Huấn Cao cảm động cho chữ. Cái đẹp trong Quản ngục khiến Huấn Cao phải cảm động. Khi Huấn Cao cho chữ Quản ngục cũng là khi Huấn Cao coi Quản ngục là bạn bè tri kỷ đồng thời Huấn Cao có cái tâm trong sáng khí phách anh hùng
2 Thủ pháp nghệ thuật đối lập
- Nhân cách của nhân vật đối lập với hoàn cảnh sống đó là Quản ngục (hai câu giới thiệu liên tiếp về quản ngục, quản ngục là thanh âm trong trẻo… thuần khiết) Quản ngục hoàn toàn khác với lũ người nơi ngục tù kia. Huấn Cao nói về Quản ngục “nào ta có biết đâu một người… như vậy”
- Nhân vật Huấn Cao: cảnh Huấn Cao cho chữ Quản ngục, Huấn Cao một người tử tù cổ đeo gông, chân xiềng… -> thể hiện quan niệm nghệ thuật là cái đẹp có thể sản sinh từ đất chết nơi cái xấu cái ác ngự trị
- Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối giữa hoàn cảnh vị thế của hai con người. Ánh sáng bóng tối thực từ không gian của màn đêm trại giam, bóng tối của không gian ngục tù. Nhưng ánh sáng từ tâm của Quản ngục và Huấn Cao được tỏa ra (cảnh cho chữ)
3 Bút pháp so sánh giàu hình ảnh mang tính chất lãng mạn
- Ánh Sáng của bó đuốc trong cảnh cho chữ như đám cháy nhà
4 Chi tiết giàu sức gợi cảm
- Chi tiết Dỗ công miêu tả nền đá xanh lấm tấm dệp
- Chi tiết Quản ngục cảm động vái lạy và khóc
-> Chọn một trong hai chi tiết sau đó đi vào bình giá
5 Ngôn ngữ giọng điệu (Câu 4)
III Đánh giá chung
- Với Chữ Người Tử Tù thành Công đem lại cho Nguyễn Tuân là biện pháp lãng mạn hướng tới và tô đậm những cái phi thường bất thường
C Kết thúc vấn đề
Đọc tiếp: Tác phẩm Chữ người tử tù (phần 6)