a Thơ: Trước cách mạng Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới với những tác phẩm như: Thơ Thơ, Gửi hương cho gió. Những chủ đề chính của thơ ông trong thời kỳ này là:
+ Niềm say mê ngoại giới, khao khát giao cảm với đời và tình yêu với cuộc sống (vội vàng, giục giã).
+ Nỗi cô đơn, rợn ngợp của cá thể trước cái không gian mênh mông, thời gian xa thẳm (lời kỹ nữ).
+ Một khát vọng tình yêu vô biên và tuyệt đích, nỗi đau của một trái tim đắm say nồng nhiệt mà không được đền đáp xứng đáng (Dại Khờ, Nước đổ lá khoai…)
- Sau cách mạng, chân trời thơ Xuân Diệu mở rộng tới những quan hệ xã hội rộng lớn “từ chân trời của một người đế n chân trời của tất cả” (P. Ê Luy A). Từ một nhà thơ lãng mạn bậc nhất của phong trào thơ mới, ông trở thành nhà thơ cách mạng và có thơ hay ngay từ những ngày đầu cách mạng. Xuân Diệu chào mừng cách mạng với Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946). Đây là những áng thơ được viết bởi tấm lòng hân hoan tràn đầy và chấtt men say lý tưởng của người nghệ sĩ trong “mối duyên đầu với cách mạng”
- Cùng với sự đổi mới của đất nước, Xuân Diệu đã có một sự đổi mới trong tâm hồn và trong thơ. Tình cảm yêu nước và trách nhiệm công dân cũng như lòng thiết tha ca ngợi cuộc đời mới đã nâng sáng tác của nhà thơ lên. Ông say sưa viết về Tổ quốc, Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh thống nhất nước nhà…. Nhà thơ đã mở rộng phạm vi phản ánh và hệ thống đề tài để viết về cuộc sống mới (các tập thơ: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm Tay (1962), Hai đợt sóng (1967), Hồn tôi đôi cánh (1976)...
- Từ năm 1960, Xuân Diệu làm tiếp thơ về chủ đề tình yêu. Trước kia thơ Ông hay nói đến xa cách, cô đơn, đổ vỡ, chia ly thì nay lại nói nhiều hơn đến sự chung thủy sum vầy. Sau cách mạng tháng Tám, thơ tình Xuân Diệu không hề vơi cạn mà lại có những nguồn mạch mới. Tình yêu của lứa đôi khôn g còn là tình cảm giữa hai vũ trụ nhỏ cô đơn mà đã có sự hòa hợp với mọi người. Thơ tình lúc này của Xuân Diệu ít sôi sục, say đắm, nồng nhiệt nhưng lại có thêm những phẩm chất mới: tình cảm vợ chồng gắn bó, chung thủy, có nhiều niềm vui gắn với cuộc đời… (Biển, Giọng nói, Đứng chờ em, Dấu nằm…)
b Văn: Xuân Diệu không chỉ sáng tác thơ mà còn viết nhiều tác phẩm văn xuôi. Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945) là những tác phẩm xuất sắc ông đã viết theo bút pháp lãng mạn và có lúc bút pháp nghiêng về chủ nghĩa hiện thực (truyện ngắn Tỏa Nhị Kiểu, Cái Hỏa Lò,...)
- Sau cách mạng tháng Tám Xuân Diệu càng viết nhiều, viết khỏe, viết liên tục và nhiều thể loại hơn. Ngoài truyện ngắn tùy bút ông còn viết, nghiên cứu phê bình văn học, giới thiệu và dịch thơ nước ngoài. Ông đã viết 5 tập bút ký (Ký sự thăm nước Hung, Chiều lên, Trường ca,...) 16 tập nghiên cứu phê bình văn học ca dao (Có mài mới sắc, các nhà thơ cổ điển Việt Nam,...) cùng 12 tập thơ.
- Nhìn chung ở lĩnh vực nào Xuân Diệu cũng có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam. Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt nhưng trước hết vẫn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ngay từ trước cách mạng Xuân Diệu là người đem đến cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất (Vũ Ngọc Phan). Bên cạnh đem đến cho Thi Đàn Việt Nam một nguồn cảm hứng yêu đời dào dạt, một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ mới mẻ một cái tôi giàu bản sắc. Xuân Diệu còn là người tìm ra nhiều kiểu cấu trúc hiện đại cho câu câu thơ Việt Nam làm phong phú thêm hình thức thơ bằng những hình ảnh độc đáo, những nhạc điệu Tân Kỳ… Những cống hiến và ảnh hưởng của Xuân Diệu trong thơ Việt Nam hiện đại là rất to lớn và sâu đậm.
- Xuân Diệu là nhà thơ nêu tấm gương cần mẫn sáng tác, say mê lao động nghệ thuật và không mệt mỏi suy nghĩ sáng tạo.
=> Đóng góp của ông vào tiến trình phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam diễn ra một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đều đặn ở nnhiều giai đoạn lịch sử.