Từ trái nghĩa
Lý thuyết
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngượcc nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ; cao- thấp. đẹp- xấu
Việc sử các từ trái nghĩa đúng chỗ sẽ làm cho cách diễn đạt thêm hấp dẫn, ấn tượng và đạt hiệu quả cao.
Thực hành
Bài 1 Chỉ ra các căp từ trái nghĩa trong các câu sau:
a Khôn nhà dại chợ
b Thương cho roi, ghét cho ngọt
c Giặc muốn ta nô lệ lại hóa ta anh hùng
Bài 2 Điền các từ trái nghĩa vào chỗ trống:
a … (1) phù du mà … (2) đã phù sa
b Xưa bay đi mà nay không trôi mất
Cho đến được lúa vàng đất mật
Phải trên lòng bao trận gió mưa qu a
Nước non lận đận một mình,
Thân cò… (1) thác… (2) ghềnh bấy nay.
c Ai làm cho bẻ kia … (1)
Cho ao kia … (2) cho gầy cò con?
(Nay đã phù sa, Chế Lan Viên)
Bài 3 Chỉ ra các cặp của từ trái nghĩa và nêu tác dụng?
Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạ o
(Tuổi 25, Tố Hữu)
Hướng dẫn giải bài tập
Bài 1 a Khôn-dại
b Thương- ghét
c Nô lệ- anh hùng
Bài 2 a Xưa- nay
b lên- xuống
c Đầy-cạn
Bài 3 Cặp từ trái nghĩa
Thiếu – Giàu
Sống - chết
Cúi đầu - ung dung
Nô lệ - anh hùng
Nhân nghĩa - cường bạo
Tác dụng: Các cặp từ trái nghĩa diễn tả ấn tượng về sự anh dũng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước những âm mưu, thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù. Chúng muốn dân tộc ta phải cúi đầu làm nô lệ nhưng với lòng yêu nước và tinh thần bất khuất, hiên ngang, anh dũng của nhân dân Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng quân thù