b Diễn biến của cuộc gặp gỡ
- Ban đầu cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và Quản ngục diễn ra rất khó khăn.
- Cuộc gặp gỡ ấy bắt đầu vào lúc Quản ngục nhận được phiến trát của quan trên thông báo sẽ được nhận 6 tử tù chờ ngày ra pháp trường xử chém. Trong đó có Huấn Cao. Quản ngục đã ấp ủ một sở nguyên một tâm nguyện: muốn được biệt đãi Huấn Cao muốn xin được chữ của Huấn Cao và Quản ngục biết rằng có được chữ ông Huấn mà treo như vật báu trong nhà. Nhưng Quản ngục cũng thừa hiểu tính Huấn Cao ít cho chữ trừ những người tri kỷ. Trong khi đó Huấn Cao lại coi quản ngục là kẻ tiểu lại giữa tù và hơn thế Huấn Cao tỏ ra khinh bị tỏ ra mặt: “Từ nay ngươi… nữa”. Cách ứng xử đó khiến Quản ngục rất đau khổ vì có được ông Huấn trong tay hàng ngày được giáp mặt ông Huấn nhưng ngày càng bị đẩy ra xa, nguy cơ không xin được chữ của Huấn Cao.
- Về sau cuộc kỳ ngộ ấy được đẩy lên kịch tính khi quan coi ngục nhận được phiến trát lần 2. Sáng mai sẽ giải Huấn Cao và kinh để xử tội. Chính điều đó đã khiến Quản ngục tái nhợt người vì nuối tiếc người tài vì đau khổ khi tâm nguyện không thành. Tất cả nỗi niềm ấy Quản ngục đã tâm sự với thầy thơ lại và thầy thơ lại là nhịp cầu nối giữa Huấn Cao và Quản ngục. Khi biết rõ được sở nguyện cao quý của Quản ngục ngay lập tức Huấn Cao đã thay đổi thái độ con người ngang tàng khinh bạc ấy đã nói với thầy thơ lại những lời cảm động: “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Câu nói ấy chứa đựng sự chân thành của Huấn Cao trước Quản ngục. Quản Ngục chính thức được Huấn Cao kết nạp vào hàng ngũ những người tri kỷ của mình. Hé mở một khía cạnh có tính chất lý tưởng trong tính cách của Huấn Cao: con người chưa bao giờ khuất phục trước bạo quyền mà giờ đây đã cúi đầu trước tấm lòng của Quản ngục. -> quan hệ đối lập giữa họ hoàn toàn được xóa bỏ thay thế vào đó là quan hệ tri âm đã được tạo lập. Sự xúc động có tính đạo đức này đã tạo nên một sự xúc động thẩm mỹ là cơ sở để cái đẹp ra đời đó là sự ra đời của con chữ của Huấn Cao.
- Kết thúc của gặp gỡ là cảnh cho chữ: cảnh xưa nay chưa từng có tại buồng giam nơi tử tù, thời gian lúc nửa đêm. Ở đó sự ra đời của các con chữ là kết quả của sự chuyển hóa kỳ diệu giữa cái tâm và cái tài hay nói cách khác đó là sự chuyển hóa kỳ diệu của cái tâm nơi quản ngục với tấm lòng và cái tài nơi Huấn Cao. Những con chữ là hiện thân của cái đẹp nó được tạo lập từ cái đẹp của tài năng và cái đẹp của tình người.
=> Cái đẹp của nghệ thuật có nguồn gốc từ cái đẹp của tình người. Nó là sự thăng hoa của cái đẹp trong tình người.
=> Kết thúc cảnh cho chữ ta thấy có sự đảo lộn kỳ diệu về vị thế của Huấn Cao. Của Huấn Cao và quản ngục, trật tự xã hội bị phế bỏ. Trật tự mới bị tạo lập trong đó con người hiện ra không còn khoảng cách vì họ cùng hướng về cái đẹp khao khát sẵn sàng vươn tới một cái đẹp toàn thiện.
- Ý nghĩa
- Tình huống truyện làm nổi bật được bản chất của nhân vật
- Qua tình huống truyện gặp gỡ độc lập giữa Huấn Cao và Quản ngục. Nguyễn Tuân đã khắc họa được một cách sâu sắc về bản chất của hai nhân vật. Huấn Cao hiện lên như một hình tượng lãng mạn lý tưởng với sự hài hòa của vẻ đẹp tài năng đến độ tài hoa. Vẻ đẹp của người anh hùng lẫm liệt với một thiên lương cao quý. Đó là con người tài hoa khí phách, nhân cách.
- Quản ngục nhờ tình huống truyện đã được tác giả làm nổi bật với những phẩm chất cao quý là con người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài có sở nguyện cao quý. Luôn nỗ lực giữ thiên lương trong sáng trong môi trường xấu xa đầy lừa lọc tàn nhẫn.
- Đánh giá: Nếu không có tình huống truyện này thì Huấn Cao sẽ không được khắc họa là một hình tượng lý tưởng, Quản ngục sẽ không chiếm được tình cảm, sự yêu mến của người đọc như hiện tại.
- Tình huống truyện làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm tư tưởng nhân văn của tác phẩm
- Nhờ tình huống truyện mà giá trị tư tưởng của tác phẩm được thể hiện một cách sâu sắc nhất: Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào cái đẹp, sự chiến thắng của ánh sáng và bóng tối, cái đẹp thắng cái xấu xa. Cái đẹp cái thiện đã cảm hóa được cái xấu xa cái ác. Qua đó Nguyễn Tuân đã khẳng định tài - tâm, đẹp - thiện không thể tách rời nhau.
- Sự giữ gìn trân trọng nâng niu những giá trị truyền thống của dân tộc như chơi chữ, viết chữ, hiểu được những giá trị cao cả của chữ là biểu hiện của lòng yêu nước.
- Đánh giá
- Dựa vào những vấn đề đã tiếp cận ở trên người đọc đã nhận thấy rõ nét đem lại thành công cho tác phẩm một phần không nhỏ chính là sự thành công trong nghệ thuật, tình huống truyện. Thông qua nét nghệ thuật đó người đọc càng cảm phục hơn với tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân “Chữ Người Tử Tù” xứng đáng được coi là tác phẩm nổi bật nhất của Nguyễn Tuân.
Đọc tiếp: Tác phẩm Chữ người tử tù (phần 4)