I Những nét chính về sự nghiệp văn học của nhà thơ
- Xuân Diệu (1916 - 1985) sinh tại Vạn Gò Bồi xã Tùng Giản huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định. Quê gốc ở xã Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc) huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Xuân Diệu là một tài năng lớn, một trong những nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Xuân Diệu mở đầu cho sự nghiệp và nổi tiếng trên Thi Đàn Việt Nam bằng hai tập: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945). Trước cách mạng tháng 8 ông được coi là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh).
- Năm 1944, Xuân Diệu tham gia vào phong trào Việt Minh; sau cách mạng tháng Tám ông hoạt động trong Hội Văn Hóa cứu quốc và làm thư ký Tòa soạn tạp chí Tiên Phong. Ông đã từng là Đại biểu Quốc hội Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
- Năm 1983 Xuân Diệu được bầu là Viện Sĩ Thông Tấn Việt Hàn Lâm nghệ thuật Cộng hòa Dân chủ Đức. Nhà thơ đã nhận được giải thưởng văn học hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ ngôi sao) giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - Nghệ Thuật (đợt I năm 1996).
- Suốt nửa thế kỷ lao động nghệ thuật, Xuân Diệu đã để lại trong kho tàng văn học dân tộc một sự nghiệp lớn lao gồm nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, tiểu luận, phê bình, dịch thuật… (Khoảng 50 tác phẩm). Sự chuyển biến từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng của Xuân Diệu là con đường tất yếu, tiêu biểu của người trí thức yêu nước một nghệ sĩ tài năng. Ở cả hai chặng đường trước và sau cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu đều có những cống hiến to lớn đối với nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của Xuân Diệu chủ yếu trong hai lĩnh vực thơ và văn thơ.
Đọc tiếp: Những nét chính về sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Diệu (phần 2)