Trường từ vựng
Lý thuyết
Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩaa
Ví dụ; Trường từ vựng chỉ giới tính: nam, nữ, trai gái, đàn ông, đàn bà.
Nghề nghiệp: nhà báo, luật sư, công nhân…
Một trường từ vựng có thể chia thành các trường từ vựng nhỏ hơn, gọi là các miền trong trường từ vựng
Ví dụ: Trường từ vựng về bộ phận con người thì chia thành các miền từ vựng như; tay, chân, mắt, mũi…
Thực hành
Bài 1: Tìm các trường từ vựng chỉ người trong đoạn trích sau. Nếu tác dụng?
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè nặng nề, trông đến xấ u. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và măt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nống sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.
(Dế mèn phưu lưu ký- Tô Hoài)
Bài 2 Phân tích cái hay trong cách dùng từ trong đoạn văn sau:
“Mặt lão dột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nítt. Lão hu hu khóc”
(Lão Hạc, Nam Cao)
Bài 3 Lấy ví dụ về trường từ vựng: Động vật, cây cối, hoa quả
Hướng dẫn giải bài tập
Bài 1 Các trường từ vựng chỉ người: Gầy gò, dài lêu nghêu, gã nghiện thuốc phiện, thanh niên, mạng sườn, người cởi trần, áo gi-lê, râu ria, mặt mũi, ngẩn ngẩn ngơ ngơ, tính nết, ốm đau
Ý nghĩa khi dùng trường từ vựng chỉ người; Nhân hóa nhân vật Dế Mèn, biến loài vật trở nên sinh động như một người. Tăng thêm cảm xúc gần gũi, thân quen đồng thời khiến người đọc thêm yêu loài vật hơn.
Bài 2 Nhận biết các từ ngữ cùng trường, chú ý đến trường bộ phận chỉ hành động, trạng thái
- Trường chỉ bộ phận con người; Mặt, đầu miệng
- Trường từ ngữ chỉ cử chỉ, trạng thái: Co rúm, xô lại, ép, chảy ra, ngoẹo, mếu, hu hu, khóc.
Tác dụng: Cả hai trường này đều có mối quan hệ với nhau làm nổi bật nỗi đau đớn về tinh thần của lão Hạc. Lão cảm thấy buồn, thiếu vắng, lương tâm day dứt và lão tự trách mình.
Tác giả khéo léo sử dụng trường từ vựng miêu tả ngoại hình, cử chỉ, trạng thái để bộc lộ rõ tâm trạng đau khổ của nhân vật
Bài 3
- Động vật: Chó mèo, voi, sư tử, ngựa, trâu, bò
- Cây cối: Cây đa, cây tre, cây thông, cây sồi
- Hoa quả: Táo, cam, lê quýt…