1 Nguyễn Tuân luôn tô đậm cái phi thường khác thường gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt đối với người đọc
- Lý giải: vốn dĩ Nguyễn Tuân không ưa sự bằng phẳng dễ dãi, nhợt nhạt. Với Nguyễn Tuân đẹp phải đẹp tới độ tuyệt mỹ, đã tài phải đạt tới độ phi phàm. Được chi phối bởi phong cách nghệ thuật này mà Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng Huấn Cao là một người văn võ song toàn, tài viết chữ đạt tới mức tiêu phàm thật, hiếm thật quý khiến thầy trò Quản ngục phải ao ước trầm trồ
- Chứng minh trong Chữ Người Tử Tù: ở Chữ Người Tử Tù tác giả đã dựng lên một khung cảnh cho chữ từng được xem “Xưa nay chưa từng có bao giờ”
- Nghệ thuật: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, bóng của nhà tù đối lập với ánh sáng bó đuốc. Ánh sáng sáng tỏa ra từ những tâm hồn cao đẹp như Quản ngục và Huấn Cao và thầy thơ lại. Từ sự đối lập đó nảy sinh nhiều cái khía cạnh đối lập đó là đối lập giữa cái đẹp với cái tầm thường, cái đẹp từ nhân cách con người. Cái tầm thường là ở ngục tù, đối lập giữa hiện thực và lý tưởng.
-> Đây là thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của văn học lãng mạn và được Nguyễn Tuân sử dụng một cách triệt để có sức truyền cảm mạnh mẽ tới người đọc, khơi gợi nhiều liên tưởng khác nhau.
- Cách tạo dựng cảnh: với ngòi bút miêu tả giàu giá trị tạo hình. Cách thể hiện độc đáo, đặc sắc và đặc biệt ở chốn ngục tù có sự đảo lộn về vị thế một cách ghê gớm.
2 Ngôn ngữ phong cách lời văn co duỗi nhịp nhàng
- Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn Nguyễn Tuân không phải chỉ ở số lượng phong phú mà còn ở khả năng nhạy cảm về ngữ nghĩa của từ và câu
- Trong Chữ Người Tử Tù tái hiện lại không gian bối cảnh thời đại, Nguyễn Tuân đã đặc biệt chú ý tới việc sử dụng ngôn ngữ cổ kính những từ ngữ phù hợp với phong cách chức năng hành chính thời xưa ví dụ: phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, thơ lại, viên quản ngục thầy bát, án thư… Với những từ ngữ phù hợp với phong cách khẩu ngữ người xưa ví dụ: biệt nhỡn liên tài, kẻ tiểu lại, bức trung đường, kẻ mê muội này xin bái lĩnh…
Để có được những từ ngữ phù hợp với phong cách và thời đại tạo ra không gian cổ xưa thì người viết phải mất công tìm tòi học hỏi và có một vốn từ đủ dùng thì cần phải có tới một học vần uyên bác
- Bên cạnh những từ ngữ cổ kính ta cũng bắt gặp những từ ngữ rất hiện đại ví dụ: đám đuốc cháy đỏ rực, đỏ như đám cháy nhà, lửa đóm… Để khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối sự chiến thắng của cái đẹp với cái xấu xa, nhơ bẩn.
- Câu văn: có nhiều kiểu tổ chức đa dạng, ông từng được mệnh danh là người nghệ sĩ của ngôn từ cho nên nhà văn rất chú trọng tới âm điệu và nhịp điệu trong những câu văn xuôi của mình. Nguyễn Tuân từng nói làm người nghệ sĩ phải tạo ra những câu văn có khớp xương để tạo ra sự co duỗi nhịp nhàng. Chính vì vậy trong truyện ngắn này câu văn của Nguyễn Tuân có nhiều màu sắc giàu âm thanh, nhịp điệu trầm bổng, hài hòa: “ tiếng chó sủa ma, tiếng kẻng mô canh nổi lên nhiều nhiều… với những câu văn như thế này một mặt đã tạo ra bản giao hưởng đầy chết chóc của tiếng kẻng, tiếng chó sủa ma. Mặt khác nó khắc họa hình ảnh ngôi sao sao chính vì muốn từ biệt vũ trụ. Câu văn này còn dự báo cái ngày mà ông chuẩn bị giải về kinh xử chém. Như vậy một ngôi sao rất sáng trên bầu trời kia sẽ bị tắt, thế lực thù địch tiêu diệt Huấn Cao xong Huấn Cao lại hiện lên với tư thế chủ động ung dung. Đó chính là chủ ý của Nguyễn Tuân những âm thanh ấy bay dần lên cao để nâng đỡ ngôi sao lên không muốn bị dập tắt
-> Vậy khi viết những dòng này Nguyễn Tuân dường như đã bày tỏ lòng khâm phục cùng với sự xót thương trước người hiền tài mà sướng bạc mệnh.
=> Đến đây người đọc nhận ra rõ ràng văn Nguyễn Tuân rất hàm xúc nhiều ý tưởng sâu xa một thái độ phê phán nhân đạo rất rõ ràng với bản thân.
A Lý giải nguyên nhân và chỉ ra ý nghĩa (đánh giá)
1 Nguyên nhân
- Nguyễn Tuân có tinh thần gắn bó thiết tha với văn hóa dân tộc Ngàn Xưa
- Nguyễn Tuân rất am hiểu có lối sống chan hòa với con người và cuộc đời
- Điều này cũng chứng tỏ Nguyễn Tuân rất coi trọng nghề văn coi trọng sự sáng tạo
2 Ý nghĩa
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong Chữ Người Tử Tù đã thể hiện khả năng sáng tạo không ngừng của người nghệ sĩ
- Qua tác phẩm này Nguyễn Tuân muốn gửi đến những người nghệ sĩ một bài học: phải luôn luôn sáng tạo không ngừng.
=> Chính vì vậy Chữ người tử tù đã thể hiện một phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có trong văn học dân tộc. Nguyễn Tuân là người đã làm theo quy luật của cái đẹp. Chính vì vậy những sáng tác nghệ thuật của ông có giá trị nghệ thuật cao quý.
III Kết thúc vấn đề
- Trong Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân đã thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo phong cách nghệ thuật ấy chứng tỏ rằng nó chỉ có ở những người nghệ sĩ lớn vì vậy ông đã trở thành một nhà văn lớn của dân tộc
Đọc thêm: Tác phẩm Chữ người tử tù (phần 8)