Từ đồng nghĩa
Lý thuyết
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nha u
Ví dụ: Bố - Ba - Cha
Một từ có thể có nhiều nghĩa nên có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau.
Nếu biết cách sử dụng từ đồng nghĩa đúng chỗ sẽ giúp cách diễn đạt trôi chảy và không lặp từ.
Thực hành
Bài 1 Tìm các từ đồng nghĩa với các từ sa u
a cho
b ngã
c uống
Bài 2 Hai từ in đậm dưới đây có gì giống nhau? Việc sử dụng hai từ ấy có tác dụng gì?
a Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
(Tố Hữu)
b Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
(Nguyễn Khuyến)
Bài 3 Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm sau
a Nhanh trí, nhanh nhẹn, nhanh nhẩu
b Thông minh, khôn, sáng suốt
Hướng dẫn giải bài tập
Bài 1
a Cho, tặng, biếu: Những từ này chỉ hành động đưa vật nào đó cho người khác một cách chủ động
b Ngã, té, trượt: Chỉ hành động mất thăng bằng, không giữ được ở một vị trí cố định
c Uống, tu, nốc: Chỉ hành động đưa chất lỏng vào miệng để uống nhưng ở mức độ khác nhau
Bài 2 Hai từ đi, thôi đều chỉ về cái chết, mất mát, việc chấm hơi thở
Tác dụng sử dụng hai từ ấy có ý nghĩa nói giảm, nói tránh những mất mát đau thương
Bài 3
a Nhanh trí chỉ khả năng suy nghĩ của một người thường có ý tưởng nhanh chóng
Nhanh nhẹn chỉ thao tác của một người linh loạt, chính xác
Nhanh nhẩu được miêu tả về tốc độ, nhanh chóng trong hành động hoặc phản ứng trong tinh huống nào đó
Những từ này đều chỉ tốc độ và tính cách con người có phản xạ nhanh trong mọi tình huống
b Thông minh là từ miêu tả chỉ khả năng hiểu nhanh, giải quyết vấn đề nhanh chóng
Khôn chỉ trí thông minh sắc bén, khả năng suy nghĩ tốt, đánh giá và giải quyết vấn đề hiệu quả
Sáng suốt là khả năng nhận thức, suy đoán đánh giá tình huống một cách chính xác.Những từ này đều liên quan đến trí thông minh, khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả