Trình bày những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Đặt vấn đề
- Phong cách nghệ thuật là nét riêng, độc đáo, có giá trị thẩm mỹ sâu sắc trong đặc sắc sáng tạo của một nhà văn. Chỉ có những nhà văn lớn mới có phong cách nghệ thuật với ý nghĩa như vậy. Có thể khẳng định: Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật độc đáo, sâu sắc. Được biểu hiện qua bốn phương diện cơ bản:
- Sự tài hoa uyên bác.
- Mọi đối tượng trong sáng tác đều được nhìn nhận dưới góc độ văn hóa thẩm mỹ.
- Cảm hứng đặc biệt với cái lớn lao phi thường điều đó rất là hợp với thể tùy bút.
- Với từ vựng phong phú được nhà văn sử dụng linh hoạt sáng tạo .
- Giải quyết vấn đề
- Sự thống nhất của phong cách của Nguyễn Tuân
- Cái tôi độc đáo, khác thường:
- Cái “ngông” dựa trên sự tài hoa uyên bác có nhân cách hơn người để đặt mình lên trên thiên hạ. Có lẽ có được điều đó từ các bậc tiền bối đi trước nhưng sự nghiệp với Nguyễn Tuân trong chính cái “ngông” cổ điển ấy lại được kết hợp với chủ nghĩa cá nhân được tiếp nhận từ văn hóa phương Tây hiện đại. Bởi vậy cái nhất người nghệ sĩ thể hiện khá độc đáo trong các tác phẩm trước và sau cách mạng. “Ngông” ở trong Chữ Người Tử Tù, Người lái đò sông Đà
- Do vậy khi tiếp cận thế giới Nguyễn Tuân luôn hướng về phương diện văn hóa thẩm mỹ thế giới con người, luôn nghiêng về tài hoa nghệ sĩ.
- Tiếp cận sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ
- Quan sát vở “phở Hà Nội” Nguyễn Tuân nhận ra phở cũng có tâm hồn ông viết: “thịt chín thơm hơn thịt tái” mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng tâm hồn của Phở.
- Khi quan sát khám phá sông Đà, Nguyễn Tuân nhận thấy “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…” Một câu văn dài thể hiện rõ nét đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà.
- Tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Khái niệm tài hoa với Nguyễn Tuân là vừa có cái hẹp vừa mang ý nghĩa rộng, nghĩa hẹp là những người làm Nguyễn Tuân say mê nghệ thuật. Với Nghĩa rộn: bất cứ nghề gì, việc gì cũng đều được ông đẩy đến mức xuất chúng siêu Việt -> thứ nghệ thuật.
- Đọc trang văn của Nguyễn Tuân trước cách mạng người đọc có thể bắt gặp rất nhiều những con người nghệ sĩ tài hoa trong tất cả các lĩnh vực, công việc ví dụ: “Người lái đò, dân quân du kích cũng là những con người tài hoa. Đặc biệt là người lái đò tay lái chở hoa tiên thác ghềnh sông Đà”.
- Quan niệm về cái đẹp: Nguyễn Tuân quan niệm cái đẹp phải là những hình tượng đập mạnh vào giác quan người nghệ sĩ dù là thiên nhiên hay xã hội con người.
- Vì Ông là nhà văn giàu cá tính sáng tạo Nguyễn Tuân không chấp nhận cái bằng tay, ông thường tô đậm cái gì phải xuất chúng gây cảm giác mãnh liệt. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân cảnh thiên nhiên hoặc là cảnh đẹp tuyệt vời thơ mộng hoặc gây ấn tượng mạnh mẽ dữ dội. Điều này thể hiện rõ nhất qua Người lái đò sông Đà. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên giống như một sinh thể có hồn với hai nét tính cách độc đáo hung bạo, dữ dằn và hết sức thơ mộng trữ tình.
- Con người phải có cá tính khác thường: tài phải đạt độ siêu phàm không ai sánh kịp. Dũng cảm cũng phải đạt độ phi thường.
- Có ý kiến cho rằng: “Thể Văn tùy bút hết sức phóng túng là thể loại dành riêng cho Nguyễn Tuân (quả không sai) bởi nhân vật chính là cái tôi độc đáo của mình cộng với vốn từ vựng phong phú, độ sử dụng linh hoạt sáng tạo. Nguyễn Tuân đã tạo dựng được những hình tượng nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của tài năng nghệ thuật xuất chúng mà có lẽ không một nhà văn nào có được dấu ấn riêng biệt ấy. Mà có lẽ người đọc không thể quên một tình cảm cũng không thể quên một người lái đò dũng cảm kiên cường khi đối mặt với khó khăn…
- Trên văn bản trường thống nhất ấy trong phong cách của Nguyễn Tuân cũng có những chuyển biến cơ bản.
- Trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Nguyễn Tuấn khẳng định cái ngông nghênh khinh bạt. Đặt mình lên trên thiên hạ - sự tài hoa uyên bác hơn đời có lẽ dựa vào những cơ sở sau.
- Ông có cái nhìn riêng để khám phá và miêu tả thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mỹ. Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Thể hiện ở sự bên bác khi miêu tả về bất cứ sự vật, sự việc gì Nguyễn Tuân đều soi vào đó con mắt của nhiều ngành nghệ thuật: điện ảnh, âm nhạc, hội họa, vũ đạo.
- Tác giả đi khám phá cái đẹp -> tìm nó trong quá khứ (vang bóng một thời) luôn đối lập với thời hiện tại, quan niệm tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở các nhân vật đặc tuyển, khác thường.
- Ông luôn tìm cảm giác mạnh ở quá khứ chủ nghĩa xê dịch (luôn luôn thay đổi chỗ ở) để thay đổi thực đơn cho giác quan. Đó còn ở đời sống trụy lạc. Khi nhà văn viết về thế giới ma quỷ mà Nguyễn Tuân gọi là “yêu ngôn”
- Ông sử dụng thể tùy bút thiên về cáI tâm chủ quan.
- Sau cách mạng tháng tám 1945
- Cái nhất tuy vẫn độc đáo nhưng không đối lập với xã hội. Giọng văn Nguyễn Tuân đôn hậu hơn.
- Không có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, tương lai luôn tìm thấy cái đẹp ở cả ba thời điểm. Chính vì vậy khi thể hiện về con người, nét tài hoa nghệ sĩ lấy: đại chúng, nhân dân đất nước (Tây Bắc, con sông Đà)
- Trong những thành tích, chiến đấu xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân.
- Vẫn sử dụng thể tùy bút có pha chút thể ký sự với bút pháp hướng ngoại -> phản ánh hiện thực để ghi chép thành tích chiến đấu xây dựng của người dân
=> Đây là tất cả những đặc sắc chính trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nhìn vào đó ta vẫn nhận ra: thống nhất trên một cơ bản chính nhưng để phản ánh hơn với thực tại. Nguyễn Tuân đã có những chuyển biến mới nhằm theo sát hiện thực đời sống của nhân dân theo từng thời đoạn cụ thể. Để người đọc cùng khâm phục tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Kết thúc vấn đề
- Với phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có đã đưa Nguyễn Tuân -> vị trí của một nhà văn lớn
Phần kết bài
- Phần 1: phục vụ cho câu: phong cách Nguyễn Tuân qua một tác phẩm
- Phần 2: phục vụ cho kiểu đề tài thông qua hai tác phẩm ở hai giai đoạn sáng tác trước - sau cách mạng tháng Tám thấy được sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân