Tác phẩm Chữ người tử tù phần 6

Tác phẩm Chữ người tử tù phần 6

Bởi Học văn cô Hà Huyền 24/03/2024

 Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua “Chữ Người Tử Tù”

  1. Đặt vấn đề
  • Giới thiệu về vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Tuân trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Dẫn vào yêu cầu của đề
  1. Giải quyết vấn đề
  1. Khái quát
  1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác (phần giới thiệu)
  2. Giới thuyết về phong cách nghệ thuật
  • Là một phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hiện tượng các phương tiện, biểu hiện nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn văn. Cụ thể trong từng tác phẩm riêng lẻ hay trong trào lưu văn học hoặc trong văn hóa dân tộc
  1. Khái quát chung về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Chữ Người Tử Tù
  • Nguyễn Tuân cũng là người nghệ sĩ tài hoa có cách nhìn và phong cách nghệ thuật độc đáo đó là cái nhìn tài hoa uyên bác thể hiện cảm quan nghệ thuật sắc nhọn về đối tượng luôn luôn tô đậm cái phi thường xuất chúng gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt cho người đọc. Ngôn ngữ trong văn Nguyễn Tuân có sự biến hóa khôn lường điều này thể hiện khá rõ nét trong Chữ Người Tử Tù
  1. Phân tích Chung
  1. Trong Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân luôn thể hiện các tài hoa uyên bác riêng
  • Trong văn học hiện đại Việt Nam: có những nhà văn rất nhạy cảm với sự hài hước để phản ánh hiện thực ví dụ Nguyễn Công Hoan. Có những nhà văn lại mải mê đi vào ngóc ngách bên trong tâm hồn con người ưa phân tích tâm lý con người để làm rõ con người như Nam Cao. Có những nhà văn tinh tế trong việc diễn tả cảm xúc con người như Thạch Lam. Còn với Nguyễn Tuân ông nghiêng về khía cạnh tìm tòi nét thẩm mỹ của con người ở cuộc sống -> nét tài hoa uyên bác riêng của Nguyễn Tuân.
  1. Tài hoa
  • Tài hoa ở Nguyễn Tuân là tài về nghệ thuật văn chương. Điều này chứng minh Nguyễn Tuân tài hoa trong cách tạo cảnh xây dựng chân dung nhân vật. Ông luôn tiếp cận sự vật con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ những trang văn của Nguyễn Tuân đã chứng tỏ ông là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Đây là nét đặc biệt trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân nó là xu hướng cảm nhận của riêng ông, xu hướng chiếm lĩnh hình tượng thiên về cái đẹp trong tạo vật và cuộc sống con người.
  • Phân tích hai nhân vật Huấn Cao và Quản ngục để làm rõ.
  • Huấn Cao thể hiện ở ba nét đẹp cơ bản:
  • Người nghệ sĩ tài hoa: chữ đẹp, giá trị con người của Huấn Cao.
  • Khí phách anh hùng: trước khi là tử tù, khi là tử tù
  • Người có thiên lương trong sáng: không vì vàng ngọc, quyền thế mà ép viết chữ -> cho chữ người tri kỷ. Không sợ gì bằng sợ phụ tấm lòng trong thiên hạ
  • Quản ngục: không chỉ Huấn Cao mà điều đặc biệt hơn là nhân vật Quản ngục sống trong chốn nhà tù tăm tối nhưng con người lại mang một tâm hồn nghệ sĩ trong sáng là một đóa sen thơm ngát giữa chốn bùn nhơ -> miêu trực tiếp: thanh âm trong trẻo, cái thuần khiết …xô bồ.

-> Dùng công xin chữ Huấn Cao của Quản ngục: Quản ngục rất đề cao giá trị con chữ Huấn Cao như vật báu -> dùng tấm lòng biệt nhỡn liên tài

=> Với Nguyễn Tuân con người có phong cách nghệ sĩ trong bất kỳ nghề gì có ai đó nói rằng bản chất con người là một nghệ sĩ. Câu nói này đúng với nhân vật Quản ngục

  1. Uyên bác
  • Khi miêu tả về sự vật sự việc gì Nguyễn Tuân thường soi vào đó con mắt của nhiều ngành nghệ thuật trí thức mà Nguyễn Tuân có được trong sáng tác của mình. Không phải là những những kiến thức từ sách vở mà là tri thức từ đời sống hiện thực do Nguyễn Tuân rất cầu kỳ công phu, vất vả tích lũy, kiếm tìm.
  • Chứng minh trong truyện ngắn Chữ Người Tử, Tù Nguyễn Tuân đã thể hiện sự am hiểu và vốn kiến thức phong phú ở nhiều lĩnh vực như lịch sử, thư pháp, nghệ thuật, điện ảnh.
  • Lịch sử nghệ thuật thư pháp: không thể viết về thư pháp nếu không am hiểu được linh hồn cái nhân sinh của nghệ thuật thư pháp thì không thể hiểu được trong câu nói của Quản ngục: “Có được chữ của ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Câu văn ấy ẩn chứa nghệ thuật so sánh chữ của Huấn Cao là vật báu và rõ ràng thì qua câu văn này người đọc còn thấy được quan điểm sống, triết lý sống mà cha ông ta gửi gắm ở nghệ thuật thư pháp một nghệ thuật chơi chữ nghiêm túc trong thú chơi tao nhã, thanh cao.
  • Lịch sử xã hội: Không thể viết về một nhân vật trong quá khứ nếu không hiểu được về phong cách, hình ảnh chính lời ăn tiếng nói của những người có chữ đã từng vỡ nghĩa chữ thánh hiền. Nếu không hiểu về lịch sử thì không thể tạo ra được khung cạnh của trại giam tỉnh Sơn. Nếu không có khung cảnh ấy thì nhân vật chỉ là một thứ hình nộm khô cứng không dễ đi vào lòng người đọc như Quản ngục và Huấn Cao
  • Nghệ thuật của điện ảnh: phải am hiểu về nghệ thuật điện ảnh thì Nguyễn Tuân mới có thể huy động nghệ thuật điện ảnh để viết cảnh cho chữ, mà cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có bao giờ

-> Văn chương Nguyễn Tuân là một thứ văn chương uyên bác nó đem lại sự hiểu biết phong phú sâu sắc về thời đại, về con người đặc biệt về đối tượng miêu tả

Đọc tiếp: Tác phẩm Chữ người tử tù (phần 7)

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22