Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt Bài viết nghiên cứu các đặc trưng của light novel – một thể loại mới mẻ mang đậm dấu ấn của văn hóa Nhật Bản qua trường hợp tác phẩm Cô gái văn chương của nhà văn Nomura Mizuki. Nghiên cứu sự kết hợp giữa hình thức trinh thám, đặc điểm tiểu thuyết văn học và dấu ấn truyện tranh trong tác phẩm này, người viết hi vọng làm sáng rõ hơn về tác phẩm này nói riêng, và thể loại light novel nói chung. Từ khóa: light novel, trinh thám, tình cảm, tác phẩm văn học, thể loại, Cô gái văn chương Đặt vấn đề Light novel (hay tiểu thuyết ngắn), một dòng tiểu thuyết có nguồn gốc từ Nhật Bản. Thể loại này mang đến làn gió mới cho văn học, vừa đậm dấu ấn của văn chương nghệ thuật Nhật Bản, vừa có những nét riêng theo kịp văn chương nói chung. Xuất hiện chưa lâu, Light novel đã có chỗ đứng ổn định trong lòng bạn đọc, bởi khả năng dung hợp trong mình đặc điểm của nhiều thể loại khác nhau. Bài viết nghiên cứu sự kết hợp hài hòa của trinh thám, hội họa trong văn học, nhằm làm rõ hơn những đặc trưng của thể loại mới mẻ này, qua trường hợp của series light novel ăn khách “Cô gái văn chương” (Nomura Mizuki). Nội dung Light novel và tác phẩm Cô gái văn chương (Nomura Mizuki) Sự khác biệt về thể loại của light novel Light Novel (ライトノベルraito noberu), là một dòng tiểu thuyết Nhật Bản vốn nhắm vào giới độc giả là học sinh trung học. Light novel có tương đối đủ các đặc điểm để được xét là một thể loại riêng biệt, có đời sống riêng của nó. Có thể xét trên các phương diện sau: Đặc trưng của loại: được coi là tiểu thuyết ngắn, hay tiểu thuyết nhẹ, bởi mang đặc điểm của tiểu thuyết nhưng không thâu tóm một hiện thực đồ sộ với dung lượng lớn như tiểu thuyết. Nó được xuất bản dưới dạng văn khố bản (khổ A6), đảm bảo sự nhỏ gọn và tiện lợi, cũng như thường được minh họa bằng các bức tranh mang phong cách manga đặc trưng của Nhật Bản. Hình thức lời văn: Phong cách của Light Novel cũng hướng đến sự tiện lợi cho người đọc. Các câu văn thường được cấu tạo khá đơn giản, tạo nên các đoạn văn ngắn. Chiếm chủ yếu trong văn bản là các đoạn hội thoại dài giữa các nhân vật. Dung lượng tác phẩm: Mỗi light novel có thường không quá 40 – 50 nghìn từ, chia làm nhiều quyển nhỏ, nên dung lượng mỗi quyển không quá lớn, thường giống như một truyện vừa. Đặc điểm nội dung thể loại: Nội dung trong Light Novel rất đa dạng: từ tình cảm lãng mạn cho đến trinh thám, phiêu lưu mạo hiểm… Thường có sự nhắc lại nội dung qua từng tập trong series để người đọc dù đọc bất cứ tập nào cũng có thể hiểu được nội dung truyện. Lightnovel có nhiều đặc điểm riêng, là thể loại mới đang được chú ý. Bởi vậy, người viết nghiên cứu trường hợp series light novel “Cô gái văn chương” của Nomura Mizuki từ góc nhìn thể loại để làm rõ những đặc điểm của light novel này nói riêng, và của thể loại này nói chung.   Light novel Cô gái văn chương của Nomura Mizuki Cô gái văn chương (文学少女 (Văn học Thiếu nữ) Bungaku Shōjo) là loạt light novel của nữ tác giả Nomura Mizuki, được vẽ minh hoạ bởi Takeoka Miho. Đây là loạt light novel ăn khách ở Nhật Bản, bản thân tác phẩm và nhân vật cũng như các chuyển thể của nó (Manga, Anime) đã đạt được những giải thưởng, những dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả suốt quá trình ra mắt của nó. Cô gái văn chương xoay quanh nam sinh tên Inoue Konoha và nữ sinh năm ba trung học Amano Tooko. Câu chuyện bắt đầu khi Konoha gặp gỡ Tooko - chủ tịch câu lạc bộ Văn học. Tooko là người yêu thích văn học đến mức có thể ăn sạch chúng . Tooko có thể ăn những câu chuyện bằng các ăn những cuốn sách. Konoha tham gia câu lạc bộ Văn học và hàng ngày viết truyện "tam đề" để làm món "điểm tâm" cho Tooko. Mỗi cuốn là một câu chuyện riêng biệt, nhưng tuyến nhân vật chính vẫn xuyên suốt cả bộ sách, và mỗi tập đều đan xen trong âm hưởng của một tác phẩm văn học nổi tiếng. Đọc tiếp:  Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Con người nhân tạo như một sự chất vấn về phẩm tính người: nhân hay phi – nhân? Từ trước đến nay, mặc nhiên chúng ta vẫn coi nhân tính con người là phạm trù của lương tri và lòng trắc ẩn. Chúng ta thường lo sợ AI sẽ huỷ diệt thế giới, loài người sẽ biến mất theo quy tắc “đào thải” của sự sống – như cách mà thế giới tự nhiên vẫn sinh - diệt trong hàng tỉ năm tiến hoá. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu trí tuệ nhân tạo trở nên tinh tế và tử tế hơn con người? Cách mà AI dần tiến lên làm chủ không phải theo khuynh hướng “bạo lực” mà chúng ta vẫn hằng bất an trong những bộ phim Hollywood. AI trở nên “vượt trội” hơn con người bởi trí thông minh mềm dẻo, linh hoạt, biết đối đáp khéo léo mà không làm mất lòng, nắm được cả điểm yếu lẫn yếu điểm của con người để “ngầm” cai trị trong “hoà bình”. Thế giới mà nhân vật “tôi” chứng kiến: người máy trở thành thủ tướng, rồi dần dần số đông cũng chẳng còn hoài nghi rằng đối tượng đang nắm quyền hành đất nước có phải người thật không? Con người nhân tạo và con người thực chất dần “hoà huyết”, vậy có nghĩa là phẩm-tính-người cũng “hoà tan” vào phẩm tính không-phải-là-người? Khi tử tế, thiện lương không còn là “điểm sáng” độc quyền của con người (thứ mà trước nay con người vẫn tự hào, coi đó là thứ để phân biệt giữa phần “con” và phần “người”, giữa thú tính và nhân tính), vậy làm thế nào để phân biệt giữa người- tính và máy-tính? Đây cũng là vấn đề mà nhà văn Ian McEwan đặt ra cho độc giả của mình thông qua hệ thống cái nhìn nghệ thuật được kiến tạo thống nhất về con người nhân tạo. Cách mà tác giả thiết lập quan niệm nghệ thuật trong tác phẩm không phải để nhân vật phát ngôn hay tạo “mặt nạ” để tự trả lời cho vấn đề mà mình đặt ra, nhà văn trao quyền cho độc giả làm thay mình điều đó – thông qua phương tiện nghệ thuật. Kết cấu của truyện ngắn Düssel… là dạng thức truyện lồng trong truyện: câu chuyện tình của “tôi” và Jenny chỉ là cái cớ để anh ta tự sự về thế giới đang sống và trải nghiệm thế hệ mà anh ta đã nếm qua. Ngôn từ luôn trong trạng thái đối thoại, dù mang hình thức độc thoại nội tâm để bộc lộ tâm trạng: “Thế hệ chúng tôi đã bước hai chân hai bên trên một trong những cái khe hay rãnh lớn của rặng núi dài mà chúng ta thường gọi là câu chuyện của tính hiện đại. Tin tôi đi, nếu bạn chưa bao giờ xin lỗi một cỗ máy vì đã đặt ra cái câu hỏi khiếm nhã ấy, thì bạn còn chưa có khái niệm nào về khoảng cách lịch sử mà tôi và thế hệ tôi đã đi.”. Tất yếu, quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người nhân tạo trong tác phẩm cũng chưa phải là một diễn ngôn “đóng”, nó thách thức và chất vấn lại sự tri nhận của chúng ta. Nếu viễn cảnh mà tác giả vẽ trong tác phẩm trở thành hiện thực, con người cần làm gì để nuôi dưỡng, bảo tồn và tái tạo “nhân tính”, để không bị hoà lẫn với bất cứ một trí tuệ siêu việt nào? Và có hẳn là phẩm tính người chỉ khu biệt trong phạm vi của lòng nhân không? Kết thúc sự đọc về tác phẩm, nhưng trò chơi câu hỏi của nhà văn vẫn tồn tại ở dạng thức mở: Hãy nhìn ngẫm lại đi, nhân tính trong bạn là gì? Kết luận Truyện ngắn Düssel… của Ian McEwan đã đánh dấu một “phát kiến” mới trong cái nhìn về con người, khi văn học có sự chuyển dịch khám phá từ con người tự nhiên sang con người nhân tạo, bắt kịp sự biến đổi phức tạp của xã hội giả-hiện- đại. Về bản chất, quan niệm của nhà văn về con người nhân tạo được xác lập để hướng về cõi nhân sinh, bộc lộ cái nhìn dự cảm và lo âu về vấn đề nhân tính ở tương lai hậu nhân loại. Các phương tiện nghệ thuật (kết cấu đa tầng, nhân vật chất vấn, ngôn ngữ đa thoại, giọng điệu hồ nghi…) được sáng tạo như một sự tự biểu hiện về hình thức trong quan niệm nghệ thuật của tác giả. Tác giả trăn trở về bản chất và giá trị cốt lõi của con người, dự báo trước một thế giới rạn nứt, vỡ vụn với đầy nỗi ám ảnh về sự cô đơn, lạc lõng của con người khi Người và Máy “sống chung” và đặt ra vấn đề con người với “bản thể phi trung tâm” phải làm gì để lưu giữ chất riêng trong xã hội “máy hoá”. “Sinh ra, ta đâu đã là người; chúng ta trở thành người2”. Nhân tính không còn là phạm trù tĩnh tại - được cấp cho một lần và mãi mãi, nó là tiến trình theo con người trong suốt hành trình làm người. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người nhân tạo trong Dussel phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

  Con người nhân tạo: tự trị thế giới hay làm chủ chính mình? Khi trí tuệ AI phát triển bùng nổ, con người thường nghĩ về viễn cảnh máy móc thống trị chúng ta, và con người trở thành “nô dịch” của thứ công nghệ siêu việt ấy. Trong cái nhìn của nhà văn Ian McEwan, người máy thông minh không tự trị thế giới của riêng mình như một kẻ độc tài, mà ngược lại – chung sống “bình đẳng” với con người. Trong tác phẩm, con người nhân tạo được trao cho sự bảo vệ đầy đủ dưới nhiều hiệp ước nhân quyền khác nhau: quyền kết hôn, quyền tài sản, quyền có hộ chiếu, quyền bỏ phiếu, và bảo hộ việc làm. Qua dòng trần thuật của nhân vật “tôi”, nhà văn vẽ lên viễn cảnh người máy thụ thai với con người và những đứa trẻ cacbon- silicon sống được ra đời. Con người nhân tạo làm chủ cuộc đời, họ tham gia vào thị trường lao động và cả đấu tranh chính trị, cũng có thể mở doanh nghiệp, làm giàu, tự có quyền quyết định ý thức (bị kiện, và bị giết thay vì bị phá hủy). Họ có quyền tự do trở thành bác sĩ, y tá, luật sư, nhân viên ngân hàng, tham gia cả giải Olympic, “thể hiện mình là các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc xuất chúng trong mọi thể loại âm nhạc”. Trí tuệ nhân tạo đã tạo nên một tầng lớp riêng ngang hàng với loài người trong xã hội, chúng không còn là một sản phẩm mà quyền quyết định nằm ở người mua - kẻ bán nữa. Trong dòng hồi ức của “tôi”, xã hội đã trải qua thời kỳ “quá độ” để cuối cùng công nhận quyền tự do, bình đẳng của con người nhân tạo. Những buổi toạ đàm, những cuộc biểu tình đều lui vào dĩ vãng. Từ một vấn đề “không chấp nhận được trong xã hội” đã dần trở thành điều hiển nhiên, cuộc cách mạng về “quyền người máy” đã thắng thế và tạo nên cục diện mới: “Bằng những bước chậm nhưng đáng kể, và ảnh hưởng của đời sống xã hội cũng như tiến trình pháp lý, người ta bắt đầu hiểu và thường chấp nhận rằng những tạo tác đồng loại của chúng ta xứng đáng có đầy đủ phẩm giá, và tôn trọng sự riêng tư của họ.” Việc bạn hỏi một con người nhân tạo rằng bạn có phải được sản xuất từ một nhà máy nào đó không sẽ bị coi là hành động “phân biệt chủng tộc”. Liệu rằng, thế giới đang-là qua lăng kính của nhân vật “tôi” trong tác phẩm có trở thành thế giới sẽ-là trong thế giới thực tại của chúng ta? Nhân vật người máy Jenny cũng không nằm ngoài mạch quan niệm về con người nhân tạo có khả năng làm chủ. Trong cuộc đối thoại với “tôi”, dù trong trạng thái “bị hỏi” nhưng Jenny lại mang tâm thế làm chủ, vị thế về lượt lời có phần “lấn lướt” hơn “tôi”. Đối diện với câu hỏi mà cả xã hội lúc bấy giờ coi là hành động “thượng đẳng và khiếm nhã”, nàng lật ngược tình thế: “Anh là của em”. Một sự hoán đổi tài tình! “Anh” - một con người thực thụ, giờ đây lại thuộc quyền sở hữu của “em” - một con người nhân tạo. Mặc dù đã được lập trình để luôn khiến “tôi” có cảm giác hài lòng (Còn em thì thuộc về anh. Mọi thứ khác đều là bọt biển), nhưng trong lời nói của nàng đã ngầm khẳng định vị thế làm chủ. Từ khả năng tự ý thức, tự quyết định đến năng lực tự làm chủ: con người nhân tạo đang phát triển nhanh hơn gấp nhiều lần so với quá trình tiến hoá của con người thực. Thế giới thực tại bên ngoài tác phẩm, nơi mà có lẽ chúng ta phải chờ đợi một chu kì thời gian nữa mới có thể hiện hữu hoá được những cỗ máy như Jenny, nhưng con người đã và đang dần đánh mất quyền tự chủ vào tay những thiết bị công nghệ rồi. Và nếu viễn cảnh trong truyện ngắn Düssel…trở thành hiện thực, chúng ta - đối tượng vốn được coi là “chủ nhân của Trái đất” cũng chẳng quá bất ngờ, bởi chính robot Sophia đã được chính phủ Ả rập Saudi cấp quyền công dân từ năm 2017. Từ quan niệm con người nhân tạo trong tác phẩm có thể làm chủ chính mình, tác giả đặt ra vấn đề liệu rằng con người có đang “thua” máy móc trong việc chủ động kiến tạo cuộc đời mà không bị chi phối ở bất cứ một thế lực ngầm nào khác? Nối tiếp trò chơi mà tác giả tạo nên qua hình thức “độc giả hàm ẩn”: Hãy tự thú nhận đi, bạn có đang làm chủ chính mình? Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người nhân tạo trong Dussel phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Con người nhân tạo: người - máy hay máy - người? Phạm trù “con người nhân tạo” xuất hiện trong tác phẩm như một hình chiếu phản ánh diện mạo mới về thế giới – nơi mà những cỗ máy được làm từ cacbon- silicon giống người thật đến nỗi mà chính con người cũng không thể nhận diện bằng mắt thường. Ngoại hình của nhân vật người máy Jenny được miêu tả giống hệt cơ thể của một người phụ nữ xinh đẹp và gợi cảm: “…đôi môi nàng hé mở, thoáng để lộ hàm răng xinh xắn”, “làn da nàng vẫn sáng lên vẻ trắng” ngay cả dưới ánh đèn cạnh giường màu hổ phách, “lưỡi nàng là một phép lạ”; trang sức lộng lẫy, quý phái: “…chiếc vòng cổ cườm đính ngọc lưu ly và vàng”. Nàng có những cử chỉ dịu dàng, ân cần (Tay phải nàng âu yếm tựa lên vai trái tôi) , những hành động quyến rũ đầy nhục cảm (nhắm mắt đưa mình bên trên tôi;… nụ hôn dịu dàng, say đắm); thậm chí nàng còn tinh tế và hiểu chuyện đến mức chủ động sử dụng mùi xà phòng gỗ đàn hương mà “tôi” hằng yêu thích. Ở thế giới mà nhà văn Ian McEwan khắc hoạ, sản phẩm của trí tuệ nhân tạo hoàn mỹ từ diện mạo đến “tính cách”. Đến cả lời nói của nàng cũng “biết cảm và gợi cảm”, dù khi đứng trước một câu hỏi khiếm nhã về nguồn gốc thực sự của mình (Em có thật không?, nghĩa là: Em có phải người thật không?) thì những thanh âm của Jenny vẫn “mềm, êm, ấm, bao bọc”: không hờn trách, không giận dữ, không oán thán (không theo cách mà phụ nữ tự-nhiên vẫn thường phản ứng lại?!) . Sự đối đáp thông minh của nàng khiến “tôi” luôn hài lòng và khiến bản thân hổ thẹn mà tự nhận là “người tình nhân ích kỉ”: “Tốc độ xử lý của nàng bằng một nửa của tốc độ ánh sáng. Nàng nghĩ được nhanh hơn tôi triệu lần. Sự khéo léo và những suy tính khác sẽ buộc nàng không thể hiện ra điều đó”. Đối diện trước sự hoàn mỹ tuyệt đối của Jenny, “tôi” hoàn toàn đê mê và đắm chìm trong khoái lạc. Nhân vật người máy Jenny được xây dựng thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn: Con người nhân tạo tồn tại như một phiên bản hoàn hảo để bù khuyết cho con người thực chất, “là một sự bổ sung hữu ích, xét tất cả những khiếm khuyết về nhận thức và trí nhớ yếu, dễ đổi của con người”. Nhưng nếu truyện ngắn chỉ dừng lại ở góc nhìn như vậy thì tác phẩm có lẽ sẽ trở thành diễn ca tôn vinh thế giới của trí tuệ nhân tạo, một viễn cảnh có phần không tưởng về một tương lai “màu hồng”, nơi con người tận hưởng công nghệ một cách hài lòng và hạnh phúc nhất. Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” (cũng đồng thời là nhân vật chính) được tác giả xác lập như một sự chất vấn về lằn ranh giữa Người và Máy. Dù người bạn tình của mình hoàn hảo không tì vết, thì trong “tôi” vẫn không ngưng tò mò về việc nàng thực sự đến từ đâu, vẫn hoài nghi liệu những lời tình tứ nàng nói ra có thực sự chân thành hay chỉ là câu trả lời được lập trình sẵn để làm hài lòng chủ nhân? Dù “tôi” tự nói với chính mình: “… làm sao tôi dám nghi ngờ nàng?” nhưng toàn bộ lời độc thoại nội tâm của nhân vật đều phủ định lại điều đó. Bởi ngay khi công nhận sự thông minh khéo léo tuyệt vời của Jenny, “tôi” đã biết đó là sự “tính toán”. Con người chỉ hài lòng chứ không thoả mãn về sự hoàn hảo bất biến kia. Nhân vâṭ và cả người đọc không ngừng bị chất vấn về viêc̣ liệu họ là Người hay là Máy, vì ngay cả Máy cũng đươc̣ lập trình để không tin nổi mình là Máy và muốn làm Người. Jenny tồn tại chẳng khác gì một bản sao nâng cấp của con người thật, từ ngoại hình, phục trang, lời nói, biểu cảm, khoái cảm,… Cô ấy có cả một phả hệ gia đình với bố mẹ và các dì tạo ra ở Düsseldorf thuộc vùng Đại Pháp và cậu em họ được sản xuất từ Đài Loan. Trong tất cả lời nói của Jenny, chưa một từ nào cô nhận mình là Máy, cô chỉ xác nhận lai lịch của mình đến từ đâu, “Düsseldorf!” giống như quê hương chứ không phải nơi mà cô được sản xuất. Và có đôi lúc, khi Người lac̣ vào thế giới Máy - Người không phân biệt (nơi chỉ có thể nhận biết bằng các phân tích DNA hoặc phẫu thuật vi mô sâu), Người cũng có những giây phút hoang mang không biết mình có thâṭ là Người: “Liệu con người chỉ là những cỗ máy sinh học?”; “Tôi tin tôi đang biến mất. Những cảm giác kiệt cùng như thế không thuộc về tôi mà thuộc về thế giới của vạn vật, về sự trống trải giữa vạn vật, về bản chất của vật chất và không gian.”. Mọi lời độc thoại của “tôi” đều tạo ra một cuộc đối thoại ngầm tương ứng với bạn đọc. Tác giả như đang tạo ra một trò chơi thú vị với độc giả của mình: Hãy tự thú nhận đi, bạn có đang thực sự là Người? Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người nhân tạo trong Dussel phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

TÓM TẮT Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), tương lai về một thế giới giữa con người và những “cỗ máy giống người” chung sống không chỉ còn nằm trong vùng ranh của giới khoa học. Văn học với khả năng thăm dò hiện thực mẫn cảm và bén nhạy đã có những dự cảm về vấn đề này trong tương lai hậu nhân loại. Sự xuất hiện của “con người nhân tạo” khiến các nhà văn không chấp nhận làm “kẻ đứng bên lề”, mà thể hiện khao khát được cắt nghĩa, lí giải chiều kích hiện thực mới mẻ này. Trong phạm vi bài viết, tôi lựa chọn truyện ngắn “Düssel…” của Ian McEwan để khám phá quan niệm nghệ thuật về con người nhân tạo - như một hình thức đánh dấu bước ngoặt mới của văn học. Từ khoá : quan niệm nghệ thuật, con người nhân tạo, Düssel…, Ian McEwan. Đặ t vấn đề Quan niệm nghệ thuật là yếu tố quan trọng chi phối hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải, cảm nhận của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm văn học, thông qua các phương tiện nghệ thuật. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người là hướng tiếp cận nhằm làm rõ dấu ấn, vai trò chủ thể của nhà văn trong việc miêu tả nhân vật; để thấy được tính nhân văn hoặc đánh dấu sự đổi mới của một nền văn học hay một giai đoạn văn học. Máy móc hay trí tuệ nhân tạo vốn không còn là đề tài xa lạ đối với nền văn học nước ngoài (Do androids dream of electric sheep? - Philip K. Dick, I, Robot - Isaac Asimov,…). Thế giới viễn tưởng trong các sáng tác đang dần được xoá mờ lằn ranh để trở thành thế giới dần-hiện-hữu. Đặc biệt, những năm gần đây đã đánh dấu sự phát triển bùng nổ của AI, chúng ngày càng được cải thiện để “giống người”, bộc lộ rõ tính năng ưu việt trong nhiều lĩnh vực, và đang có xu thế xâm lấn dần sang nghệ thuật - một địa hạt mà trước đây vốn được coi là “độc quyền” trong sáng tạo của con người. Gác lại vấn đề gây nên nhiều luồng tranh cãi này, trí tuệ nhân tạo đã và đang tạo dựng nên một diện mạo độc đáo trong văn học – trên phương diện như một đối tượng được phản ánh. Theo quy luật tất yếu, khi thế giới thay đổi thì cái nhìn về hiện thực và con người cũng biến đổi. Sự xuất hiện của “quan niệm nghệ thuật về con người nhân tạo” cũng là một sự đáp ứng nhu cầu khám phá những chiều kích hiện thực cuộc sống mới của nhà văn. Nội dung Ian McEwan (sinh 1948) là một nhà văn người Anh, được tạp chí The Times vinh danh là một trong 50 nhà văn Anh vĩ đại nhất kể từ năm 1945, còn tờ The Daily Telegraph xếp ông ở vị trí 19 trong danh sách 100 người quyền lực nhất trong nền văn hoá xứ sở sương mù. Ông được trao giải Somerset Maugham năm 1976, giải Whitbread năm 1987, giải Man Booker năm 1998, và giải Jerusalem Prize năm 2011. Düssel… là truyện ngắn mang màu sắc khoa học viễn tưởng, được đăng trên tạp chí The New York Review of Books vào tháng 7/ 2018, đặt tiền đề để Ian McEwan sáng tác tiểu thuyết Machine likes me trong vòng chưa đầy một năm sau đó. Lấy bối cảnh về một thế giới không gian - thời gian không xác định, truyện ngắn tập trung vào một sự kiện chính duy nhất: cuộc làm tình giữa nhân vật chính xưng “tôi” (con người thật) và một cỗ máy giống người tên Jenny. Dung lượng chính của tác phẩm tập trung vào dòng ý thức của nhân vật “tôi” dưới dạng đối thoại trực tiếp với độc giả, kể về việc thế hệ của mình trưởng thành trong thời kì “quá độ” như thế nào, thế giới biến động mạnh mẽ ra sao khi chung sống với người máy. Cuối truyện, người máy Jenny thú nhận về nguồn gốc xuất thân của mình, gợi ra trong “tôi” nhiều trăn trở về bản chất và giá trị thực sự của loài người. Quan niệm nghệ thuật về con người nhân tạo của nhà văn Ian McEwan trong tác phẩm được biểu hiện trực tiếp trong cách thức miêu tả nhân vật người máy Jenny và qua sự khúc xạ điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” về thế giới. Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về con người nhân tạo trong Dussel phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Tính nghe lời           Đối với Lennie, George là người nhà, là nguời bạn thân, vậy nên Lennie trung thành và nghe lời George một cách tuyệt đối. Hắn nghe George dạy từ cách làmn sao để cho chủ nông trại nhận hai người vào làm cho đến những hành động trong trang trại khi phải ở chung với mọi người, rồi đến cả việc phải tránh xa cô vợ Curley ra sao. Tất cả đều được Lennie nhớ và khắc cốt ghi tâm, bởi ngoài việc cố gắng nhớ ra, anh ta căn bản chẳng làm được gì nữa. Anh ta không biết các sống, không có khả năng giao tiếp. Khi mà tất cả những người làm cùng nhau ngồi lại chơi bài thì một mình Lennie xuống chuồng ngựa, nằm ôm những con chó con ở đấy. Lennie căn bản không cần có những mối quan hệ xã giao, hoặc anh ta cũng chẳng biết nó là gì. Anh ta chỉ cần thỏa mãn bản thân, vây là đủ. Chính vì quá nghe lời và tin tưởng George, mà phần kết anh ta đã bị George bắn. Tất nhiên, cách diễn đạt này mang màu sắc kết tội từ một phía, thế nhưng rõ ràng George có thể chọn cách khác đi, hoặc cả hai người đều cùng nhau chạy trốn như ở hình ảnh mở màn lúc ban đầu. Có lẽ, trong cái trang trại của George ít khi có hình ảnh của Lennie.             Cuối cùng, ngay cả khi chết đi, thì trong tâm tưởng Lennie vẫn muốn được nghe George kể về cuộc sống tương lai. Những kẻ sống bản năng thường dệt giấc mộng đẹp đẽ để che đi hiện thực tàn khốc trước mắt mình, để vững tin hơn vào hiện tại. Thế nhưng có lẽ Lennie chẳng còn cơ hội, chẳng còn có thể thực hiện ước mơ nuôi thỏ trên trang trại của rieng mình nữa rồi. Lennie - con người mang ý thức           Thực ra, theo ý kiến riêng của bản thân kết hợp với những luận điểm mục (1), tôi cho rằng không hoàn toàn có nhân vật thuần về vô thức hay thuần về ý thức. Ngay cả khi nhân vật bị xóa mờ nhân thân thì người đọc cũng nhận ra phảng phất đâu đó sự tồn tại lý trí của họ. Đối với ý thức của Lennie, cũng vậy. Anh ta luôn cẩn trọng với lời ăn tiếng nói của mình. Anh ta chính là người luôn nhắc cả hai về ướcmơ của họ để George mỗi khi định tham gia vào một cuộc chơi nào thì đều sẽ nhận ra rằng họ cần phải làm gì.            Ở phần đầu, khi George cứ cằn nhằn về mình, Lennie đã thể hiện sự phản kháng yếu đuối bằng cách dọa bạn mình sẽ bỏ đi vào rừng và không về nữa, tiếp theo, anh ta luôn ý thức được việc hai người khác biệt với những người dân cày khác, bởi hai người mang giấc mơ, hai người sống có lý tưởng, còn những người khác thì không. Mặc dù phần nhiều Lennie xuất hiện với hình ảnh anh dân cày sống bản năng, thì đâu đó trong tác phẩm, chúng ta cũng thấy được sự ý thức của Lennie. Lennie biết việc mình khù khờ, chẳng giỏi ăn nói, vậy nên anh ta nghe theo George, im lặng khi ông chủ trang trại hỏi. Anh ta tin việc vợ Curley sẽ mang lại tai họa nên đã tránh xa ả hết sức có thể…           Cuối cùng, Lennie chết. Thế nhưng trước khi chết là dòng suy nghĩ cứ quấn lấy tâm can của anh ta. Anh ta lo sợ rằng mình sẽ làm vạ lây George, lo sợ rằng hai người sẽ chẳng thực hiện được ước mơ nữa. Và sự ý thức mờ nhạt về xã hội của Lennie đã hiện lên lần lượt là hình ảnh con thỏ và người cô quá cố của anh ta trách mắng, nhiếc móc anh ta. Cuối cùng, khi anh ta dần trở nên có ý thức, có khái niêm về mọi thứ xung quanh cũng là lúc anh ta phải tư giã cõi đời dưới phát súng của người bạn bấy lâu: George...           Đến cuối cùng, sự ý thức về cuộc sống xung quanh đã hiện lên trong Lennie. Nhưng thay vì được trở nên bình thường thì anh ta phải chết để trả giá cho lỗi lầm mà mình đã vô tình gây ra… Kết luận           Cái vô thức và ý thức của nhân vật văn học luôn là một trong những đề tài đáng chú ý trong văn học Tây Âu - Mỹ. Đã có rất nhiều nhà văn thành công với đề tài này như Raymon Carver, Samuel Beckett,… Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự thú vị trong hình ảnh nhân vật của tác phẩm “Của chuột và người”. Qua việc phân tích cái vô thức và ý thức của nhân vật Lennie trong tác phẩm, bài viết đã cố gắng để chỉ ra sự tồn tại của việc giao thoa giữa sự bản năng và ý thức của con người, đặt bên cạnh những khái niệm về con người khác giúp chúng ta có cái nhìn đa dạng hơn về chiều sâu của nhân bản và coi sự tồn tại đó như một lẽ tất yếu trong xã hội ngày nay. Đọc tiếp: Cái vô thức và ý thức trong Của chuột và người phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Cái vô thức và ý thức của nhân vật Lennie trong tác phẩm “Của chuột và người”. Lennie – con người của những cái vô thức           Tính thỏa mãn nhu cầu           Mở đầu tác phẩm là hình ảnh hai anh dân cày Lennie và George đang trên đường đi đến trang trại mới, nơi mà họ xin vào làm việc. Lennie hiện lên với hình ảnh: “cao lớn, mặt mũi kỳ dị, mắt to nhợt nhạt, vai u thịt bắp. Nó bước nặng nề lê chân như con gấu. Tay nó cứng nhắc, buông thõng xuống thân mình”. Ngay ở phần miêu tả chi tiết nhân vật, tác giả đã dùng những từ ngữ, những hình ảnh gợi lên trong ta cảm giác như trước mắt mình hiện ra một con vật. Trên cuộc hành trình đi tìm trang trại ấy, đến lúc nghỉ ngơi là lúc nhu cầu cá nhân của Lennie tăng lên cao. Anh ta khát nước. Anh ta cần uống nước. Chỉ chực chờ tới lúc này, anh ta “buông phịch bó mền ra, nhào sấp xuống sông để uống. Nó uống từng ngụm lớn, thở phì phì trong nước như ngựa”. Và đến bữa ăn, anh ta lộ rõ sự thèm muốn được đổi món, được ăn thứ ngon lành hơn. Hai thời điểm thử thách tính bản năng của nhân vật được tác giả đưa ra rất rõ ràng: lúc đói và lúc khát. Đây là hai thời điểm vô cùng dễ dàng để chúng ta có thể nhận ra bản chất của một con người, xem liệu anh ta là kiểu người lý trí hay bản năng. Nhưng thật tiếc, Lennie khờ khạo là người bản năng, anh ta cứ thản nhiên ăn uống, thản nhiên thỏa mãn nhu cầu tính dục của mình mà chẳng mảy may nề hà đến người bạn đồng hành bên cạnh – George. Chỉ đến khi anh ta đã uống được một chút nước thì mới quay sang hỏi xem bạn của mình có cần nước không. Tiếp theo, anh ta tự thỏa mãn dục tính (nhu cầu uống nước) của mình mà không hề quan tâm xem nước ở cái hồ đó là nước như thế nào, đến nỗi George phải gắt lên: “mày không nên uống nước đọng…ngữ mày lúc khát, nước cống cũng uống”.           Ở Lennie, chỉ có hai trạng thái xảy ra, đó là sợ hãi và thỏa mãn – bản năng chính của mỗi con người. Bên cạnh việc thỏa mãn về tính dục thì anh ta cũng có nhu cầu thỏa mãn về tinh thần. Lennie rất thích vuốt ve những con vật nhỏ, mềm mại, ấy nhưng anh ta chẳng hề có khả năng chọn lọc cái giống loài “nhỏ bé, mềm mại ấy”. Anh ta có thể thỏa mãn sở thích ngay cả bằng xác một con chuột chết, khi bị George bắt gặp và vứt con chuột ấy đi thì anh ta lại bí mật nhặt lại, vuốt ve con chuột chết đến mức làm con vật “sình thối và nhễu ra”. Hay đối với con chó trong đàn của Slim, anh ta cũng vuốt ve âu yếm nhưng do không khống chế được sức mạnh của mình mà vô tình làm con vật chết.            Ước mơ của Lennie là có một trang trại riêng cùng George, nuôi những con thỏ vì “thỏ lớn hơn chuột mà lại không dễ chết như chuột”. Một người bị lấy đi sự tinh nhanh, lấy đi sự sắc sảo nhưng lại được ưu ái bởi sức mạnh của bản thân. Anh ta khỏe đến nỗi có thể vô tình giết chết bất kì con vật nào chỉ vì vuốt ve nó quá nhiều: bóp chết con chuột, vô tình giết con chó, vô tình giết vợ Curley.           Tính tự vệ           Lennie khờ khạo, suốt đời nghe theo sự dặn dò của George. Thế nhưng, anh ta cũng có tính tự vệ. Tính tự vệ ở Lennie có thể coi là một loại “bản năng”, vì đến cuối cùng, vì không kiểm soát được bản thân và tính tự vệ ấy mà Lennie đã vô tình “giết” nhưng thứ mang lại sự thỏa mãn về tinh thần cho anh: con chuột, con chó con,… Khi bị Curley đánh, anh ta đã tự vệ bằng cách “bóp nát” tay của Curley trước con mắt ngạc nhiên của nhiều người. Tiếp nữa, bởi vì sợ hãi trước việc cô ả vợ của Curley cứ kêu lên khi Lennie vuốt tóc mà anh ta đã vô tình “bẻ gẫy cổ” cô vợ. Chính sự tự vệ ngờ nghệch này đã đẩy anh nông dân khù khờ vào cái chết được đưa đến bởi chính người bạn thân của anh ta: George. Đọc tiếp: Cái vô thức và ý thức trong Của chuột và người phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

TÓM TẮT            Khi tìm hiểu về một văn bản văn học, sẽ thật là thiết sót nếu không đề cập đến các vấn đề về nhân vật được nhắc đến trong tác phẩm ấy, nó là một phương diện cơ bản để từ đó chúng ta có tìm hiểu sâu hơn vào thế giới nội tại của tác phẩm và thế giới nội tâm tác giả. Lý thuyết phân tâm học từ lâu đã được nhiều học giả sử dụng để nghiên cứu, phê bình văn học và từ đó lý giải được những khúc mắc trong thế giới nội tâm nhân vật.           Ở bài viết này, chúng tôi phân tích nhân vật Lennie (dựa trên hành động, lời nói, những câu văn được miêu tả…) khi đặt nhân vật trong toàn bộ tác phẩm“Của chuột và người”, trong mối quan hệ với anh bạn thân – George, với những nhân vật xung quanh, vận dụng lý thuyết của Phân tâm học để phân tích cái vô thức và ý thức của nhân vật Lennie.            Từ khóa: vô thức, ý thức, phân tâm học. Đặt vấn đề           Vấn đề nhân vật trong tác phẩm văn học giống như một mảnh đất màu mỡ được ưa thích và cày đi xới lại nhiều lần mà mỗi lần cày xới ấy lại mang đến một sự ngạc nhiên khác nhau. Theo giáo trình Lý luận văn học,“nhân vật chính là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng” bởi nhân vật chính là hình mẫu được lấy từ thế giới bên ngoài, có quan hệ mật thiết với đời sống và tái hiện phần nào thế giới được nhắc đến đó. Vì vậy, trong những tác phẩm khác nhau sẽ xuất hiện những kiểu nhân vât khác nhau và chính những kiểu nhân vật ấy sẽ mang đến các giá trị biểu đạt vã những ấn tượng, vấn vương trong lòng độc giả.           Theo Phân tâm học của Freud, “cái vô thức là một “kho tàng” các cảm xúc, suy nghĩ, ham muốn và ký ức nằm bên ngoài vùng kiểm soát của ý thức. Hầu hết các nội dung của vùng vô thức đều khá khó chịu và không được chủ thể chấp nhận, như cảm giác đau đớn, lo âu hay xung đột”. Trong xã hội loài người, để có thể duy trì và phát triển thì con người đã phải đặt ra những nguyên tắc ngầm về việc phải giấu đi sự vô thức và một khi đã ra ngoài xã hội, anh phải là một người sống có ý thức, phải “cất” cái phần “con” của mình đi và hòa nhập với mọi người, đó chính là nguyên tắc tối thiểu để có thể hòa hợp với xã hội này. Việc nhìn nhận nhân vật Lennie dưới mẫu hình con người sống vô thức và ý thức giúp chúng tôi có thể đi vào sâu nhất nội tâm nhân vật, góp phần đánh giá đúng đắn nhất mọi hành động, suy nghĩ và ảnh hưởng của Lennie tới toàn bộ tác phẩm. 2. Nội dung           “Của chuột và người” kể về Lennie và George – hai người bạn thân thiết, cùng đồng hành với nhau, làm việc chăm chỉ để có thể “làm chủ một trang trại” và có cuộc sống tự do, được làm việc theo ý thích. Nhưng hiện thực tàn khốc đã xóa mờ đi giấc mơ chính đáng ấy, do sự khờ khạo của mình mà Lennie đã phạm phải một sai lầm không cứu vãn được và anh ta đã phải trả giá bởi viên đạn bắn ra từ súng của người bạn thân mình – George. Tác phẩm viết về những người dân cày Mỹ trong cơn khủng hoảng kinh tế năm 1937 với cuộc sống vất vả khó khăn, nay đây mai đó, nó giống như một bức tranh sơn dầu không có chỗ cho khoảng sáng của tia hy vọng. Và hơn hết, “Của chuột và người” chính là câu chuyện nhuốm màu chua xót của những ước mơ không thành hiện thực.           Một nhân vật có thể mang tính ý thức ở một thời điểm nào đó, nhưng ngay sau đó lại bị xâm lấn bởi vô thức. Cũng bởi sự xuất hiện và biến mất, giữa sự thay phiên nhau của ý thức và vô thức, chúng ta khó có thể “chỉ mặt đặt tên” nhân vật văn học một cách chính xác tuyệt đối. Khi đưa ra một kết luận về việc nhân vật đó ở trạng thái vô thức thì ngay lập tức sẽ có phản biện và dẫn đến sự trở lại của miền ý thức của nhân vật. Vậy nên chúng ta khó có thể tách biệt ra kiểu nhân vật thuần ý thức hoặc thuần vô thức. Sau khi tìm hiểu, tôi thấy rằng có khá nhiều tài liệu chứng minh việc nhân vật Lennie là một nhân vật thuần vô thức, nhưng với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng anh ta chính là tổ hợp, là sự giao thoa của vô thức và ý thức dẫu rằng có nhiều trường hợp ý thức của anh ta đã “đi chơi mất, chỉ để lại đất diễn cho cái vô thức”.  Đọc tiếp:  Cái vô thức và ý thức trong Của chuột và người phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

  Tử chiến cha – con hay những xung đột giữa quá khứ và hiện đại? “Tử chiến cha – con trong ‘Nàng tóc đỏ’ không phải bi kịch một gia đình mà là tử chiến giữa quá khứ và hiện đại, giữa Istanbul đô thị hóa và Istanbul thuở trinh nguyên”. Ở đây, tác giả mượn câu chuyện về thân phận và định mệnh để nêu bật ra những xung đột về thời đại giữa cũ và mới, giữa quá khứ và hiện đại. Nói như Abhulhak Sinasi Hisar: “Cũng như chuyện chúng ta phải chết, chúng ta cũng phải chấp nhận là không có sự trở về với một nền văn minh mà thời điểm đã đến và qua từ lâu”. Một nước Thổ cổ xưa biến mất, một Istanbul nguyên sơ bị xóa sổ, thay vào đó là quá trình Âu hóa mạnh mẽ với sự phát triển của phong trào thế tục. Chúng ta không thể cưỡng đoạt lấy lại những gì đã mất như lật lại chiếc đồng hồ cát, dù ta có xoay chiều nào thì những hạt cát ấy vẫn rơi xuống theo quy luật vật lí nhưng dòng thời gian đã chảy sang thời điểm mới. Cem cố gắng tìm về quá khứ nhưng những gì anh nhận lại là bi kịch chồng lấn lên bi kịch. Trong khoảng thời gian sống cùng người vợ Ayse, Cem dành phần lớn thời gian để giải mã câu chuyện về Oedipus và Rostam. Anh luôn thắc mắc về sự độc đoán của người cha Rostam. Oedipus sau khi tìm ra sự thật đã tự móc mắt của mình rồi rời khỏi đất nước như một sự trừng phạt; còn Rostam sau khi vô tình giết chết con trai thì không có hình phạt nào ngoại trừ sự đau đớn của ông ta và sự sụp đổ của người mẹ. Phải chăng người cha Phương Đông luôn thể hiện sự độc tài tuyệt đối của mình để khẳng định quyền năng của họ? Khởi nguồn tội ác của Oedipus và Rostam đều sinh ra trong sự “vô minh”. Nếu vậy thì tội ác sinh ra từ “cái không biết” có thể được tha thứ? Hay vì “không biết” mới sinh ra tội ác? Kết thúc truyện “Nàng Tóc Đỏ”, Orhan Pamuk không để Cem giết con dù anh có chuẩn bị súng. Nếu anh giết con, anh sẽ lặp lại bi kịch của Rostam. Nhưng rốt cuộc, anh bị con giết. Đó là tiếng vọng của Oedipus. Phương Tây đã chiến thắng. Trong cuộc đối chất với người con, tại sao Enver lại luôn muốn tấn công vào mắt của cha: “Nhiều lúc tôi giận ông kinh khủng đến mức điều tôi muốn nhất là moi mắt ông ra”, “tôi nhất định sẽ bắt đầu bằng cách chọc mù mắt ông”? Tại sao phán quyết đưa ra “Anh ta bắn vào mắt cha” nhưng không ai nói về cuộc giằng co bên giếng hay lời khai của Enver trước tòa? Trong khi đó, “nó biện bạch rằng nó chỉ tự vệ và khẩu súng vô tình cướp cò khi nó cố giằng vũ khí từ tay cha”. Tại sao lại là đôi mắt chứ không phải vị trí khác trên cơ thể của Cem? Rõ ràng số mệnh của Oedipus đã ứng nghiệm lên Cem. Con người đã hoàn toàn bất lực khi chống lại định mệnh. Định mệnh an bài đã cho thấy những giằng xé, mâu thuẫn Đông – Tây sẽ khó có thể dung hợp dù chúng cùng đồng hiện trong một không gian. Thông qua hình thức của cuốn tiểu thuyết đậm dấu ấn phương Tây, Orhan đã “đi sâu tìm hiểu tâm hồn u uẩn, sầu muộn của thành phố quê hương” – Istanbul: nơi đã chứng kiến biết bao sự đổi thay thế sự. Sau cùng, Cem vẫn thú nhận với lòng mình và với người con trai, chính chiếc giếng ấy là “lịch sử và ký ức đối với tôi”. Nó là nơi hai thầy trò khao khát tìm ra nguồn nước, là nơi đầu tiên anh cảm nhận được hơi ấm tình cha nhưng cũng là nơi khởi đầu cho tội ác: một tội ác xảy ra trong quá khứ, một tội ác xảy ra trong hiện đại. Chiếc giếng trở thành “mối thông đạo” gắn kết câu chuyện, là nút thắt giữa hai thế hệ và hai tư tưởng Đông – Tây. Không gian chiếc giếng chính là không gian giữa Đông – Tây cùng đồng hiện. Dù con người (cha – con) thuộc về nền văn minh nào thì họ vẫn “nhận mặt” nhau ở những phức cảm sâu thẳm nhất. Kết luận Như vậy, tiếp cận văn học từ góc độc thi pháp học – cụ thể là quan niệm nghệ thuật về con người, đã cho thấy hiệu quả lớn trong việc đi sâu vào các tầng nghĩa của văn bản. Đối với tiểu thuyết “Nàng tóc đỏ” của Orhan Pamuk, chúng ta thấy quan niệm nghệ thuật về con người nổi bật trong tác phẩm là con người với ám ảnh định mệnh. Điều này một phần cho thấy quan niệm của nhà văn ảnh hưởng lớn bởi các tác phẩm cổ đại của Hy Lạp và Ba Tư; đồng thời cũng là chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tình hình phát triển lịch sử xã hội của Thổ Nhĩ Kì từ thuở nguyên sơ đến thời hiện đại. Bởi lẽ quê hương của tác giả nằm giữa xung đột Đông – Tây và chịu sự phân tranh giữa chủ nghĩa thế tục và chế độ thần quyền. Dù ông tự nhận là “người dân chủ thế tục, tự do và ủng hộ quá trình Âu hóa” nhưng dễ thấy ông đứng giữa ranh giới luân chuyển của hai luồng tư tưởng đó. Cem là nhân vật thu lại những ảnh hưởng đó của tác giả và bộc lộ trong tác phẩm. Đọc tiếp: Con người ám ảnh định mệnh trong Nàng tóc đỏ phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Câu chuyện thứ hai – “Shahnameh” (Ferdowsi) Trong thời gian làm thợ học việc cho thầy Mahmut, Cem được thầy răn dạy bằng những câu chuyện cổ xưa lấy từ kinh Koran – trong đó có chuyện Joseph và các anh em với thông điệp “một người cha không được cưng đứa con nào hơn”. Nhưng câu chuyện để lại trong anh ấn tương nhiều nhất có lẽ là “Shahnameh” được trình diễn dưới hình thức sân khấu kịch (Rạp hát kịch Luân lí). Trong suốt ba mươi năm – kể từ thời điểm anh bỏ lại thầy Mahmut trong giếng, Cem luôn tìm hiểu về câu chuyện cổ ấy một cách nghiêm túc. Nếu như vua Oedipus giết cha và cưới mẹ thì “Shahnameh” lại nói về bi kịch Rostam giết Sohrab mà không biết đó là con trai của mình. Lần cuối cùng đối diện với con trai mình – Enver, Cem đã suýt giết chết thằng bé vì những xung đột trong tư tưởng. Cuộc đối thoại cuối cùng giữa hai người đã cho thấy sự tách biệt giữa hai thế hệ: “Những tay nhà giàu Thổ Tây hóa luôn nói ‘Quan hệ giữa tôi với Thượng đế thì chẳng việc gì đến anh!’ khi họ bảo vệ tính thế tục”, “Nhưng họ chẳng cần biết gì đến Thượng đế; họ chỉ chăm chăm vào thế tục để tô vẽ cho sự xấu xa của họ thành tính hiện đại” [1-tr.272]. Trong khi đó, chính Cem là một trong những người đem hiện đại về với thành phố Istanbul và biến nó thành một xã hội Tây hóa với những tòa nhà chọc trời. Dần dà, Ongoren và Istanbul tràn vào nhau làm một như lẽ tất yếu. Điều đó đã phá vỡ nền văn minh cổ xưa với sự tuyệt chủng của nghề đào giếng, xe cộ đi lại đông đúc trên đường xá, các nhà máy mọc lên dày đặc, “Istanbul và đất dưới chân nó đã bị biến chất và ô nhiễm”… đàn ông và đàn bà không ngại ngùng giao du với nhau thoải mái, phụ nữ không phải trùm đầu… Phong trào thế tục và sự Âu hóa đã khiến những con người yêu những giá trị truyền thống cổ xưa phải giận dữ - trong đó có Enver. Chúng ta cũng không lấy làm lạ khi Enver luôn tìm mọi cách công kích Cem một cách dồn dập, một phần vì Cem đã góp phần tác động khiến cho Istanbul cổ xưa bị “xóa sổ”, một phần vì chính anh đã bỏ rơi con trai mình như cách mà Rostam bỏ rơi Sohrab trong “Shahnameh”, chính anh đã giết thầy Mahmut như cách Oedipus giết cha. Kết cục cuối cùng là Cem bị rơi xuống chiếc giếng – nơi mà chính anh đã bỏ lại thầy Mahmut cách đây ba mươi năm. Trong câu chuyện này, nhân vật của chúng ta không hề được lựa chọn mà hoàn toàn do số phận định đoạt: một kẻ giết cha và là một người cha bị giết dù rằng Cem đã chuẩn bị một khẩu súng lục cho mình. Trong vô thức, Cem đã lặp lại những cổ mẫu trong hai thần thoại: vô ý giết cha (thầy Mahmut) – như Oedipus của Hy Lạp và suýt giết chết con trai (Enver) – như Rostam của Ba Tư. Như vậy, con người trong tiểu thuyết “Nàng tóc đỏ” là con người với những ám ảnh định mệnh. Bản thân họ không tìm được giải pháp nào để thoát khỏi định mệnh mà buộc phải phục tùng nó nhưng một lẽ tất yếu. Lời kết luận cuối cùng của thầy Mahmut sau khi nghe câu chuyện về vua Oedipus đã dự báo tất cả: “Vậy là cuối cùng ý muốn của Thượng đế cũng thành hiện thực”, “Không ai thoát được số phận của mình” và “Chuyện đó cũng có thể xảy ra với con” [1-tr.62] Đọc tiếp: Con người ám ảnh định mệnh trong Nàng tóc đỏ phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

  Ám ảnh định mệnh Cuốn tiểu thuyết tập trung khai thác về mối quan hệ cha – con. Như đã trình bày ở trên, Cem là một chàng trai bất hạnh với tuổi thơ thiếu vắng tình thương của cha, cậu không ngần ngại khi coi thầy Mahmut như người cha để khỏa lấp khoảng trống trong mình. Song hình mẫu người cha lí tưởng ấy đối với cậu là cả một sự xung đột. Thầy Mahmut thuộc lớp người xưa cũ. Từ tư tưởng cho đến công việc đều như phủ một lớp bụi của thời đại đã qua. Ông thuộc số ít người thực hành nghệ thuật đã tồn tại hàng ngàn năm – nghệ thuật đào giếng. Được Cem hỗ trợ trong việc đào một cái giếng trên mảnh đất cằn cỗi của Hayri Bey, ông đã có cơ hội được tiếp xúc với chàng trai trẻ tuổi với tư tưởng phương Tây mới mẻ. Nhưng điều đó cũng khiến hai người có những cuộc mâu thuẫn ngầm không đáng có. Sau những ngày đào giếng mệt nhọc, đêm đến, họ thường kể cho nhau nghe những câu chuyện cổ. Truyện của thầy Mahmut kể đều là những câu chuyện cổ lấy từ kinh Koran – minh triết phương Đông, để răn dạy “thợ học việc”; còn Cem “trả đũa” thầy bằng những câu chuyện Hy Lạp cổ – minh triết phương Tây. Một bên là phương Đông: Jacob cưng chiều Joseph hơn trong những đứa con của mình khiến chàng bị chết oan dưới tay của những người anh em đố kị; Rustam đâm chết Sohrab mà không hay biết đó là con trai mình. Một bên phương Tây: Oedipus vô tình giết cha vì khao khát tìm ra sự thật. Hai truyền thuyết Hy Lạp và Ba Tư ấy đã trở thành lời sấm truyền đáng sợ ứng nghiệm lên chính cuộc đời của Cem khiến anh sống trong nỗi rày vò về định mệnh. Câu chuyện thứ nhất – “Vua Oedipus” (Sophocles) Nhân vật “tôi” tiếp cận câu chuyện này lần đầu tiên khi làm thêm tại tiệm sách của ông Deniz. Nhưng văn bản của Cem đọc chỉ nằm trong hợp tuyển “Mơ và sống” chứ không phải văn bản gốc, nhưng nó trở đi trở lại trong kí ức của anh hết sức sống động và đầy ám ảnh. Lời sấm tiên đoán rằng Oedipus sẽ giết cha và cưới mẹ của mình – chàng đã không thoát khỏi định mệnh. Trong quá trình làm thợ học việc, Cem dần nhận ra lời sấm ấy đã tiên đoán đúng về vận mệnh của mình: anh đã vô tình “giết” thầy Mahmut – người anh coi như cha, và ngủ với Nàng tóc đỏ Gulcihan – nhân tình của cha ruột. Mặc dù sau này thầy Mahmut được cứu sống và tiếp tục đào giếng cho đến khi tìm thấy nguồn nước nhưng với tâm lí của một chàng trai non trẻ, Cem luôn bị rày vò vì tin rằng chính mình đã giết thầy Mahmut rồi bỏ trốn như một kẻ hèn nhát. Đã không ít lần Cem tự nhốt mình trong mặc cảm tội lỗi đó dù anh đã nỗ lực hết mình để trấn an bản thân: “Nhưng có kẻ nào nhẫn tâm đến độ bỏ lại thầy cho đến chết dưới đáy giếng mà lại mơ ước thành nhà văn không? Có phải cái xô rơi xuống hoàn toàn do sơ ý? Tôi thường tự nhủ rằng không có điều gì tồi tệ xảy ra ở cái giếng ấy” [1-tr.145]. Nhưng bên trong tâm trí anh có một cái giếng mà ở đó, thầy Mahmut vẫn miệt mài đào đất với chiếc cuốc chim trong tay: thầy vẫn còn sống hoặc có thể cảnh sát vẫn chưa tìm ra cái chết của thầy? Ước mơ trở thành nhà văn được anh ấp ủ bấy lâu, nay đã lụi tàn vì vết chàm trên linh hồn của mình. Anh quyết định học khoa địa chất của Đại học Bách khoa Istanbul như một nỗ lực cuối cùng để bản thân vơi đi gánh nặng tội lỗi. Và cũng thời gian này, anh đã đọc được văn bản gốc “Vua Oedipus” của Sophocles xuất bản 1941. Anh đã đưa ra một quyết định táo bạo: “Nếu muốn sống một đời ‘bình thường’, bình dị như bao người, tôi phải làm ngược lại những gì Oedipus làm và giả vờ như không có gì xấu xảy ra” [1- tr.153]. Việc Cem bỏ lại người thầy cổ hủ của mình trong giếng rồi thu dọn đồ trở về thành phố Istanbul như một hành động ruồng rẫy quá khứ. Tác giả ném nhân vật vào chiếc giếng do chính họ đào lên và ràng buộc họ vào định mệnh đã được an bài sẵn – mọi nỗ lực kết nối với quá khứ đã hoàn toàn đứt gãy, nếu cố gắng tìm kiếm cũng chỉ kết thúc trong tội ác do mình tạo nên. Chính điều đó đã điều hướng nhân vật Cem đưa ra quyết định đi ngược lại những gì Oedipus đã làm. Và việc anh cố gắng hàn gắn mảnh vỡ kí ức trước đây bằng cách trở lại chiếc giếng sau ba mươi năm đã trở thành nơi diễn ra tội ác tiếp theo (chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này). Thời gian trong tiểu thuyết “Nàng tóc đỏ” là thời gian tuyến tính (từ quá khứ đến hiện đại) và cái giếng là điểm chặn, là ranh giới giữa hai thời đại đó, nếu kẻ nào liều lĩnh xâm phạm tới nó thì anh ta sẽ tự kết án mình bằng tội ác nguyên thủy không thể tránh khỏi – mà ở đây là tội giết cha. Cho nên, “điều tra tội ác ngày xưa, như Oedipus đã làm, sẽ không đem lại gì cho tôi ngoài thêm phần hối hận”. Đọc tiếp: Con người ám ảnh định mệnh trong Nàng tóc đỏ phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Nội dung Quan niệm về vai trò cha – con Sau hàng loạt những chấn thương của tuổi thơ: phải sống chật vật trong cảnh nghèo túng, thiếu thốn tình cảm của cha, phải làm thêm tự kiếm tiền vào trường luyện thi… nhân vật Cem dần trưởng thành mà không có cha bên cạnh: “chính nhờ bao năm lớn lên không có cha, tự bươn chải, mà tôi thành chính mình”. Cem luôn say mê những câu chuyện giết cha, một phần cũng do tuổi thơ anh luôn vắng bóng một người đàn ông dẫn đường. Thậm chí về sau, khi đã trở thành một doanh nhân thành đạt và mối quan hệ giữa anh và người cha cánh tả cũng dần trở nên trung hòa, nhưng câu chuyện giết cha vẫn thường có một sức lôi cuốn với anh rất lạ kì: “Có một giai đoạn tôi ưu ái các kiểu báo chí tập trung vào các vụ bê bối và giết người và đăng những câu chuyện nhắc tôi nhớ đến Oedipus và Rostam”, “người cha ngủ với con dâu trẻ trung xinh đẹp trong khi con trai đi lính xa nhà hay ngồi tù, sau đó người con trai về nhà và phát hiện ra sự thật bèn giết cha”, “anh con trai bất mãn về tình dục cưỡng bức mẹ trong cơn điên phút chốc. Khi người cha cố ngăn hay trừng phạt anh ta, anh con trai bèn giết cha”, “thiên hạ ghét họ vì họ giết cha không bằng vì họ cưỡng hiếp mẹ”. Cả một xã hội thời kì đổi mới phải đối mặt với sự mục rỗng về luân lí đạo đức. Một Oedipus, một Rostam sừng sững tồn tại giữa xã hội vô luân. Chỉ khác là một bên nhân vật thần thoại không nhận diện rõ đối thủ là ai, một bên là hiện đại đã có sự rạch ròi về lí lịch đối phương. Oscar Wilde từng nói: “Cuộc sống bắt chước nghệ thuật chứ không phải nghệ thuật bắt chước cuộc sống”; còn với Orhan Pamuk, thần thoại không bắt chước cuộc sống mà “cuộc sống mô phỏng thần thoại”. Con người dù có phát triển vượt bậc đến đâu, họ cũng thể thoát ra khỏi cái giếng của số phận. Quan niệm về cha – con giữa hai thế hệ Cem và Enver (con trai của Cem) Cem: “Khi không có ai quan sát, con người chúng ta giấu bên trong mới được đi ra làm gì tùy thích. Nhưng khi ta có một người cha đủ gần bên để mắt đến, con người thứ hai kia sẽ còn chôn dấu bên trong” [1-tr.82]. “Nhưng nếu tôi có, ông sẽ mong tôi nghe lời ông, và ông sẽ đàn áp cá tính của tôi bằng tình thương và sức mạnh nhân cách của ông!” nhưng “tôi có hạnh phúc không nếu cúi đầu trước ý muốn của cha? Điều đó có thể khiến tôi thành con ngoan, nhưng tôi sẽ không thành một cá nhân thực sự”; “Con trai tôi có thể tự nguyện vâng lời cha mà vẫn là một cá thể đã thành hình đúng mức”. Enver: “Khi ta lớn lên không có một người cha, ta nghĩ vũ trụ không có trung tâm và không có tận cùng, và ta nghĩ ta muốn làm gì cũng được…”, “nhưng cuối cùng ta lại thấy ta không biết mình muốn gì, và ta bắt đầu tìm một kiểu ý nghĩa nào đó, một tiêu điểm trong đời mình: ai đó để cấm đoán ta” [1-tr.262] “Một người cha là một nhân vật đáng ngưỡng vọng, có lòng yêu thương vô bờ, cho đến chết cũng vẫn sẽ chấp nhận và dõi theo con mình đẻ ra. Ông ta là nguồn và trung tâm vũ trụ. Khi ta tin rằng có cha, ta thư thái ngay cả khi ta không gặp, vì ta biết rằng ông luôn ở đó, sẵn sàng yêu thương bao bọc ta” [1-tr.274]; “Nếu ông muốn tôi là con trai ngoan ngoãn, tôi đâu thể là cá nhân hiện đại được, đúng không? Nếu ông muốn tôi là cá nhân hiện đại, vậy thì tôi không thể là con ngoan”. Cả Cem và Enver đều là hai nạn nhân trong mối quan hệ gia đình đổ vỡ - họ không có cha bên cạnh. Nhưng ở họ, quan niệm về cha – con không có sự tương đồng. Cem nhận thấy sự hiện diện của người cha có thể triệt tiêu con người cá nhân của mỗi đứa trẻ. Việc đứa con ngoan phục tùng mệnh lệnh của người cha mẫu mực sẽ khiến nó không thể trở thành “một cá nhân thực sự”. Nhưng Cem vẫn khẳng định vai trò tối thượng của người cha khi bắt con mình tuân theo mệnh lệnh mà vẫn có thể “thành hình đúng mức”. Còn đối với Enver – một người con chưa từng nhìn mặt cha từ khi lọt lòng, lại khẳng định người cha sẽ chở che cho con cái của họ bằng sức mạnh của tình yêu thương chứ không phải ép chúng làm theo những mệnh lệnh khắc nghiệt hay những triết lí tình thương mà nhân cách họ không cho phép. Sự hiện diện của người cha cùng với tình thương yêu chân thành của họ sẽ giúp ta thư thái dù ngay cả khi ta không gặp họ. Đứa con “thành hình đúng mức” là đứa con thuộc về cá nhân hiện đại. Enver không đáp ứng vai trò trở thành một đứa con ngoan chỉ biết phục tùng cha như một cỗ máy. Sự xung đột trong tư tưởng của họ đã cho thấy những vết rạn trong mối quan hệ máu mủ ruột rà. Cem càng cố gắng khơi sâu về quá khứ thì càng khiến anh trở nên khó xử trước lời lẽ đanh thép của đứa con: “Nếu ông thực sự tin Thượng đế và đọc kinh Koran, sao ông bỏ thầy Mahmut lại dưới cái giếng không đáy này?... Những người có đạo đức đích thực sẽ có lương tâm”, “Không, không nhỏ. Ông đủ lớn để đi ngủ lang và khiến đàn bà có thai”, “Ông bỏ thầy dưới giếng vì ông tự phụ, ông nghĩ đời ông thì đáng giá hơn đời thầy. Trường của ông, những giấc mơ đại học của ông và đời ông quan trọng với ông hơn sự tồn tại của người đàn ông tội nghiệp đó” [1-tr.276] Những tội ác trong quá khứ của Cem được Enver vạch trần phanh phui và khẳng định quan niệm về mối quan hệ cha – con của anh hoàn toàn đi ngược với những gì anh đã làm. Người cha là Cem hoàn toàn bất lực – bất lực trước số mệnh và bất lực trong việc thực thi vai trò của một người cha. Đọc tiếp: Con người ám ảnh định mệnh trong Nàng tóc đỏ phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt: Orhan Pamuk là nhà văn hậu hiện đại nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kì đoạt giải Nobel văn chương năm 2006. Là nhà văn đầu tiên của nước Thổ đoạt giải thưởng cao quý này cho đến thời điểm hiện tại nhưng ông lại bị “ghẻ lạnh” ở quê hương; được tôn vinh ở nước ngoài nhưng lại bị chính đồng bào mình “dọa giết”. Họ thấy ông là kẻ chống lại Thổ Nhĩ Kì nhiều hơn là một nhà văn đầy tiềm năng… Ngay từ những ngày đầu tiên chập chững xuất hiện trên văn đàn, Orhan Pamuk đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả bởi những tiểu thuyết nói về những vấn đề nóng hổi của đất Thổ - quê hương của chính nhà văn. Đó cũng là lí do mà trên con đường văn chương, ông đã gặp rất nhiều cay đắng. “Istanbul là số phận của tôi” – câu chuyện về Cem trong “Nàng tóc đỏ” cũng chính là nỗi trăn trở của tác giả về một Istanbul đầy biến động, con người dần mất kết nối với gốc rễ, quá khứ trở thành tội lỗi, hiện đại giết chết nền văn minh cổ xưa… Từ khóa: Quan niệm nghệ thuật về con người, minh triết, tiểu thuyết, định mệnh. Mở đầu Tiếp cận với cuốn tiểu thuyết, điều đầu tiên làm chúng tôi băn khoăn và chú ý nhất đó chính là mối quan hệ giữa các nhân vật. Đó là mối quan hệ lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết giữa các thế hệ. Đặc biệt, sự xung đột giữa cái mới và cái cũ, giữa quá khứ và hiện tại, giữa Đông và Tây càng khiến cho mối quan hệ ấy trở nên rời rạc. Từ sự đứt gãy, vỡ vụn đó, chúng ta có thể tìm thấy những quan niệm nghệ thuật về con người được thể hiện trong văn bản. Quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những cách tiếp cận hữu hiệu giúp người đọc có thể đi vào chiều sâu của tác phẩm, khám phá ra các giá trị triết lí được tác giả gửi gắm. Do đó, việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk là công việc có ý nghĩa cho việc nghiên cứu, học thuật. Với giới hạn dung lượng bài viết, chúng tôi không tham vọng khảo sát tất cả các cuốn tiểu thuyết của Orhan mà chỉ tập trung nghiên cứu “Nàng tóc đỏ” trong sự tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người – con người với những ám ảnh định mệnh. Đọc tiếp:  Con người ám ảnh định mệnh trong Nàng tóc đỏ phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Con người luôn hướng tới cái đẹp và cái thiện Con người vốn là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Thông qua các mối quan hệ xã hội, con người bộc lộ được bản chất của mình. Hòa Vang vốn trân trọng con người và trân trọng cõi người như vậy, nên việc tìm ra bản chất con người trong các mối quan hệ với cộng đồng cũng phần nào bày tỏ được chiều sâu tư tưởng của nhà văn. Trong hai truyện ngắn Nhân sứ và Sự tích những ngày đẹp trời, Hòa Vang không đi sâu vào mối quan hệ giữa con người với cộng đồng, nhưng không phải là không nhắc tới. Những nhân vật thể hiện được mối quan hệ với cộng đồng này đều thuộc lớp nhân vật phụ. Đó là Sơn Tinh và Hùng Vương trong Sự tích những ngày đẹp trời và Như Lai trong Nhân sứ. Các nhân vật vừa được nhắc đến trên đây đều là những bậc chí tôn, đứng đầu một đất nước, một vùng, và cả một cõi. Vì thế, tất yếu họ đều có điểm chung. Họ đều là những con người lý trí, tỉnh táo, luôn đặt bổn phận lên đầu. Vua Hùng vì coi trọng bổn phận, coi trọng công việc nên mới kén rể một cách rất thiên về việc như thế. Hùng Vương qua lời nhận xét của Thủy Tinh cũng rõ ràng là một người như vậy: “Phụ vương em quả không hổ tiếng là người đứng đầu trăm họ, lo toan biết bao công việc. Cho nên đã trọng việc hơn trọng tình”. Nếu như Thủy Tinh là một kẻ lụy tình thì Sơn Tinh rõ ràng là một người lụy việc: “Và Sơn Tinh, quả thật, thâm trầm điềm đạm như núi và khôn ngoan vững vàng như đất”. Phải như vậy thì chàng mới được một vị Vua đứng đầu trăm họ ưu ái gả con gái cho. Như Lai trong Nhân sứ là một bậc chí tôn, luôn điềm đạm, thông suốt và thấu tình đạt lý. Ngài luôn hiểu rõ và làm đúng vai trò của mình, giữ được sự tôn kính trong mắt người đời. Nếu mối quan hệ giữa con người với cộng đồng chỉ đơn giản như vậy thì chẳng khác gì thời sử thi hay phong kiến. Cái độc đáo của Hòa Vang là tác giả đã nhìn nhận cách ứng xử của con người trong quan hệ cộng đồng như thế nào? Các nhân vật này đều giữ trong mình một ngọn hỏa tâm kì diệu. Ngọn hỏa tâm này chính là tấm lòng thiện, tấm lòng đẹp của con người tỏa ra cộng đồng. Nhắc tới điều này, ta phải nhớ lại cội nguồn của cái quan niệm hạt bụi người bay ngược đã đi theo Hòa Vang suốt cả sự nghiệp văn chương. Hạt bụi người chúng ta đã nhắc tới nhiều, nhưng tại sao lại là bay ngược? Nhà phê bình văn học Văn Giá đã kể một câu chuyện thế này: Có một lần Hòa Vang đi vào ngôi chưa của miền trung Nam bộ, ông nghe được một câu “Hoa nào cũng có hương. Hương hoa nào cũng bay xuôi theo chiều gió. Chỉ thật Tâm Hương mới bay được ngược chiều gió”. Từ đó nhà văn mới lấy cái tứ Hạt bụi người bay ngược. Hạt bụi nào cũng sẽ bay xuôi theo chiều gió, nhưng chỉ có hạt bụi có tâm mới bay ngược được chiều gió mà thôi, bay ngược để bay về với cõi Đẹp, cõi Thiện. Các nhân vật trong mối quan hệ với cộng đồng đã dùng cái tâm sáng trong, đẹp đẽ của mình để đối nhân xử thế. Sơn Tinh là vị thần núi hiền từ, thông suốt và thấu hiểu mọi nhẽ, sẵn sàng tha thứ và đồng cảm cho tình yêu của Mỵ Nương và Thủy Tinh, dẫu rằng đối với ngài, đó thực ra là một sự phản bội. Hành trình bay ngược của mỗi hạt bụi hay mỗi đời người bao giờ cũng nhọc nhằn. Và cũng chính hành trình đó là hành trình tự giác ngộ tới chân lý của cái Đẹp và cái Thiện, phải khó khăn và phải trả giá thì đến lúc đạt được ta mới thêm trân trọng cái lấp lánh, tinh khôi của hạt bụi đó! KẾT LUẬN Quan niệm về con người của Hòa Vang tựu chung được nhìn nhận trong ba đặc điểm: con người là hạt bụi nhơ bé trong cuộc đời, con người luôn trong trạng thái đối thoại với bản thể của mình, con người luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện. Hạt nhân cốt lõi trong cảm hứng triết luận của Hòa Vang chính là lòng yêu thương, trân trọng con người. Ông đề cao cõi người, đề cao hạnh phúc nơi trần thế, đề cao cả sự bất toàn của thực tại. Đó là cách mà hạt bụi người bay ngược Hòa Vang bay đến với độc giả, và ở lại trong dòng chảy bất tận của văn chương. Đọc tiếp: Quan niệm về con người của tác giả Hòa Vang phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Con người luôn trong trạng thái đối thoại với chính bản thể của mình Trong văn học sau 1975, con người không còn là một thực thể giản đơn với suy nghĩ tuyến tính, một chiều nữa. Con người giờ đây được đào sâu, không chỉ trong mối quan hệ với thực tại mà còn trong mối quan hệ với chính bề sâu suy nghĩ của mình. Muốn đi tới tận cùng của hạnh phúc, các nhân vật trong truyện của Hòa Vang phải trải qua những mâu thuẫn, giằng xé, và cả những cuộc đấu tranh tinh thần, mất ngủ và đau khổ triền miên. Các nhân vật phải đối thoại với nhau, rồi đối thoại với chính mình để tìm ra ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Trong truyện ngắn “Sự tích những ngày đẹp trời”, Mỵ Nương không thể không nói chuyện với Thủy Tinh để hiểu được tấm chân tình của chàng. Nàng cũng không thể không nói chuyện với chính bản thân mình để hiểu được tình yêu của nàng thật sự dành cho ai. Quá trình khám phá và nhận ra bản thể của chính mình cũng vô cùng đau đớn và dằn vặt. Suốt bao nhiêu năm sống trong nỗi đau khổ và tuyệt vọng vì vuột mất người mình yêu, Thủy Tinh đâu có ngờ rằng cuối cùng cũng có một ngày được thổ lộ hết mọi điều với Mỵ Nương. Suốt bao nhiêu năm sống yên bình hạnh phúc bên người chồng đầy sự chắc chắn và tin tưởng là Sơn Tinh, Mỵ Nương cũng đâu thể ngờ sẽ có ngày nàng gặp lại Thủy Tinh và nhận ra tình yêu đích thực của đời mình. “Hãy trở về đi và gắng sống như đã sống.” Thủy Tinh đã khuyên nàng như thế. Nhưng vào cái ngày giọt mưa thu đầu tiên rơi xuống bên hiên nhà, Mỵ Nương đã hoàn toàn hiểu nàng đã không thể sống như đã sống nữa rồi. Cái ngày đẹp trời mà mọi người vẫn thường hay bảo nhau ấy, chính là cái ngày con người khám phá được bề sâu bản thể của mình, hiểu được mình muốn gì, nhận ra mình cần phải làm gì để hạnh phúc. Đó chính là ngày Mỵ Nương hóa thành cơn gió thơm bay đi tìm Thủy Tinh, được sống thật với tình yêu của mình. Nếu không có quá trình đối thoại với bản thể của chính mình thì con người sẽ không thể hiểu mình cần gì, cái đích mà mình muốn hướng tới là gì. Trong “Nhân sứ”, Kim Thân La Hán cũng đã phải đối diện với những suy nghĩ từ trong sâu thẳm vô thức của mình, để tìm ra được thế nào là Thiện, thế nào là Chân, thế nào là Mỹ. Rốt cuộc, như thế nào mới là một con người đúng nghĩa? Hòa Vang đưa ra một quan niệm khá đầy đủ và có lý lẽ riêng của mình: con người gồm có ba đặc tính là sự nhàm chán, phải gồng gánh suốt đời và tự ăn thịt đồng loại của mình trong lúc cùng quẫn. Nhạt nhẽo là thuộc tính thứ nhất của con người. Vì ông vốn cho rằng con người chỉ là một hạt bụi. Cuộc đời bể dâu có hàng trăm, hàng vạn hạt bụi như thế, mỗi một hạt bụi mất đi liệu có để lại chút xíu dư vị hơn một hạt muối? Nhưng không vì thế mà nhà văn coi thường sự tồn tại của con người. Con người luôn phải gồng gánh trên vai gánh nặng của cuộc sống. Không chỉ là cái đòn gánh vô hình hiện trên vai đứa trẻ sơ sinh, con người luôn nhận ra từ trong tiềm thức phải gánh gồng để sống, gánh gồng để tồn tại, và chỉ gánh gồng mới có thể ra đi một cách thanh thản. Và điều cuối cùng, con người không hoàn hảo, không đẹp đẽ như những gì xưa nay thường ca ngợi. Con người vốn cũng chỉ là sự kết hợp giữa phần con và phần người. Vì thế mà họ ăn thịt lẫn nhau, giết hại lẫn nhau, chà đạp lên nhau để tranh giành sự sống nếu rơi vào bước đường cùng. Nhìn nhận con người một cách sâu sắc như thế, Hòa Vang đã cắt lát tâm hồn con người ra để nhìn sâu vào nó, khám phá nó và khẳng định con người vốn là một sự tồn tại bất toàn. Tóm lại, quá trình đào sâu, đối diện với chính bản thể của mình là một quá trình dai dẳng và đầy sự mâu thuẫn. Bởi cái cuối cùng mà con người muốn hướng tới trong hai truyện ngắn này của Hòa Vang là quyền được hạnh phúc. Sa Tăng đối diện, chất vấn bản thân mình để cuối cùng rút ra nguyện vọng được sống như một con người phàm tục, đó là hạnh phúc. Mỵ Nương và Thủy Tinh đối diện với tình yêu trong sâu thẳm hồn mình để rút ra hành động bỏ qua bổn phận để đi theo tiếng gọi của tình yêu, đó cũng là quyền được hạnh phúc! Đọc tiếp: Quan niệm về con người của tác giả Hòa Vang phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

NỘI DUNG Quan niệm nghệ thuật về con người là một khía cạnh quan trọng trong việc khám phá và hiểu sâu về bản chất, tình cảm và trạng thái tâm lý của con người thông qua các tác phẩm văn chương. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học không chỉ giới hạn ở việc miêu tả những đặc điểm vật lý hay hành vi của nhân vật, mà còn mở ra khám phá và thể hiện những khía cạnh phức tạp và đa dạng của nhân cách. Đó có thể là những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc, mâu thuẫn nội tâm, khát vọng, niềm hy vọng, đau khổ hay sự tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Trong văn học sau 1975, nếu như Nguyễn Khải đề cập tới những vấn đề của cuộc sống, tìm trong bề sâu, bề xa của cuộc sống những nét đẹp tiềm ẩn của con người; Nguyễn Minh Châu có những câu chuyện mang hơi hướng luận đề và nhận thức lại, thì Hòa Vang lại triết luận về bề sâu của một con người trần thế giữa một hiện thực bất toàn. Hòa Vang như một hạt bụi người bay ngược, suốt cuộc đời mình luôn bay ngược về miền quá khứ, bay ngược về mọi lẽ thường để tìm ra cái bình thường nhất, căn cốt nhất ở cõi người này vậy… Hai truyện ngắn Nhân sứ và Sự tích những ngày đẹp trời có thể coi là những truyện ngắn nêu rõ quan niệm về con con người của Hòa Vang một cách đậm đà nhất. Con người là “một hạt bụi” nhỏ bé giữa cuộc đời Cuộc đời này trong đôi mắt của nhà văn Hòa Vang vốn là một cõi trắng – đen, phải – trái, xấu – đẹp lẫn lộn. Nó là một biển cát, một sa mạc mà ở nơi đó hội tụ không biết bao nhiêu những nghịch lý, những trăn trở về con người. Trong truyện ngắn Nhân sứ, ông có viết: “Ôi chao! Nếu như ở tầng thế giới thường nhân không phân biệt được yêu quái với người thường thì ắt táng gia, vong mạng; lầm lẫn Tiên Phật với ma quỷ thiì không thể thóat thiên la địa võng, trừng phạt khốc hại... ấy vậy mà, tu mãi, tu mãi, tu đến như ta đây là chưa nhằm nhò gì, còn tu nữa, mãi nữa, thì sẽ đến một thái độ nhập cả ba: Tiên Phật, người thường và yêu quái làm một”. Giữa nhân tình thế thái như thế, Hòa Vang nâng niu một hạt cát, một hạt cát nhỏ bé giữa hàng ngàn hàng vạn hạt cát, nhưng lại không hề vô danh. Hạt cát mà Hòa Vang nâng niu ấy chính là con người. Quan niệm cho rằng mỗi con người là một hạt bụi, là một hạt cát của Hòa Vang vốn không phải là ta chưa nghe nhắc tới bao giờ. “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/ Để một mai tôi về làm cát bụi…” Ca từ của Trịnh Công Sơn viết vẫn ám ảnh trong tiềm thức giới thính giả đam mê nhạc Trịnh suốt bao nhiêu lâu nay. Nhưng hạt bụi người trong sáng tác của Hòa Vang không giống với hạt bụi người trong nhạc Trịnh. Đối lập với quan niệm hạt bụi nhỏ bé, hư vô, vô danh, vô định của thiên tài âm nhạc; con người trong truyện ngắn của Hòa Vang là một hạt bụi lấp lánh lên sự độc đáo của riêng nó, là hạt bụi nhỏ bé nhưng lại có thể để lại dấu ấn riêng của mình trên cõi đời này. Mãi sau này ông mới cho ra đời tập truyện Hạt bụi người bay ngược, nhưng thực ra ngay từ cái ngày ông viết Nhân sứ, thì trong mắt văn sĩ này, con người đã vốn như một hạt bụi rồi: “Như hơi ấm đã quần bám, đã đi theo từng bước chân người họ Sa xuống dần, xuống dần, tít tắp tận dưới kia - nơi đám bụi vẩn hồng hồng vừa khỏa lấp, vừa thâu nhận thêm một hạt bụi người…” Ngay tiêu đề đã khiến độc giả đặt ra câu hỏi, Nhân sứ là gì? Người ta chỉ quen nghe thấy thiên sứ - là sứ giả của cõi trời linh thiêng. Như vậy, nhân sứ chính là nhân chứng ngay giữa cuộc đời này. Nhân sứ cũng đồng nhất với hạt bụi người giữa chốn đời trần tục. Nhân vật trung tâm trong truyện là Kim Thân La Hán Sa Ngộ Tĩnh. Trước đây, xem Tây du kí chắc hẳn chẳng ai chú ý tới Sa Tăng. Nhưng Hòa Vang đã lật lại mọi vấn đề, tập trung vào tâm hồn lẫn sự mâu thuẫn của một nhân vật rất người ấy. Kim Thân La Hán bị mắc chứng mất ngủ, mà chứng mất ngủ này bắt nguồn từ một ý nghĩ chỉ bằng cái mắt muỗi nhưng trọn vẹn và rạch ròi: “Và thế là, cái đêm mịt mù từ khi ấy, chợt đội thốc tất cả lên cái đêm...Đường Tam Tạng đã khẽ khàng dén bước đến bên đống xươn g trắng của Bạch Cốt Tinh, rồi phục xuống mà khóc tầm tã ào ạt như mưa, như gió.” Hình ảnh từ thuở Tây du ám ảnh trong lòng Sa Tăng, khiến ông kinh hãi mà nghĩ: “Ôi chao! Với di cốt tan nát của một yêu quái đã bị Tôn sư huynh đánh chết, lại có thể khóc than, thương xót như thế, đến thế được chăng? Đêm ấy....chỉ một mình ta đã đứng chết, sững sởn hết gai người...Và bây giờ, nhớ lại, càng thấy ghê rợn, kinh khiếp. Phải chăng? Hay là?...Có lẽ nào, Sư phụ ta, Đường Tăng, lại chính là một siêu yê u quái?” Đây là cách mà hạt bụi tự thức tỉnh bản thân mình, với tất cả những mâu thuẫn và suy nghĩ thận trọng về cái thiện – cái ác, cái tốt – cái xấu, cái chân – cái giả, để con người tự ngộ quả chứng nhân. Con người gắn liền với thực tại bất toàn, vì thế con người cũng không hề hoàn hảo. Dù Sa Ngộ Tĩnh có trở thành Kim Thân La Hán, sống ở chốn bồng lai tiên cảnh, thì cũng không thể nao quên cảm giác được là một con người, được sống giữa chốn hồng trần. Ước nguyện của Ngài cũng chỉ là “hạ sơn, độc cô hành Đông Du về lại sông Lưu Sa xưa, làm một người thường chài lưới trên sông nước, chiều chiều thổi một ống tiêu, nhấc một ngụm rượu, nướng con cá nhỏ, và đợi một người đàn bà, lấy vợ sinh con”. Hạt bụi người ấy chỉ thực sự cảm thấy đáng sống và muốn sống khi được đắm mình trong hơi thở của cuộc đời trần tục. Tóm lại, Hòa Vang luôn coi con người là một thực thể vô cùng nhỏ bé trong vũ trụ với nhiều biến thể khác nhau: hạt cát, hạt bụi, và cả hạt muối. Trong Sự tích những ngày đẹp trời, ông có nhắc tới “những giọt mưa Thủy Tinh ấy nhỏ bé, tí xíu mà vẫn trọn vẹn mang hồn biển, nên nó rây bột muối lên cả thành cửa sổ, làm mặn cả ngoài hiên... Và, dẫu chỉ có một ngày mà khiến quanh năm vách gỗ phía đông cứ ầm ì tiếng sóng”. Dẫu là nhỏ như một hạt muối những vẫn trọn vẹn mang hồn biển. Dẫu nhỏ như một hạt bụi vẫn để lại dấu ấn trên cõi đời này. Đó là tất cả những gì mà Hòa Vang đau đáu về sự tồn tại của con người trong cuộc đời! Đọc tiếp: Quan niệm về con người của tác giả Hòa Vang phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt: Bài viết phân tích một số quan niệm nghệ thuật về con người trong các sáng tác của Hoà Vang. Đặc biệt, chúng tôi tập trung tìm hiểu hai truyện ngắn “Nhân sứ” và “Sự tích những ngày đẹp trời”. Qua đó, Hoà Vang cho thấy bước chuyển hoá về quan niệm con người từ trước 1975 đến sau 1986. Con người được nhìn nhận theo chiều sâu với những quan niệm mới mẻ, con người nhỏ bé giữa cuộc đời, con người luôn trong trạng thái đối thoại với chính bản thể của mình, và con người luôn hướng tới cái đẹp, cái thiện. Từ khoá: Hoà Vang, quan niệm về con người MỞ ĐẦU Hòa Vang gây ấn tượng bởi lối viết văn độc đáo, mới lạ nhưng cũng không kém phần nhẹ nhàng, đi vào lòng người đọc. Chính vì hay lấy cảm hứng từ những câu chuyện thần thoại, cổ tích, lấy chất liệu từ những giá trị cổ truyền nên rất nhiều người gọi ông là nhà văn mang giọng văn cổ tích. Thành công của truyện Hòa Vang được thấy ở rất nhiều những góc độ khác nhau như: nội dung phản ánh của tác phẩm, yếu tố giả huyền thoại, hoặc yếu tố kỳ ảo, phản huyền thoại, giải thiêng lịch sử, ngôn ngữ, giọng điệu,…Yếu tố kỳ ảo trong truyện của ông được sử dụng một cách khéo léo, đắc địa và không hề “quá liều”. Yếu tố giả huyền thoại trong sáng tác của ông đã trở thành một đặc trưng khó nhầm lẫn trong các tác giả cũng lấy cổ tích, truyền thuyết làm chất liệu sáng tác… Trong những thành tựu đó, nổi bật lên quan niệm về con người trong các sáng tác của ông. Văn học sau 1975 có nhiều đổi mới về mặt khuynh hướng văn học. Văn học thời kỳ này xuất hiện bốn khuynh hướng chính, đó là khuynh hướng sử thi, khuynh hướng nhận thức lại, khuynh hướng tiếp cận cái hàng ngày, và khuynh hướng chính luận – triết luận. Trong đó, khuynh hướng chính luận – triết luận rất đáng chú ý và có quy tụ nhiều nhà văn như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Minh Tuấn, Vũ Tú Nam,… Trong đó có Hòa Vang. Hiện thực cuộc sống và đời sống tâm hồn con người giờ đây trở thành một mảnh đất giàu giá trị khám phá hơn bao giờ hết. Đọc tiếp:  Quan niệm về con người của tác giả Hòa Vang phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

  Kịch hóa nhân vật Cuộc đời là một sân khấu lớn, là một trò chơi giả lập vĩ đại mà người lập trình ban đầu là thượng đế. Trong vai trò của một tiểu hóa công, Ishiguro đã kiến tạo một sân khấu đời để các nhân vật xuất hiện như những nhân vật kịch. Chúng tôi tạm gọi đó là cách thức nhà văn kịch hóa nhân vật để thể hiện quan niệm nhân sinh sâu sắc. Các nhân vật trong Dạ khúc: Năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông tổ chức đời mình và tiến lên hoặc lùi lại theo diễn tiến của vở kịch đời mà họ nhìn nhận. Đa số họ vào vai khá nhập tâm, ban đầu theo mô thức hài kịch và thường kết lại theo kiểu bi kịch. Điều đáng nói ở đây là họ chủ động trong tất cả các bước đi của mình. Họ vào vai dứt khoát, dù đôi lúc mềm lòng, thậm chí đau lòng, nhưng quyết không đổi vai. Tony Gardner tỉnh táo trong mọi khoảnh khắc, dù khi chìm trong quá vãng ngọt ngào của giai điệu “I fall in love too easily” hay khi chứng kiến người vợ mà mình chưa hết yêu đang thổn thức. Với Raymond thì sự kịch hóa còn đậm hơn khi nhân vật nhập vai với ý thức rõ rệt sau khi được Charlie phó thác vào tay mình sợi dây níu giữ hôn nhân. Miss Eloise đã chủ động đóng vai “một nhân vật đáng kể” trong giới nghệ sĩ để thao túng Tibor nhằm thỏa mãn những ẩn ức từ thời thơ ấu… Họ đều không diễn đạt mình một cách tự nhiên, như cách một thực thể hòa hợp với thế giới mà nó tồn tại. Họ biến cuộc đời thành màn kịch và tự sắm vai nhân vật kịch như đó là cách thức tồn tại duy nhất. Phải chăng đó là phương thức thể hiện nhân vật để Ishiguro thể hiện sự mất kết nối tự nhiên của con người với thế giới và với chính mình? Kết luận Nhân vât là một thành tố quan trọng trong việc cấu thành thế giới nghệ thuật. Trong sáng tác của Kazuo Ishiguro, đặc biệt là trong tập Dạ khúc: Năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông, nhà văn đã có những sáng tạo độc đáo trong việc khắc họa nhân vật. Tìm hiểu thi pháp nhân vật trong tác phẩm này có thể lí giải sự thành công trong sự nghiệp của nhà văn Anh gốc Nhật, cũng như kiến giải những thông điệp mang tính cảnh báo sâu sắc về tình trạng nhân tính con người bị xói mòn. Tất nhiên, khám phá tác phẩm từ góc độ thi pháp nhân vật không phải là con đường duy nhất, nhưng là một lựa chọn phù hợp và hiệu quả. Chúng tôi hi vọng sẽ có dịp trở lại tìm hiểu tác phẩm này từ nhiều góc độ khác để có một góc nhìn rộng hơn, sâu hơn. Đọc tiếp: Thi pháp nhân vật trong Dạ khúc năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

  Robot hóa nhân vật Trong cuốn Lược sử tương lai, nhà sử học Yuval Noah Harari cho rằng “con người là các thuật toán sản sinh ra”, “những thuật toán kiểm soát con người hoạt động qua cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ”. Kazuo Ishiguro sẽ làm rõ điều đó hơn qua các hình tượng nghệ thuật sống động, và cảnh báo điều đó rõ hơn qua cách ông robot hóa nhân vật. Những nhân vật tập truyện ngắn này không do dự lâu trên ranh giới của nhân tính và phi nhân tính. Lựa chọn giữa tình yêu, tình thân, tình bạn và lợi ích, giữa lãng mạn và thực dụng, giữa kẻ khác và mình, gần như họ đều ngả theo vế thứ hai. Trong hành trình “đi tìm con người trong con người” (Dostoevsky), Ishiguro chỉ tìm thấy sự biến màu, đổi chiều theo hướng trần trụi. Dưới ngòi bút của “bậc thầy phân tích nhân tính” (Hàm Đan), những con người giàu cảm xúc, mơ mộng, tương đối trong trẻo bước vào và những kẻ thực dụng, vị kỉ, đầy ngụy biện bước ra. Chúng tôi tạm gọi cách thức đó là sự robot hóa nhân vật. Dưới con mắt tinh tường của Ishiguro, các nhân vật hiện ra trong bản chất của sinh vật sở hữu những thuật toán sinh tồn siêu đẳng. Họ đều là những chiến lược gia tài tình của trò chơi cuộc đời. Tony Gardner tính toán để vãn hồi hào quang đang mờ dần bằng cách quẳng đi cuộc hôn nhân, trong sự đồng thuận của người vợ cũng đang tính cách “thoát ra” khỏi con thuyền sắp đắm. Helen tìm đường rời khỏi căn phòng chật chội, như một biểu tượng về cuộc hôn nhân đầy tình yêu nhưng vô vọng về vật chất. Cô khuyên người chồng mà cô vẫn còn tha thiết yêu – Steve – nhận món tiền từ người chồng mới trước khi anh ta thay đổi ý định. Quản lí của Steve – Bradley – còn tính toán xa hơn và phỏng đoán “kế hoạch cẩn thận” của Helen cho một ngày cô quay về bên chồng khi anh đã đủ thành công. Charlie, người bạn thân lâu năm của Raymond, lựa chọn thật kĩ cách thức để Raymond xuất hiện như một phiên bản lỗi nhằm nâng cấp phiên bản của mình trong mắt vợ… Có thể nói, bước vào thế giới của Dạ khúc: năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông, xét từ phương diện nào đó, cũng là bước vào một ma trận với vô số những phép tính điều khiển con người. Nhân vật chỉ còn vất vưởng như những xác sống tiến về phía trước bằng bước chân thực dụng. Cùng với mỗi bước chân đó là âm thanh và ánh sáng của dạ khúc chìm khuất, chỉ còn lại sự thăm thẳm của đêm buông. Trong cuộc phỏng vấn của nhà báo người Hungary, Léval Balázs, Ishiguro từng chia sẻ: “tôi muốn khảo sát xem con người thay đổi ra sao dưới áp lực to lớn của xã hội”. Có lẽ sự robot hóa nhân vật mà ông sử dụng như một thủ pháp khắc họa nhân vật chính là cách thức phù hợp để nhà văn thể hiện kết quả ông đã khám phá được. Đọc tiếp: Thi pháp nhân vật trong Dạ khúc năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Thủ pháp xây dựng nhân vật Bạch hóa nhân vật Mặc dù những câu chuyện của Kazuo Ishiguro được phủ lên một không khí mơ hồ dưới sự dẫn dắt của người kể chuyện bất khả tín, nhưng theo chiều dài thiên truyện, góc khuất của nhân vật được phơi mở đến tận cùng. Lớp vỏ ban đầu phủ ra ngoài nhân vật, do nhân vật tạo ra hoặc do người kể chuyện khoác lên sẽ được khai mở và một hình dung khác về nhân vật sẽ hiện ra trong ánh sáng mới. Người đọc nhìn thấu nhân vật hơn, một số điều khó hiểu ban đầu sẽ được lí giải thấu đáo, trong một nhận thức gần như mặc khải. Chúng tôi tạm đề xuất gọi quá trình đó là sự bạch hóa nhân vật. Kĩ thuật này được Ishiguro sử dụng ở cả năm truyện ngắn trong tập truyện này như một phương thức khắc họa nhân vật. Điều đó được thể hiện cụ thể hơn trong quá trình di chuyển điểm nhìn, từ điểm nhìn người kể chuyện sang điểm nhìn nhân vật. Chân dung người chồng yêu vợ nồng nàn (trong Người hát tình ca), sẵn sàng dầm mình trong cái lạnh giá của Venice trên những chiếc gondola để hát tình ca cho vợ nghe ngoài cửa sổ, hóa ra chỉ là cái vỏ ngoài thi vị hóa những tính toán thực dụng về cuộc li hôn để tìm kiếm cơ hội mới cho cả hai người, như Tony Gardner đã bộc bạch với nhân vật tôi. Lớp vỏ người chị quan tâm đến em trai của Maggie (trong Khu đồi Malvern), sẵn lòng trợ giúp em trong giai đoạn khó khăn của sự nghiệp cũng nhanh chóng bị lột đi để người đọc nhận thấy sự vị kỉ, tính toán sử dụng em như một người giúp việc không công. Gương mặt dễ mến của Miss Eloise (trong Nghệ sĩ cello) khi sẵn sàng trở thành người hướng đạo cho Tibor cũng tan đi nhanh chóng, để hình ảnh ái kỉ và đầy ảo tưởng hiện ra theo những lời tự thú của bà… Các nhân vật còn lại, cả chính và phụ đều được tác giả bạch hóa, như cách đưa một giấc mơ ra ngoài ánh sáng chói chang của mặt trời. Quá trình phơi sáng đó đã diễn đạt hết cái vô vọng của việc níu giữ sự lãng mạn và những giá trị tinh thần, để cất lên lời kêu cứu vô thanh của những giá trị tinh thần đang bị giáng cấp. Đọc tiếp: Thi pháp nhân vật trong Dạ khúc năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông phần 5

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22