Biến đổi câu
Lý thuyết
a. Câu rút gọn: Trong tình huống nhất định, để tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện, làm cho thông tin được nhanh, tập trung chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần nào đó trong câu, câu bị lược bỏ gọi là câu rút gọn.
- Cần lưu ý khi sử dụng câu rút gọn, nếu sử dụng không đúng ngữ cảnh sẽ trở nên thiếu lịch sự, không phù hợp.
b. Câu mở rộng
Những cụm từ có cấu tạo giống như câu đơn bình thường đượcc gọi là cụm C-V. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, có nghĩa là khi đặt câu, có thể làm cho thành phần nào đó của câu có cấu tạo là một cụm Chủ -vị (như trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ)
Có bốn trường hợp mở rộng
- Chủ ngữ là một cụm chủ vị được gọi là câu mở rộng thành phần chủ ngữ
Ví dụ: Mẹ em là cô giáo
- Vị ngữ là một cụm chủ vị
Ví dụ: “Nhân dân ta một lòng nồng nàn yêu nước”
- Bổ ngữ (phụ ngữ) là một cụm chủ vị:
Ví dụ: Tôi đã làm xong bài cô giáo giao hôm qua
- Trạng ngữ là một cụm chủ vị
Ví dụ; Ở trên mặt bàn, tôi có thấy quyển sách văn
c. Chuyểnn câu chủ động thành câu bị động
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người hay vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng bị hành động nêu ở vị ngữ
Ví dụ: Tôi được cô giáo chủ nhiệm tuyên dương trước lớp
- Chuyển câu chủ động thành câu bị động là làm cho câu đang có chủ ngữ chỉ chủ thể của hành động thành câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động được nêu đến ở vị ngữ
Thực hành
Bài 1: Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong những câu sau:
a. “Nhưng tôi tưởng tượng thôi, trong lúc ngồi ống một ly cà phê mặn chát. Dường như cả quán hôm đó cũn g có cùng cảm giác, sau khi giở tờ báo sáng, và nhìn thấy hình ảnh của thằn g bé ăn xin. Nó nhỏ đến mức chỉ biết khóc. Ở truồng và khóc, Ướt và khóc. Bị đánh đau và khóc.”
(Nguyễn Ngọc Tư)
b. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì đó vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.
(Lê Minh Khuê)
Bài 2: Biến đổi các câu đơn sau thành câu mở rộng thành phần vị ngữ rồi rút ra kết luận về cách biến đổi
a. Cây Bàng này quả rất nhiều
b. Mẹ em chẳng lúc nào rời tay máy khâu
Bài 3: Câu nào là câu bị động trong những câu sau
a. Tớ mới mua quyển vở
b. Quyển vở mới được tớ mua
c. Quyển vở này được bạn tớ mua
Hướng dẫn giải bài tập
Bài 1: a. Câu rút gọn: Ở truồng và khóc, Ướt và khóc. Bị đánh đau và khóc.”
b. Câu đặc biệt: Mưa, gió
Bài 2: a. Cây Bàng này rất nhiều quả
b. Mẹ em tay chẳng lúc nào rời máy khâu
Bài 3: Câu bị động:
b. Quyển vở mới được tớ mua
c. Quyển vở này được bạn tớ mua