Từ khi ra đời cho tới nay tác phẩm Chí Phèo đã qua mấy tên gọi?
A Đặt vấn đề
- Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất giai đoạn 30 - 45 các tác phẩm của ông tái hiện chân thực và sâu sắc những số phận cá nhân, nạn nhân của xã hội rối ren mà chủ yếu là tầng lớp trí thức tiểu tư sản và nhân dân nghèo. Chí Phèo là một tác phẩm tiêu biểu của ông được coi là kiệt tác trong văn học hiện thực Việt Nam. Truyện ngắn Chí Phèo xoay quanh cuộc đời đầy bi kịch của một con người và truyện ngắn này cũng đã trải qua nhiều cái tên gọi khác nhau mỗi cái tên đều mang một ý nghĩa nhất định tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề ấy Để người đọc hiểu …
B Giải quyết vấn đề
- Từ khi ra đời cho đến nay truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao trải qua ba tên gọi khác nhau lúc đầu là Lò Gạch Cũ - Đôi lứa xứng đôi - Chí Phèo
- Lúc đầu Nam Cao đặt tác phẩm là Lò Gạch Cũ phải chăng hình ảnh này là hình ảnh xuất hiện mở đầu và kết thúc tác phẩm. Đó cũng chính là nơi người ta nhặt được Chí Phèo. Nơi đó mở đầu cho một số phận bất hạnh khởi đầu cho một kiếp người đầy bi kịch, hình ảnh này được xuất hiện ở cuối tác phẩm. Sự xuất hiện hình ảnh cái lò gạch cũ ở đầu và cuối tác phẩm đã tạo nên một kết cấu đầu cuối - tương ứng thể hiện dụng ý nghệ thuật của Nam Cao. Cũng có thể coi đây là sự xuất hiện có tính biểu tượng có tính quy luật của hình tượng Chí Phèo (hình tượng trọng tâm của tác phẩm). Những cái tên ấy còn thể hiện cái nhìn bi quan về số phận của người nhân dân tạo ra một điểm hạn chế chung của văn học hiện thực phê phán đó là chủ yếu đi sâu phản ánh về hiện thực đời sống nhưng họ chưa nhìn nhận được về tương lai tươi sáng của con người mà điều này chỉ văn học cách mạng mới thể hiện rõ nét
- Cái tên thứ 2 “đôi lứa xứng đôi” : khi văn bản thành sách lần đầu 1941 nhà xuất bản “đời mới” đổi tên thành đôi lứa xứng đôi. Vì họ đã căn cứ vào mối tình giữa Chí Phèo và Thị Nở để đặt ra nhan đề này mà người coi mối tình của người - ngợm. Cái tên này có tác dụng câu khách gợi chuyện tình ái ở một số người: cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở Đúng là bước ngoặt lớn trong chủ đề Chí Phèo. Nhưng xét về dung lượng và kết cấu của tác phẩm thì cuộc gặp gỡ này được miêu tả từ nửa sau của tác phẩm còn nửa đầu nhà Văn tập trung miêu tả sự tha hóa lưu manh hóa của Chí Phèo. Từ những kết hợp trên vì vậy ta nhận ra tên gọi này chưa bao quát được trọn vẹn về ý nghĩa của tác phẩm lại còn như muốn biến mối tình ấy thành trò cười tạo ra một định hướng thưởng thức hời hợt, sai lạc của tác phẩm không đúng với ý nghĩa của Nam cao khi viết tác phẩm
- Chí Phèo đến khi in lại trong tập “Luống Cày” 1946 Nam Cao đặt nhan đề là Chí Phèo cách đặt tên này thống nhất cho cách đặt tên của Nam cao như: Lão Hạc, gì Hảo, Lang giận. Vì Nam Cao thường lấy tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm của mình Chí Phèo là linh hồn của tác phẩm, tác phẩm đã hội tụ được giá trị tư tưởng kết tinh những đặc sắc nghệ thuật và thể hiện được những bứt phá trong sáng tạo của Nam Cao. Chí Phèo - Nam Cao đã gửi gắm một bức thông điệp về số phận bi kịch bất hạnh của nhân dân và cũng thể hiện niềm tin sâu sắc vào con người: “ dù sống trong môi trường hoàn cảnh nào nhưng con người luôn khát khao vươn tới cuộc sống lương thiện”
=> Đây là nhan đề thể hiện được chủ đề của tác phẩm mang tầm khái quát lớn nên nhan đề này có giá trị hơn tình cảm.
C. Kết thúc vấn đề
- Từ khi ra đời cho tới nay tác phẩm Chí Phèo đã có nhiều tên gọi xong nhan đề Chí Phèo gắn liền với Nam Cao nhất và đây là nhan đề có ý nghĩa nhất