Đồng chí

Đồng chí

Bởi Học văn cô Hà Huyền 29/03/2024

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Quê hương anh nước mặn đồng chu a

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầuu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí

                           (Đồng chí - Chính Hữu)

Câu hỏi:

a Nêu nội dung chính và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

b Tìm câu thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Giải thích câu thành ngữ đó?

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Chỉ ra cấu trúc sóng đôi được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của cấu trúc câu đó tới việc thể hiện nội dung của đoạn?

Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu ấy trong văn cảnh

Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về tình đồng chí của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong đoạn thơ.

Hướng dẫn trả lời

Nội dung chính của đoạn là lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của người lính khi tham gia cách mạng. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc cuối năm 1947, đánh bại cuộc tiến công qu y mô lớn của quân Pháp lên khu căn cứ địa Việt Bắc – đầu não kháng chiến.

Thành ngữ “nước mặn, đồng chua” nói về vùng quê gần biển, nghèo nàn nước mặn, nơi mà gần như chẳng có hoa màu nào phát triển được.

“Đất cày lên sỏi đá” nói về vùng đất trung du khó khăn, khô cằn khó canh tác

Cả hai thành ngữ nhằm chỉ ra sự tương đồng về xuất thân khó khăn, cùng cảnh ngộ là cơ sở hình thành tình đồng chí

c Biện pháp điệp từ và hoán dụ ở hai từ “súng, đầu”

Tác dụng tạo nên sự đối xứng trong câu thơ, gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu) hình ảnh đầu thể hiện sự đoàn kết, chung sức cùng nhau chiến đấu.

Cấu trúc song đôi (đối cặp)

- Anh với tôi và Nước mặn đồng chua- đất cày lên sỏi đá

Tác dụng: Nhấn mạnh cùng cảnh ngộ và có xuất thân nghèo khó, cấu trúc đã nói lên cơ sở hình thành tình đống chí thân thiết, gắn kết.

e Câu thơ cuối có cấu tạo câu đặc biệt: “Đồng chí!”

Tác dụng:

Về nghệ thuật là bản lề kép, nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ đoạn sau, cùng với dấu chấm cảm đã tạo nên sự trìu mến, yêu thương, thân thiết.

Về nội dung: Đó là một lời khẳng định, một định nghĩa về đồng chí, thể hiện cảm xúc bị dồn nén được nói ra như cao trào của cảm xúc, trở thành tiếng gọi thiết tha của tình đồng chí, đồng đội. Chính câu đó cũng nhấn mạnh sự thiêng liêng, sâu láng của tình đồng chí.

f Học sinh cần đạt đúng về hình thức đoạn văn và nội dung cùng câu chủ đề là diễn dịch

- Mở đoạn: Giới thiệu bằng một câu chủ đề về tình đồng chí của những người lính trong kháng chiến chống Pháp

- Thân đoạn: Bám sát nội dung và nghệ thuật trong văn bản đề làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ

+ Các anh cùng chung xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khó

+ Họ chung nhiệm vụ, chung lý tưởng chiến đấu

+ Cùng chia sẻ, đoàn kết trong cuộc sống đầy gian nan của người lính cách mạng

- Kết bài; Khẳng định hoặc khái quát vấn đề

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22