c Giọng nói của Chí Phèo
- Giọng của thằng khùng một thằng say “tức thật, ờ thế này thì tức thật tức chết đi được mất”...” sự xuất hiện lời của đối tượng được kể đã làm cho câu chuyện biến hóa mà chân thực giúp cho người kể hóa thân xâm nhập sâu vào thế giới của nhân vật. Nhưng những lời trần thuật nửa trực tiếp này cũng hàm chứa sự thông cảm của nhà văn với một kẻ bị cự tuyệt, chối bỏ cô đơn đến cùng cực. Tiếng chửi của Chí Phèo thể hiện sự vật vã để tìm ra căn nguyên nỗi khổ của mình
d Tác dụng
- Bằng cách sử dụng lời bán trực tiếp Nam Cao đã làm nổi bật tâm lí nhân vật một cách chân thực và sinh động nhất. Đọc văn Nam Cao người đọc nhận thấy con người như đang đi lại suy nghĩ chứ không phải nhà văn đang kể tả về họ
- Việc đưa vào những lời trần thuật khác nhau nhằm làm mở rộng nội dung tạo nên tính đa nghĩa cho ngôn ngữ kể chuyện. Đoạn văn trước hết đã miêu tả tài tình một trạng thái tâm lý đầy mâu thuẫn đó là trạng thái nửa tỉnh nửa say và phải là thằng say thằng kùng hoặc là một kẻ mất trí thì mới chửi bới lung tung như vậy. Nhưng khi say Chí Phèo vẫn biết tức, hắn vẫn nhận ra cái thân hắn khổ hình như không phải vì say mà Chí Phèo chửi vì muốn chửi nên Chí Phèo đã say. Vì vậy Người đọc thấy trong tâm hồn u mê ấy luôn âm ỉ một nỗi phẫn uất
- Đặc biệt đoạn văn này giúp ta hiểu được một thói quen không giống ai Chí Phèo và một tình thế rất riêng mà Chí Phèo đã rơi vào: trong con người Chí Phèo là một nỗi cô đơn khổng lồ
- Đoạn văn mở đầu này không chỉ giới thiệu về nhân vật mà còn thể hiện khá rõ về nhân vật khiến ta dự đoán được thiên chuyện sẽ đi theo hướng nào. Thiên chuyện ấy sẽ đi theo hướng đặt ra và giải đáp các câu hỏi hắn là ai? Vì sao Hắn chửi? tức là sẽ cho ta hắn là ai. Vì sao Hắn chửi, lai lịch của Chí Phèo, quá trình lưu manh hóa. Tiếng chửi ở phần mở đầu đã dẫn đến tiếng thét đòi quyền sống của Chí ở cuối tác phẩm
- Ngôn ngữ của đoạn văn mở đầu còn hé mở nguyên tắc tự sự đầy sự cách tân của nhà văn Nam Cao các nhà văn hiện thực dồn sức để giải đáp cho các câu? Diện mạo thực trạng của con người, xã hội trong hiện tại như thế nào? Đó là chủ nghĩa hiện thực hơi bầy còn trong tác phẩm của Nam Cao lại là lời giải đáp cho câu hỏi vì sao con người và đời sống lại ra nông nỗi ấy như thế chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa phân tích, giải thích lý giải vậy Nam Cao đã vượt qua lối văn kể tả thông thường để đi sâu vào lối văn phân tích. Chính vì vậy không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao để cho Chí Phèo chửi đời. Đoạn văn mở đầu này đã chuẩn bị cho tác phẩm rẽ sang mạch khác đó là cách phân tích, giải thích kẻ nào sẽ phải chịu trách nhiệm trước bi kịch của Chí Phèo.
2 Hình thức của câu văn và từ ngữ
- Câu văn: người đọc ấn tượng một loạt câu văn ngắn, rất ngắn trong đoạn mở đầu. Bắt đầu Hắn chửi trời Hắn chửi đời, những câu văn ấy tạo nên nhịp điệu kể chuyện nhanh dồn dập tạo kịch tính cho chuyện. Ngoài ra còn những câu văn ngắn đặc biệt “có hề gì, tức thật, thế này thì tức thật… có trời mà biết” Người đọc tưởng chừng như đoạn văn bị cắt ngắn sé vụn để mình được chứng kiến tận mắt sự vật vã của Chí Phèo trong cơn đau bị cự tuyệt quyền làm người
- Tác giả đã sử dụng một loạt từ ngữ cảm thán được sử dụng với mật độ dày đặc trong đoạn văn này “Tức thật…ờ… Tức thật, tức chết đi được mất! a ha!...” tác dụng một mặt làm sinh động cho đoạn văn mặt khác nó bộc lộ được sắc thái tính chất của nhân vật người kể chuyện
- Tác giả sử dụng rất nhiều hình thức của câu phủ định: “trời có của riêng nhà ai, không, chưa chẳng…” có thể trực tiếp phủ định, dùng hình thức hỏi để phủ định tất cả nhằm một mục đích đó là phủ định Chí Phèo trên đời này. Đồng thời khẳng định cái hư vô, cái cô đơn của Chí Phèo dù có cố gắng đến mấy thì thì cuộc đời Chí vẫn là một con số 0 tròn trĩnh. Chí Phèo chỉ có một thứ duy nhất đó là một khối cô đơn uất ức dồn tụ
- Cách xưng hô của tác giả: hắn, thằng. Nếu chỉ xét ở bề ngoài thì cách xưng hô ấy thể hiện sự tàn nhẫn khinh bỉ nhưng sâu bên trong là tình cảm sâu nặng của nhà văn đó chính là sự thông cảm đau xót khi thấy Chí Phèo say, chửi để được giao tiếp nhưng cuối cùng chỉ nhận về mình sự im lặng đến đáng sợ
III Đánh giá
- Sử dụng nhiều thứ ngôn ngữ là sáng tạo của Nam Cao sáng tạo ấy đã biến đoạn văn thành tiếng nức nở thoát ra từ tâm hồn đau khổ của Chí Phèo. Đúng như trong đời thừa Nam Cao đã khẳng định: “một tác phẩm có giá trị phải thoát ra… lầm than”. Ngôn ngữ ấy đã diễn tả tinh tế thế giới nội tâm của con người đó là uất ức, cô đơn khao khát được giao cảm với đồng loại và đó cũng chính là bi kịch của Chí Phèo nói riêng, bi kịch của những người nhân dân Nói chung trước cách mạng tháng 8
C Kết thúc vấn đề
- Những dòng ngôn ngữ ở đoạn văn đầu tiên cũng như toàn bộ tác phẩm đã chảy ra từ trong tim, tình cảm và yêu thương con người của Nam Cao. Qua những đặc sắc về ngôn ngữ trong tác phẩm đặc biệt ở đoạn văn mở đầu này đã giúp chúng ta càng khẳng định rõ ràng hơn Nam Cao xứng đáng là một nhà văn lớn với tư tưởng nhân văn sâu sắc đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc