Trình bày những nét cơ bản về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân.
I Đặt vấn đề
- Nguyễn Tuân đã để lại một sự nghiệp văn học có giá trị sâu sắc và chiếm một vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc. Sự nghiệp văn học đó xuất phát từ một quan điểm nghệ thuật tiến bộ. Được hoàn thiện qua hai trận sáng tác trước sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
II Giải quyết vấn đề
1 Giai đoạn trước cách mạng T8 năm 1945
- Các tác phẩm tiêu biểu: một chuyến đi (1938), vang bóng một thời (1939), thiếu quê hương (1940), chiếc lư đồng mắt cua (1941)
- Điểm đặc sắc nghệ thuật và nội dung: tập trung vào 3 đề tài: chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời, đời sống trụy lạc.
- Chủ nghĩa xê dịch: đây là tư tưởng vay mượn của phương tây với chủ trương đi không mục đích để tìm cảm giác mới lạ trong tư tưởng. Thoát li trách nhiệm với gia đình và xã hội
Với nghệ thuật:
- Ông tìm đến tư tưởng này bộc lộ thái độ bất mãn với xã hội.
- Ông muốn thay đổi thực đơn cho giác quan.
- Thỏa mãn cá tính của người nghệ sĩ có dịp đến với thiên nhiên với miền đất nước.
=> Tác dụng: chính vì vậy Nguyễn Tuân có những những trang trang viết thành công ca ngợi cảnh sắc của nhiều vùng quê trên khắp mọi miền tổ quốc.
- Vẻ đẹp vang bóng một thời: không tin tưởng vào hiện tại và tương lai. Nguyễn Tuân đã tìm đến vẻ đẹp trong quá khứ “vang bóng một thời”. Đó là ông tìm về vẻ đẹp của nền văn học truyền thống với những phong tục tập quán để được thể hiện qua các nhân vật TT - lớp nhà nho tài hoa tuy đã lỗi thời thất thế nhưng không chịu sống theo lối sống xã hội thực dân nửa phong kiến mà vẫn giữ trọn khí tiết thanh cao của những nhà nho chân chính.
- Đời sống truy lạc: Nguyễn Tuân đã thể hiện sự bế tắc muốn thoát ly để cho nhân vật của mình chìm đắm trong đàn hát, rượu, thuốc phiện. Tuy nhiên trong đó đôi khi vẫn toát lên niềm khao khát một thế giới thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh của nghệ thuật -> sáng tác không nhiều
=> Trước cách mạng tháng 8 sáng tác của Nguyễn Tuân nổi bật với cái nhất tài hoa đối lập với trật tự xã hội đen tối mang đậm bản sắc dân tộc. Trước cách mạng tháng tám ông được đánh giá là cây bút tiêu biểu nhất của VHLM trong chặng cuối cùng.
2 Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tùy bút kháng chiến (1945), Đường vui (1949), Tình Chiến Dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972).
- Đặc sắc:
- Sau cách mạng Nguyễn Tuân có sự thay đổi sâu sắc về tư tưởng ông chuyển thành hướng về cuộc sống ảnh chiến đấu của dân tộc.
- Sự nghiệp: xây dựng cuộc sống mới, con người mới trên quê hương đất nước. Do vậy ông luôn luôn có ý thức đóng góp cho nền văn học dân tộc trên cương vị của một nhà văn ông phát huy cá tính và phẩm chất nghệ thuật độc đáo của mình. Chính vì vậy ông có khá nhiều tác phẩm xuất sắc ca ngợi nhân dân đất nước đặc biệt ông phát huy sở trường trong thể tùy bút. Vì vậy sau cách mạng tháng Tám Nguyễn Tuân được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
3 Kết thúc vấn đề
- Khẳng định vị trí văn học lịch sử của Nguyễn Tuân. Với những sáng tác của mình Nguyễn Tuân được đánh giá là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Nguyễn Tuân không chỉ là nhà văn có tài mà ông còn là nhà văn có nhân cách, có cái tâm trong sáng. Cuộc đời sáng tác của ông đã được để lại nhiều bài học quý giá nên có người nói “Nguyễn Tuân là một câu định nghĩa về người nghệ sĩ” quả không sai.