Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

Bởi Học văn cô Hà Huyền 24/03/2024

a.  Từ con quỷ dữ Chí Phèo khao khát trở lại làm con người lương thiện Chí đã thức tỉnh lương tâm nhưng cuối cùng lại chết thê thảm. Có thể nói trước khi gặp Thị Nở Chí Phèo chưa ý thức được mình là một con người cả ở phương diện khổ đau và hạnh phúc. Do vậy Chí Phèo không khao khát hạnh phúc, mà ngay cả niềm đau của mình anh cũng không cảm nhận thấy. Do vậy mà lúc đầu Chí Phèo đến với Thị Nở là do bản năng của một gã say rượu nhưng ngay sau đó bằng sự chăm sóc vụng về, nhưng những chân thành đầy tình người của Thị Nở đã giúp Chí thức tỉnh lương tâm. Người ta thường hay nhắc đến bát cháo hành của Thị Nở và gọi đó là bát cháo hành nhân đạo nó như một liều “Tiên Dược” không những có tác dụng giải cảm mà còn làm sống dậy tâm tính Chí Phèo. Mối tình của Thị Nở đối với Chí Phèo đã đưa Chí từ cõi quên trở về cõi nhớ làm sống dậy bản chất lương thiện trong Chí. Thị Nở đã đem lại ánh sáng nhận thức cho một đầu óc u mê trong những cơn say triền miên. Thị Nở đã thắp lên tình yêu tưởng chừng như băng giá không bao giờ biết yêu. Tác giả dùng cả đoạn văn giàu chất thơ để diễn tả tâm lí Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở: “vào một buổi sáng bình minh yên ả, Chí Phèo đã biết rung cảm… Chí Phèo cảm nhận cuộc đời này thật đẹp đáng yêu biết bao trong căn lều ẩm thấp không biết đến thời gian. Tâm hồn Chí đã rộng mở để lắng nghe cuộc sống bên ngoài để cảm nhận được âm thanh ánh sáng tất cả những điều đó đã mở ra trao trả cuộc đời cho Chí

  • Từ đó để Chí Phèo nhận thức được tình trạng bi đát của bản thân mình. Chí này sinh suy nghĩ muốn làm hòa với mọi người và mong muốn với mọi người nhận anh quay trở lại làm người. Từ nhận thức Chí đã có những biến đổi về tình cảm. Chí lại có những khao khát hạnh phúc đơn sơ, cao đẹp với những ước mơ trước đây anh từng mơ ước: “chồng cày thuê…” ước mơ có một mái nhà tranh nghèo với hạnh phúc đời thường nhưng phải lương thiện

=> Vậy Có thể khẳng định từ khi gặp Thị Nở Chí Phèo đã có những khao khát được trở lại làm cuộc đời lương thiện. Định kiến của bà cô Thị Nở đại diện cho định kiến của xã hội thông qua lời Thị Nở đã từ chối khát vọng chính đáng của Chí. Lời bà cô nói: “ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề rạch mặt và ăn vạ” đã phản ánh khá đầy đủ định kiến của xã hội đối với những con người như Chí Phèo. Những con người từng bị tha hóa từng gây tội ác. Bởi xã hội ấy chỉ nhìn thấy bộ mặt gớm ghiếc mà không nhận ra rằng linh hồn của Chí đã trở về. Trước sự xúc phạm của Thị Nở lúc đầu Chí Phèo chỉ cười sau đó ngẩn người hiểu rõ Chí đã tìm đến rượu nhưng khốn thay cho Chí Phèo uống rượu mà hơi rượu không sặc sụa, lại chỉ thoảng thấy hơi cháo hành khiến Chí phải ôm mặt khóc rưng rức. Với những dòng văn miêu tả tâm lý sâu sắc, nhà văn cho người đọc thấy rõ bi kịch của Chí Phèo đang dần đi đến đỉnh điểm. Chí Phèo hiểu ra rằng mình vĩnh viễn bị tước đoạt tư cách làm người. Tong cơn say phẫn uất Chí Phèo đã mang dao đến nhà bá kiến giết Bá Kiến và tự giết mình

=> Nam Cao thật sâu sắc khi để bước chân của Chí Phèo bước chân tới nhà Bá Kiến. Anh đã đến đúng nhà của kẻ đã tước đi quyền làm người của mình để đòi lương thiện. Linh hồn của Chí trở về đã giúp anh nhận ra kẻ thù, kẻ cướp đoạt quyền làm người của anh là Bá Kiến để anh đòi lương thiện. Chí Phèo chết vì khi lương tâm đã trở về anh không thể chấp nhận cuộc sống của loài quỷ dữ như trước đây nữa nhưng cánh cửa mở vào cuộc sống lương thiện vẫn khóa chặt phía trước. Vì vậy Chí Phèo đã phẫn uất và tuyệt vọng anh đã chết trong ngưỡng cửa trở về cuộc sống con người. Điều đó cho thấy bi kịch của Chí Phèo là đau khổ vô cùng

1 Tư tưởng nhân đạo mới mẻ sâu sắc

a Tư tưởng cảm thông sâu sắc của nhà văn

  • Vốn là người sâu sắc trầm lặng nên Nam Cao ít bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình. Giọng văn của ông cứ khách quan đến lạnh lùng đến mức có người tưởng như là phũ phàng. Thế nhưng ẩn sâu trong những từ ngữ lạnh lùng ấy là nỗi đau của một trái tim đang nhỏ máu khi phải chứng kiến bi kịch quá lớn của một con người: Bá Kiến của một kẻ lương thiện bị băm vằm cả nhân hình, nhân tính và khi linh hồn được hồi sinh lại bị cự tuyệt đến phũ phàng

Đồng thời với niềm cảm thương là lời tố cáo lên án xã hội vô nhân đạo lúc bấy giờ. Xã hội ấy đã tiêu diệt đến tận cùng quyền sống và lẽ sống của con người. Nhà văn đã đi vào vạch trần bản chất sự tàn nhẫn nham hiểm của giai cấp thống trị: Kẻ trực tiếp đẩy Chí Phèo vào bi kịch chính là Bá Kiến, Bá Kiến không giống những tên địa chủ cường hào khác ở tính chất trọc phú mà hắn có tiếng cười khanh khách giòn giã và hắn tự phụ hơn đời vì tiếng cười tào tháo ấy. Hắn không từ thủ đoạn nào để bóc lột vơ vét của nhân dân, hắn có thể cướp đất, nhà đẩy con người vào vòng lao lý tù tội nhưng Bá Kiến vẫn tự che đậy bộ mặt giả nhân giả đức

  • Tố cáo giai cấp thống trị đáng sợ hơn nữa là đám cường hào, ác bá chúng chia bè kéo cánh ngoài mặt thì tử tế nhưng trong bụng thì lại mong muốn cho nhau lại bại. Chúng lại luôn liên kết với nhau bóc lột nhân dân đẩy nhân dân vào con đường cùng quẫn rồi cuối cùng phải làm tay chân gây tội ác cho chúng. Nam Cao nhìn thấy xã hội bấy giờ, đã tạo ra môi trường thuận lợi cho những Bá Kiến xuất hiện

c Nam Cao đã phát hiện và khẳng định bản chất của con người ngay cả khi họ mang diện mạo của một loài quỷ dữ

  • Trong một xã hội tăm tối ở một tâm hồn đã bị nhuộm đen như Chí Phèo Nam Cao vẫn nhận ra ánh sáng của lương tâm và lương chi và khi ánh sáng ấy bùng lên thì không một sự tàn bạo nào có thể dập tắt được. Chí Phèo thà chịu chết chứ không chịu một lần nữa lại bán linh hồn của mình thành quỷ dữ. Đây là nét riêng của tư tưởng nhân đạo của Nam cao so với Ngô Tất Tố. Kết thúc tác phẩm Chí Phèo, Chí Phèo phải chết, chị Dậu Ngô Tất Tố kết thúc, chị Dậu chạy ra ngoài bóng tối

d Trong tác phẩm Nam Cao còn đặt ra một giải pháp xã hội mang tư tưởng nhân đạo phải ngăn chặn tình trạng xã hội làm tha hóa con người và đẩy con người vào chỗ phi nhân tính. Đặt ra vấn đề muốn cứu lấy con người nhân tính phải thủ tiêu xã hội vô nhân đạo và phải làm cho xã hội ấy nhân đạo

C Kết thúc vấn đề

  • Có thể nói trong Chí Phèo Nam Cao đã miêu tả một cách xúc động cái bi kịch bị cự tuyệt vì làm người của Chí Phèo. Qua tác phẩm cũng giúp người đọc chúng ta hiểu rõ hơn Nam Cao là một nhà văn có tư tưởng sâu sắc lớn lao một nhà văn biệt tài miêu tả tâm lí con người. Qua đây ta cũng có thể khẳng định nền văn học hiện đại Việt Nam cũng như nền văn học dân tộc nói chung nếu thiếu Nam Cao thì sẽ có một khoảng trống không gì lấp được

Đọc tiếp: Phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22