Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một n"> Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một n">
Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải phần 2

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 26/03/2024

Luận điểm 3: Xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vào mùa xuân, nhà thơ đã có cái nhìn sâu sắc tự hào về lịch sử bốn nghìn năm dân tộc:

"Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước"

Phân tích nghệ thuật, bình luận -> Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một n gười mẹ tần tảo, vất vả, gian lao đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi cả nước mắt của các thế hệ cha ông. Nhưng dù trở lực có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được ý chí và lòng dũng cảm dân tộc Việt Nam, cũng vì lẽ đó mà Huy Cận đã từng viết:

“Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sữn g

Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”.

Ngoài phép nhân hóa, Thanh Hải còn sử dụng phép tu từ so sánh chứa đựng nhiều ý nghĩa: “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước”. “Sao” nguồn sáng bất diệt của thiên hà, vẻ đẹp lung linh của bầu trời về đêm, hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước luôn hướng về một tương lai tươi sáng. Điệp ngữ “đất nước” được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc ý thơ: trải qua những gian truân, vất vả, đất nước vẫn tỏa sáng đi lên không thể ngăn cản  được.

Tiểu kết: Từ những vần thơ đặc sắc, ta cảm nhận được niềm tin của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh vất vả, gian lao chính là tiếng vang cho một thế hệ anh hùng của mùa xuân đất nước.

Luận điểm 4: Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ

- Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

            Phân tích nghệ thuật: Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta” - “hòa” - “ca”. Với Điệp từ “ta làm” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha của chính tác giả khi đang nằm trên giường bệnh.  Động từ “làm” - ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ, sự hoá thân để sống đẹp, sống có ích cho xã hội. Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải “một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới đi lên của đất nước.

            Suy nghĩ -> Còn gì đẹp hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời? Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đem sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ?

            Tiểu kết: Đọc đoạn thơ, ta xúc động và trân trọng trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiều người trong xã hội.

        Luận điểm 5: Nhà thơ Thanh Hải thể hiện cách dâng hiến cao đẹp

“Một mùa xuân nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

            Nghệ thuật -> Cách sử dụng ngôn từ của tác giả rất chính xác và tinh tế, “mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo cho thấy thái độ chân thành, khiêm nhường lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến và phục vụ cho đất nước. Điệp từ "dù là" được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi tác của tác giả. Hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi, khi tóc bạc” như một thông điệp ẩn chứa ý nghĩa hết sức sâu sắc: nhiệm vụ cống hiến, xây dựng đất nước là của mọi người, và là mãi mãi; nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi hai mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc theo tháng năm. Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà tiếp tục "đi lên phía trước”.

Đây cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

            Bình luận, đánh giá -> Những dòng thơ như lời tâm sự chân thành, tha thiết chứ không phải là sự bồng bột của tuổi trẻ hay sự gắng gượng của tuổi già mà là khát vọng, nguyện ước của nhà thơ. Ước nguyện vượt lên cả giới hạn cá nhân nhỏ bé để mang ý nghĩa rộng lớn, đó là lí tưởng sống cao đẹp của cả cộng đồng.

            Tiểu kết: Qua đây ta thấy, Thanh Hải chỉ “lặng lẽ” nhưng cháy bỏng một nỗi khát khao được hiến dâng những đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Đây không phải câu khẩu hiệu của một thanh niên với bứ vào đời lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cách mạng. Điều đó càng làm tăng giá trị tư tưởng sâu sắc cho nhiều thế hệ.

Luận điểm 6: Tiếng hát yêu thương, niềm tự hào về quê hương đất nước:

"Mùa xuân - ta xin hát

Khúc Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế"

            Kết thúc bài thơ là một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam bình mênh mang tha thiết, là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước.

            Bình luận: Có lẽ, trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, cận kề cái chết, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, đáng tự hào hơn. Qua câu hát Nam ai, Nam bình cho thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương xứ Huế thơ mộng của mình, có lẽ cũng từ đó mà ông có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà.

            Kết bài: Với thể thơ năm chữ cùng giọng thơ tha thiết, sâu lắng đã tạo nên chất nhạc xao xuyến về tinh yêu đời, yêu quê hương, đất nước. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa, điệp ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã khiến bài thơMùa xuân nho nhỏ” càng trở nên gần gũi, quen thuộc với bạn đọc. Dù thời gian đã trôi qua nhưng những vần thơ và triết lí sống của Thanh Hải vẫn trường tồn theo thời gian.

Đọc tiếp: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (phần 1)

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22